Quy định về phân cấp quản lý nhà nước về báo chí Sau khi thực hiện nghiên cứu, rà soát, Bộ TT&TT nhận thấy Luật Báo chí cần sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí theo hướng tăng cường phân cấp q
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
-
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
Giảng viên học phần: ThS Phạm Đức Thái
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Anh
MSSV: 22030592
Lớp: QH – 2023 – BC.BK
Mã lớp học phần: JOU2019 2
Hà Nội, 27 tháng 12 năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên của học phần – ThS Phạm Đức Thái Nhờ những bài giảng chi tiết của thầy, em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật và đạo đức nghề Báo, bên cạnh đó, còn có thể hoàn thành bài tập này một cách tốt nhất Sự chân thành và tận tình của thầy đã giúp em rất nhiều trên con đường học tập và đạt được ước mơ của bản thân
Thứ hai, em xin cam đoan bài tập dưới đây hoàn toàn là của bản thân em, do em
tự tìm hiểu và hoàn thiện, em xin hứa sẽ trích dẫn những dữ liệu em tham khảo đầy đủ và đúng mực
Cuối cùng, vì thời gian và kinh nghiệm có hạn, em không thể tránh khỏi những thiếu sót khi làm bài, em mong nhận được góp ý và nhận xét từ thầy, để em có thể rút kinh nghiệm và thực hiện những bài tập lần sau tốt hơn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy Kính chúc thầy nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công
Kí tên
Phương Anh
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT BÁO CHÍ 2016 5
MỞ ĐẦU 5
1 Quy định về cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, Hội nhà báo Việt Nam, cơ quan chủ quản báo chí 6
2 Quy định về đối tượng, điều kiện thành lập; mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ chế kinh tế - tài chính của cơ quan báo chí 8
3 Quy định về việc thoả thuận bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí 9
4 Quy định về nội dung thông tin báo chí 10
5 Quy định về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú 11
6 Quy định về hoạt động tác nghiệp báo chí 12
7 Quy định về tạp chí khoa học; báo in, tạp chí in; báo điện tử, tạp chí điện tử 13
KẾT LUẬN 14
PHẦN 2: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM 15
MỞ ĐẦU 15
1 Phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của mỗi nhà báo và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức 15
2 Tạo môi trường thuận lời cho đạo đức nghề nghiệp của nhà báo phát triển 18 3 Sửa đổi, bổ sung Luật báo chí và tăng tính hiệu lực của Quy định đạo đức nghề nghiệp 20
Trang 44 Tăng cường sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội đối với đội ngũ làm báo 21
5 Nâng cao ý thức, trách nhiệm người làm báo khi tham gia mạng xã hội
22
KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 24
Trang 5PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT BÁO CHÍ 2016
MỞ ĐẦU
Trong Báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí năm 2016
và kiến nghị sửa đổi, bổ sung[2] – Báo cáo số 57/BC-BTTTT, ngày 30/3/2022, của
Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg, ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng Pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, Bộ TT&TT, qua đó đã chỉ ra những thuật lợi, khó khắn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Báo chí (được Quốc hội thông qua ngày 05/4/2016, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2017) đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục
Luật Báo chí 2016 đã điều chỉnh kịp thời những vấn đề nảy sinh; phần nào khắc phục những hạn chế trong thực tiễn hoạt động BC Các điều chỉnh này từng bước nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay; đặc biệt, tạo ra điều kiện thuận lợi để nền báo chí Việt Nam phát triển
Các sửa đổi và điều chỉnh trong Luật Báo chí 2016 đã giúp khắc phục những vấn
đề cụ thể mà ngành báo chí đang phải đối mặt Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thông tin, đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong công tác báo chí Về cơ bản, Luật Báo chí 2016 quy định khá đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, tạo điều kiện cho hoạt động nghiệp vụ báo chí, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và hợp tác, hỗ trợ cơ quan báo chí, tác nghiệp của phóng viên
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai rộng rãi, nghiêm túc, có chiều sâu, bằng các hình thức đa dạng, thiết thực tới hầu hết các
bộ, ngành, địa phương, hiệp hội Các cơ quan BC đã tiếp thu, nâng cao nhận thức
và có sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chỉ đạo
Trang 6cơ quan BC hoạt động theo quy định; các cơ quan hành chính nhà nước đã thực thi chính sách và thực hiện nghiêm chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, một số quy định của Luật Báo chí đã bộc
lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn Bài làm dưới đây sẽ cố gắng chỉ ra những điểm đáng chú ý, cần thiết sử đổi và bổ sung Luật Báo chí 2016
1 Quy định về cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, Hội nhà báo Việt Nam, cơ quan chủ quản báo chí
1.1 Quy định về phân cấp quản lý nhà nước về báo chí
Sau khi thực hiện nghiên cứu, rà soát, Bộ TT&TT nhận thấy Luật Báo chí cần sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, giải quyết thủ tục hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước về BC tại địa phương
1.2 Quy định về quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương
Luật Báo chí quy định “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương” (Khoản
4 Điều 7, Luật Báo chí) Ở đây, cụm từ “báo chí tại địa phương” chưa được quy đinh rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong hoạt động quản lý của nhà nước theo 2 cách hiểu: Các cơ quan báo chí của địa phương (có
cơ quan chủ quản là cơ quan, tổ chức của địa phương) hay các cơ quan báo chí có
trụ sở đặt trên địa bàn (kể cả của Trung ương và các địa phương khác)
Vì vậy cần thiết sửa đổi, chỉnh sửa cụm từ “báo chí tại địa phương” thành “báo chí của địa phương” hoặc bổ sung chú thích giải thích rõ ràng cụm từ trên, tránh
gây hiểu lầm, hoang mang trong công tác quản lí và thực thi Luật pháp
1.3 Quy định về thu hồi giấy phép hoạt động báo chí
Trang 7Trong Luật Báo chí, Điều 18 và Điều 31 đã có quy định về việc cấp các loại giấy phép trong hoạt động báo chí Tuy nhiên, chưa có quy định trong việc thu hồi giấy phép trong trường hợp cơ quan BC không còn đảm bảo điều kiện hoạt động
Sau khi hoạt động một thời gian, một số cơ quan BC không thực hiện đúng chức trách, không đáp ứng đủ các điều kiện, không bảo đảm các cam kết đề ra ban đầu Các cơ quan BC này có những đóng góp rất hạn chế, nảy sinh nhiều vấn đề, dẫn đến một số vi phạm trong hoạt động BC, không những thế còn có một số cá biệt lợi dụng tư cách báo chí để sách nhiễu, thu lợi bất chính
Tại Điều 59, Luật về quy định hình thức thu hồi giấy phép trong xử lí vi phạm lĩnh vực báo chí, nhưng chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục dẫn đến vướng mắc trong việc áp dụng Bên cạnh đó, chưa thể hiện đúng bản chất của vấn đề là không đủ điều kiện hoạt động, không phải do vi phạm quy định tại Điều 9 Ngoài
ra, việc thu hồi giấy phép còn phải thực hiện theo các quy định có liên quan tại Luật Xử lí vi phạm hành chính
1.4 Quy định về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt
Nam và các cơ quan chủ quản báo chí
Đối với Hội Nhà báo Việt Nam, tại Điều 8 có quy định Hội Nhà báo Việt Nam
có trách nhiệm “ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo” Nhưng trong phạm vi Điều lệ Hội chỉ kết luật và xử lý
phạm vi đối tượng là hội viên nhưng chưa có quy định nhiệm vụ, quyền hạn thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan chức năng (cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản…) để kết luận và xử lý đối với người làm báo ở Việt Nam vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật dẫn đến hiệu quả xử lý vi phạm trong thực tế còn chưa tương xứng với vai trò, vị thế của Hội Nhà báo Việt Nam
Trang 8Đối với Cơ quan BC, tại Điều 15 quy định quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan
chủ quản BC Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cơ quan chỉ quản còn tồn đọng nhiều hạn chế, buông lỏng, qua loa trong việc thực hiện vai trò, quyền hạn Luật Báo chí chưa có quy định cụ thể về việc xử lý trách nhiệm của cơ quan chủ quản BC
Do vậy, một số cơ quan BC không có biện pháp chấn chỉnh, xử lí khi cơ quan
BC liên tiếp hoặc chậm trễ trong triển khai hoạt động Bên cạnh đó, chưa có quy định liên quan đến việc chấm dứt, giải thể pháp nhân của cơ quan BC sau khi đã
bị thu hồi giấy phép hoạt động, dẫn tới một số cơ quan BC dựa vào đó, vẫn tiếp tục hoạt đồng dù không có giấy phép
2 Quy định về đối tượng, điều kiện thành lập; mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ chế kinh tế - tài chính của cơ quan báo chí
2.1 Luật Báo chí còn chưa bao quát hết các mô hình, vấn đề của truyền
thông hiện đại
Những yếu tố công nghê, trí tuệ nhân tạo, cung cấp nội dung xuyên biên giới, sản xuất nội dung để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều loại hình báo chí, các nền tảng công nghệ và các phương thức truyền thông mới là xu thế phát triển của Báo chí hiện đại nhưng Luật Báo chí hiện hành còn chưa bao quát hết
Thế nhưng, xu thế này đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý, đặc biệt là xảy ra sai sót hoặc tranh chấp trên những nền tảng xuyên biên giới chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam
2.2 Quy định về đối tượng, điều kiện thành lập cơ quan báo chí
Khoản 2 Điều 14 đã quy định đối tượng thành lập cơ quan báo chí, trong đó có:
“tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp”; “tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ”
Trang 9Tuy nhiên, còn dễ dãi trong việc thành lập các viện nghiên cứu, chưa đảm bảo điều kiện nghiên cứu khoa học Thậm chí hiện nay, còn xuất hiện xu thế thành lập Hội, viện nghiên cứu chỉ để xin giấy phép hoạt động tạp chí Một số Hội, Viện nghiên cứu thực hiện áp đặt, can thiệp trái quy định pháp luật vào hoạt động của tạp chí Vì vậy, cần bổ sung thêm những điều kiện để việc cấp giấy phép chặt chẽ
và hoạt động BC bền vững, thực chất hơn
2.3 Loại hình hoạt động và kinh tế báo chí
Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, cùng với sự chi phối cạnh tranh của các nền tảng nước ngoài, kinh tế báo chí gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó,
sự tham gia điều tiết, hỗ trợ nguồn tài chính cho BC của nhà nước còn thấp, chưa đồng đều, thường xuyên Nhiều cơ quan chủ quản còn bỏ ngõ, sai sót, thậm chí
áp đặt trong việc thực hiện bố trí ngân sách đối với các cơ quan BC Một số cơ quan báo chí vướng phải tình trạng “báo hoá tạp chí”, “tư nhân hoá báo chí”, gây nhiều bất cập cho hoạt động BC
Do đó, Luật Báo chí cần bổ sung, quy định rõ ràng loại hình hoạt động và quy
mô, phương thức hoạt động của cơ quan báo chí cho phù hợp Ngoài ra, làm rõ chính sách hỗ trợ đối với các quan BC cho nhiệm vụ phục vụ chính trị, thông tin thiết yếu Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, cơ quan chủ quản trong việc bảo đảm, tạo điều kiện tài chính cho các cơ quan BC hoạt động Đặc biệt, nêu rõ cơ quan chủ quan không được áp đặt tài chính trái quy định với các cơ quan BC, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan BC
3 Quy định về việc thoả thuận bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí
Điều 23 chỉ quy định tiêu chuẩn người đứng đầu cơ quan BC, Điều 15 quy định
về trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan BC sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ TT&TT Nhưng tại
Trang 10Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21/8/2007 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí quy định tiêu chuẩn và thoả thuận đối với cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan BC Dẫn đến
sự khó khăn trong quá trình thực hiện do chưa thống nhất giữa Luật và các quy định khác
4 Quy định về nội dung thông tin báo chí
4.1 Luật Báo chí chưa có quy định để thúc đẩy chuyển đổi số báo chí
Nền BC Việt Nam đang theo đuổi xu hướng BC hiện đại, đa nền tảng, đa phương tiện, ứng dụng công nghệ số để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, được cá nhân hoá tới công chúng mọi lúc, mọi nơi, góp phần định hướng dư luận, củng cố
sự đồng thuận và niềm tin xã hội Vì thế, Luật Báo chí cần sửa đổi, bổ sung những hành lang pháp lý để xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nền tảng công nghệ số trong nước; phát triển, ứng dụng công nghệ vào các khâu sản xuất, biên tập thu thập, xử lí dữ liệu, kết nối với công chúng,… chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số
4.2 Quy định về tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí
Quy định cụ thể về tổn chỉ, mục đích được nêu trong nhiều điều khoản của Luật Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí có ý kiến rằng việc tuân thủ tổn chỉ, mục đích trong một số trường hợp làm nội dung bị cứng, khô khan, không thu hút người đọc; nhiều cơ quan BC phải đối mặt với khó khăn về nguồn thu nuôi sống toà soạn Như vậy, Luật Báo chí nên sửa đổi, bổ sung: Quy định hành vi “thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích” vào các hành vi bị nghiêm cấm; quy định tỉ lệ tin bài về cái vấn đề chính trị, thiết yếu hoặc thực hiện theo yêu cầu, chỉ đạo tuyên truyền ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích cơ quan báo chí được phép đăng tải
4.3 Phân định nội dung thông tin báo chí với nội dung thông tin phục vụ
thương mại, giải trí
Trang 11Luật Báo chí cần sửa đổi, bổ sung theo hướng phân định rõ giữa báo chí phục vụ chính trị, thông tin chính luận, tuyên truyền thiết yếu và các nội dung chỉ phục vụ mục đích giải trí, thương mại để có biện pháp quản lý phù hợp, bảo đẩm thúc đẩy
sự đóng góp của các nguồn lực xã hội vào hoạt động sản xuất nội dung trong nước
4.4 Quy định về liên kết trong hoạt động báo chí
Điều 37 về liên kết trong hoạt động BC, quy định trách nhiệm của cơ quan BC trong việc liên kết còn chung chung; chưa quy định cụ thể, rõ ràng về hình thức; điều kiện, năng lực của đối tác liên kết, quy trình, thủ tục liên kết Do đó Luật Báo chí cần sửa đổi, bổ sung những quy định, điều kiện, cam kết chặt chẽ, rõ ràng hơn, tránh để một số thành phần cá biệt lợi dụng, gây nhầm lẫn cho xã hội
5 Quy định về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú
Quy định đây hoạt động của văn phòng đại diện phóng viên thường trú tại địa phương phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước Tuy nhiên, Luật hiện hành quy định cơ quan báo chí lập văn phòng đại diện chỉ cần thông báo cho
cơ quan quản lý nhà nước về BC ở địa phương Bên cạnh đó, một số cơ quan không thực hiện đủ những yêu cầu trong hồ sơ văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, có cơ quan còn thông báo thành lập “điểm nhận tin”, hoạt động như văn phòng đại diện, gây lúng túng cho địa phương trong công tác quản lý Cũng
có tình trạng cơ quan báo chí cử phóng viên hoạt động độc lập nhưng không thông báo với cơ quan quản lí địa phương, hiện tại chưa có chế tài xử lí
Tại Điều 22, Luật chỉ quy định về nhà báo và phóng viên thường trú, chưa quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên, trong khi thực tế đội ngũ này ở văn phòng đại diện địa phương khá nhiều
Về số lượng, cũng có những đơn vị mở quá nhiều văn phòng đại diện, phóng viên thường trú không cần thiết Về nhân sự, nhiều văn phòng đại diện chỉ có trưởng
Trang 12văn phòng là có thẻ nhà báo, hoặc một số lại thường xuyên vắng mặt ở văn phòng
để quán xuyến hoạt động của văn phòng
Tình trạng văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động gây bức xúc tại nhiều địa phương, do một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý; khoán doanh thu cho văn phòng đại diện; viết bài chủ yếu tập trung khai thác vấn đề tiêu cực, mặt trái, vướng mắc của địa phương
Do đó, Luật Báo chí cần sửa đổi, quy định rõ và đầy đủ những yêu cầu, điều kiện, nhiệm vụ, trách nhiệm, quy mô của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động tại địa phương
6 Quy định về hoạt động tác nghiệp báo chí
6.1 Quy định về phóng viên
Luật Báo chí đề cập đến chức năng phóng viên, tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của phóng viên (khi đội ngũ này chưa đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo)
Ngoài ra, khi tác nghiệp, do chưa có quy định đối với phóng viên chưa được cấp thẻ nhà báo cần giấy tờ như nào, dẫn đến các cơ quan, tổ chức yêu cầu khác nhau, gây khó khăn cho phóng viên tác nghiệp
Vì thế, Luật Báo chí cần bổ sung trong quy định về quyền, nghĩa vụ và yêu cầu, tiêu chuẩn của phóng viên Điều kiện hoạt động tác nghiệp của phóng viến khi chưa được cấp thẻ nhà báo là phải có giấy giới thiệu do cơ quan báo chí cấp; ban hành mẫu, yêu cầu đối với giấy giới thiệu để thống nhất, áp dụng thực hiện Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phối hợp, làm việc, cung cấp thông tin cho phóng viên
6.2 Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn nhà báo