chủ đề tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

15 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
chủ đề tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuy nhiên,việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thực tiễn hiện nay còn tồn tại một sốvướng mắc nhất định cần được nghiên cứu, xem xét hoàn thiện để phương thức nàyngày càng đượ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

MÔN LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH KẾT THÚC HỌC PHẦN

Chủ đề“Tranh chấp thương mại và

giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài”

Trang 2

1.1 Tranh chấp thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp 1

1.1.1 Khái niệm về tranh chấp thương mại 1

1.1.2 Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 2

1.2 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 3

1.2.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 3

1.2.2 Điều kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 4

1.2.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 4

1.2.4 Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 5

1.2.5 Trình tự thực hiện 5

1.2.6 Huỷ phán quyết của trọng tài 8

Chương 2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và kiếnnghị hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại 8

2.1 Tình hình chung 8

2.2 Một số vướng mắc, bất cập 10

2.2.1 Về vấn đề hủy phán quyết của trọng tài 10

2.2.2 Về vấn đề gia hạn thời hạn nộp bản tự bảo vệ 10

2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại 11

2.3.1 Hoàn thiện quy định về huỷ phán quyết trọng tài 11

2.3.2 Hoàn thiện quy định việc gia hạn thời hạn nộp bản tự bảo vệ .11

Kết luận 12

Tài liệu tham khảo i

Trang 3

Mở đầu

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ratrong hoạt động của nền kinh tế thị trường Tùy vào đặc điểm, tính chất, sự liên quanvề tư cách pháp lý của chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ cũng như quá trình thựchiện hoạt động thương mại, mỗi loại tranh chấp thương mại có cách xử lý khác nhau.Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tranh chấp thương mại có thể đượcgiải quyết bằng trọng tài Những năm gần đây, phương thức này ngày càng đượccộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam lựa chọn bởi những ưu điểm riêng Tuy nhiên,việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thực tiễn hiện nay còn tồn tại một sốvướng mắc nhất định cần được nghiên cứu, xem xét hoàn thiện để phương thức nàyngày càng được phát triển phù hợp xu hướng chung của thế giới Đây cũng chính là ýdo tác giả chọn thực hiện đề tài “Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấpthương mại bằng trọng tài”.

Chương 1 Nhận thức chung về về tranh chấp thương mại vàgiải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại1.1Tranh chấp thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp1.1.1 Khái niệm về tranh chấp thương mại

Đất nước đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển năng động, cạnh tranh vàphòng phú Đứng trước những cơ hội và thách thức của thời cuộc, nước ta đang tiếptục có nhũng đường lối và định hướng phù hợp, phát huy thế mạnh riêng Trong đó,thương mại và phát triển thương mại là một bước đi đúng đắn nhất, đem lại hiệu quảcao cho đời sống xã hội

Luật Thương mại năm 2005 có quy định “Hoạt động thương mại là hoạt độngnhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúctiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”1.

1 §3.1 Luật Thương mại 2005.

Trang 4

Pháp luật về dân sự không có khái niệm hay quy định riêng về tranh chấpthương mại nhưng trên cơ sở danh mục các loại tranh chấp về kinh doanh, thươngmại thuộc thẩm quyền của hệ thống toà án nhân dân giải quyết được liệt kê trong Bộluật tố tụng dân sự năm 2015 cũng có thấy thuật ngữ sử dụng chung là “tranh chấpkinh doanh, thương mại” nhưng nội dung thực chất là các tranh chấp thương mại theohướng tiếp cận về hoạt động thương mại của Luật Thương mại năm 2005 2

1.1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại thường được giải quyết qua thương lượng, hoà giải.trọng tài và toà án

Thương lượng, hoà giải và trọng tài là các phương thức giải quyết tranh chấpcủa các bên có tranh chấp hoặc phán quyết của bên thứ ba độc lập Trong khi đó, giảiquyết tranh chấp thương mại tại toà án lại là phương thức giải quyết tranh chấp mangý chí quyền lực nhà nước, được toà án tiến hành theo thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Ưu điểm nổi bật của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoàitoà án đó là sự mềm dẻo, tính linh hoạt, bảo đảm được tối đa quyền tự quyết của cácbên có tranh chấp, bảo đảm được bí mật cũng như uy tín cho các bên, mối quan hệgiữa các bên theo đó cũng có thể được duy trì

Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự gặpnhau để dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng đã phát sinh mà không cần đến sự giúp đỡhay phán quyết của bất kỳ cơ quan tài phán hay tổ chức cá nhân nào

Ví dụ: 02 công ty phát sinh tranh chấp, thông thường các bên sẽ lựa chọnthương lượng để tìm cách giải quyết trước.

Về bản chất, thương lượng là quá trình mà các bên tự gặp nhau để bàn bạc, tìmcách giải quyết vấn đề các bên gặp phải mà không cần có sự trợ giúp của bên thứ ba.Kết quả của quá trình này như thế nào là tùy thuộc vào sự tự nguyện của các bêntham gia giải quyết tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việcthực thi đối với kết quả đạt được của các bên trong quá trình thương lượng.

2 §30, 31 Bộ luật TTDS 2015.

Trang 5

Nếu các bên có tranh chấp tự thương lượng được thì sự việc được giải quyếtnhanh, các bên vẫn vẫn có thể giữ được quan hệ với nhau.

Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/trungtâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương ángiải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận quahòa giải.

Theo quy định hiện hành thì: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyếttranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làmtrung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp” và phải tuân thủ các nguyên tắc,3

điều kiện mà nghị định này quy định 4

Giải quyết tranh chấp thương mại tại Toà án là phương thức giải quyết tranh

chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết Bộ luật Tố tụng

dân sự 2015 quy định cụ thể về nguyên tắc, trình tự giải thực hiện5.

Trọng tài thương mại là một trong bốn phương thức giải quyết tranh chấpthương mại trên thế giới và tại Việt Nam Phương thức này ngày càng được chọn làmphương thức giải quyết tranh chấp thương mại 6

1.2Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

1.2.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoảthuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 7

Các tranh chấp thương mại là tranh chấp được phép lựa chọn trọng tài là cơquan giải quyết tranh chấp giữa các bên , gồm: 8

(1) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại9

Trang 6

(2) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạtđộng thương mại10

(3) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyếtbằng Trọng tài11

Giải quyết các tranh chấp thương mại cần đáp ứng các yêu cầu chủ yếusau: Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động thươngmại; Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên; Giữ bímật, uy tín của các bên liên quan và ít tốn kém nhất.

1.2.2 Điều kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

Để có thể giải quyết vấn đề bằng phương thức này thì cần đáp ứng đầy đủđiều kiện quy định, trong đó phải có thoả thuận trọng tài 12

Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp Thỏathuận này có thể được lập theo nhiều cách khác nhau nhưng phải dưới dạng văn bảnhoặc là bằng điều khoản trong hợp đồng hoặc lập riêng Một số cạc thức sau đâycũng được xem là đã lập bằng văn bản : thư điện tử, fax, email, trao đổi thông tin13

trực tiếp bằng văn bản, … Đồng thời phải lưu ý một số nội dung sau để không bị roiqvào trường hợp thỏa thuận bị vô hiệu

Thỏa thuận trọng tài sẽ bị bô hiệu nếu nếu như rơi vào trường hợp sau: Thoảthuận trọng tài vi phạm vào điều mà pháp luật cấm Một trong các bên bị bên kia lừa;

dối, cưỡng ép, … và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu không lập;

đúng hình thức quy định Người xác lập không có thẩm quyền, không có năng lực;

hành vi dân sự không thuộc thẩm quyền gải quyết của trọng tài ; 14

1.2.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài gồm:

Trang 7

o Các bên có tranh chấp bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ Hội đồngtrọng tài phải tạo điều kiện cho các bên thực hiện.

o Trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan và tuân thủ những điều luật định;tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thoả tuận đó không trái đạo đức xã hội,không vi phạm điều cấm.

o Không tiến hành công khai nếu như các bên không có thỏa thuận kháco Phán quyết của trọng tài là chung thẩm 15

1.2.4 Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thươngmại

Trọng tài tồn tại dưới hình thức trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế

Trọng tài quy chế còn được gọi là trọng tài thường trực hay trung tâm trọng tàivà có một số đặc điểm chung là Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độclập với nhau Mỗi trung tâm trọng tài được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tổtụng, điều lệ riêng; hoạt động giải quyết tranh chấp do trọng tài viên thuộc trung tâmthực hiện.

Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại theo quy địnhcủa Luật trọng tài thương mại, trình tự, thủ tục giải quyết do các bên thoả thuận.Trọng tài vụ việc hoạt động không có văn phòng, địa điểm cố định; quy tắc tố tụngriêng.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có những đặc điểm cơ bản như sau: Tínhchung thẩm của phán quyết; Sự công nhận quốc tế; Thủ tục, thời gian thực hiện linh

hoạt; Bảo mật; Bảo đảm sự kết hợp giữa thỏa thuận và phán quyết, …

1.2.5 Trình tự thực hiện

Khi có đủ điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì cácbên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài.

15 §4 Luật TTTM 2010.

Trang 8

Trình tự Nội dungBước 1 Xét thời hiệu khởi kiện

Bước 2 Gởi đơn khởi kiện kèm các tài liệu liên quanBước 3 Thành lập Hội đồng trọng tài

Bước 4 Chuẩn bị giải quyết

Bước 5 Mở phiên họp và ra phán quyết16

Bước 1 Xét thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp củabên bị xâm phạm, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác 17

Bước 2 Gởi đơn kèm các tài liệu liên quan

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởikiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vôhiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Trình tự thực hiện tại trọng tài chia thành hai loại: thực hiện tại trung tâm trọngtài và thực hiện tại trọng tài vụ việc Nếu giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài,nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến trung tâm trọng tài; nếu giải quyết bằngtrọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn 18

Bước 3 Thành lập Hội đồng trọng tài

Các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giảiquyết tranh chấp Trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc19

giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch trung tâm trọng tài ra quyết địnhđình chỉ giải quyết tranh chấp Trường hợp không thỏa thuận được thì một Hội đồng

16 §55 Luật TTTM 2010.

17 §33 Luật TTTM 2010.

18 §30 Luật TTTM 2010.

19 §38 Luật TTTM 2010.

Trang 9

trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp Nếu các bên không có thỏa thuậnvề số lượng thì hội đồng sẽ gồm 3 thành viên 20

Trọng tài viên không được rơi vào trường hợp bị cấm ; trọng tài viên phải từ21

chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích, người đại diện của một bên; có lợi íchliên quan; có căn cứ cho thấy họ không vô, tư, khách quan; đã là hòa giải viên, ngườiđại diện, luật sư của một bên tham gia vụ việc 22

Bước 4 Chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn này, Hội đồng sẽ tiến hành một số việc như là xác minh sự việc,thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Bước 5 Mở phiên họp và ra phán quyết

Phiên họp này được mở ra nhằm mục đích để các bên thực hiện hòa giải, thỏathuận việc giải quyết tranh chấp

Nếu các bên thoả được được với nhau thì vụ việc được hoà giải thành Biên bảnhoà giải thành được lập có chữ ký xác nhận của trọng tài viên và các bên tham gia 23

Trong trường hợp này, một quyết định công nhận thoả thuận thành của các bên đượclập bởi Hội đồng trọng tài Quyết định này là chung thẩm và nó có giá trị như mộtphán quyết của trọng tài.

Khi các bên không hòa giải thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranhchấp Khi hòa giải không thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp Hộiđồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ýkiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài 24

Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành 25

Trang 10

1.2.6 Huỷ phán quyết của trọng tài

Hủy phán quyết trọng tài là một thủ tục pháp lý chặt chẽ do Tòa án thực hiệnnhằm xem xét lại một phán quyết của trọng tài đã ban hành có tuân thủ đầy đủ cácquy định về trình tự, thủ tục xét xử của trọng tài thương mại theo luật định.

Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.Phán quyết trọng tài bị hủy trong các trường hợp theo quy định trong đó có trườnghợp bị huỷ do Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật ViệtNam”26

Các bên trong tranh chấp thương mại có quyền gửi đơn đến Tòa án để yêu cầuhủy phán quyết của Hội đồng trọng tài và có nghĩa vụ chứng minh phán quyết nàykhông đúng Nếu yêu cầu huỷ phán quyết của trọng tài xuất phát từ nguyên nhânphán quyết quyết đó là trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật thì trách nhiệm thuthập chúng cứ để làm cơ sở huỷ hay không huỷ phán quyết trọng tài thuộc về Toàán 27

Chương 2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mạivà kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại2.1 Tình hình chung

Ngay sau khi Luật Trọng tài thương mại 2010 có hiệu lực, trong vòng 4 năm, từnăm 2011 đến năm 2015, tổng cộng có 1.381 phán quyết của trọng tài được banhành; riêng trong năm 2015 là 1.255 vụ, tăng 389 vụ so với năm 2014 Điển hình28

như ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thì trong giai đoạn 2011 - 2019 giảiquyết 1.259 vụ, tăng 336% so với giai đoạn 2003 - 2010

Mặc dù, số vụ tranh chấp được giải quyết thông qua Trọng tài thương mại giatăng nhưng tổng số vụ mà các trung tâm Trọng tài thương mại giải quyết vẫn cònkhiêm tốn so với khối lượng tranh chấp thương mại rất lớn mà ngành Tòa án xử lý.Cụ thể, số vụ việc giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam chưa tới 1% số

26 §68.2 Luật TTTM 2010, §14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

27 §69, §70 Luật TTTM 2010, §14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

28 Báo cáo của Bộ Tư pháp số 74/BC-BTP ngày 08/4/2016

Trang 11

vụ được thực hiện tại Tòa án 29

Bên cạnh dó, thực tiễn cũng cho thấy, hiện nay, các phán quyết của trọng tài bịhủy là có tăng Chỉ riêng tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, năm 2003 - 2014có tới 43% trong số đơn yêu cầu huỷ bị hủy: trong số 26 vụ yêu cầu Tòa án hủy phánquyết trọng tài, thì chỉ có 09 phán quyết bị hủy, chiếm 34,6% tổng số vụ tranh chấpyêu cầu hủy 30

Tỷ lệ hủy phán quyết của trọng tài trong 04 năm, từ năm 2011 đến năm 2014 là50 vụ Tại Tòa án nhân dân Hà Nội, năm 2015 là 07 vụ, năm 2016 là 11 vụ, năm31

2017 với 14 vụ; 6 tháng đầu năm 2018 thụ lý 5 vụ; yêu cầu hủy phán quyết tổng cộnglà 26 vụ 32

Bảng tổng hợp một số bản án, phán quyết của Toà án liên quan đến phánquyết của trọng tài33

Chấn nhận huỷ

PQTT ngày 25/01/20192 Số 19/18 ngày 23/9/2019

02/2018/QĐ-của Hội đồng trọng tài trung tâm VIAC

Hủy Thành phố Hà Nội

Chấn nhận huỷ

PQTT ngày 18/7/20193 Số 85/16 ngày 20/2/2019

07/2019/QĐ-của Hội động trọng tài trung tâm VIAC

Hủy Thành phố Hà Nội

Chấn nhận huỷ

PQTT ngày 25/7/20194 Số 13/20 HCM ngày

08/2019/QĐ-14/11/2020 của Trung tâm trọng tài quốc tế V

Hủy Thành phố Hồ Chí Minh

Khônghuỷ

PQTT ngày 09/3/2021

300/2021/QĐ-29 Giải quyết TCTM: Doanh nghiệp FDI “chuộng” trọng tài hơn tòa án.

30 Một số vấn đề về xem xét hủy phán quyết trọng tài

31 Tòa án huỷ phán quyết của trọng tài thương mại có được hay không??

32 Một số vấn đề về xem xét hủy phán quyết trọng tài

33 Một số vấn đề về xem xét hủy phán quyết trọng tài

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan