1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận về lợi nhuận và vận dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk hiện nay

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Về Lợi Nhuận Và Vận Dụng Để Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hiện Nay
Tác giả Phùng Minh Châu
Người hướng dẫn Tô Đức Hạnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 574,26 KB

Nội dung

I.LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬNLợi nhuận là một hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, nó thể hiện các quan hệ lợi ích giữa những nhà tư bản với nhau, giữa nhà tư bản với địa chủ trong việc ph

Trang 1

BÀI TẬP LỚN Học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ VẬN DỤNG

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

HIỆN NAY

Lớp học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (222)_32 Giảng viên hướng dẫn: Tô Đức Hạnh

Họ và tên sinh viên: Phùng Minh Châu

Mã sinh viên: 11220928

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

Hà Nội – 05/2023

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN

1 Lý luận của Mác về giá trị thặng dư

1.1 Công thức chung của tư bản

1.2 Đặc điểm của sản xuất trong chủ nghĩa tư bản

2 Chi phí sản xuất

3 Bản chất lợi nhuận

4 Tỷ suất lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng

4.1 Tỷ suất lợi nhuận

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận

5 Lợi nhuận bình quân

6 Lợi nhuận thương nghiệp

7 Lợi tức

II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

1 Thực trạng về hiệu quả kinh doanh

2 Đánh giá thực trạng

2.1 Những kết quả đạt được

2.2 Những hạn chế và nguyên nhân

III NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA

VIỆT NAM VINAMILK

1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu

2 Nhóm giải pháp giảm chi phí

3 3 3 4 5

6 8 8 9 9 12

14 14 15

Trang 3

I LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN

Lợi nhuận là một hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, nó thể hiện các quan hệ lợi ích giữa những nhà tư bản với nhau, giữa nhà tư bản với địa chủ trong việc phân chia giá trị thặng dư thu được trên cơ sở hao phí sức lao động của người lao động làm thuê

1 Lý luận của Mác về giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động

do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản

Ký hiệu giá trị thặng dư là m

1.1 Công thức chung của tư bản

Tư bản vận động theo công thức: T-H-T’

Trong đó, T: tư bản; H: hàng hóa; T’ = T + Δt (Δt >0)

Số tiền trội ra lớn hơn được gọi là giá trị thặng dư, số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản Tiền biến thành

tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

1.2 Đặc điểm của sản xuất trong chủ nghĩa tư bản

Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản Sản phẩm người công nhân làm ra thuộc nhà tư bản

Nguồn gốc giá trị thặng dư là do sức lao động tạo ra, nó chỉ được tạo

ra trong quá trình sản xuất nhưng lưu thông thì không thể thiếu được

2 Chí phí sản xuất

Mục đích của nhà tư bản là thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng hóa đã bán được Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hóa,

bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy

Trang 4

Đó là chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa Chi phí sản xuất được ký hiệu là k Về mặt lượng, k = c + v Trong đó, c: tư bản bất biến (tư liệu sản xuất); v: tư bản khả biến (sức lao động) Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + (v+m) sẽ biểu hiện thành: G = k + m

Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản

3 Bản chất lợi nhuận

Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoảng chênh lệch Cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng dư Số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận Ký hiệu lợi nhuận là p

Thực chất, p = m (là giá trị bên trong được tạo ra trong quá trình sản xuất, kết tinh trong hàng hóa thông qua lưu thông) Nguồn gốc sâu xa của khoản chênh lệch chính là giá trị thặng dư chuyển hóa thành Thậm chí, với nhà tư bản, lợi nhuận còn được quan niệm là do tư bản ứng trước sinh ra C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn

bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận, nghĩa là lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường

Nhà tư bản cá biệt chỉ cần bán hàng hóa với giá cả cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợi nhuận Trong trường hợp bán đúng bằng chi phí sản xuất là không có lợi nhuận Bán hàng hóa thấp hơn giá trị và cao hơn chi phí sản

Trang 5

xuất cũng có thể đã có lợi nhuận Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

4 Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng

4.1 Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước (ký hiệu là p')

Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức: p'¿ p

c+v x 100%

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản (chỉ rõ nhà

tư bản bỏ ra bao nhiêu chi phí và thu được bao nhiêu lợi nhuận)

Mặc dù lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với kinh doanh tư bản chủ nghĩa, vì sự hiện diện của nó thể hiện hiệu quả kinh tế, tuy nhiên so với lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận phản ánh đầy đủ hơn mức độ hiệu quả kinh doanh Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận với tư cách là số đo tương đối của lợi nhuận, đã trở thành động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa

Do giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận nên tỷ suất lợi nhuận cũng do tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành, nhưng giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư lại có sự khác nhau cả về lượng và chất

Về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư

Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ hay mức độ bóc lột, tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của đầu tư tư bản

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận

Thử nhất, tỷ suất giá trị thặng dư (m’) Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận

Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tư bản Cấu tạo hữu cơ c/v tác động tới chỉ phí sản xuất, do đó tác động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Trang 6

Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản (n) Nếu tốc độ chu chuyển của

tư bản càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó, tỷ suất lợi nhuận tăng

Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến Trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, nếu giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận

5 Lợi nhuận bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân Ở các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, do có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành cũng khác nhau

Giả sử có ba ngành sản xuất (cơ khí, dệt và da), vốn của các ngành đều bằng nhau (bằng 100 đơn vị tiền tệ), tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng nhau (bằng 100%), tốc độ chu chuyển của vốn ở các ngành đều bằng nhau Ngành

sản xuất

Chi phí sản

xuất (k=100)

m' (%) m P' (%) P ' P GTHH GCSX

Cơ khí 70c + 30v 100% 30 30% 40% 40 130 140 Dệt 60c + 40v 100% 40 40% 40% 40 140 140

Ở đây, tỷ suất lợi nhuận ở ngành da là cao nhất, nên các doanh nghiệp

ở ngành cơ khí và ngành dệt sẽ di chuyển vốn của mình sang đầu tư vào ngành da

Đến một thời điểm nhất định, sản phẩm của ngành da sẽ tăng lên (cung lớn hơn cầu), làm cho giá cả hàng hoá ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó và tỷ suất lợi nhuận ở ngành này giảm xuống Ngược lại,

Trang 7

sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi (cung nhỏ hơn cầu), nên giá cả sẽ cao hơn giá trị và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên

Nếu tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí cao hơn ngành da thì các doanh nghiệp lại chuyển vốn đầu tư vào ngành cơ khí Đây gọi là hiện tượng tự do

di chuyển vốn sản xuất kinh doanh Sự tự do di chuyển vốn vào các ngành chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (p ')

Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng số bình quân gia quyền của các tỷ suất lợi nhuận như sau:

p '

= ∑ p

∑(c v + )×100 %

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh giữa các ngành tất yếu dẫn tới hình thành lợi nhuận bình quân

Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của như tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau (ký hiệu là P)

Tư bản ứng trước là toàn bộ tư bản huy động vào sản xuất Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K (K = c + v) thì lợi nhuận bình quân được tính như sau: P P = '

× K

Khi lợi nhuận chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất Giá cả sản xuất được tính như sau: GCSX= k + P '

Giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa cá biệt có thể không bằng nhau nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất bằng tổng giá trị hàng hóa

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, các nhà tư bản luôn mua, bán hàng hóa theo giá cả sản xuất nên họ luôn thu được lợi nhuận bình quân Có thể kết luận rằng, giá cả sản xuất và lợi nhuận bình quân là

Trang 8

quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, trong đó quy luật giá cả sản xuất là hình thức biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị còn lợi nhuận bình quân là hình thức biểu hiện hoạt động cụ thể của quy luật giá trị thặng dư

6 Lợi nhuận thương nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội, xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa Bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp

Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa

Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất để đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa đúng giá trị của hàng hóa

Khi đó lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán song giá bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị Vẻ bề ngoài này làm cho người ta nhầm tưởng việc mua bán đã tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp Trái lại, lợi nhuận thương nghiệp thực chất là một phần của giá trị thặng dư

7 Lợi tức

Trong nền kinh tế thị trường, luôn xuất hiện hiện tượng có chủ thể thì

có lượng tiền nhàn rỗi, trong khi lại có những chủ thể khác lại cần tiền để

mở rộng sản xuất kinh doanh Tình hình đó thúc đẩy hình thành quan hệ cho vay và đi vay Người cho vay sẽ thu được lợi tức, trong khi người đi vay phải trả lợi tức cho người cho vay

Trang 9

Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người cho vay vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay Đây

là quan hệ kinh tế phản ánh quan hệ lợi ích giữa người đi vay với người cho vay

Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản có đặc điểm:

Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu

Thứ hai, là hàng hóa đặc biệt (Người bán không mất quyền sở hữu, người mua chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian.)

Thứ ba, là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất

Tư bản cho vay vận động theo công thức T – T’, tạo ra ảo tưởng là tiền đẻ ra tiền không phản ánh rõ nguồn gốc của lợi tức cho vay

Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay Nếu

ký hiệu tỷ suất lợi tức là z’, tư bản cho vay là TBCV, thì công thức tính tỷ suất lợi tức như sau:

Z '

= Z TBCV ×100 % (0 < z ' < p ')

Tỷ suất lợi tức chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình quân và tình hình cung cầu về tư bản cho vay

II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Vinamilk hiện xếp thứ 36 trong danh sách các công ty sữa lớn nhất thế giới về quy mô doanh thu

1 Thực trạng về hiệu quả kinh doanh

Bảng 1 : CƠ CẤU LỢI NHUẬN

Trang 10

Chỉ tiêu

( Đơn vị tính: tỷ

đồng)

M ã số

Năm Chênh lệch2021/2020 Chênh lệch2022/2021

2020 2021 2022 Giátrị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ

(%) Doanh thu bán

hàng và cung

cấp dịch vụ

1 59.723 61.012 60.075 1.289 2,2 -937 -1,5

Doanh thu

thuần 2 59.636 60.919 59.956 1.283 2,2 -963 -1,6

Giá vốn hàng

bán và dịch vụ

cung cấp

3 31.968 34.641 36.059 2.673 8,4 1.418 4,1 Chi phí bán

hàng, quản lý 4 15.406 14.518 14.144 -888 -5,8 -374 -2,6 Doanh thu tài

chính 5 1.581 1.215 1.380 -366 -23,1 165 13,6 Chi phí tài

Lợi nhuận chia

từ công ty liên

kết

Lợi nhuận

thuần từ hoạt

động kinh

doanh

{8=2-(3+4)+(5-6)+7}

8 13.538 12.728 10.491 -810 -6,0 -2.237 -17,6

Lợi nhuận khác 9 -21 195 4 216 -1.028,6 -191 -97,9 Lợi nhuận trước

thuế {10=8+9} 10 13.517 12.923 10.495 -594 -4,4 -2.428 -18,8

Lợi nhuận sau

thuế 11 11.236 10.633 8.578 -603 -5,4 -2.055 -19,3

Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Vinamilk

Cả năm 2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 98,2% kế hoạch năm Lợi nhuận sau thuế đạt 10.633 tỷ đồng,

giảm hơn 5,3% so với năm 2020 và đạt 94,6% mục tiêu năm

Trang 11

Lợi nhuận khác là khoảng chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác Năm 2021 lợi nhuận này giảm là do chệnh lệch giữa chi phí khác giảm

đi và thu nhập khác tăng lên Lợi nhuận chia từ công ty liên kết giảm mạnh trong giai đoạn 2020-2021 từ gần 4 tỷ đồng xuống -45 tỷ đồng, chính vì sự bất thường này mà tổng lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 10.633 tỷ đồng tăng 5.4% so với cùng kì

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của Vinamilk đạt 59.956 tỷ đồng, giảm 1,6% so với năm 2021 Trong năm 2022, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã tăng gấp 3 lần lên 618 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá và tăng chi phí lãi vay Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đạt gần 8.578 tỷ đồng, giảm 19,3% so với cùng kỳ Đây cũng là lần đầu tiên lợi nhuận sau thuế của Vinamilk xuống dưới mốc 10.000 tỷ đồng kể từ năm 2017 và là mức thấp nhất trong 7 năm trở lại đây

Bảng 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI

Chỉ tiêu

(Đơn vị tính: tỷ

CL 2021/2020 CL 2022/2021 Lợi nhuận trước

Lợi nhuận sau thuế

(LNST) 11.236 10.633 8.578 -603 -2.055 Tổng tài sản (TTS) 48.432 53.332 48.483 4.900 -4.849 Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần

Tỷ suất LNST /

Tỷ suất LNST /

Tỷ suất LNST / DT

Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Vinamilk

Trang 12

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời: giảm đều trong giai đoạn 2020-2022 Chịu sự ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong năm 2022 có nhiều biết động do ảnh hưởng của nền kinh tế nên sức mua giảm, thị trường sữa cạnh tranh ngày càng gây gắt, dẫn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty giảm, từ đó các hệ số khả năng sinh lời trong năm giảm theo Năm 2022, chỉ số ROA và ROE có chiều hướng giảm chậm hơn nhưng chỉ số ROS lại giảm nhanh, từ 17,5% năm 2021 xuống còn 14,3% Nhìn chung, nguồn tài chính của Vinamilk tương đối mạnh và ổn định từ

2020 đến 2021, đã cho thấy sự thành công và khả năng kiểm soát tài chính của công ty tuy đến 2022 lại cho thấy sự tăng mạnh của chi phí tài chính

2 Đánh giá thực trạng

2.1 Những kết quả đạt được

Lợi nhuận

Nhìn chung lợi nhuận của Vinamilk có xu hướng nhẹ trong giai đoạn 2020-2021, nhưng giai đoạn 2021- 2022 cho thấy nhiều bất ổn qua việc lợi nhuận giảm 19,3% so với năm 2021 Năm 2020 là năm mà Vinamilk gặt hái được nhiều thành công bởi doanh thu và lợi nhuận của công ty đều ở mức cao Tuy trong năm 2021 doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận lại thấp đã cho thấy sự nỗ lực của công ty trước tình hình biến động của thị trường sữa trong nước

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn (2020-2022) cho thấy hoạt động kinh doanh luôn mang về lợi nhuận Tuy nhiên, lợi nhuận giữa các năm biến động nhiều, qua phân tích các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa thật sự khả quan

Thành tựu

Vinamilk sở hữu nhãn hiệu sữa bột trẻ em Việt Nam duy nhất được kiểm định tinh khiết theo tiêu chuẩn Mỹ

Ngày đăng: 25/05/2024, 22:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w