Không phải hợpđồng thương mại nào cũng diễn ra với chiều hướng tốt đẹp, khi một bên không thực hiệnđúng nghĩa vụ của hợp đồng họ có trách nhiệm thực hiện những biện pháp giải quyết vớibê
Trang 1CHẾ TÀI CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Trang 2MỤC LỤ
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 4
1 Khái quát về Công ty luật TNHH An Bình 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty luật TNHH An Bình 5
1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty luật TNHH An Bình 6
2 Chế tài hoạt động thương mại trong quy định pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện thông qua kinh nghiệm của các Luật sư tại Công ty Luật TNHH An Bình 7
2.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, chức năng của chế tài trong thương mại 7
2.1.1 Khái niệm chế tài trong thương mại 7
2.1.2 Phân loại chế tài trong thương mại 8
2.1.3 Đặc điểm của chế tài trong thương mại 8
2.1.4 Chức năng của chế tài trong thương mại 9
2.2 Các loại chế tài trong thương mại 11
2.2.1 Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 11
2.2.2 Chế tài phạt vi phạm 12
2.2.3 Chế tài bồi thường thiệt hại 13
2.2.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 14
2.2.5 Chế tài đình chỉ thực hiện hợp dồng 15
2.2.6 Hủy bỏ hợp đồng 16
2.3 Một số kiến nghị hoàn thiện chế tài trong hoạt động thương mại thông qua kinh nghiệm của các luật sư của Công ty Luật TNHH An Bình 17
3 Những kết quả đạt được và một số kiến nghị hoàn thiện 18
3.1 Kết quả đạt được sau quá trình thực tế 18
3.1.1 Những kiến thức chuyên môn 18
3.1.2 Về kỹ năng 19
3.1.3 Về thái độ hành vi 20
Trang 33.2 Một số kiến nghị hoàn thiện 20
3.2.1 Kiến nghị nâng cao công tác của cơ sở thực tập 20
3.3 Kiến nghị với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 21
KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường phát triển từng ngày như hiện nay, đời sống thươngmại diễn ra vô cùng sôi động với vô số hợp đồng thương mại được ký kết Với số lượnghợp đồng thương mại được xác lập nhiều như vậy, các quan hệ hợp đồng trong thươngmại trong đời sống pháp luật nước ta sẽ vô cùng đa dạng và phức tạp Không phải hợpđồng thương mại nào cũng diễn ra với chiều hướng tốt đẹp, khi một bên không thực hiệnđúng nghĩa vụ của hợp đồng họ có trách nhiệm thực hiện những biện pháp giải quyết vớibên đối tác, thực hiện các chế tài trong thương mại được áp dụng đối với bên vi phạmhợp đồng Luật thương mại năm 2005 đã quy định những chế tài trong thương mại, việctìm hiểu những chế tài đó là cần thiết đối khi thực hiện những hợp đồng thương mại, nó
là quy định để giải quyết các tranh chấp giữa các bên khi có một bên vi phạm hợp đồngthương mại
Với sứ mệnh phục vụ khách hàng ở mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh doanhthương mại Công ty Luật TNHH An Bình trong một năm xử lý các vụ việc liên quan đếnkinh doanh thương mại Đa phần, trong quá trình giải quyết các hợp đồng thương mại củakhách hàng, sau khi được nghiên cứu các hồ sơ của những vụ việc tranh chấp kinh doanhthương mại đã được lưu trữ của Công ty, em nhận thấy rằng các chế tài thương mại tronghoạt động thương mại tại Việt Nam hiện nay nói chung và các tranh chấp hiệu lực củahợp đồng thương mại do Công ty thụ lý là một đề tài hay và có tầm ảnh hưởng quan trọngđối với các hoạt động thương mại trong đời sống pháp luật Việt Nam Do đó, em chọn đềtài “Chế tài của hoạt động thương mại trong quy định pháp luật Việt Nam và một số kiếnnghị hoàn thiện” để thực hiện bài báo cáo thực tập này Em mong muốn truyền tải đượcnhững kiến thức về lý luận cũng như thực trạng của vấn đề hiện nay, từ đó góp phần nhỏtrong hoạt động xử lý các tranh chấp kinh doanh thương mại đối với khách hàng có nhucầu, được Công ty Luật TNHH An Bình thực hiện
Trang 5là những cá nhân hay pháp nhân, tổ chức đang có những vấn đề pháp lý cần được xử lýbởi những người có kiến thức luật pháp, có nghiệp vụ chuyên môn và có các kỹ năng giảiquyết hợp đồng thương mại, giải quyết các tranh chấp Vì lẽ đó, Công ty Luật TNHH AnBình được ra đời, đây luôn là địa chỉ uy tín đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và miền Bắcnói riêng.
Một vài thông tin cơ bản của Công ty Luật TNHH An Bình:
Trụ sở chính: số 39, phố Phan Văn Trác, khu đô thị Hà Tiên, phường Liên Bảo, thànhphố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Người đại diện: Vũ Trường Hùng, sinh năm 1984
Các văn phòng đại diện:
Tại Bắc Ninh: Khu Xuân Ổ A, phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh BắcNinh
Tại Bắc Giang: Đường Hùng Vương, Phường Hoàng Văn Thị, Thành phố Bắc Giang,Thành phố Bắc Giang
Tại Phú Thọ: Số nhà 03, Ngõ 2259, Đại lộ Hùng Vương, phường Nông Trang, Thànhphố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Thành lập vào năm 2018, trong xuyên suốt 4 năm hoạt động và phát triển, trải qua cácbiến động khó khăn chung của toàn cầu như dịch bệnh Covid-19, Công ty luật TNHH AnBình đã ngày một hoàn thiện và trở thành một Công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý vớiđội ngũ Luật sư, nhân viên pháp lý có năng lực, kỹ năng trong tranh tụng, xử lý các hợpđồng thương mại, đăng ký thành lập công ty cũng như hỗ trợ pháp lý, trợ giúp pháp lýcộng đồng
Trang 6Không chỉ tập trung vào khu vực miền Bắc cũng như tỉnh Vĩnh Phúc, trong tương laiCông ty có chiến lược mở rộng thị trường sang các tỉnh thành, khu vực lân cận như tạicác thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty luật TNHH An Bình
Công ty Luật TNHH An Bình là một địa chỉ cung cấp các dịch vụ pháp lý, cũng nhưcác Công ty luật khác, Công ty có một số nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ pháp lý theo hợp đồng: đây có thể nói là nhiệm vụ chủyếu và quan trọng nhất đối với công ty Điều này đòi hỏi công ty cần có một nguồn kháchhàng ổn định và tạo dựng được lòng tin cũng như trách nhiệm đối với mỗi hợp đồng màCông ty đã giao kết với khách hàng Theo đó, dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡpháp luật, bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham giabào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự Tham gia tố tụng với
tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ
án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giảiquyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…,soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyềncủa cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch
vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật
Thứ hai, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các Luật sư tại Công ty TNHH An Bình:Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc
là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; Tham gia tố tụng với tư cách là ngườiđại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật;Thực hiện tư vấn pháp luật đối với các vấn đề về tranh chấp hợp đồng kinh tế, lao động,hôn nhân gia đình, đất đai…; Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các
Trang 7công việc có liên quan đến pháp luật Cụ thể là những hoạt động liên quan đến kinh tếnhư tham gia đòi quyền lợi của hợp đồng lao động khi bị chủ doanh nghiệp sa thải tráipháp luật, tham gia đại diện khách hàng yêu cầu người có hành vi xúc phạm đến danh dự,nhân phẩm của khách hàng đính chính, công khai xin lỗi…; Thực hiện dịch vụ pháp lýkhác theo quy định của Luật luật sư như soạn đơn khởi kiện đòi chia di sản thừa kế, đơn
ly hôn, đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của kháchhàng…
Thứ ba, một số hoạt động bị cấm theo pháp luật đối với Công ty luật TNHH An Bình:Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ ánhình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định củapháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc) Không được vừa tham gia tư vấn và tbảo vệ cho
cả nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ việc hay vụ án Điều này sẽ không đảm bảonguyên tắc công tâm, minh bạch, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng; Cố ýcung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúigiục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàngkhiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật Đây không chỉ là hành vi gây sai lệch hồ sơ,
vi phạm nghiêm trọng đến quá trình bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ đó gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng mà còn là đạo đức của một người hành nghề luật, là người bảo vệcông lý, lẽ phải chính vì vậy không được xảy ra những tình trạng như trên; Có lời lẽ,hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng Những cơquan, tổ chức này có thể là bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại các phường, quận,huyện, thành phố hoặc những cán bộ giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước, hoặc Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân…; Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích kháckhi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúppháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổchức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả khánghoặc theo quy định của pháp luật;
Trang 81.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty luật TNHH An Bình
Đứng đầu công ty và là người trực tiếp điều hành, chịu mọi trách nhiệm và làngười đại diện của Công ty là chức vụ Giám đốc Công ty
Phía dưới có sự trợ giúp của các Phó Giám đốc, trợ giúp giám đốc trong công việcđiều hành của Công ty, là người quan tâm sát sao tình hình công việc của công ty rồi báocáo với giám đốc, xin ý kiến chỉ đạo từ giám đốc
Các Luật sư và các chuyên viên pháp lý, nhân viên hành chính: Là những ngườitrực tiếp hoạt động theo chuyên môn và nghiệp vụ của mình Đây là nhóm tiếp xúc trựctiếp với khách hàng, là người thực hiện công việc theo các yêu cầu của khách mang lạidoanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty
Ngoài ra còn có các thực tập sinh, người học việc: nhóm này chủ yếu trợ giúp cáccông việc văn phòng, giảm tải công việc cho nhóm Luật sư, chuyên viên pháp lý Ngoài
ra còn có nhiệm vụ học hỏi cách làm việc, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹnăng thông qua việc hỗ trợ nhóm Luật sư
2 Chế tài hoạt động thương mại trong quy định pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện thông qua kinh nghiệm của các Luật sư tại Công ty Luật TNHH An Bình
2.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, chức năng của chế tài trong thương mại
2.1.1 Khái niệm chế tài trong thương mại
Chế tài trong thương mại được quy định tại Mục 1, Chương VII của luật thương mại
2005 Luật thương mại 2005 không nêu ra khái niệm chế tài trong thương mại mà đithẳng vào các chế tài trong thương mại đầu tiên Vì vậy, muốn hiểu được chế tài trongthương mại, chúng ta cần tìm hiểu từ những quy định về mục đích, tìm hiểu từ tính chấtđược quy định trong luật thương mại Từ đó, có thể hiểu rằng: “chế tài trong thương mại
là các biện pháp pháp lý mà Luật thương mại 2005 cho phép một bên trong hợp đồngthương mại áp dụng đối với bên kia nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp lý cho
Trang 9hành vi vi phạm hợp đồng của mình”.1 Nếu hiểu theo một quan điểm đơn giản hơn, có thểhiểu một cách chung nhất “chế tài là những hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợpđồng phải gánh chịu theo thỏa thuận của các bên hoặc do luật ấn định”.2
Thêm một quan niệm chung nữa về chế tài thương mại đó là: “Cách thức áp đặt đốivới một người, mà tại đó một quyền được thi hành hoặc được làm thỏa mãn bởi tòa ánkhi ai đó bị thiệt hại hay tổn thương mà xã hội thừa nhận đó là một hành vi sai trái”.3
2.1.2 Phân loại chế tài trong thương mại
Luật thương mại 2005 đã nêu chỉ ra các loại chế tài thương mại tại Điều 292, vị trí đầutiên trong Mục 1 Chế tài trong thương mại Chế tài trong thương mại bao gồm: (1) buộcthực hiện đúng hợp đồng, (2) phạt vi phạm, (3) bồi thường thiệt hại, (4) tạm ngừng thựchiện hợp đồng, (5) đình chỉ thực hiện hợp đồng, (6) hủy bỏ hợp đồng, (7) các biện phápkhác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam,điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quánthương mại quốc tế Dựa vào các loại chế tài được nêu, có thể chia chế tài trong thươngmại thành “loại chế tài áp dụng chung đối với vi phạm bất kể hợp đồng nào và chế tài chỉ
áp dụng với các vi phạm hợp đồng song vụ đền bù”.4
Nhận thấy, pháp luật Việt Nam chấp nhận chế tài thứ bảy là các biện pháp được hìnhthành do thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng nếu biện pháp đó có giá trịpháp lý dưới mọi hình thức Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự chủ động trongviệc giải quyết các hậu quả xảy ra vì vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại, cáctranh chấp sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn, giảm thiểu thủ tục pháp lý khiến việc bồithường bị kéo dài Tuy nhiên, cần kiểm soát được các biện pháp do các bên tự thỏa thuậnvới nhau để tránh tình trạng lạm dụng, lách luật, tạo ra sự không cần bằng với đời sốngthương mại
1 PGS.TS Phan Huy Hồng, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về Thương mại hàng hóa và Dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, năm 2020, tr.434.
Trang 102.1.3 Đặc điểm của chế tài trong thương mại
Thứ nhất, chủ thể áp dụng chế tài trong thương mại là các bên của hợp đồng thươngmại Chủ thể áp dụng chế tài có thể tự quyết định rằng có áp dụng các chế tài thương mạikhi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc quyết định không áp dụng Điều thểhiện chế tài thương mại không có những đặc điểm giống như chế tài hành chính, chế tàihình sự
Thứ hai, điều kiện chung để áp dụng các loại chế tài trong thương mại là có hành vi viphạm hợp đồng của một bên hoặc của cả hai bên Các chế tài thương mại sẽ được ápdụng nếu xảy ra các trường hợp như khi một bên hoặc cả hai bên hành động hoặc khônghành động trái với nghĩa vụ của hợp đồng Cần lưu ý, các nghĩa vụ hợp đồng phát sinhdựa trên những cơ sở của pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng như Bộ luật Dân sự
2015 đã quy định về nghĩa vụ và hợp đồng tại phần thứ ba Do vậy, ngoài các thỏa thuậngiữa các bên, nghĩa vụ của các bên còn được điều chỉnh bởi nhà nước, mang tính cưỡngchế của nhà nước
Thứ ba, có các điều kiện áp dụng riêng đối với các loại chế tài trong thương mại khácnhau Giống như đặc điểm thứ hai đã nêu trên, các điều kiện riêng có thể xác lập dựa trênthỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng hoặc theo những quy định của pháp luật mangtính bắt buộc
Thứ tư, có thể đồng thời áp dụng nhiều chế tài trong thương mại khác nhau đối vớimột hành vi vi phạm hợp đồng Tuy nhiên, không thể áp dụng đồng thời hai chế tài cómục đích, bản chất hay hậu quả pháp lý trái ngược nhau
2.1.4 Chức năng của chế tài trong thương mại
Giống như chế tài – một trong những bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật, cácchế tài trong thương mại thường có các chức năng phòng ngừa vi phạm, chức năng xử lý
vi phạm Bên cạnh đó còn có các chức năng khác như chức năng khắc phục vi phạm vàchức năng giáo dục pháp luật
Về chức năng phòng ngừa vi phạm Việc phòng ngừa vi phạm trong giao kết hợp đồngthương mại là cần thiết, nó như một chiếc phao cho các bên khi giao kết hợp đồng vớinhau khi có một quy định đảm bảo rằng những thiệt hại, rủi ro nếu xảy ra trong tương lai
Trang 11thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị ảnh hưởng cũng sẽ có một chế tài để xử lý,khắc phục hậu quả do thiệt hại Phòng ngừa thiệt hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên tham gia hợp đồng thương mại là một điều rất cần thiết, thúc đẩy hoạt độngmua bán hàng hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, luật thương mại 2005 đã quy các chế tài để đảmbảo được các bên tự giác thực hiện đúng hợp đồng, Nhìn chung, các chế tài thương mại
sẽ tạo nên một sợi dây tin tưởng, kết nối các bên tham gia giao kết hợp đồng thương mại,tạo niềm tin, uy tín đủ mạnh để tiếp tục hợp tác cùng nhau
Về chức năng khắc phục vi phạm Trong giao hợp đồng thương mại, mặc dù các bêntham gia có sự tin tưởng lẫn nhau, được đảm bảo bởi các chế tài trong thương mại Tuynhiên, không thể có một sự an toàn tuyệt đối, vì vậy chức năng khắc phục vi phạm sẽxuất hiện khi các bên không hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình và gây ra thiệt hại
“Chức năng này thể hiện rõ nhất trong chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Nhưng kể
cả trong quy định về chế tài hủy bỏ hợp đồng, chức năng này vẫn thể hiện thông qua quyđịnh khắt khe về điều kiện áp dụng áp dụng chế tài cũng như xử lý hậu quả của việc ápdụng chế tài này”.5
Về chức năng xử lý vi phạm Trường hợp bên bị ảnh hưởng, bị xâm phạm đến lợi íchcủa mình sẽ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Đây là chức năng chính của chế tàitrong thương mại bởi lẽ mục đích chính khi áp dụng những chế tài này là yêu cầu đượcbồi thường thiệt hại, xử lý vi phạm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại Mỗichế tài khác nhau sẽ có những tác động khác nhau trong quan hệ hợp đồng, cần lựa chọnhợp lý, phù hợp loại chế tài đối với hành vi vi phạm tác động đến quan hệ hợp đồng
Về chức năng giáo dục pháp luật Chức năng này được thể hiện thông qua sự rút kinhnghiệm, sự cẩn thận sau khi bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã từng bị áp dụng các chếtài trong thương mại Các chế tài thương mại ngoài những chức năng đã được nêu trên,chức năng giáo dục sẽ giúp giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra, tạo ra sự tự giáctrong thực hiện hợp đồng của các bên tham gia.6
Trang 122.2 Các loại chế tài trong thương mại
2.2.1 Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Chế tài này được, định nghĩa tại khoản 1, điều 297, Luật Thương mại 2005, “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”
Nhìn vào vị trí, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định đầu tiên so vớicác chế tài khác Có thể nói, chế tài này điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ phát sinh khi mộthợp đồng thương mại được ký kết Một hợp đồng cần được tiếp tục thực hiện cho dù hợpđồng đó đã bị vi phạm bởi những lý do khách quan và chủ quan Ở quy định này, ta cóthể thấy rõ chủ thể thường áp dụng chế tài này là bên bị vi phạm Với mục đích là kinhdoanh, việc một bên bị ảnh hưởng khi bị bên còn lại thực hiện không đúng theo hợp đồngcũng là chuyện thường gặp, do vậy chế tài này sẽ là công cụ hữu hiệu để áp đặt các bênthực hiện các nghĩa vụ mà họ đã cùng giao kết.7
Để áp dụng được chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, cần lưu ý về những điều kiệnsau:8
Đầu tiên, giữa các bên phải có hợp đồng thương mại và phải có hiệu lực pháp luật Vìnếu không xác lập một quan hệ hợp đồng thương mại, sẽ không có hợp đồng do vậy chếtài buộc thực hiện đúng hợp đồng không thể được áp dụng Ngay cả khi một hợp đồng vôhiệu do không có hiệu lực pháp luật, chế tài này cũng không thể áp dụng vì quan hệ phátsinh giữa các bên ký kết sẽ không được pháp luật công nhận
Thứ hai, phải có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm Bên bị vi phạm
có thể áp dụng chế tài này với mọi hành vi vi phạm của bên vi phạm hợp đồng và lỗithuộc về bên vi phạm.9