1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế c Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện c
Trang 15/9/2024
1
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
Bộ môn: Logistics và Chuỗi cung ứng
Khoa: Kinh tế và Quản lý Trường: Đại học Thuỷ Lợi
Hà Nội 01-2024
Mục tiêu của học phần
Giúp sinh viên:
- Trang bị những kiến thức về xác định trị giá hải quan,
- phân loại hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa,
- khai báo, kiểm tra, giám sát, thuế,
- hoàn thành thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan
- Những kiến thức về các hoạt động hỗ trợ hải quan gồm hồ sơ hải
quan, kiểm soát hải quan, tố tụng hải quan và đại lý hải quan
Trang 25/9/2024
2
2 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
⚫CHƯƠNG I:HẢI QUAN VÀ MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
⚫CHƯƠNG II:TRỊ GIÁ HẢI QUAN
⚫CHƯƠNG III:PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
⚫CHƯƠNG IV:XUẤT XỨ HÀNG HÓA
⚫CHƯƠNG V: HỒ SƠ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU
⚫CHƯƠNG VI:THỦ TỤC HẢI QUAN
⚫CHƯƠNG VII: HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
⚫CHƯƠNG VIII: ĐẠI LÝ HẢI QUAN
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Hình thức Số lần Mô tả Thời gian Trọng số Chuyên cần Điểm danh
thường xuyên
Điểm danh thường xuyên Từ tuần 1-8 10%
Bài kiểm tra giữa kỳ 1 lần lấy điểm - 50 phút
1-2 tuần sau khi kết thúc môn học
60 %
Trang 35/9/2024
3
TÀI LIỆU
Bắt buộc:
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2023
- Luật HQ 2005
- Thông tư 49, 194, 205/2010/TT-BTC
Tham khảo:
- GS.TS.Hoàng Đức Thân, Nguyễn Thị Xuân Hương, Giáo
trình kinh tế hải quan 1, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân,
2019
- Các Công ước, nghị định, thông tư khác
- Website tổng cục hải quan VN
Trang 4• 5845/BTC-TCHQ -22/5/2019 v/v xử lý thuế phế liệu, phế phẩm SXXK
• 3304/TCHQ-GSQL–27/5/2019 v/v báo cáo quyết toán
• 3600/TCHQ-GSQL – 03/6/2019 v/v kiểm tra định mức và thời điểm chốt tồn
Trang 55/9/2024
5
CƠ SỞ PHÁP LÝ
• Luật Hải quan số 54/2014/QH13
• Nghị định 08/2015/CP quy định chi tiết Luật HQ
• Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
08/2015/NĐ-CP
• Thông tư 12/2015/TT-BTC về Chứng chỉ nghiệp vụ
khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại
lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận
và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
• Thông tư 22/2019/TT- BTC sửa đổi Thông tư
12/2015/TT-BTC
CƠ SỞ PHÁP LÝ
• Luật Hải quan số 54/2014/QH13
• Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật HQ
• Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi NĐ 08/2015/NĐ-CP
• Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về TTHQ, Thuế XK,
NK và quản lý thuế
• Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi TT 38/2015/TT-BTC
• Thông tư 12/2015/BTC và TT 22/2019/BTC về thi, cấp chứng chỉ nhân viên ĐLHQ và Đại lý làm TTHQ
• Thông tư 13/2015/TT-BTC về KT, GS hàng hóa được bảo vệ quyền SHTT
• Thông tư 14/2015/TT-BTC về Phân loại hàng hóa
Trang 65/9/2024
6
CƠ SỞ PHÁP LÝ
• Thông tư 39/2015/TT-BTC về Trị giá Hải quan
• Thông tư 72/2015/TT-BTC và Thông tư 07/2019/TT-BTC
về Doanh nghiệp ưu tiên
• Thông tư 49/2015/TT-BTC về TTHQ bưu phẩm, bưu kiện
• Thông tư 191/2015/BTC về TTHQ hàng hóa gửi CPN
• Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC
về Danh mục hàng hóa XNK VN
• Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về nộp, kiểm tra C/O
• Thông tư 184/2015/TT-BTC về kê khai thuế, bảo lãnh
thuế, thu, nộp thuế hàng hoá XNK
• Thông tư 274/2016/TT-BTC về quản lý, thu phí HQ
CHƯƠNG 1: HẢI QUAN VÀ HỌC PHẦN HẢI QUAN
VIỆT NAM
Trang 75/9/2024
7
Giới thiệu về hải quan
chức năng quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh,
Trang 85/9/2024
8
Danh mục các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia liên
quan đến Hải quan
I Các điều ước đa phương
1.Các điều ước của Tổ chức hải quan Thế giới (WCO)
2.Các điều ước của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
3 Các điều ước quốc tế đa phương khác
4.Các điều ước quốc tế khu vực
II Các điều ước quốc tế song phương
Mức độ tham gia một số công ước quốc tế liên quantrực tiếp đến Hải quan của Hải quan Việt Nam
I Công ước Kyoto sửa đổi II.Công ước HS
III.Hiệp định trị giá GATT và các cam kết trong WTO liên quan đến Hải quan
GATT, được ký kết vào năm 1947 và sau đó trở thành một phần của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 1995, đặt ra các nguyên tắc cơ bản về thuế quan và quy tắc thương mại quốc tế
- Xác định trị giá Hải quan
- Kiểm tra sau thông quan
- Thực hiện các quy tắc xuất xứ
Trang 95/9/2024
9
* Hiệp ước Kyoto về Hệ thống Hải quan Toàn cầu và Quản lý Thông tin (Kyoto
Convention):
- Được ban hành bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) vào năm 1973 và đã được sửa đổi
nhiều lần, hiệp ước này nhằm mục tiêu đơn giản hóa và hiện đại hóa các quy trình hải
quan
* Hiệp ước về An ninh Hải quan Toàn cầu (SAFE Framework)
- Được WCO đưa ra, hiệp ước SAFE Framework nhằm tăng cường an ninh của chuỗi cung
ứng toàn cầu thông qua các biện pháp như kiểm soát an ninh hàng hóa và hợp tác thông
tin giữa các quốc gia
* Hiệp ước về Tiêu chuẩn và Hiện đại hóa Hải quan (Revised Kyoto Convention)
- Đây là phiên bản cập nhật của Kyoto Convention, được WCO ban hành vào năm 1999,
với các cải tiến về quản lý thông tin, an ninh, và hiện đại hóa hải quan
* Hiệp ước Hải quan Á-Âu (AEO Mutual Recognition Agreements)
- Nhiều quốc gia đã ký kết các thỏa thuận công nhận tương đương với chứng chỉ Hải quan
An ninh Tiêu chuẩn (AEO - Authorized Economic Operator) để tăng cường sự hợp tác và
tin cậy giữa các hệ thống hải quan
* Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreements - FTAs)
- Các FTA giữa các quốc gia thường bao gồm các điều khoản về hải quan, giảm thuế
quan, và các biện pháp hỗ trợ thương mại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại
giữa các đối tác
KL: Những hiệp ước này thường được thiết lập để tạo ra môi trường thương mại quốc
tế hiệu quả và an toàn, giúp hỗ trợ sự phát triển bền vững và tăng cường quản lý chuỗi
cung ứng toàn cầu
Khái quát về lịch sử và xu hướng phát triển của
hải quan trên thế giới?
Thời kỳ hiện đại:
Sự phát triển của thương mại toàn cầu trong thế kỷ 19 và 20 đã đặt ra những thách thức mới cho hải quan
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập để tạo ra các quy tắc và
thỏa thuận thương mại quốc tế
Trang 105/9/2024
10
Lịch sử tổ chức Hải quan Thế giới World
Customs Organization- WCO
- 12/9/1947 UB hợp tác kinh tế Châu Âu nhất trí
thành lập nhóm nghiên cứu để xem xét thành lập
một liên minh Hải quan giữa các nước Châu Âu
trên cơ sở các nguyên tắc của GATT
- 1952 Thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan
- 1995: Tổ chức Hải Quan Thế giới được thành lập-
WCO Có 173 thành viên
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HQTG
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và truyền thông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình hải quan và tăng cường khả năng theo dõi hàng hóa
Hệ thống thông tin và truyền thông giữa các quốc gia giúp cải thiện khả năng giao tiếp và chia sẻ thông tin
Hiệu suất và tự động hóa
Sự phát triển của công nghệ đã giúp cải thiện hiệu suất của hải quan thông qua tự động hóa quy trình và sử dụng các hệ thống thông tin thông minh
Quy trình giám sát, xử lý thông tin và phê duyệt tự động đã giảm thời gian và chi phí cho các thủ tục hải quan
* Những xu hướng này đang diễn ra liên tục và ảnh hưởng đến cách các quốc gia quản lý hải quan để
thích ứng với thách thức của môi trường thương mại quốc tế ngày
Trang 115/9/2024
11
A LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
10/9/1945: Sở thuế quan và thuế gián thu (27/SL)
29/5/1946: Nha thuế quan và thuế gián thu (75/SL)
14/12/1954: Sở hải quan (Bộ Công thương)
21/2/1958: Sở Hải quan TW (Bộ Ngoại thương)
27/2/1960: Điều lệ Hải quan (03-NĐ/CP)
Hải quan Việt Nam (1945)
Nguyên Giáp đã ký sắc lệnh số 27/SL thành lập
Sở thuế quan và Thuế gián thu, tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay
22
Trang 125/9/2024
12
B.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM C CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN
1 Chức năng (96/2002/NĐ-CP )
a.Quản lý nhà nước chuyên ngành về Hải quan
- Đối với hoạt động XNK, mượn đường, xuất cảnh nhập cảnh
- Chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền
tệ
b.Thực thi luật pháp hải quan trong phạm vi cả nước
- Luật pháp Việt nam
- Các Điều ước quốc tế
Trang 135/9/2024
13
2 Nhiệm vụ HQ ( Điều12- LHQ 2014)
- Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám
sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu;
- Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải
quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
D PHẠM VI HOẠT ĐỘNG( Điều 7- Luật HQ 2014)
1 Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
b) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2 Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
3 Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan
Trang 155/9/2024
15
Các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam Các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam
Trang 165/9/2024
16
E HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ HẢI QUAN
1 Hợp tác đa phương
- 1/7/1993: Thành viên chính thức của CCC (WCO)
- 3/1996: HQVN tham gia ASEM
- Năm1997 tham gia Công ước KYOTO về Đơn giản
hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan
- Năm 1997: Ký kết Hiệp định Hải quan ASEAN
- Tháng 3/1998 tham gia Công ước hài hòa mô tả và
mã hóa hàng hóa (Công ước HS) (hiệu lực từ
01/01/2000)
- Ngày 29/12/2003,HQVN áp dụng Hiệp định Trị giá
GATT của WTO
2 Hợp tác song phương
Thoả thuận về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác chống buôn lậu với Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về hợp tác
và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan
Thoả thuận về quản lý hàng quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu với Tổng cục Hải quan Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Hiệp định Hợp tác Hải quan giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Mông Cổ
Trang 175/9/2024
17
MỤC TIÊU
+ Trong chương này trình bày các
phương pháp xác định trị giá hải quan
theo quy định của GATT/WTO;
+ Giới thiệu về tờ khai trị giá tính thuế
đang sử dụng tại Việt Nam
Trang 185/9/2024
18
NỘI DUNG
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
2/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng
giống hệt
3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng
tương tự
4/ Phương pháp trị giá khấu trừ
5/ Phương pháp trị giá tính toán
6/ Phương pháp suy luận
VĂN BẢN PHÁP LÝ
⚫Điều 7 và 8 của Hiệp định gia trị GATT
⚫Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007
⚫Bộ Tài chính, Thông tư 39/2015/TT-BTC ban hành ngày
25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Trang 19Là giá cả thực tế đã hoặc sẽ phải trả cho hàng hoá khi
hàng hóa đó được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu đến
nước của người nhập nhập và được điều chỉnh phù hợp
với các quy định của điều 8 Hiệp định giá trị GATT
Giá thực tế đã thanh toán là tổng số tiền người mua (người
nhập khẩu) đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho
người bán (người xuất khẩu) về số lượng hàng hoá đã nhập
khẩu
Việc thanh toán này có thể do người nhập khẩu chuyển trả
trực tiếp cho người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu chuyển
trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người xuất khẩu
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
1.2 Công thức xác định trị giá tính thuế:
Trị giá tính thuế = Trị giá giao dịch = Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán +_ Các khoản phải điều chỉnh
Trang 205/9/2024
20
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
a/ Giá thức tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán:
+ Giá thực tế đã thanh toán bao gồm:
- Tiền đặt cọc
- Tiền trả trước cho lô hàng
- Tiền ứng trước cho lô hàng
+ Giá thực tế sẽ phải thanh toán: bao gồm khoản thanh toán
ghi trên hóa đơn thương mại hay không ghi cụ thể trên hóa
đơn thương mại nhưng người mua phải trả cho người bán
theo thỏa thuận mua bán giữa hai bên
Các khoản thanh toán gián tiếp: khoản tiền người mua trả
cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền
được thanh toán bằng cách bù trừ nợ
Các khoản chiết khấu: Theo cấp độ thương mại, chiết khấu
theo số lượng , và chiết khấu thanh toán
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
b/ Các khoản điều chỉnh cộng ( + ) : + Nguyên tắc điều chỉnh cộng
⚫Các khoản này do người mua gánh chịu và chưa nằm trong giá ghi trên hoá đơn thương mại Trường hợp lô hàng nhập khẩu có khoản phải cộng nhưng không có số liệu khách quan để xác định được giá trị tính thuế thì không được chấp nhận và phải chuyển sang phương pháp xác định trị giá tính thuế tiếp theo
⚫Khoản phải cộng phải liên quan trực tiếp đến hàng hoá nhập khẩu
Trang 215/9/2024
21
Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế:
a) Các chi phí dưới đây do người mua hàng hoá phải chịu nhưng chưa được
tính vào trị giá giao dịch:
- Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới;
- Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu;
- Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công
b) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho
người bán để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
- Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùng và các chi tiết
tương tự được đưa vào hàng hoá nhập khẩu
- Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự được sử dụng để sản xuất
hàng hoá nhập khẩu
- Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu;
- Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế
mẫu, sơ đồ phác hoạ được thực hiện ở nước ngoài và cần thiết trong quá trình sản
xuất hàng hoá nhập khẩu
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hàng hoá nhập khẩu;
d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu;
đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập;
e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập
Trang 22Lưu ý: Trị giá giao dịch vẫn được chấp nhận nếu như
người khai hải quan không có số liệu khách quan để xác định và
không trừ ra khỏi trị giá giao dịch các khoản này
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế Các khoản dưới đây được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đã được tính trong giá mua hàng nhập khẩu:
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm: chi phí để xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật;
b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu;
c) Các khoản thuế, phí, lê phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng nhập khẩu;
d) Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu;
e) Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:
- Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;
- Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu nhập khẩu;
- Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới
- Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới
- Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu Trường hợp các chi phí này được thoả thuận giữa người mua, người bán và là một phần của giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, do người mua trả cho người bán thì sẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao dịch;
- Chi phí mở L/C để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu nếu chi phí này do người mua trả cho
ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng
Trang 235/9/2024
23
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
f) Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người
mua và có liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu
sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đáp ứng đủ các
điều kiện sau:
- Thoả thuận tài chính được lập thành văn bản;
- Trong trường hợp được yêu cầu, người khai hải quan
chứng minh được là trị giá khai báo chính là giá đã
thanh toán hay sẽ phải thanh toán và;
- Lãi suất khai báo không vượt quá mức lãi suất phổ
biến tại Việt Nam ở thời điểm thoả thuận tài chính
được thực hiện;
- Có số liệu khách quan và định lượng được để khấu
trừ khoản lãi này ra khỏi giá đã thanh toán hoặc phải
thanh toán
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
1.3 Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
1 Phải có bằng chứng đó là nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu cho một nước nhập khẩu
2 Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, ngoại trừ các hạn chế sau:
- Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá sau khi nhập khẩu;
- Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá
3 Việc bán hàng hoặc giá cả không bị phụ thuộc vào các điều kiện hoặc các xét đoán
mà giá trị của hàng hoá đang được định giá không thể xác định được
4 Sau khi bán lại, chuyển nhượng, hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu người mua không phải chuyển trả thêm bất cứ một khoản tiền nào dù là trực tiếp hay gián tiếp cho người bán Trừ các điều chỉnh hợp lý được thực hiện phù hợp với quy định của điều 8 GATT
1994 (Điều 13 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007)
5 Người mua và người bán không có quan hệ đặc biệt
Trang 245/9/2024
24
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÁP DỤNG
PHƯƠNG PHÁP 1
Những trường hợp không được coi là giao dịch bán hàng
để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, bao gồm:
● Giao dịch gửi bán
● Giao dịch gửi miễn phí hàng quà biếu, quà tặng, cho hàng
mẫu, hàng quảng cáo
● Giao dịch gửi hàng cho các văn phòng, chi nhánh không
có pháp nhân độc lập
● Giao dịch thuê mượn hàng hoá
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP 1
Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt khi:
a, Họ cùng là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh nghiệp khác;
b, Họ là những thành viên hợp danh góp vốn trong kinh doanh được pháp luật công nhận;
c, Họ là chủ và người làm thuê;
d, Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc người mua hoặc ngược lại
đ, Họ đều bị bên thứ ba giám sát
e, Họ cùng giám sát một bên thứ ba
Một người có quyền kiểm soát người khác quy định tại điểm d, đ, e là người có thể hạn chế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người kia
Trang 25- Ông bà và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau
- Cô chú bác và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau
- Anh chị em ruột
- Anh chị em dâu, rể
h, Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở
lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả hai bên
i, Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, một bên là đại lý
độc quyền nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng
độc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu
như mối quan hệ đó phù hợp với quy định từ điểm a đến điểm h
trên đây
VÍ DỤ 1
Một lô hàng nhập khẩu gồm 2000 sản phẩm về Việt Nam từ Ấn Độ trị giá theo hoá đơn là 50.000 USD, có quá cảnh qua Campuchia Lô hàng được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức, do người mua tự thu xếp
Cước phí vận chuyển từng chặng như sau:
Chi phí vận chuyển đường biển từ cảng Calcuta, Ấn Độ đến cảng của Campuchia: 800 USD
Chi phí dỡ hàng, giao nhận hàng hoá và chứng từ tại cảng Campuchia: 75 USD
Phí vận chuyển đường bộ từ cảng Campuchia đến Chi cục hải quan Mộc Bài, Tây Ninh: 300 USD
Phí chuyên chở từ Mộc Bài đến nhà máy của người nhập khẩu: 150 USD Tổng cộng cước phí vận chuyển là 1.325 USD
Phí bảo hiểm trọn gói từ Ấn Độ đến điểm giao hàng tại nhà máy của người nhập khẩu là 2% trị giá hoá đơn
Giao dịch thoả mãn điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch Hãy xác định trị giá tính thuế của lô hàng
Trang 265/9/2024
26
VÍ DỤ 2
⚫ Công ty Hoàn cầu đặt mua theo giá CFR 500 bộ máy điều hoà nhiệt độ loại 2 cục
của Công ty Matsushita Trung Quốc Điều hoà nhãn hiệu Mitsubishi, công suất
12.000 BTU, mẫu mã thiết kế do Hoàn cầu cung cấp Giá ghi trên hoá đơn là 290
USD/bộ, số tiền mà Hoàn cầu phải thanh toán bằng L/C at sight
⚫ Theo hợp đồng, ngoài số tiền ghi trên hoá đơn, công ty Hoàn cầu còn phải trả 5.000
USD cho công ty Moon để thanh toán khoản nợ của Công ty Matsushita, Hoàn cầu
phải tự đàm phán với Matsushita Nhật Bản về tiền bản quyền sử dụng thương hiệu
Matsushita trên máy điều hoà
⚫ Do đây là lần đầu tiên ký kết hợp đồng giữa hai công ty nên Hoàn cầu phải trả trước
50% giá trị hợp đồng, số tiền là 150.000 USD
⚫ Công ty Trans là một công ty tư vấn và môi giới thương mại yêu cầu Hoàn cầu phải
trả một khoản phí môi giới bằng 2% giá trị hợp đồng
⚫ Hoàn cầu muốn mỗi bộ điều hoà được đóng chung vào một thùng carton, trong khi
Matsushita Trung Quốc thì chỉ có bao bì đựng riêng 2 cục nên Hoàn cầu đã gửi cho
Matsushita 500 chiếc hộp carton Toàn bộ chi phí cho số thùng carton này là 5.000
USD
⚫ Chi phí thiết kế mẫu mã của bộ điều hoà nhiệt độ để phù hợp với điều kiện của VN
là 10.000 USD, được thực hiện ở Singapore
⚫ Tiền bản quyền mà Hoàn cầu trả cho Matsushita Nhật Bản là 150.000 USD
⚫ Hoàn cầu mua bảo hiểm cho lô hàng với số tiền là 400 USD
⚫ Biết tỷ giá của ngày đăng ký tờ khai là 1USD = 23.000 VND
⚫ Giả sử lô hàng đáp ứng các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thực tế
Hãy xác định trị giá hải quan của lô hàng và khai báo lên tờ khai trị giá hàng hóa
2/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệt
1 Khái niệm hàng giống hệt:
Hàng giống hệt là hàng giống nhau về mọi phương diện, kể cả các đặc tính vật lý, chất lương và danh tiếng uy tín
Hàng hóa được coi là là hàng giống hệt phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Giống nhau về tính chất vật lý của hàng hóa
- Giống nhau về chất lượng hàng hoá
- Danh tiếng hàng hoá
- Được sản xuất ở cùng một nước
- Do cùng một hãng sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền + Những khác biệt khác nhỏ bé bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá đó thì cũng được coi là hàng hoá giống hệt
Trang 275/9/2024
27
2/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng
giống hệt
2.2 Điều kiện áp dụng phương pháp 2:
Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định
được trị giá tính thuế theo phương pháp một, thì trị giá tính
thuế là giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã
được xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị
định số 40/2007-NĐ-CP ngày 16/03/2007
2/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệtthực tế
2.3 Nội dung phương pháp 2:
1.Chọn lô hàng nhập khẩu giống hệt đủ điều kiện
2 Xác định trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu giống hệt đã tìm được
3 Điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu giống hệt về cùng cấp độ thương mại, cùng điều kiện vận chuyển với lô hàng đang phải xác định trị giá giao dịch
5 Lấy trị giá tính thuế của lô hàng giống hệt sau khi được điều chỉnh làm trị giá tính thuế cho lô hàng đang phải xác định
Trang 285/9/2024
28
2/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệt
Hàng hoá nhập khẩu giống hệt phải thoả mãn các điều kiện sau:
a, Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng
ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô
hàng đang được xác định trị giá tính thuế
b, Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc
đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số
lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được
xác định trị giá tính thuế
c, Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức
vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và cùng
phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá
tính thuế
3 Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế, nếu không có lô
hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất, thì mới xét đến
hàng hóa được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo
các quy định về hàng hoá nhập khẩu giống hệt
4 Khi xác định trị giá tính thuế mà xác định được từ hai giá trị giao dịch
của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá
giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng các điều kiện
quy định
3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng tương tự
1 Khái niệm hàng hóa tương tự:
“ Hàng hoá tương tự là những hàng hoá tuy không giống nhau về mọi phương diện nhưng có đặc điểm giống nhau, tính chất giống nhau được làm từ các nguyên liệu, vật liệu giống nhau và điều đó làm cho mặt hàng thực hiện được các chức năng giống nhau và có thể chuyển đổi, thay thế lẫn nhau về mặt thương mại”
Hàng hóa tương tự có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
⚫ Được làm từ nguyên liệu, vật liệu giống nhau, có cùng phương pháp chế tạo
⚫ Có cùng chức năng, mục đích sử dụng
⚫ Chất lượng sản phẩm tương đương nhau
⚫ Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại
⚫ Được sản xuất ở cùng một nước
⚫ Được sản xuất ở cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền
Trang 295/9/2024
29
3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch
của hàng tương tự
3.2 Điều kiện áp dụng phương pháp 3:
Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định
được trị giá tính thuế theo phương pháp 2, thì trị giá tính
thuế là giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã
được xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị
định số 40/2007-NĐ-CP ngày 16/03/2007
3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng tương tự
3.3 Nội dung phương pháp 3:
1.Chọn lô hàng nhập khẩu tương tự đủ điều kiện
2 Xác định trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự đã tìm được
3 Điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại, cùng điều kiện vận chuyển với lô hàng đang phải xác định trị giá giao dịch
5 Lấy trị giá tính thuế của lô hàng tương tự sau khi được điều chỉnh làm trị giá tính thuế cho lô hàng đang phải xác định trị giá tính thuế
Trang 305/9/2024
30
Câu hỏi thảo luận
1 Có hai lô hàng ruột xe (săm) cao su cùng cỡ, được nhập khẩu từ hai nhà sản
xuất khác nhau ở cùng một nước Mỗi nhà sản xuất dùng một nhãn mãn khác
nhau, nhưng ruột xe của họ đạt cùng tiêu chuẩn và có cùng chất lượng, có cùng
uy tín sản phẩm và được nhà chế tạo ô tô nước nhập khẩu sử dụng
Hỏi: Có là mặt hàng tương tự không?
2 Có một lô hàng gồm hai kiện Phomai (Rocquefort) hiệu khác nhau, cả hai đều
là phomai xanh, được sản xuất từ sữa cừu Một loại được sản xuất bằng phương
pháp chà xát nấm mốc trong quá trình ủ Đó là nguyên nhân dẫn đến khi cắt
miếng phomai, nó bị bở vụn, chỉ dùng nấu ăn, trộn salát, nước cốt Loại pho mai
kia sản xuất bầng phương pháp không chà xát trong quá trình ủ, vì vậy, nấm mốc
không thấm qua khối phomai, loại này có thể cắt thành miếng nhỏ mà không bị
bở vụn và dùng dưới dạng lát mỏng
Hỏi mặt hàng trên có phải là hàng hoá tương tự không?
4/ Phương pháp trị giá khấu trừ
⚫4.1 Khái niệm phương pháp trị giá khấu trừ Trị giá hải quan ( trị giá tính thuế) của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ
là trị giá được xác định căn cứ vào giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi trừ đi các chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu
Trang 315/9/2024
31
4 /Phương pháp trị giá giao dịch khấu trừ
⚫4.2 Nội dung phương pháp trị giá khấu trừ:
Từ giá bán của chính lô hàng nhập khẩu ở thị trường trong
nước hoặc giá bán của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc
giá bán của hàng hóa nhập khẩu tương tự, sử dụng giá bán
đó khấu trừ đi các chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu để tìm
ra trị giá tính thuế của lô hàng nhập khẩu
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ
4.3 Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ
⚫ Phải có hoạt động bán hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa giống hệt hoặc hàng hóa tương tự tại nước nhập khẩu
⚫hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa giống hệt hoặc hàng hóa tương tự phải cùng điều kiện như khi chúng nhập khẩu
⚫Phải bán lại cho người mua không có quan hệ đặc biệt
⚫hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa giống hệt, hoặc hàng hóa tương tự phải được bán lại vào cùng thời điểm hay cùng kỳ với lô hàng đang được xác định trị giá
Trang 325/9/2024
32
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ
4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 1: Xác định đơn giá bán lại hàng hóa trên thị trường trong nước
⚫ Giá bán trên thị trường nội địa phải là giá bán của chính hàng hoá đang được
xác định giá trị tính thuế Trường hợp hàng hoá nhập khẩu chưa được bán tại
thời điểm nhập khẩu thì lấy giá bán của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, nếu
không có giá bán của hàng hoá nhập khẩu tương tự được bán trên thị trường
trong nước, với điều kiện hàng hoá đó được bán nguyên trạng như khi nhập
khẩu
⚫ Giá bán được lựa chọn là đơn giá bán của hàng hóa bán ra có số lượng lớn
nhất sau khi nhập khẩu và phải đủ để hình thành đơn giá (phải đạt tối thiểu
10% lượng hàng hoá của lô hàng nhập khẩu được chọn giá bán để khấu
trừ)
⚫ Giá bán cho người mua trong nước không có mối quan hệ đặc biệt
⚫ Các giao dịch bán lại này phải diễn ra trong vòng 90 ngày kể từ ngày
nhập khẩu lô hàng
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ 4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 2: Xác định các khoản được khấu trừ ra khỏi đơn giá bán
a) Trường hợp nhập khẩu hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn:
- Các chi phí vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi tiêu thụ trên thị trường nội địa
- Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiện hành được hạch toán vào doanh thu bán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu
- Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;
- Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu
Trang 335/9/2024
33
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ
4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 2: Xác định các khoản được khấu trừ ra khỏi đơn giá bán
b) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho
thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồngmà
người đó được hưởng
⚫ Trường hợp đại lý bán hàng được thương nhân nước
ngoài uỷ quyền thực hiện một số hoạt động có liên quan
đến việc bán hàng hóa sau khi nhập khẩu tại Việt Nam
ngoài hợp đồng đại lý thì những chi phí của các hoạt động
này phát sinh tại Việt Nam cũng được trừ trong phạm vi
các chi phí đã được thoả thuận trong hợp đồng
⚫ Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu được phép khấu trừ
phải phản ánh trung thực chi phí chung và lợi nhuận thực
tế, phổ biến trong kinh doanh ngành hàng đó
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ 4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 2: Xác định các khoản được khấu trừ ra khỏi đơn giá bán:
c) Hàng hoá nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì cũng được xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc giá bán hàng nội địa và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá của hàng hoá
Phương pháp xác định trị giá tính thuế này sẽ không được áp dụng khi:
- Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu;
- Hàng hoá nhập khẩu khi gia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị trường Việt Nam
- Trường hợp sau khi gia công, chế biến hàng hoá nhập khẩu không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu, nhưng vẫn có thể xác định được chính xác giá trị tăng thêm do quá trình gia công, chế biến thì trị giá tính thuế vẫn được áp dụng
Trang 34⚫ Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng
của người xuất khẩu Hợp đồng này phải qui định cụ thể khoản phí
hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các khoản chi phí mà người
đại lý phải trả
⚫ Các chứng từ, số liệu kế toán hợp pháp, hợp lệ (có bản giải trình kèm
theo) về chi phí chung, các chi phí khác và lợi nhuận bán hàng
⚫ Biên lai thuế hoặc thông báo thuế về các khoản thuế đã nộp hoặc sẽ
phải nộp
⚫ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ
⚫ Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo
yêu cầu của cơ quan Hải quan
5/ Phương pháp trị giá tính toán
1 Khái niệm Phương pháp trị giá tính toán là phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa dựa trên các chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu
- Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được
sử dụng trong quá trình sản xuất
- Chi phí chung và lợi nhuận
- Các chi phí điều chỉnh
Trang 355/9/2024
35
5/ Phương pháp trị giá tính toán
2 Các yếu tố của trị giá tính toán:
1) Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình
sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng trong quá trình sản
xuất
a) Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu:
- Nguyên liệu thô
- Bán thành phẩm
- Các bộ phận lắp ráp hay chi tiết chế tạo sẵn
b) Chi phí về sản xuất:
Chi phí về nhân công sản xuất trực tiếp
Chi phí về hao mòn máy móc tham gia vào quá trình sản xuất
Chi phí về nhiên liệu, năng lượng tiêu hao
Các chi phí gián tiếp như giám sát, bảo dưỡng máy móc
Các chi phí về bao bì, đóng gói, chi phí trợ giúp…
Chi phí về khấu hao máy móc, thiết bị, giây truyền sản xuất tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất
5/ Phương pháp trị giá tính toán
2 Các yếu tố của trị giá tính toán:
2 Lợi nhuân và chi phí chung của người sản xuất hàng hóa nhập khẩu
- Chi phí chung bao gồm tất cả chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính vào giá thành của sản phẩm hàng hóa
- Lợi nhuận và chi phí chung theo quy định của Hiệp định trị giá GATT/WTO cũng như pháp luật Việt Nam là lợi nhuận và chi phí chung thường được phản ánh trong các hoạt động bán hàng cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá giao dịch, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến nước nhập khẩu
Trang 365/9/2024
36
5.2 Các yếu tố của trị giá tính
toán:
2 Các yếu tố của trị giá tính toán:
3 Các chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến
việc vận chuyển hàng nhóa nhập khẩu:
- Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc
vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập
- Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu
nhập
5/ Phương pháp trị giá tính toán
3 Áp dụng phương pháp trị giá tính toán
1 Cách áp dụng a)Đối với nhà nhập khẩu
- Tính toán xác định trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu
- Chuẩn bị mọi tài liệu có liên quan để chứng minh cho trị giá hải quan khai báo
b) Đối với hải quan Hải quan phải kiểm tra xem liệu các chi phí đó có hợp lệ không và hải quan phải chắc chắn việc tính toán do nhà nhập khẩu thực hiện là đúng
Trang 375/9/2024
37
5/ Phương pháp trị giá tính toán
3 Áp dụng phương pháp trị giá tính toán
2 Các chứng từ phải nộp:
- Bản kê chi phí sản xuất, chi phí chung và lợi nhuận cho việc sản xuất
và bán hàng xuất khẩu có xác nhận của nhà sản xuất
- Chứng từ về các khoản phải cộng ( nếu có)
Lưu ý:
1 Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản
xuất cung cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất
hàng hoá, trừ khi các số liệu này không phù hợp với số liệu thu thập
được tại Việt Nam
2 Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm
tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không
cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán
6/ Phương pháp suy luận
1 Khái niệm:
Phương pháp suy luận là phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa bằng cách áp dụng lại từ phương pháp 1 đến phương pháp 5 theo thứ tự nhưng được sử dụng linh hoạt và hợp lý dựa trên số liệu đã thu thập được ở nước nhập khẩu
đ) Giá tính thuế tối thiểu;
e) Các loại giá giả định;
f) Trị giá cao hơn khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt hoặc hàng hóa tương tự trở lên
Trang 383/ Các phương pháp này phải nhất quán với các nguyên tắc chung của Hiệp định và
điều 7 của GATT
+ Nguyên tắc chung của hiệp định GATT:
⚫Có độ tin cậy cao nhất về trị giá của hàng hóa nhập khẩu
⚫Thống nhất trong việc xác định trị giá giao dịch
⚫Công bằng và trung thực
⚫Hệ thống xác định trị giá giao dịch phải dựa trên các tiêu chí đơn giản và hợp lý
⚫Nhất quán với các thông lệ thương mại
+ Nguyên tắc của điều 7 GATT:
Phải căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa
Không được căn cứ vào trị giá của hàng hóa được sản xuất tại nước nhập khẩu hoặc trị
giá áp đặt hay hư cấu
Phải là giá mà với mức giá ấy hàng hóa đó hoặc hàng hóa tương tự được bán trong kỳ
kinh doanh bình thường, với các điều kiện cạnh tranh không hạn chế
4/ Phải dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ nước nhập khẩu
6/ Phương pháp suy luận
6.3 Nội dung phương pháp suy luận a) Vận dụng linh hoạt phương pháp 1( Phương pháp trị giá giao dịch thực tế)
⚫ Thỏa thuận qua thư tín thương mại hợp pháp được chấp nhận
⚫ Người mua không có đủ toàn quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa do điều kiện từ phía người bán, nhưng những điều kiện đó không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa
b) Vận dụng linh hoạt phương pháp 2 và phương pháp 3
⚫ Linh hoạt về kỳ giao dịch: +_ 90 ngày
⚫ Linh hoạt về nước xuất xứ c) Vận dụng linh hoạt phương pháp khấu trừ d) Vận dụng phương pháp 2 kết hợp với phương pháp 4 hoặc 5 e) Vận dụng phương pháp 3 kết hợp với phương pháp 4 hoặc 5
Trang 39THUẾ NK
BỔ SUNG
THUẾ BVMT
THUẾ TTĐB
THUẾ GTGT
HÀNG HÓA
XK, NK
Trang 40THUẾ NK
ƯU ĐÃI MFN
THUẾ NK
ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT FTA
THUẾ
NK THÔNG THƯỜNG
1/ Biểu thuế xuất khẩu:
2/ Biểu thuế nhập khẩu: