Giải thích ý nghĩa và mối quan hệ giữa các mục (lớn và nhỏ) của các chương 1, 2, 3, 4 theo Tài liệu Quản trị học của tác giả Richard L. Daft

39 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải thích ý nghĩa và mối quan hệ giữa các mục (lớn và nhỏ) của các chương 1, 2, 3, 4 theo Tài liệu Quản trị học của tác giả Richard L. Daft

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI QUẢN TRỊ HỌC

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

ĐỀ TÀI: “ Giải thích ý nghĩa và mối quan hệ giữa các mục (lớn và nhỏ) của các chương 1, 2, 3, 4 theo Tài liệu

Trang 2

“MỤC LỤC LỜI TRI ÂN

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CHƯƠNG 1, 2, 3, 4

CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ TRONG THỜI KỲ BẤT ỔN 1

7 Phân loại nhà quản trị 4

7.1 Phân loại NQT theo chiều dọc 5

7.2 Phân loại NQT theo chiều ngang 6

8 Những đặc trưng của một nhà quản trị 6

8.1 Các hoạt động của nhà quản trị 6

8.2 Các vai trò của nhà quản trị 7

9 Quản trị doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận 8

9.1 Các doanh nghiệp nhỏ 8

9.2 Các tổ chức phi lợi nhuận 8

10 Năng lực quản trị hiện đại 9

Trang 3

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ 10

1 Bạn là nhà quản trị theo phong cách cũ hay mới ? 10

2 Quản trị và tổ chức 10

3 Quan điểm cổ điển 10

3.1 Quản trị theo khoa học 10

3.2 Tổ chức quan liêu 11

3.3 Các nguyên tắc quản trị 12

4 Quan điểm con người: 12

4.1 Trào lưu về mối quan hệ con người 13

4.2 Quan điểm về nguồn nhân lực 13

4.3 Cách tiếp cận theo khoa học hành vi 13

5 Khoa học quản trị 13

6 “ Các khuynh hướng lịch sử gần đây 13

6.1 Tư duy hệ thống 14

6.2 Tư duy tình huống 14

6.3 Quản trị chất lượng toàn diện 14

7 Tư duy quản trị đổi mới trong thế giới đang thay đổi 14

7.1 Các công cụ quản trị hiện đại 14

7.2 Quản trị nơi làm việc định hướng theo công nghệ 14

CHƯƠNG 3 VĂN HÓA CÔNG TY VÀ MÔI TRƯỜNG 16

1 Bạn có thích ứng với sự bất ổn trong quản trị 17

2 Môi trường bên ngoài 17

2.1 Môi trường tổng quát 17

2.2 Môi trường công việc 18

Trang 4

3 Mối quan hệ giữa tổ chức và môi trường 20

3.1 Sự bất trắc của môi trường 20

3.2 Thích ứng với môi trường 21

4 Môi trường nội bộ : Văn hóa tổ chức 21

5 Các loại hình văn hóa 22

5.1 Văn hóa thích ứng 22

5.2 Văn hóa thành tựu 22

5.3 Văn hóa tận tụy 23

5.4 Văn hóa ổn định 23

6 Định hình văn hóa công ty để đáp ứng sự đổi mới 23

6.1 Quản trị nền văn hóa có năng suất cao 23

6.2 Lãnh đạo văn hóa 23

CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU 24

1 Bạn đã sẵn sàng để làm việc trong môi trường quốc tế? 24

2 Thế giới không biên giới 24

2.1 Toàn cầu hóa 24

2.2 Phát triển tư duy toàn cầu 24

3 Các công ty đa quốc gia 25

3.1 Làn sóng chống toàn cầu hóa 25

3.2 Phục vụ tầng đáy của kim tự tháp 26

4 Khởi sự hoạt động kinh doanh quốc tế 27

4.1 Xuất khẩu 27

4.2 Đặt hàng toàn cầu 27

4.3 Cho thuê 28

Trang 5

4.4 Đầu tư trực tiếp 28

5 Môi trường kinh doanh quốc tế 28

6 Môi trường kinh tế 29

6.1 Sự phát triển kinh tế 29

6.2 Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế 29

7 Môi trường chính trị - luật pháp “ 29

8 Môi trường văn hóa xã hội 29

8.1 Các giá trị xã hội “ 29

8.2 Các khác biệt trong truyền thông 31

9.1 Trung Quốc: Một tập đoàn sản xuất 31

9.2 Ấn Độ: Người khổng lồ về dịch vụ 32

9.3 Brazil: Sự tăng trưởng quyền lực không chính thức 32

10 Các liên minh mậu dịch quốc tế 32

10.1 GATT và WTO 32

10.2 Liên minh Châu Âu (EU) 32

10.3 Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA) 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI TRI ÂN

Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hữu Nhuận đã dạy môn Quản trị học cho em và cũng như các bạn trong lớp Sau khi học môn này thông qua các lời giảng dạy và các ví dụ thực tế của thầy thì em đã hiểu được một cách sơ bộ cách mà nhà quản trị hoạt động để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất và làm thế nào để có thể trở thành một nhà quản trị thực thụ Em cảm thấy phương pháp giảng dạy của thầy thật sự có hiệu quả khi em đã có thể ghi nhớ được kiến thức sau quá trình ghi chép vào tập, cũng như thật sự tập trung vào bài học khi được tách rời với các tác nhân gây xao nhãng như tiếng ồn từ lớp hoặc điện thoại di động Em mong thầy vẫn luôn có thể giữ được nhiệt huyết khi giảng dạy những lớp sau này và có những tiết dạy học thật thành công! Em cảm ơn thầy đã luôn dành sự quan tâm và nhiệt tình đối với em cũng như lớp ạ!

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CHƯƠNG 1, 2, 3, 4

1 Chương 2 cung cấp các lý thuyết, quan điểm và nguyên tắc quản trị đã tồn tại trong lịch sử để nhà quản trị áp dụng trong môi trường bất ổn hiện nay đã được thể hiện ở Chương 1 Vì thế Chương 2 bổ trợ Chương 1

2 Chương 3 là yếu tố thúc đẩy, cụ thể là môi trường, hình thành nên các tư tưởng quản trị trong Chương 2 vì khi môi trường thay đổi thì các tư tưởng quản trị cũng sẽ thay đổi để phù hợp với nó Vì vậy Chương 3 hỗ trợ làm sáng tỏ và bổ sung Chương 2

3 Chương 4 là một khía cạnh về môi trường bên ngoài đã được đề cập trong Chương 3 Nên Chương 4 giúp làm rõ và cụ thể và đi vào một khía cạnh nhỏ hơn của Chương 3

Trang 7

1

CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ TRONG THỜI KỲ BẤT ỔN

*Ý NGHĨA CHƯƠNG: Nội dung chương "Quản trị học trong thời kỳ bất ổn" trong môn quản trị học có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp hiểu rõ cách quản lý và điều hành tổ chức hoặc doanh nghiệp trong bối cảnh môi trường kinh doanh hoặc xã hội đang trải qua những biến đổi không chắc chắn Đầu tiên, chương cung cấp khái niệm bao quát về nhà quản trị và ý nghĩa của vị trí này trong một tổ chức thông qua việc phân loại dựa trên các kỹ năng Giúp sinh viên hiểu rõ về quy trình để có thể trở thành nhà quản trị và các hoạt động của NQT có ý nghĩa như thế nào việc quản lý doanh nghiệp

- Mục 1 đến 8: What - Mục 9 và 10: How

- Các mối quan hệ mục lớn: + Mục 3 và 4 hỗ trợ mục 2 + Mục 6 được hỗ trợ bởi mục 5

+ Mục 8 giúp chúng ta hiểu vì sao phải học mục 7

+ Khi vận dụng các mục trên thì cần lưu ý mục 9 và 10 và mục 10 hỗ trợ mục 9 - Các mối quan hệ mục nhỏ:

+ Trong mục 7, mục 7.2 giúp làm rõ vấn đề và vì sao mục 7.1 tồn tại + Trong mục 9, mục 9.1 làm sáng tỏ mục 9.2

1 Bạn đã sẵn sàng chuẩn bị để trở thành nhà quản trị?

Một bài test kiểm tra đánh giá kiến thức của bản thân về chủ đề

2 Tại sao đổi mới là một vấn đề quan trọng ?

- Đổi mới là quá trình hình thành các ý tưởng và đưa các ý tưởng vào thực tiễn Đổi mới là

chuyển hóa các ý tưởng để thu lợi nhuận

-> Không đổi mới sẽ dẫn đến việc không một công ty nào có thể tồn tại với thời gian Tỉ lệ đổi mới thành công thông thường là 2%

- Có 2 loại lợi thế cạnh tranh để giành chiến thắng giữa các doanh nghiệp: + Chi phí thấp (dẫn đầu chi phí): Ảnh hưởng chất lượng

+ Khác biệt hóa: Khó sao chép

Trang 8

2

- Để có thể đạt được sự thành công về phương diện dài hạn thì việc đổi mới quan trọng hơn

việc cắt giảm chi phí

4 Các chức năng của quản trị quản trị

- Quản trị bao gồm toàn bộ các hoạt động hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức theo cách hiệu quả và hiệu suất cao thông qua hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức

- Chức năng quản trị là tập hợp các công việc có cùng tính chất do phân công và chuyên môn hóa lao động trong hoạt động quản trị tạo ra

Công việc quản trị Phân công Chức năng quản trị Mục tiêu Chuyên môn hóa

- 5 nhiệm vụ của NQT: Hoạch định -> Tổ chức -> Chỉ huy -> Phối hợp -> Kiểm soát (Henry, 1916) Sau đó 5 nhiệm vụ được hợp thành 4 chức năng: hoạch định -> tổ chức ->lãnh đạo -> kiểm soát

Trang 9

- Tầm quan trọng của chức năng quản trị: Tùy thuộc vào vị trí của nhà quản trị - Hoạch định quan trọng đối với NQT cấp cao

- Tổ chức quan trọng đối với NQT cấp trung - Lãnh đạo quan trọng đối với NQT cấp cơ sở

- Kiểm soát quan trọng đối với toàn bộ cấp bậc NQT

5 Kết quả thực hiện hoạt động của tổ chức

- Kết quả thực hiện hoạt động của tổ chức được đánh giá qua hiệu quả và hiệu suất - Hiệu quả (effectiveness): Làm đúng việc

- Hiệu suất (efficiency): Làm đúng cách

- Hiệu quả thực hiện: Đo lường mức độ hoàn thành nhiệm vụ (số lượng và chất lượng) hay mức độ hoàn thành mục tiêu

HIỆU QUẢ = KẾT QUẢ / MỤC TIÊU

- Hiệu suất thực hiện: Đo lường khả năng sử dụng các nguồn lực của tổ chức trong việc hướng tới mục tiêu

HIỆU SUẤT = KẾT QUẢ / HAO PHÍ

=> Kết quả thực hiện hoạt động của tổ chức phải đạt cả hiệu quả lẫn hiệu suất

Trang 10

- Đối với kỹ năng nhân sự, tầm quan trọng là ngang nhau giữa các cấp bậc NQT

- Đối với kỹ năng tư duy, tầm quan trọng giảm dần từ NQT cấp cao đến cấp trung đến cấp cơ sở

=> Tất cả cấp bậc NQT đều cần 3 kỹ năng này nhưng mức độ quan trọng thì tùy thuộc vào vị trí của NQT

7 Phân loại nhà quản trị

* Mục 2 hỗ trợ làm sáng tỏ mục 1

- Chiều ngang tác động qua lại với chiều dọc, chiều ngang làm sáng tỏ chiều dọc

- Nhà quản trị là những con người trong tổ chức, thực hiện những hoạt động hỗ trợ, giám sát và động viên người khác nỗ lực thực hiện công việc, giúp họ hoàn thành mục tiêu đề ra

- Trách nhiệm của NQT: + Công việc

+ Con người / Nhân viên * Lưu ý:

- Không phải ai trong tổ chức cũng là NQT

- Các mối quan hệ: “Mạng lưới giao tiếp – Mạng lưới tương tác”

Trang 11

5 Cấp trên

Cấp dưới

7.1 Phân loại NQT theo chiều dọc

- NQT cấp cao chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ tổ chức Các chức danh thường là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc cấp cao, Tổng giám đốc hay Phó Tổng giám đốc điều hành - NQT cấp cao chịu trách nhiệm thiết lập mục tiêu tổ chức, xác định các khách hàng chiến lược (chiến lược -> chiến thuật -> tác nghiệp), quan tâm môi trường bên ngoài và ra các quyết định có ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức “

- NQT cấp cao nhìn về tương lai dài hạn, chịu TN truyền đạt một tầm nhìn (3 đến 5 năm), định hình văn hóa công ty và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh

- NQT cấp trung làm việc tại các cấp trung gian của tổ chức và chịu trách nhiệm cho hoạt động của các đơn vị kinh doanh và bộ phận chủ yếu Các NQT cấp trung thường có từ 2 cấp dưới trực thuộc mình

- NQT cấp trung chịu trách nhiệm triển khai các chiến lược tổng thể thành các kế hoạch chiến thuật, quan tâm đến tương lai ngắn hạn hơn

- Nhiều tổ chức đã cải thiện hiệu suất bằng cách cắt giảm không những các NQT cấp trung mà còn cắt giảm cấp trung gian trong cơ cấu tổ chức

NQT cấp caoNQT cấp trung

NQT cấp cơ sở

Trang 12

6

- NQT cấp cơ sở: chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ Họ chịu trách nhiệm về hoạt động của các đội và những nhân viên không giữ chức vụ quản lý (quản đốc, trưởng dây chuyền sản xuất, trưởng bộ phận, trưởng phòng … ),…).”

7.2 Phân loại NQT theo chiều ngang

+ Chịu trách nhiệm về các công việc đóng góp trực tiếp cho kết quả đầu ra của tổ chức

+ Là NQT cấp cơ sở - NQT tham mưu

+ Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn, họ sử dụng năng lực chuyên môn để tư vấn hỗ trợ những người lao động theo tuyến nỗ lực thực hiện công việc

+ Là NQT cấp cơ sở

- NQT điều hành/ Giám đốc điều hành

+ Chịu trách nhiệm về hoạt động của nhiều bộ phần thực hiện các chức năng khác nhau

- Đối mặt và giao tiếp qua lời nói

- Đa dạng và không liên tục Nghiên cứu của Henry Mintzberg - Tương tác đồng sự và những người bên ngoài

Trang 13

7 -…

Vì vậy, NQT nên lập kế hoạch cho hoạt động công việc cần làm hằng ngày => Lịch làm việc (nên làm theo tuần)

- Chuyển đổi sự nhận dạng:

Vì vậy, một trong những sai làm mà NQT thường mắc phải là ho mong muốn làm tất cả mọi việc từ bản thân mình thay vì ủy quyền

8.2 Các vai trò của nhà quản trị

- Vai trò là một tập hợp các hành vi, là những hoạt động cụ thể mà một người phải đảm nhận để thực hiện nhiệm vụ tương xứng với vị trí -> bên trong và bên ngoài tổ chức - Nhóm vai trò tương tác (tiếp xúc giữa người với người)

+ Người đại diện: Thực hiện những hoạt động mang tính hợp pháp

+ Người lãnh đạo: Thực hiện những hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ với cấp dưới, truyền thông, liên lạc, thức đẩy và huấn luyện họ

+ Người liên kết: Thực hiện những hoạt động nhằm duy trì mạng lưới liên lạc bên ngoài để có thông tin và sự giúp đỡ

- Nhóm vai trò thông tin

+ Người thu thập thông tin (giám sát): Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau + Người phổ biến thông tin (truyền đạt thông tin nội bộ): Cung cấp thông tin cần thiết cho người dưới quyền

+ Người phát ngôn (truyền đạt thông tin đối ngoại): Trình bày các thông tin về tổ chức với bên ngoài

Trang 14

8 * Lưu ý: Tầm quan trọng của các vai trò

- Việc nhấn mạnh vai trò lệ thuộc vị trí của NQt, các kỹ năng và khả năng bẩm sinh, loại hình tổ chức, hoặc mục tiêu đạt được của bộ phận đó

-> Mỗi vai trò sẽ thể hiện các hoạt động mà NQT thực hiện để cuối cùng hoành thành được các chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát => Mục đích: thực hiện 4 chức năng

9 Quản trị doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận

Các nhà quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận có vai trò khác nhau Các nhà quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ thường nhấn mạnh vai trò người phát ngôn và người khởi xướng kinh doanh, trong khi các nhà quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận thường nhấn mạnh vai trò người phát ngôn, người lãnh đạo, và người phân bổ nguồn lực

9.2 Các tổ chức phi lợi nhuận

Các nhà quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận cũng phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, bao gồm:

- Người phát ngôn: Họ cần quảng bá tổ chức của mình cho các nhà tài trợ và công chúng - Người lãnh đạo: Họ cần xây dựng một cộng đồng của nhân viên và các tình nguyện viên định hướng theo sứ mệnh

- Người phân bổ nguồn lực: Họ cần phân bổ các nguồn lực của chính phủ và các quỹ tài trợ

Trang 15

9

10 Năng lực quản trị hiện đại

Trong những năm gần đây, thế giới đã thay đổi nhanh chóng, dẫn đến sự thay đổi trong cách thức quản trị Các nhà quản trị hiện đại cần phải chuyển từ vai trò kiểm soát sang vai trò tạo điều kiện, lãnh đạo đội, quản trị mối quan hệ và hướng đến tương lai

- Tạo điều kiện: Nhà quản trị cần hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc với khả năng cao nhất, bao gồm cung cấp tài nguyên, gỡ bỏ rào cản, cung cấp cơ hội học tập, phản hồi thông tin, huấn luyện và hướng dẫn sự phát triển nghề nghiệp

- Lãnh đạo đội: Nhà quản trị cần có kỹ năng lãnh đạo đội để phối hợp công việc giữa các nhân viên, kể cả những người không thuộc quyền quản lý trực tiếp

- Quản trị mối quan hệ: Nhà quản trị cần xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và hợp tác với nhân viên, khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác

- Hướng đến tương lai: Nhà quản trị cần thiết kế tổ chức và văn hóa sáng tạo, thích ứng và đổi mới

Trang 16

10

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ

* Ý NGHĨA CHƯƠNG: Tóm tắt một số lý thuyết quản trị đã hình thành trong lịch sử quản trị và nêu lên giá trị của việc phát triển góc nhìn hỗ trợ cho quan điểm khái quát hóa và dài hạn

- Mục 1 đến 6: What - Mục 7: How

- Các mối quan hệ mục lớn:

+ Các mục 3 và 4 hỗ trợ mục 2 + Mục 6 bổ nghĩa, làm sáng tỏ mục 5

+ Khi vận dụng các mục từ 1 đến 6 thì cần lưu ý mục 7 - Các mối quan hệ mục nhỏ

+ Trong mục 3, mục 3.3 hỗ trợ mục 3.2 và 3.1

+ Trong mục 4, mục 4.2 hỗ trợ mục 4.1, mục 4.3 hỗ trợ mục 4.1 và 4.2 + Trong mục 6, mục 6.3 hỗ trợ mục 6.1 và 6.2

+ Trong mục 7, mục 7.2 hỗ trợ 7.1

- Vấn đề quản trị đã có từ lâu nhưng các lý thuyết (tư tưởng) quản trị chỉ thực sự hình thành và phát triển vào đầu thế kỷ 20 thế kỉ XX

1 Bạn là nhà quản trị theo phong cách cũ hay mới ?

Một bài test kiểm tra đánh giá kiến thức của bản thân về chủ đề

2 Quản trị và tổ chức

- Tư tưởng quản trị ra đời gắn liền với kinh tế, chính trị, xã hội Lý thuyết quản trị Thực tiễn quản trị - Mối quan hệ khoa học và nghệ thuật: Dĩ bất biến, ứng vạn biến - Lý thuyết quản trị chia làm 4 nhóm

3 Quan điểm cổ điển 3.1 Quản trị theo khoa học

Frederick W Taylor: cha đẻ lý thuyết quản lý kế hoạch

Trang 17

11

- Tư tưởng chính: Nhấn mạnh đến cách thực hiện và phương pháp quản trị một cách khoa học -> Cải thiện năng suất lao động

- Các nguyên tắc quản trị:

+ Thiết kế công việc một cách khoa học, đào tạo nhân công

+ Lựa chịn công nhân và chú trọng sự phù hợp giữa kỹ năng với công việc + Thù lao phải xứng đáng (vật chất)

+ Phân định rõ trách nhiệm của NQT và công nhân

=> Taylor nhấn mạnh sự tuyển dụng, đào tạo công nhân, sự hỗ trợ từ các quản đốc trong công việc và khuyến khích bằng tiền

* Lưu ý:

- Tư tưởng Taylor rất ít khi khuyến khích công nhân làm việc theo nhóm

- Cách quản trị của Taylor không cho phép công nhân quyết định phương pháp làm việc

3.2 Tổ chức quan liêu

- 6 Đặc trưng / Nguyên tắc: “

+ Chuyên môn hóa lao động : xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ Phân công lao động rõ ràng, bắt nguồn từ các định nghĩa cụ thể về quyền lực và trách nhiệm (trách nhiệm đi đôi với quyền lực)

+ Lựa chọn và đề bạt dựa trên phẩm chất chuyên môn Không nên dựa vào con người mà bạn biết mà nên căn cứ vào năng lực và các phẩm chất chuyên môn và những điều này được thẩm định qua các kỳ thi

+ Các vị trí được thiết lập theo một hệ thống cấp bậc: Mỗi vị trí chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp cao hơn

+ Các nhà quản trị là đối tượng của các quy tắc – quy định để đảm bảo hành vi đáng tin và dự đoán được Quyết định và quá trình mang tinh phi cá nhân và được áp dụng thống nhất cho mọi nhân viên.”

+ Hệ thống quản trị tách rời với hệ thống sở hữu: các mong đợi của người chủ có khả năng bị phớt lờ

+ Các hành động và quyết định được quy định bằng văn bản => Lý thuyết về người đại diện

Trang 18

12

- Ưu điểm: Sử dụng nguồn lực có hiệu quả, công bằng trong công việc - Nhược điểm; Công việc giấy tờ thường quá mức dẫn đến chậm trễ -> Đặt trọng tâm vào ổn định nhiệm vụ

+ Hệ thống quyền hành từ cấp cao đến cấp thấp cần được phân định và tôn trọng + Tính trật tự

+ Đối xử công bằng với nhân viên ở mọi cấp + Ổn định nhiệm vụ

+ Tôn trọng sáng tạo (Khác Taylor) + Tạo dựng tinh thần đồng đội

=> Fayol cho rằng quản trị có thể được đào tạo (Khác Taylor)

Ưu điểm: tập trung vào nguyên tắc quản trị để kết nối nội bộ tổ chức Nhược điểm: Chưa quan tâm nhiều đến yếu tố bên ngoài

4 Quan điểm con người:

- Mary Parker Follett

+ Tương phản với quan điểm cổ điển

+ Nhận mạnh tầm quan trọng của con người

+ Sự trao quyền, hỗ trợ hơn là kiểm soát người lao động - Chester Bernard: 2 đóng góp quan trọng:

+ Khái niệm về tổ chức phi chính thức; luôn tồn tại trong tổ chức chính phức

Trang 19

13

+ Khái niệm lý thuyết về sự chấp nhận quyền lực: Con người có quyền tự do lựa chọn trong việc chấp nhận hay không

-> NQT nên đối xử hợp lý, thích hợp

4.1 Trào lưu về mối quan hệ con người

- Nghiên cứu Hawthorne – Công ty điện lực Chicago

+ Mayo và các cộng sự tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm định lý thuyết của Taylor -> Mayo và nhóm cộng sự cho rằng “môi trường xã hội” làm tăng năng suất lao động, môi trường này xuất hiện do:

+ Bầu không khí nơi làm việc

+ Sự giám sát tham dự của giám sát viên

4.2 Quan điểm về nguồn nhân lực

- Abraham Maslow – lý thuyết về các bậc thang của nhu cầu

+ Nhu cầu ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người lao động

+ 5 loại nhu cầu: Sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và tự thể hiện (Từ thấp đến cao)

- Douglas Mc Gregor – Thuyết X và Thuyết Y (hiện trạng và giải pháp) + Thuyết X: NQT “ra lệnh và kiểm soát”

+ Thuyết Y: cho phép cấp dưới tự ra quyết định, tự chủ => Đại đa số mọi người hoan nghênh thuyết Y

4.3 Cách tiếp cận theo khoa học hành vi

- Lý thuyết về phát triển tổ chức - Liên quan tới văn hóa doanh nghiệp

5 Khoa học quản trị

5.1 Phân tích định lượng và các công cụ

- Tư tưởng chính : tập trung vào toán học và thống kê

-> Lý thuyết này cho rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng mô hình toán + Ưu điểm: Giải quyết công việc nhanh chóng

+ Nhược điểm: Tính phổ biến chưa cao

6 “ Các khuynh hướng lịch sử gần đây

Ngày đăng: 24/05/2024, 14:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan