1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd

67 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Doanh Nghiệp 1 Công Việc Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Và Nội Thất Nhà Đẹp SD
Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh Anh, Thái Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Trần Thị Thúy Hằng, Lê Thị Thủy Tiên
Người hướng dẫn ThS. Đoàn Thị Thùy Anh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 8,54 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tìm hiểu doanh nghiệp (12)
    • 1.1.1. Quá trình hình thành của doanh nghiệp (12)
    • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD (13)
  • 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp (13)
    • 1.2.1 Cơ cấu, mô hình tổ chức doanh nghiệp (13)
    • 1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban doanh nghiệp (14)
  • 1.3. Bộ máy kế toán (16)
    • 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán (16)
    • 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán (16)
  • 1.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán (18)
    • 1.4.1. Chế độ kế toán (18)
    • 1.4.2. Kỳ kế toán (19)
    • 1.4.3. Đơn vị tiền tệ (0)
    • 1.4.4. Chính sách kế toán (19)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ N ỘI THẤT NHÀ ĐẸP SD (21)
    • 2.1. Kế toán tiền mặt (21)
      • 2.1.1. Quy trình kế toán tiền mặt (21)
      • 2.1.3. Ví dụ về nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp (23)
    • 2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng (24)
      • 2.2.1. Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng (24)
      • 2.2.2. Phương pháp kế toán (29)
      • 2.2.3. Ví dụ về nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp (29)
    • 2.3. Kế toán nguyên vật liệu (31)
      • 2.3.1. Quy trình kế toán nguyên vật liệu (31)
      • 2.3.2. Phương pháp kế toán (34)
      • 2.3.3. Ví dụ về nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp (35)
    • 2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (36)
      • 2.4.1. Quy trình kế toán tiền lương (37)
      • 2.4.2. Phương pháp kế toán (41)
        • 2.4.2.1. Chứng từ (41)
      • 2.4.3. Ví dụ về nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp (42)
    • 2.5. Kế toán Tài sản cố định (44)
      • 2.5.1 Quy trình tài sản cố định (44)
      • 2.5.2 Phương pháp kế toán (45)
      • 2.5.3. Ví dụ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp (46)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ - (48)
    • 3.1 Kế toán tiền mặt (48)
      • 3.2.1 Ưu điểm (48)
      • 3.2.2 Nhược điểm (48)
      • 3.2.3 Giải pháp (48)
    • 3.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng (48)
      • 3.2.1. Ưu điểm (48)
      • 3.2.2. Nhược điểm (49)
      • 3.3.3. Kiến nghị (49)
    • 3.3. Kế toán nguyên vật liệu (49)
      • 3.3.1. Ưu điểm (49)
      • 3.3.2. Nhược điểm (50)
    • 3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (50)
      • 3.4.1. Ưu điểm (50)
      • 3.4.2. Nhược điểm (50)
      • 3.4.3. Kiến nghị (51)
    • 3.5. Kế toán tài sản cố định (51)
      • 3.5.1. Ưu điểm (51)
      • 3.5.2. Hạn chế (51)
      • 3.5.3. Kiến nghị (51)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)
    • 1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số : 200/2014/TT- BTC. Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp (0)
    • 2. GS-TS. Đặng Thị Loan (2013), Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân (53)
    • 3. TS. Võ Văn Nhị (2010), Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán. Nhà xuất bản Tài chính (53)

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN- ****** BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP 1 CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT NHÀ ĐẸP SD Giảng viên hướng dẫn: ThS... LỜI MỞ ĐẦU

Tìm hiểu doanh nghiệp

Quá trình hình thành của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng Bao gồm: tư vấn thiết kế nội thất, tư vấn thiết kế ngoại thất, thiết lập hồ sơ kĩ thuật thi công nhà ở chuyên dụng, công trình công cộng như nhà trường, bệnh viện, chung cư,

Công ty được thành lập vào ngày 21/03/2012 Tên công ty: Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD Mã số thuế: 2901504542 Địa chỉ: Tòa nhà Mai Linh, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Người đại diện pháp luật công ty: Lê Văn Dương Số điện thoại: 0972579789

Ngày hoạt động: 21/03/2012 Quản lý bởi: Chi cục Thuế Thành phố Vinh Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài NN Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là: 10.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ:Mười tỷ đồng chẳn)

Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD

Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD được thành lập vào ngày 21/03/2012

Công ty ra đời trong bối cảnh đang gặp nhiều khó khăn nhất về thị trường, nhất là thời điểm 2011, là giai đoạn ngành xây dựng bị đóng băng, cứ mười công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng thì có khoảng tám đến chín công ty bị phá sản Nhưng công ty chịu khó, duy trì cho đến năm 2017 thì công ty được mọi người biết đến nhiều hơn qua nhiều bản vẽ đẹp, hiện đại đã làm hài lòng khách hàng

Cho đến bây giờ, công ty đã có chỗ đứng ở thành phố Vinh nói riêng, khu vực miền Trung nói chung Công ty đã cung cấp công việc cho đội ngũ 40 nhân viên bao gồm kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, nhân viên văn phòng.

Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Cơ cấu, mô hình tổ chức doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp của Công ty cổ phần Kiến trúc và Nội thất Nhà đẹp SD theo sơ đồ như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban doanh nghiệp

Chức năng: Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân, được quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận, bán hoặc cho thuê doanh nghiệp và chịu trách nghiệm về vốn đầu tư cùng các nghĩa vụ pháp lý khác theo quy định

Nhiệm vụ: Giám đốc có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Là người chỉ đạo, phân chia và điều khiển công việc, lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất Đồng thời là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách l người yêu cầu à giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành

Chức năng: Phòng Kinh doanh là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu cho Chủ doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Nhiệm vụ: Nghiên cứu và triển khai thực hiện việc tiếp cận thị trường mục tiêu và khách hàng Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán và lập báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ, để có căn cứ ký hợp đồng với khách hàng Cung cấp thông tin, tài liệu và đảm nhận việc biên phiên dịch các tài liệu cho Chủ doanh nghiệp Thực hiện các lệnh sản xuất, để đảm bảo lượng sản phẩm cần thiết và có biện pháp gia tăng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường Chịu trách nhiệm trước Chủ doanh nghiệp về tất cả các hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ đã được giao

❖ Phòng Hành Chính – Nhân sự:

Chức năng: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhân viên và các bộ phận khác trong doanh nghiệp Trách nhiệm chính của phòng ban là tối ưu hóa năng suất của nhân viên và giải quyết các vấn đề hành chính văn phòng, nhà quản lý hồ sơ giấy tờ, công tác lễ tân, Bất kể doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều quan tâm đến việc xây dựng bộ phận hành chính nhân sự

Nhiệm vụ: Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp

Tham mưu cho Chủ doanh nghiệp về việc sắp xếp, bố trí và phát triển nhân sự thông qua việc phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả công việc và năng lực nhân sự Chịu trách nhiệm lựa chọn và thuê đơn vị tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Chẳng hạn như: xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định của doanh nghiệp, hỗ trợ các phòng ban trong doanh nghiệp các vấn đề pháp lý đại diện cho , doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp

Chức năng: Đây là nơi làm việc của các kế toán viên, là nơi họ thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ mà doanh nghiệp quy định Vai trò của phòng kế toán là hạch toán các khoản thu chi của doanh nghiệp: vốn, doanh thu, chi phí, công nợ, các tài sản cố định (công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu) Góp ý với Chủ doanh nghiệp về việc chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và giám sát quá trình chấp hành các chế độ tài chính nội bộ của doanh nghiệp và Nhà nước Đảm bảo đúng kế hoạch và mang lại hiệu quả cao

Nhiệm vụ: Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, và báo cáo tình hình hiện có

Ghi chép tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn Ghi chép lại toàn bộ quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, Kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn Phổ biến chính sách, chế độ quản lý của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan theo chế độ kế toán hiện hành Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Chủ doanh nghiệp.

Bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán

Công việc kế toán của công ty được chia thành các phần hành riêng theo sự phân công của những người phụ trách kế toán và đứng đầu là Kế toán trưởng

Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Hình 1.2 Bộ máy kế toán tại công ty

Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán

Kế toán thuế Thủ quỷ

- Kế toán trưởng (anh Nguyễn Hoàng Anh): là người chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các nhân viên trong phòng, đảm nhận công tác kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm trước giám đốc, cơ quan quản lý thuế về những báo cáo thuế, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế và các thông tin kế toán khác

- Kế toán tổng hợp (chị Lê Tú Anh): là người chịu trách nhiệm chính về công tác hạch toán kế toán tại công ty bao gồm các phần hành kế toán như:

+ Kế toán hàng hóa: theo dõi tình hình nhập, xuất kho, kiểm tra chi tiết vể số lượng, chất lượng, phẩm chất, quy cách của hàng hóa Lập bảng kê nhập, xuất hàng hóa, bảng kê chi tiết hàng tồn kho, báo cáo hàng hóa

+ Kế toán công nợ (kiêm kế toán thanh toán): theo dõi tình hình mua bán, công nợ nội bộ, các khoản phải thu, phải trả của từng đối tượng, theo dõi và đôn đốc thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn, báo cáo kịp thời công nợ quá hạn cho cấp trên xử lý, lập các chứng từ thu chi trong công ty

+ Kế toán tài sản cố định: định kỳ kiểm kê và xác định lại giá trị của tài sản cố định

Thực hiện trích khấu hao định kỳ và lập biên bản bàn giao tài sản cố định nếu tài sản đó được bàn giao cho bất kỳ bộ phận nào trong công ty

- Kế toán thuế (chị Lê Thị Ánh): là người hịu trách nhiệm chính trong việc xác định cơ c sở tính thuế, lập và nộp báo cáo thuế: bao gồm lập và nộp báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính theo các kỳ kế toán được quy định của pháp luật Đồng thờ kế toán thuế còn phải thường xuyên cập i, nhật các thông tin, chính sách pháp luật về thuế để nắm được các cơ sở thực hiện sau đó đối chiếu số liệu báo cáo thuế Đưa ra các đánh giá khi có sự chênh lệch giữa báo cáo thuế của doanh nghiệp và số thuế phải quyết toán đối với cơ quan Nhà nước

- Kế toán tiền lương (chị Thái Thanh Ngọc): là người chịu trách nhiệm xử lý mọi vấn đề liên quan đến tiền lương cho người lao động Theo đó các nhiệm vụ cơ bản của một kế toán tiền lương bao gồm hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương dựa theo bảng chấm công Thực hiện công việc thanh toán thuế tiền lương, thông tin và giải thích cho nhân viên về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, các khoản trích BHXH, BHYT, theo quy định nhà nước Phụ trách theo dõi chấm công v trả lương cho nhân viên.à

- Thủ quỹ (chị Trương Thanh Thư): là người giữ tiền mặt của công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những mất mát xảy ra và phải bồi thường những mất mát này Đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ luôn luôn khớp với số dư trên tài khoả sổ quỹ Căn cứ vào chứng n từ thu - chi của phòng kế toán chuyển qua để thi hành Có nhiệm vụ kiểm tra nội dung trên phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu hoàn tiền tạm ứng , chính xác về thông tin Nếu phát sinh thu chi nhiều thì phải báo cáo quỹ hằng ngày Định kỳ kiểm kê quỹ phục vụ cho công tác kiểm kê theo quy định.

Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán

Chế độ kế toán

Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, - ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

Phương pháp kế toán Hàng Tồn Kho: Bình quân gia quyền

Phương pháp tính giá xuất kho: Công ty tính giá xuấ kho theo phương pháp bình quân gia t quyền cuối kỳ

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chăn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu tiền Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc ghi nhận giá vốn: Giá vốn hàng bán được ghi nhận khi trong kỳ kế toán có phát sinh doanh thu bán hàng Ghi nhận giá vốn hàng bán phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp, nhất quán

Kỳ kế toán

1.4.3 Đơn ị tiền tệ v Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là đồng Việt Nam, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phải là đồng Việt Nam đều được chuyển đổi thành đồng Việt Nam để ghi sổ.

Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm Misa với hệ thống sổ sách theo mẫu của hình thức kế toán Nhật ký chung Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Cuối tháng kế toán tiến hành thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp được thực hiện tự động theo thông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.

Hình 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD

Chính sách kế toán

Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm Misa với hệ thống sổ sách theo mẫu của hình thức kế toán Nhật ký chung Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Cuối tháng kế toán tiến hành thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp được thực hiện tự động theo thông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.

Hình 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD

THỰC TẾ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ N ỘI THẤT NHÀ ĐẸP SD

Kế toán tiền mặt

- Bước 1: Người nộp tiền làm thông báo nộp tiền chuyển cho Kế toán thanh toán;

- Bước 2: Kế toán thanh toán lập Phiếu thu (gồm 3 liên) chuyển cho Kế toán trưởng;

- Bước 3: Kế toán trưởng ký và duyệt Phiếu thu chuyển lại Kế toán thanh toán;

- Bước 4: Kế toán thanh toán nhận lại Phiếu thu và chuyển cho Người nộp tiền;

- Bước 5: Người nộp tiền ký Phiếu thu và nộp tiền, sau đó chuyển cho Thủ quỹ;

- Bước 6: Thủ quỹ nhận Phiếu thu đồng thời thu tiền và vào Sổ quỹ Sau đó, Thủ quỹ giữ liên 2 Phiếu thu, giao lại liên 3 cho Người nộp tiền và liên 1 cho Kế toán thanh toán;

- Bước 7: Kế toán thanh toán tiến hành lưu chứng từ và vào sổ tiền mặt (TK 111).

Hình 2.1 Quy trình kế toán thu tiền mặt tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp

SD Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD

- Bước 1: Người đề nghị chi tiền làm Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng,… chuyển cho Kế toán thanh toán;

- Bước 2: Kế toán thanh toán lập Phiếu chi (gồm 2 liên) nộp lên Kế toán trưởng;

- Bước 3: Kế toán trưởng nhận Phiếu chi sau đó ký duyệt và chuyển lên Giám đốc hoặc Người được ủy quyền duyệt Phiếu chi;

- Bước 4: Giám đốc ký duyệt Phiếu chi sau đó chuyển lại Kế toán thanh toán;

- Bước 5: Kế toán thanh toán tiếp nhận Phiếu chi đã được duyệt giao cho Thủ quỹ;

- Bước 6: Thủ quỹ tiến hành ký và xuất tiền cho Người đề nghị và lấy đầy đủ chữ ký bên nhận tiền;

- Bước 7: Thủ quỹ ghi sổ quỹ (giữ lại liên 2) và chuyển liên 1 Phiếu chi cho Kế toán thanh toán để vào sổ tiền mặt (TK 111)

Hình 2.2 Quy trình kế toán chi tiền mặt tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp

SD Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD

2.1.2 Phương pháp kế toán 2.1.2.1 Chứng từ - Phiếu thu - Phiếu chi - HĐGTGT 2.1.2.2 Tài khoản TK 111 có một tài khoản:

- TK 1111 (tiền mặt VNĐ) 2.1.2.3 Sổ sách kế toán

- Sổ cái Tổng hợp TK 1111 - Sổ chi tiết TK 1111 - Sổ nhật ký chung

2.1.3 Ví dụ về nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp: Nghiệp vụ 1: Ngày 08/12/2021, mượn tiền mặt từ Giám đốc Lê Văn Dương số tiền là 30.000.000 đồng

Có TK 3388: 30.000.000 - Chứng từ kế toán:

+ Phiếu thu số PT000025 ngày 08/12/2021 (Phụ lục 1.1, trang số) - S ổ sách kế toán:

+ Sổ cái TK 111 ( Phụ lục 2.1) + Sổ cái TK 3388 ( Phụ lục 2.2) Nghiệp vụ 2: Chi tiền mặt để thanh toán tiền xăng ngày 14/5/2021 cho công ty cổ phần Xăng dầu Nghệ An số tiền 1.363.636 đồng, thuế GTGT 10%

Có TK 111: 1.500.000 - Chứng từ kế toán:

+ Phiếu chi tiền mặt ngày 14/05/2021 (Phụ lục 1.2) + HĐGTGT số 0000071 ngày 14/05/2021 (Phụ lục 1.3) - S ổ kế toán:

+ Sổ cái TK 111 (Phụ lục 2.1) + Sổ cái TK 641 (Phụ lục 2.3) + Sổ cái TK 133 (Phụ lục 2.4)

Kế toán tiền gửi ngân hàng

2.2.1 Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng 2.2.1.1 Quy trình thu tiền

- Bước 1: Ngân hàng nhận tiền và phiếu nộp tiền theo đề nghị từ người nộp tiền kèm theo các chứng từ liên quan tới việc nộp tiền Ngân hàng lập Giấy báo Có và gửi thông báo tới Công ty

- Bước 2: Kế toán trưởng sẽ nhận Giấy báo Có, xác nhận số tiền và người nộp tiền về tài khoản của Công ty Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ liên quan (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty cũng như tuân thủ theo quy định về Hóa đơn chứng từ của pháp luật về Thuế), lập Ủy nhiệm thu và xét duyệt thu

- Bước 3: Giám đốc kí duyệt và chuyển cho Ngân hàng.

- Bước 4: Ngân hàng phải tiến hành kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo được tính hợp pháp, hợp lệ của ủy nhiệm thu theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng Ngân hàng Nhận lệnh chuyển tiền vào tài khoản của Công ty khi hợp lệ

- Bước 5: Kế toán trưởng sẽ theo dõi việc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của Công ty Số dư tài khoản tăng lên kèm theo các chứng từ liên quan và ghi nhận vào sổ tiền gửi ngân hàng Cuối cùng sẽ lưu chứng từ

Hình 2.3 Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD

2.2.1.2 Quy trình chi ti ền - Bước 1: Kế toán trưởng tiếp nhận chứng từ cần cho việc thanh toán, tiến hành lập Ủy nhiệm chi và xét duyệt chi

- Bước 2: Giám đốc thông qua Ủy nhiệm chi, chuyển tới Ngân hàng để chi tiền

- Bước 3: Ngân hàng nhận, kiểm tra tính hợp lệ của Ủy nhiệm chi và số dư tài khoản của Công ty đảm bảo còn đủ để tiến hành lệnh chi Ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền, lập Giấy báo Nợ và gửi về bộ phận kế toán của Công ty

- Bước 4: Kế toán trưởng sẽ tiếp nhận Giấy báo Nợ và các chứng từ liên quan để ghi sổ và lưu trữ

Hình 2.4 Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD (Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD)

2.2.2 Phương pháp kế toán 2.2.2.1 Chứng từ Chứng từ gốc:

- Ủy nhiệm chi - Hóa đơn GTGT Chứng từ ghi sổ:

- Giấy báo nợ - Giấy báo có 2.2.2.2 Tài khoản Tài khoản kế toán sử dụng : - TK cấp 1: 112-Tiền gửi ngân hàng - TK cấp 2: 1121-Tiền gửi ngân hàng Vietcombank 2.2.2.3 Sổ sách kế toán

- Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 112 - Sổ chi tiết TK 112

2.2.3 Ví dụ về nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp Nghiệp vụ 1: Ngày 27/07/2021 chi tiền mặt nộp vào tài khoản tiền gửi Ngân hàng Vietcombank 150.000.000 đồng, Công ty đã nhận được giấy báo có của Ngân hàng Vietcombank số 00005/BC, ngày 27/07/2021

Nợ TK 1121: 150.000.000 Có TK 111: 150.000.000 - Chứng từ kế toán:

+ Giấy báo có số 00005 ngày 27/07/2021 (Phụ lục 1.4) + Giấy nộp tiền ngày 27/07/2021 ( Phụ lục 1.5) - Sổ sách sử dụng:

+ Sổ NKC (Phụ lục 2.5) + Sổ cái TK 112 (Phụ lục 2.6) + Sổ cái TK 111 (Phụ lục 2.7) Nghiệp vụ 2: Ngày 14/10/2021 công ty chuyển khoản thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp công ty HSC số tiền là 27.886.300 đồng Kế toán ghi nhận:

Nợ TK 331: 27.887.300 Có TK 1121: 27.887.300 - Chứng từ kế toán:

+ Ủy nhiệm chi 00021 ngày 14/10/2021 (Phụ lục 1.6) - Sổ sách sử dụng:

+ Sổ NKC (Phụ lục 2.5) + Sổ cái TK 112 (Phụ lục 2.6) + Sổ cái TK 331 (Phụ lục 2.8)

Kế toán nguyên vật liệu

Hình 2.5 Sơ đồ kế toán nhập nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD

(Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD)

+ Khi cần nguyên vật liệu sử dụng tổ trưởng xưởng sản xuất yêu cầu nhập nguyên vật liệu vào kho để dùng cho xây dựng

+ Chuyển phiếu yêu cầu nhập kho cho kế toán kho

+ Kế toán kho kiểm tra phiếu, số lượng nguyên vật liệu cần thiết.

+ Chuyển cho kế toán trưởng xác nhận và lập đơn đặt hàng

+ Kế toán trưởng đưa ban giám đốc ký duyệt

+ Nguyên vật liệu về kế toán kho nhận đơn hàng, phiếu nhập kho, kiểm tra số lượng nguyên vật liệu

+ Chuyển phiếu nhập kho cho kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận

+ Kế toán trưởng chuyển phiếu nhập kho cho ban giám đốc ký duyệt

+ Sau đó, kế toán trưởng lưu trữ chứng từ Ghi sổ nhật ký chung, sổ cái

Hình 2.6 Sơ đồ kế toán xuất nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD (Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD)

+ Khi cần xuất nguyên vật liệu sử dụng tổ trưởng xưởng sản xuất yêu cầu xuất nguyên vật liệu để dùng xây dựng

+ Kế toán kho kiểm tra, lập phiếu xuất Chuyển cho kế toán trưởng xác nhận.

+ Kế toán trưởng đưa cho ban giám đốc ký duyệt

+ Kế toán kho nhận phiếu xuất kho, tiến hành xuất kho nguyên vật liệu theo yêu cầu

+ Quản lý xưởng tại xưởng sản xuất kiểm tra, ký xác nhận

+ Kế toán kho chuyển cho kế toán trưởng lưu trữ chứng từ, ghi sổ nhật ký chung, sổ cái

- Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:

Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD chuyên làm bên mảng thiết kế nội thất và ngoại thất do đó nguyên vật liệu phát sinh chủ yếu được mua là: gạch, gỗ, kim loại,

Giá nhập kho của nguyên vật liệu được tính theo giá bên giao Giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kì Nguyên vật liệu được đưa đến kho sau 1-7 ngày kể từ ngày gửi đơn đặt hàng Nguyên vật liệu chủ yếu dùng trong thiết kế nội thất và thiết kế ngoại thất tùy theo đơn đặt hàng và từng loại kích thước mà kiến trúc sư đã đặt

- Cách tính giá trị nhập – xuất nguyên vật liệu:

Giá nhập = Giá trị trên hóa đơn

+ Chi phí mua hàng - Các khoản giảm giá

+ Giá trị trên hóa đơn: Giá trị hàng hóa trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng

+ Chi phí mua hàng: Chi phí vận chuyển, bốc xếp, các chi phí liên quan khác,…

+ Các khoản giảm giá hàng bán: Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

2.3.2 Phương pháp kế toán 2.3.2.1.Chứng từ - Chứng từ gốc:

+ Đơn đặt hàng + Hóa đơn GTGT + Phiếu nhập kho nguyên vật liệu + Phiếu xuất kho nguyên vật liệu - Chứng từ ghi sổ:

+ Phiếu thu + Phiếu chi + Hóa đơn GTGT + Phiếu nhập kho nguyên vật liệu + Phiếu xuất kho nguyên vật liệu

- Tài khoản cấp 1: 152 - Nguyên liệu vật liệu

- Tài khoản cấp 2: 1521 Nguyên vật liệu chính- 2.3.2.3 Sổ sách kế toán

- Sổ chi tiết nguyên vật liệu 152

2.3.3 Ví dụ về nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp

Nghiệp vụ 1: Ngày 25/02/2021 Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD nhập kho nguyên vật liệu gạch men với số lượng 2000 thùng gạch theo phiếu nhập kho vào kho để thiết kế ngoại thất đơn giá 300.000 đồng/1 thùng gạch Thuế GTGT 10% theo HĐ chưa trả tiền người bán

Có TK 331: 660.000.000 - Chứng từ kế toán:

+ Phiếu nhập kho ngày 25/02/2021 (Phụ lục 1.7) + Hóa đơn GTGT ngày 25/02/2021 (Phụ lục 1.8) - Sổ sách sử dụng:

+ Sổ nhật kí chung (Phụ lục 2.9) + Sổ cái tài khoản 152 (Phụ lục 2.10)

+ Sổ chi tiết vật tư hàng hóa (Phụ lục 2.11)

Nghiệp vụ 2: Ngày 03/02/2021 Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD xuất kho nguyên vật liệu với số lượng 20 tấm gỗ 60*100 , đơn giá 500.000 đồng/1 tấm gỗ để kinh doanh theo đơn đặt hàng

Nợ TK 621: 10.000.000 Có TK 152: 10.000.000 - Chứng từ kế toán

+ Đơn đặt hàng 02/02/2021 (Phụ lục 1.9) + Phiếu xuất kho ngày 03/02/2021 (Phụ lục 1.10) - Sổ kế toán:

+ Sổ nhật kí chung (Phụ lục 2.9) + Sổ cái tài khoản 152 (Phụ lục 2.10) + Sổ chi tiết vật tư hàng hóa (Phụ lục 2.12)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Kế toán tiền lương: nhân viên phụ trách việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố như bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán… để lập bảng tính lương, thanh toán lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động

Nhiệm vụ của kế toán tiền lương:

- Thực hiện công việc ghi chép, tổng hợp và phản ánh kịp thời, đầy đủ các số liệu về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian kết quả lao động

- Thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương như chế độ bảo hiểm, kinh phí công đoàn, ; các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động đảm bảo tính đúng theo các chính sách chế độ lao động hiện hành

- Phân bổ kịp thời và chính xác chi phí lao động đã được phân chia đến từng đối tượng sử dụng lao động để tiến hành phát lương cho người lao động

- Thực hiện hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các nhân viên hạch toán kế toán tại các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban có liên quan về tình hình chấp hành các chính sách về chế độ tiền lương lao động, chế độ bảo hiểm, kinh phí công đoàn và các khoản phí có liên quan khác theo quy định.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng quỹ tiền lương Báo cáo kịp thời cho cấp trên để có hướng giải quyết khi gặp sự cố

- Theo dõi tình hình trả tạm ứng tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho - người lao động

- Tiến hành phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn nhằm phát hiện sai phạm, kiểm soát dòng tiền

- Đề xuất biện pháp tiết kiệm quỹ lương, tổng hợp các số liệu cung cấp cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác

- Lập các báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương theo định kỳ.

2.4.1 Quy trình kế toán tiền lương 2.4.1.1 Quy trình chấm công, thanh toán lương

Quy trình chấm công, thanh toán lương tại Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD bao gồm các bước sau đây:

- Bước 1: Bộ phận chấm công thực hiện việc chấm công hàng ngày cho nhân viên, cuối tháng chuyển cho kế toán tiền lương

- Bước 2: Kế toán tiền lương tập hợp bảng chấm công và các chứng từ liên quan.

- Bước 3: Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tiền lương tính toán lương và các khoản trích theo lương

- Bước 4: Kế toán lương lập bảng thanh toán lương thưởng và các trích theo lương và chuyển cho kế toán trưởng

- Bước 4: Kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt bảng lương và chuyển cho giám đốc.

- Bước 5: Giám đốc xem xét, duyệt và ký vào bảng lương sau đó chuyển lại cho kế toán trưởng

- Bước 6: Kế toán trưởng nhận bảng lương từ giám đốc và chuyển lại cho kế toán tiền lương

- Bước 7: Căn cứ vào bảng lương đã được ký duyệt, kế toán tiền lương nhận tiền mặt từ thủ quỹ rồi thực hiện trả lương cho nhân viên và nhân viên ký nhận tiền lương

- Bước 8: Kế toán tiền lương ghi sổ nhật ký chung, sổ quỹ, sổ cái TK 334, 338.

Hình 2.7 Quy trình kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp

(Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD) 2.4.1.2 Quy trình chấm lương, phương pháp tính lương

Quy định về tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp được thỏa thuận giữa công ty và người lao động trên hợp đồng lao động

Tiền thưởng được áp dụng theo chính sách thưởng từng kỳ của công ty, theo chương trình thi đua hàng quý

Các loại bảo hiểm, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được trích theo tỷ lệ nhà nước quy định trừ vào tiền lương hàng tháng của nhân viên

Hình thức trả lương được áp dụng chủ yếu trong công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD là hình thức trả lương theo thời gian, cụ thể là trả lương theo tháng (26 ngày công)

Lương tháng = (lương + phụ cấp (nếu có)) / 26 x số ngày công thực tế

Ví dụ về cách tính lương tại công ty như sau: Giám đốc công ty Lê Văn Dương đi làm với mức lương thỏa thuận là 12.000.000 trên 26 ngày công và giám đốc đi làm đầy đủ

- Trong tháng 10/2021 có 31 ngày nhưng có 5 ngày chủ nhật vậy nên số ngày công thực tế là 31 - 5 = 26 ngày Vậy lương tháng 10/2021 của giám đốc sẽ là:

12.000.000 / 26 x 26 = 12.000.000 - Trong tháng 02/2021 có 28 ngày nhưng có 4 ngày chủ nhật vậy nên số ngày công thực tế là 28 - 4 = 24 ngày Vậy lương tháng 10/2021 của giám đốc sẽ là:

2.4.2 Phương pháp kế toán 2.4.2.1 Chứng từ

Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD sử dụng bao gồm các chứng từ kế toán như:

- Bảng chấm công - Bảng tính tiền lương - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

- Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

2.4.2.2 Tài khoản Để theo dõi tình hình thanh toán tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng tài khoản 334 và tài khoản 338

- Tài khoản 334: “Phải trả cho người lao động”

- Tài khoản 338: “Phải trả phải nộp khác”

2.4.2.3 Sổ sách - Sổ nhật ký chung- Sổ cái TK 334- Sổ cái TK 338

2.4.3 Ví dụ về nghiệp vụ phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp 2.4.3.1 Các nghiệp vụ tính lương, trích theo lương

Nghiệp vụ 1: Ngày 30/10/2021, căn cứ vào bảng chấm công tháng 10/2021, kế toán tiến hành lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương tháng 10/2021.

Có TK 334: 95.000.000 + Các khoản trích theo lương:

Nợ TK 641: 9.870.000 (42.000.000 x 23,5%) Nợ TK 642: 12.455.000 (53.000.000 x 23,5%) Nợ TK 334: 9.975.000 (95.000.000 x 10,5%)

Có TK 338: 32.300.000 (95.000.000 x 34%) - Chứng từ sử dụng:

+ Bảng chấm công (Phụ lục 1.11) + Bảng tính tiền lương (Phụ lục 1.12) + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Phụ lục 1.13)- Sổ sách sử dụng:

+ Sổ nhật ký chung (Phụ lục 2.13) + Sổ cái TK 334 (Phụ lục 2.14) + Sổ cái TK 338 (Phụ lục 2.15) 2.4.3.2 Các nghiệp vụ thanh toán tiền lương

Nghiệp vụ 2: Ngày 03/11/2021, căn cứ phiếu chi số PC01625 (phụ lục số 4.4) và PKT46 (phụ lục số 4.5) về việc Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD chi tiền mặt trả tiền lương tháng 10/2021 cho nhân viên số tiền 85.025.000 đồng

Nợ TK 3341: 85.025.000 Có TK 1111: 85.025.000 - Chứng từ sử dụng:

+ Bảng tính tiền lương (phụ lục 1.12) + Phiếu chi PC01625 (phụ lục 1.14) + Phiếu kế toán PKT46 (phụ lục 1.15) - Sổ sách sử dụng:

+ Sổ nhật ký chung (Phụ lục 2.13) + Sổ cái TK 334 (Phụ lục 2.14) + Sổ cái TK 338 (Phụ lục 2.15)

Kế toán Tài sản cố định

Bước 2: Giám đốc đưa ra quyết định và liên hệ nhà cung cấp nhận báo giá

Bước 3: Kế toán trưởng lập hồ sơ mua chờ giám đốc phê duyệt

Bước 4: Nghiệm thu và bàn giao cho bộ phận sử dụng

Bước 5: Thanh toán với đơn vị cung cấp tiến hành ghi khấu hao

Hình 2.8 Quy trình mua tài sản cố định của Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp

(Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD)

2.5.1.2 Quy trình sử dụng tài sản cố định

Bước 1: Nhập thông tin tài sản mới và trích khấu hao

Bước 2: Tính khấu hao tài sản

Bước 3: Tạo các bút toán kế toán phát sinh trong quá trình quản lí tài sản và chuyển bút toán từ sổ quản lí tài sản cố định sang sổ cái tổng hợp

- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường th ng, khẳ ấu hao theo năm.

- Công thức tính khấu hao:

Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá/ Số năm sử d ng ụ Mức khấu hao hàng tháng = M c ứ khấu hao hàng năm/ 12 tháng 2.5.2 Phương pháp kế toán a) Chứng từ kế toán - Phiếu kế toán - Hóa đơn GTGT - Biên bản giao nhận TSCĐ.

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ b) Tài khoản kế toán sử dụng - Tài khoản cấp 1: 211 – Tài sản cố định - Tài khoản cấp 1: 214 – Khấu hao tài sản cố định - Tài khoản cấp 2: 2111 – Tài sản cố định hữu hình - Tài khoản cấp 2: 2141 – Khấu hao tài sản cố định hữu hình c) Sổ sách kế toán sử dụng

- Sổ Nhật Ký chung- Sổ Cái TK 211, 214

- Sổ Chi tiết TK 2111, 2141 2.5.3 Ví dụ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp 2.5.3.1 Các nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định:

- Căn cứ theo Phiếu kế toán số 001/07: Ngày 01/07/2021, Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD mua xe ô tô KIA SORENTO - 2.5G SIGNATURE AWD của Công ty Tân Uyên phục vụ cho việc đi lại của Giám đốc, số tiền 1.351.900.000 (bao gồm VAT 10%), chưa thanh toán cho người bán và thời gian sử dụng là 9 năm Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 211: 1.229.000.000 Nợ TK 1331: 122.900.000 Có TK 331 “TAN UYEN”: 1.351.900.000 - Chứng từ sử dụng:

+ Phiếu kế toán số 001/07 (phụ lục 1.16) - Sổ sách sử dụng:

+ Sổ Nhật ký chung (Phụ lục 2.16) + Sổ cái TK 211, 133, 331 (Phụ lục 2.17) 2.5.3.2 Các nghiệp vụ trích khấu hao tài sản cố định:

- Ngày 31/07/2021 kế toán thực hiện tính khấu hao cho xe ô tô KIA SORENTO - 2.5G SIGNATURE AWD 6 chỗ

Nợ TK 6424: 11.379.630 Có TK 2141: 11.379.630 - Chứng từ sử dụng:

+ Bảng phân bổ khấu hao (phụ lục 1.17)

+ Sổ Nhật ký chung (Phụ lục 2.16) + Sổ cái TK 214, 642 (Phụ lục 2.18) + Sổ Chi tiết TK 2141, 6424

NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ -

Kế toán tiền mặt

3.2.1 Ưu điểm - Kế toán tiền mặt của công ty ghi đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày

- Kế toán tập hợp đầy đủ các chứng từ, sổ sách có liên quan đến nghiệp vụ phát sinh

- Cách lưu trữ và sắp xếp chứng từ hợp lí

- Các chứng từ sử dụng đều đúng mẫu quy định của báo cáo tài chính

3.2.2 Nhược điểm - Khối lượng công việc khá lớn, số lượng kế toán có kinh nghiệm lại chỉ có một người Điều này dẫn đến một số ảnh hưởng như là dễ gian lận, sai sót, dễ diễn ra tình trạng biển thủ

3.2.3 Giải pháp - Từ những phân tích và trình bày ở trên nhóm chúng em xin đưa ra giải pháp để hoàn thiện cho phân hệ kế toán tiền mặt là trong quá trình thu và chi tiền, công ty cần thu thập đầy đủ chữ ký trên các phiếu thu, phiếu chi của người nhận tiền, để xác thực.

Kế toán tiền gửi ngân hàng

3.2.1 Ưu điểm - Áp dụng linh hoạt hệ thống tài khoản theo thông tư 200/2014 - BTC ngày

22/12/2014 - Áp dụng sổ sách đúng với qui định hiện hành

- Hạch toán các nghiệp vụ kế toán hợp lệ, chính xác

- Các chứng từ sổ sách đều được lập thông qua phần mềm kế toán, tiết kiệm thời gian ghi nhận và nâng cao tính chính xác trong việc đối chiếu, xử lý sai sót

3.2.2 Nhược điểm - Do kế toán đảm nhận nhiều công việc nên có thể xảy ra sai sót về việc lập danh sách công nợ của các nhà cung cấp và khách hàng

3.3.3 Kiến nghị - Để ghi nhận chính xác và đầy đủ công nợ của các nhà cung cấp và khách hàng thông qua việc đối chiếu với các chứng từ liên quan, kế toán nên gửi thư xác nhận để đối chứng nhằm tránh xảy ra sai sót và khắc phục lỗi sai kịp thời.

Kế toán nguyên vật liệu

3.3.1 Ưu điểm - Về quy trình công việc: Nhìn chung, quy trình nhập xuất nguyên vật liệu nhanh, gọn, lẹ đảm bảo tính kip thời, liên tục.Kiểm tra, theo dõi số lượng nguyên vật liệu định kì

- Về chứng từ: Công ty sử dụng đúng mẫu chứng từ ban đầu theo quy định phù hợp với nghiệp vụ bán hàng phát sinh, phản ánh đầy đủ nội dung và tính trung thực của thông tin

- Về tài khoản: Kế toán phản ánh các nghiệp vụ và sử dụng các tài khoản tương đối với chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT - BTC của Bộ Tài Chính

- Về sổ: Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại hàng hóa

- Về Hạch toán: Căn cứ để hạch toán Nguyên vật liệu là các Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho và các chứng từ thanh toán

Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kì nên việc nhập xuất nguyên vật liệu và tồn nguyên vật liệu được phản ảnh rõ ràng, đơn giản Chứng từ đầy đủ, có quy trình cụ thể Phân chia công việc rõ ràng không bị ảnh hưởng gián đoạn đến các quy trình khác

3.3.2 Nhược điểm - Là một công ty thương mại mua và bán với số lượng lớn nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có các chính sách ưu đãi với khách hàng như chiết khấu thanh toán, chiếu khấu thương mại

- Việc thiếu chữ ký của người giao hàng ở phiếu nhập kho làm ảnh hưởng đến vấn đề đối chiếu hóa đơn giữa hai bên về số lượng hoặc đơn giá hơn nữa thiếu chữ ký ở các chứng từ sẽ làm cho hóa đơn chưa hợp lệ Không ghi thông tin người nhận ở phiếu xuất kho gây khó khăn trong vấn đề xử lý nếu hư hỏng hay thiếu hàng hóa.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Quy trình kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD hết sức rõ ràng, tối ưu

Các chứng từ sử dụng đúng mẫu bộ tài chính ban hành, thông tin từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách

Kế toán sử dụng các tài khoản liên quan đến tiền lương sử dụng như tài khoản 334 và tài khoản 338 chính xác, đúng theo quy định của Theo Thông Tư 200/2014/TT_BTC do bộ tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam

Theo luật kế toán số 88/2015/QH13năm 2015 thì chứng từ (phiếu chi PC01625) phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ, nhưng công ty đã sai phạm chữ ký trong chứng từ

3.4.3 Kiến nghị Chứng từ nên có đầy đủ chữ ký của giám đốc và các bộ phận có liên quan để quản lý chặt chẽ tại doanh nghiệp.

Kế toán tài sản cố định

- Phương pháp tính khấu hao đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng

- Chứng từ sử dụng: Việc lưu trữ chứng từ liên quan đến nghiệp vụ mua TSCĐ, khấu hao TSCĐ được sắp xếp hợp lý Công ty ghi nhận nội dung chứng từ đầy đủ, chính xác theo Thông tư TT200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành

- Tài khoản kế toán sử dụng: Công ty căn cứ vào bảng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo Thông tư TT200/2014/TT-BTC

- Sổ sách kế toán: Công ty sử dụng sổ sách theo Thông tư TT200/2014/TT BTC của- Bộ tài chính ban hành phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh Sổ sách được ghi đầy đủ, rõ ràng và kịp thời, số liệu ghi vào sổ kế toán chính xác, đúng với chứng từ kế toán

- Vì doanh nghiệp ít có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến Tài sản cố định nên công tác bảo quản, kiểm tra tài sản cũng như kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các Tài sản cố định không có

- Cần tạo Tài khoản cấp 3 theo từng bộ phận của doanh nghiệp như vậy có thể kiểm soát Tài sản cố định dễ dàng hơn

- Tăng cường kế hoạch bảo quản, sữa chữa và nâng cấp kịp thời Tài sản cố định.

- Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nhằm sớm phát hiện hư hỏng và tiến hành sửa chữa kịp thời

- Cần xử lý nhanh những Tài sản cố định không cần dùng, Tài sản cố định đã hết thời gian hoặc hư hỏng Đồng thời có thể thu hồi một phần nào đó giá trị của chúng để đầu tư vào mua sắm mới Tài sản cố định.

Ngày đăng: 26/05/2024, 06:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.7  Quy trình kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần kiến trúc và nội  thất nhà đẹp SD - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 2.7 Quy trình kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD (Trang 8)
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp (Trang 13)
Hình 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính  Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty  Cổ phần kiến - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Nguồn: Nhóm thực tập tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát tại Công ty Cổ phần kiến (Trang 20)
Hình 2.1. Quy trình kế toán thu tiền mặt tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 2.1. Quy trình kế toán thu tiền mặt tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp (Trang 21)
Hình 2.3. Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 2.3. Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất (Trang 26)
Hình 2.4. Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất  nhà đẹp SD - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 2.4. Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD (Trang 28)
Hình 2.5 Sơ đồ kế toán nhập nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất  nhà đẹp SD - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 2.5 Sơ đồ kế toán nhập nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD (Trang 31)
Hình 2.6 Sơ đồ kế toán xuất nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà  đẹp SD - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 2.6 Sơ đồ kế toán xuất nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD (Trang 32)
Hình 2.8 Quy trình mua tài sản cố định của Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp  SD - tiểu luận báo cáo thực tập doanh nghiệp 1 công việc kế toán tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp sd
Hình 2.8 Quy trình mua tài sản cố định của Công ty Cổ phần kiến trúc và nội thất nhà đẹp SD (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w