1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tôi xin cam đoan rằng tôi đã cảm ơn tất cả các tổ chức công đoàn từ tỉnh đến cơ sở, các đồng chí cán bộ công đoàn đương nhiệm, cán bộ công đoàn nghỉ hưu, các cá nhân khác đã quan tâm, tạ

Trang 1

ĐỖ MINH TRIỆU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI TỈNH TÂY NINH

SKC008634

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

-

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ

CÔNG ĐOÀN TẠI TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023

ĐỖ MINH TRIỆU

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

-LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỖ MINH TRIỆU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI TỈNH TÂY NINH

Trang 4

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

Trang 12

LÝ LỊCH KHOA HỌC

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin khẳng định luận văn này là công trình nghiên cứu thực hiện của bản thân tôi Các thông tin, số liệu, kết quả thống kê được nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác

Tôi xin cam đoan rằng tôi đã cảm ơn tất cả các tổ chức công đoàn từ tỉnh đến cơ sở, các đồng chí cán bộ công đoàn đương nhiệm, cán bộ công đoàn nghỉ hưu, các cá nhân khác đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong toàn quá trình thực hiện luận văn và các thông tin được sử dụng trong luận văn này đều được các cá nhân, tổ chức cung cấp rõ ràng, minh bạch

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2023

Học viên làm luận văn

Đỗ Minh Triệu

Trang 15

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, những Thầy Cô đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong

suốt thời gian học tập tại trường và giúp em hoàn thành luận văn “Nâng cao chất

lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh Tây Ninh”

Em xin thành thật biết ơn, cảm ơn sâu sắc đến GVHD TS Trương Quang Dũng, người thầy đã luôn tận tình, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Dù đã hết sức cố gắ ng, song do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để hoàn thành bài luận văn với kết quả cao nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2023

Học viên làm luận văn

Đỗ Minh Triệu

Trang 16

TÓM TẮT

Trên thế giới hiện nay, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ không ngừng phát triển như vũ bão, buộc các nước trên thế giới phải nhanh chóng hội nhập cả chiều rộng và chiều sâu, đi tắt đón đầu để phát triển Hội nhập là xu thế phát triển tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc; sự chuyển đổi cơ chế quản lý theo thị trường ở nước ta cũng là một tất yếu khách quan Trong xu thế đó, sự phát triển và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giữ vai trò quyết định Đối với tổ chức Công đoàn thì chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách sẽ quyết định đến đến sự phát triển của tổ chức công đoàn Xuất phát từ yêu cầu đặt ra đó, việc tìm hiểu, phân tích thực trạng, nghiên cứu để rìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả hoạt động đội ngũ CBCĐCT là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt cần thiết đối với tỉnh Tây Ninh, do ở Tây Ninh hiện nay chưa có đề tài, công trình hoặc đề án nghiên cứu chuyên sâu nào về nội dung này

Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học về chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách Phân tích thực trạng chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách và trên cơ sở những hạn chế rút ra từ phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh Tây Ninh Các giải pháp cụ thể là: Thực hiện tốt chính sách quy hoạch đối với cán bộ công đoàn; Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; Thực hiện tốt đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công đoàn; Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, sử dụng và quản lý cán bộ; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ; Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kỹ năng mềm cho cán bộ công đoàn

Trang 17

ABSTRACT

Nowadays, the scientific and technological revolution is constantly coming on by leaps and bounds, it is needed that countries all over the world expand both length and depth, to face this inevitable trend International integration is an inevitable tendency of every nation; the transformation of the market-based management mechanism in our country is also an objective and inevitable factor The main issue is to improve the development and capacity building of staff which plays a decisive role For trade union organizations, the quality and capacity of the team of specialized trade union officials will determine the development of the union Stemming from that requirement, understanding, analyzing the current situation, and elaborating to find solutions to improve the quality and efficiency of specialized trade union officials is an urgent requirement, especially necessary for Tay Ninh province, this is because Tay Ninh at the present has no project, construction or any in-depth research topic in this substance

In this thesis, the author had done research and systematized the scientific basis on the quality of specialized trade union officials.Analyzing the fact of union officials and based on limitations drawn from the state of analysis, the author suggested some solutions improving the quality of trade union officials in Tay Ninh Specific solutions suggested are: Implement well planning policies for union officials; Strengthen political, ideological, ethical and lifestyle education; Develop the quality of training and fostering; Carry out well the evaluation of the work performance of union officials; Implement well policies on remuneration, use and management of staff; Strengthen the application of information technology and foreign language training and fostering; Strengthen training to improve soft skills for union officials

Trang 18

MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i

LÝ LỊCH KHOA HỌC ix

LỜI CAM ĐOAN xi

LỜI CẢM ƠN xii

2 Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài 23

2.1 Nghiên cứu về chất lượng cán bộ, công chức 23

2.2 Nghiên cứu về chất lượng cán bộ công đoàn 24

2.3 Hướng nghiên cứu của đề tài luận văn 25

3 Mục tiêu nghiên cứu 25

3.1 Mục tiêu tổng quát 25

3.2 Mục tiêu cụ thể 25

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

6 Phương pháp nghiên cứu 26

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 26

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG 28

CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH 28

Trang 19

1.3.2.Tiêu chuẩn chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách 34

1.4 Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn 39

1.4.1 Công tác quy hoạch cán bộ công đoàn 39

1.4.2.Công tác bầu cử cán bộ công đoàn 41

1.4.3 Đánh giá và sử dụng cán bộ công đoàn 42

1.4.5 Chính sách đãi ngộ cán bộ công đoàn 44

1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công đoàn 45

CÔNG ĐOÀN TẠI TỈNH TÂY NINH 52

2.1 Tổng quan về cán bộ công đoàn chuyên trách tỉnh Tây Ninh 52

2.1.1.Số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách 52

2.1.2 Cơ cấu cán bộ công đoàn chuyên trách 53

2.2 Phân tích thực trạng chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh Tây Ninh 55

2.2.1 Phân tích thực trạng chất lượng CBCĐCT theo Tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức 55

2.2.2.Phân tích thực trạng chất lượng CBCĐCT theo Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 65

2.2.3.Phân tích thực trạng chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách theo Tiêu chuẩn năng lực làm việc 74

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCĐCT tỉnh Tây Ninh 77

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân của các ưu điểm 77

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế 79

2.3.3.Cơ hội và thách thức về chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách tỉnh Tây Ninh 82

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI TỈNH TÂY NINH 85

Trang 20

3.1 Mục tiêu, phương hướng trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công

đoàn tại tỉnh Tây Ninh 85

3.1.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh Tây Ninh 85

3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh Tây Ninh 86

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh Tây Ninh 86

3.2.1 Thực hiện tốt chính sách quy hoạch đối với cán bộ công đoàn 86

3.2.2 Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống 89

3.2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 90

3.2.4 Thực hiện tốt đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công đoàn 92

3.2.5 Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, sử dụng và quản lý cán bộ 94

3.2.6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ 95

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 105

Trang 21

UBND : Ủy ban nhân dân

CPTPP : Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

LĐLĐ : Liên đoàn Lao động

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CBCC : Cán bộ công chức

CQHC : Cơ quan hành chính KT-XH : Kinh tế - xã hội ĐTBD : đào tạo bồi dưỡng CĐCS : Công đoàn cơ sở BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CNXH : Chủ nghĩa xã hội SDLĐ : Sử dụng lao động

Trang 22

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu cán bộ công đoàn chuyên trách của tỉnh Tây Ninh 54tính đến 31/12/2021 54Bảng 2.2 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Hiểu biết sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, 56pháp luật của Nhà nước” 56Bảng 2.3 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Kiên định với mục tiêu chính trị của tổ chức, bảo vệ danh dự, 57uy tín của tổ chức” 57Bảng 2.4 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Chấp hành quy định, kỷ luật lao động của tổ chức” 58Bảng 2.5 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Nhiệt tình, tâm huyết, gắn bó với quần chúng” 59Bảng 2.6 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ ” 60Bảng 2.7 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Gương mẫu, chịu trách nhiệm với công việc được giao” 61Bảng 2.8 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Liên hệ mật thiết, quan tâm đến đời sống của NLĐ ” 63Bảng 2.9 Trình độ chuyên môn của CBCĐCT tính đến 31/12/2021 65Bảng 2.10 Thống kê số lượng CBCĐCT được cử đi đào tạo từ 66ngân sách Nhà nước 66Bảng 2.11 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Trình độ chuyên môn” 68Bảng 2.12 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Trình độ lý luận chính trị” 69Bảng 2.13 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Trình độ quản lý hành chính nhà nước” 70

Trang 23

Bảng 2.14 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Nghiệp vụ công tác công đoàn” 71Bảng 2.15 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Năng lực thực hành nghề nghiệp” 75Bảng 2.16 Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn “Năng lực quản lý” 76

Trang 24

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh tính đến 31/12/2021 52Hình 2.2: Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021 53

Trang 25

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, đại diện cho người lao động (NLĐ đang làm việc trong các thành phần kinh tế; có chức năng tham gia quản lý Nhà nước, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động; tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, NLĐ học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề; chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa Tổ chức công đoàn là tổ chức rộng lớn của giai cấp công nhân và lao động - lực lượng có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước; lực lượng trực tiếp tham gia trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, luôn đi đầu và có vai trò to lớn đưa đất nước sẵn sàng hội nhập một cách sâu, rộng

Trải qua hơn 94 năm từ khi thành lập, đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh, phát triển theo yêu cầu của thực tiễn xã hội với từng giai đoạn lịch sử của đất nước; đủ sức lãnh đạo NLĐ vượt qua mọi khó khăn, thách thức; tạo nên sức mạnh to lớn, là niềm tin, là chỗ dựa vững chắc cho NLĐ Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và thành quả đã được xã hội công nhận, đội ngũ CBCĐ hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế, khuyết điểm như trong các báo cáo đánh giá tại Hội nghị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ hai, khóa XII đã nêu: CBCĐ ở nhiều nơi vừa thừa lại vừa thiếu, năng lực không đồng đều, nhiều CBCĐ thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa chuyên sâu, tính chuyên nghiệp trong hoạt động Công đoàn chưa nhiều nên kết quả lãnh đạo của CBCĐ đôi khi còn hạn chế; CBCĐ, nhất là CBCĐCT còn tư tưởng, quan niệm làm công đoàn là làm việc cho nhà nước, tiếp nhận và xử lý các hoạt động, hồ sơ, thủ tục công đoàn kiểu làm việc của CBCC, mọi xử lý phát sinh quan hệ lao động cũng theo quy trình, thủ tục xơ cứng; công tác cán bộ có đổi mới nhưng ở mức thấp, chưa có tính đột phá; nội dung, phương pháp nhận xét, phân loại chất lượng, công nhận hiệu quả làm việc của CBCĐ còn chung chung, nhận xét hình thức; đánh giá cán bộ chưa gắn với vai trò, nhiệm vụ được giao

Trang 26

Nhiều hạn chế của cán bộ công đoàn nói chung cũng tồn tại ở CBCĐ tỉnh Tây Ninh như: Hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực xử lý, giải quyết vấn đề về pháp luật lao động, chưa nhạy bén trong việc nắm bắt vấn đề Vì vậy kết quả công tác công đoàn có lúc, có nơi chưa cao Những yếu kém, khuyết điểm này đã, đang và sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với tổ chức Công đoàn tỉnh Tây Ninh, sẽ làm gì, có chiến lược ra sao để cải thiện nâng chất CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh Để cùng chung sức giải quyết yêu cầu đặt ra, việc tổ chức nghiên cứu thực tế chất lượng CBCĐ thực sự là phù hợp xu thế, là cần thiết Với vị trí công tác hiện tại là một CBCĐ chuyên trách của tỉnh Tây Ninh, học viên chủ động chọn nội dung đề tài “Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh Tây Ninh” để khảo sát, nghiên cứu chuyên sâu làm đề tài luận văn thạc sĩ

2 Các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài

Cán bộ công đoàn chuyên trách (CBCĐCT) ở Tây Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung được xác định là cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước Việt Nam XHCN Việc nghiên cứu chuyên sâu về đội ngũ CBCĐCT ở Tây Ninh cần được nghiên cứu các dữ liệu thống kê chất lượng cán bộ từ các nhiệm kỳ Đại hội gần đây Qua thu thập, phân tích các dữ liệu, số liệu thứ cấp từ các báo cáo, bài viết về công tác CBCĐCT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và một số tỉnh thành có đặc điểm tương đồng, tác giả thực hiện việc phân nhóm các dữ liệu, bài viết này để sử dụng cho khung lý thuyết nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu về chất lượng cán bộ, công chức

Vũ Đình Dũng (2019) “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan

hành chính tỉnh Bắc Cạn” Tác giả đã đã phân tích, chỉ ra được các điểm mạnh, thế

mạnh, cũng như chỉ ra cụ thể được những khâu yếu (việc tuyển dụng công chức của tỉnh Bắc Cạn chưa khoa học, hiệu quả công tác thu hút người tài chưa đạt được như mong muốn; công tác phân công công việc, bố trí số lượng, nghiệp vụ có lúc chưa đồng đều, hợp lý nên xảy ra tình trạng nơi thì thừa, nơi thì thiếu của tỉnh; chế độ, quy trình công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo chuyên môn còn nhiều bất cập khi mà công tác này chưa khuyến khích CBCC tự học tập, tự trau dồi kỹ năng công tác…)

Trang 27

Nguyễn Thị Thảo (2014) “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện

Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” Tác giả đã tập hợp, hệ thống các khái niệm, nội dung, làm rõ

hơn các tiêu chí đánh giá, các yếu tố khách quan, nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức Đồng thời chỉ ra nhưng giải pháp để quy hoạch cán bộ, đào tạo, huấn luyện cán bộ đạt chất lượng cao nhất; hướng đổi mới quy trình tuyển dụng; giải pháp về nhận xét, đánh giá chất lượng cán bộ công chức cấp xã, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

2.2 Nghiên cứu về chất lượng cán bộ công đoàn

Nguyễn Hạnh Hường (2015) “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ khối các cơ

quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh” Trong công trình nghiên cứu, Nguyễn

Hạnh Hường đã xây dựng, đề xuất hai nhóm tiêu chí để đánh giá chất lượng CBCĐ trong khu vực này của tỉnh Quảng Ninh Theo tác giả, đó là nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của CBCĐ dựa trên các đánh giá về nhận thức, tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp, về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng, phương pháp hoạt động công đoàn Đó là nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn yêu cầu, đòi hỏi về mặt số lượng cán bộ, cơ cấu con người Ngoài ra, luận văn của tác giả cũng chỉ ra thêm những yếu tố then chốt hiện nay cũng tác động không hề nhỏ đến chất lượng CBCĐ trên địa bàn tỉnh như: yếu tố về thuộc về cơ chế, yếu tố chính sách đãi ngộ CBCĐ, yếu tố về tự nhận thức vai trò, vị trí của mỗi CBCĐ

Đỗ Thị Lan (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở khu

vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” Trong công trình nghiên cứu của

mình, tác giả Đỗ Thị Lan đã trình bày những vấn đề xung quanh chất lượng hoạt động công đoàn doanh nghiệp khu vực có vốn ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Tác giả cũng làm rõ hơn những ưu điểm, mặt mạnh, hiệu quả của hoạt động thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể Tác giả đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động công đoàn cơ sở

Nguyễn Xuân Thái (2013), “Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ công đoàn” Theo tác giả Nguyễn Xuân Thái, nội dung đào tạo các lớp

ngắn hạn, dài hạn, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ hiện nay đã có

Trang 28

nhiều đổi mới theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Qua đề tài, tác giả đề xuất nhiều nhóm giải pháp có tính mới, thực tế Theo đó, việc đào tạo bắt buộc phải xuất từ cơ sở thực tế cơ sở, thực chất CBCĐ; lý thuyết đào tạo phải đi đôi với thực hành; đổi mới cách thức, phương pháp đào tạo theo hướng tích cực, dựa vào người học, xác định người học là chủ thể, là trung tâm

2.3 Hướng nghiên cứu của đề tài luận văn

Các công trình, đề tài nghiên cứu trước đây, mặc dù có nhiều ưu điểm, nhiều nội dung cần được kế thừa, phát triển, tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu này cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế, khiếm khuyết Một trong số những khiếm khuyết, hạn chế đẽ nhận thấy đó là chưa có đề tài, luận văn nghiên cứu, đánh giá nào phân tích chất lượng đội ngũ CBCĐ chuyên sâu gắn thực tiễn phong trào công nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, nơi có nhiều khu cụm công nghiệp, nhiều công nhân lao động đến từ hơn bốn mươi tỉnh, thành phố

Những khiếm khuyết của các đề tài, luận văn nghiên cứu trước là căn cứ tạo điều kiện cho những nghiên cứu viên kế cận tiếp cận lĩnh vực này Do vậy, thông qua đề tài luận văn này, tác giả mong muốn đánh giá khách quan, trung thực, chính xác thực trạng CBCĐCT tại các cơ quan công đoàn tỉnh Tây Ninh, từ đó đề xuất những giải pháp căn cơ, hiệu quả

Căn cứ vào những đề tài, luận văn nghiên cứu trước đây, cũng như căn cứ thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn tỉnh Tây Ninh, xét thấy đề tài luận văn này của tác giả có hướng nghiên cứu phù hợp xu thế

3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBCĐ tại tỉnh Tây Ninh

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ sở lý luận về chất lượng CBCĐ chuyên trách

- Phân tích thực trạng chất lượng CBCĐ chuyên trách tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2021

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBCĐ tại tỉnh Tây Ninh

4 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 29

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, nghiên cứu sẽ phải trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Việc đánh giá, nhận xét chất lượng CBCĐ dựa trên cơ sở lý luận nào? Câu hỏi 2: Thực trạng về chất lượng CBCĐ tại tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2017 – 2021 như thế nào?

Câu hỏi 3: Có những giải pháp nào có thể giúp nâng cao chất lượng CBCĐ tỉnh Tây Ninh trong thời điểm tới đây?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh Tây Ninh Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Chất lượng CBCĐ chuyên trách ở Tây Ninh Theo đó, tác giả xác định nội dung nghiên cứu chuyên sâu đối với các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức lối sống; tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn; tiêu chuẩn về năng lực điều hành, quản lý, thực thi hoạt động công đoàn

- Phạm vi không gian: Tỉnh Tây Ninh

- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu được thu thập tập trung vào giai đoạn từ 2017 – 2021

- Đối tượng khảo sát: CBCĐCT các cấp tỉnh Tây Ninh

6 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua việc thu thập các tài liệu có sẵn (cáo báo cáo năm, báo cáo chuyên đề) tại cơ quan các cấp công đoàn tỉnh Tây Ninh, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp… để thực hiện luận văn này

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý thuyết: Luận văn làm rõ thêm, cụ thể thêm những khái niệm, quan điểm chung nhất về CBCĐCT hiện nay Các khái niệm chung, cách gọi, vị trí, vai trò, chức năng, mối quan hệ công tác, hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng CBCĐ…sẽ là nền tảng, căn cứ cho nhiều nghiên cứu sau khi tìm hiểu về CBCĐCT

Trang 30

Về mặt thực tiễn: Thông qua các giải pháp của đề tài luận văn của tác giả sẽ là căn cứ, là cơ sở để Công đoàn tỉnh Tây Ninh xây dựng Đề án, Kế hoạch, Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, hiệu quả Kết quả của đề tài luận văn cũng sẽ là nguồn kiến thức chung cho đào tạo, huấn luyện, là nguồn tư liệu để các tác giả khác sử dụng khi nghiên cứu chuyên sâu về CBCĐCT ở góc độ khác

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài “Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại

tỉnh Tây Ninh” có kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng CBCĐ chuyên trách

Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách tại tỉnh Tây Ninh

Chương 3: Giải pháp để nâng cao chất lượng CBCĐ chuyên trách tại tỉnh Tây Ninh

Trang 31

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH

1.1 Cán bộ và cán bộ công đoàn 1.1.1 Cán bộ

Hiện nay, nhận định về “cán bộ” được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau Trên mỗi lập trường, quan điểm, khái niệm cán bộ đều có những điểm riêng, vì vậy để có một khái niệm chung nhất, tác giả đã nghiên cứu nhiều quan điểm, nhận định về “cán bộ”, cơ bản như sau:

Từ trước đến nay, từ “cán bộ” luôn luôn được đồng bào, dân tộc gọi với ý nghĩa gần gũi, thân thương, trân trọng, kính phục và đầy tự hào, nhất là đối với lực lượng chiến sĩ cách mạng trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng đã gắn bó mật thiết với nhân dân, luôn đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo đuổi – đấu tranh chính trị, kết hợp đấu tranh vũ trang giành độc lập tự do cho dân tộc, tự do cho Tổ quốc, quyền làm chủ, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Do vậy cách gọi, cách xưng hô của từ “cán bộ” đã in sâu trong tâm trí của từng người con đất Việt, xuất phát từ những đóng góp to lớn, thầm lặng của bao lớp “cán bộ” để dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh Vì vậy, trong nhiều thời điểm của lịch sử, nhân dân quan niệm “cán bộ” là những người làm “hành chính”

Từ điển tiếng Việt thì nhận định cán bộ là những người có chức vụ, chức danh cụ thể, cán bộ thì phải làm những công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh thì quan niệm “cán bộ” gần gũi hơn với nhân dân lao động Cán bộ phải là người mang chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân lao động để nhân dân lao động hiểu và thực hiện đúng, kịp thời Đồng thời, theo Bác thì người cán bộ phải là người thường xuyên gần gũi, tiếp cận nhân dân, đem những ý kiến, góp ý của nhân dân tới Đảng, Chính phủ để Đảng, Chính phủ ban hành chính sách phù hợp, đúng thực tế

Trang 32

Như vậy, theo Bác Hồ, cán bộ phải là những người phải phục vụ, phụng sự Tổ quốc; phục vụ Đảng, Nhà nước, phục vụ chế độ chứ không được hiểu “lãnh đạo”, là người “bề trên”, người đứng trên các tầng lớp nhân dân Họ là những “cây cầu”, có nhiệm vụ truyền tải, định hướng, hướng dẫn người dân thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để quần chúng nhân dân hiểu cho rõ ngọn ngành Đồng thời, gần gũi với nhân dân cũng là một trọng trách của cán bộ, qua đó kịp thời lắng nghe, thấu hiểu sâu sắc được ý nguyện của họ để phản ánh với Đảng, với Quốc hội, với Nhà nước để Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành các quyết sách phù hợp, đúng với quy luật tự nhiên; đáp ứng được đa số yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của quần chúng nhân dân

Theo Luật Cán bộ, Công chức thì cán bộ ở Việt Nam phải là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cán bộ là những người có uy tín được tin tưởng giới thiệu ứng cử, đề cử, bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan Nhà nước từ cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện, thị xã, thành phố Cán bộ thì đương nhiên được hưởng lương, các chính sách đãi ngộ từ ngân sách nhà nước

Hiện nay có nhiều cách hiểu, quan điểm nhìn nhận về khái niệm cán bộ, tác giả có thể khái quát nội dung khái niệm cán bộ, được hiểu như sau:

Thứ nhất: Cán bộ là những người trong biên chế nhà nước (trừ người làm hợp đồng), được tuyển dụng thông qua thi tuyển, xét tuyển từ Trung ương đến địa phương và cơ sở

Thứ hai: Cán bộ phải là những người có chứ danh, chức vụ, được giao phụ trách một tập thể nhỏ, vừa, trung bình hoặc tập thể lớn

Qua các đặc trưng khái niệm này, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa cán bộ với những người khác được gọi là “công chức, viên chức”, gồm:

Đó là, chế độ bầu cử, phê chuẩn: CBCC nhà nước không có chức vụ, chức danh công tác cụ thể sẽ chỉ đảm nhiệm công tác dựa trên trình độ chuyên môn theo đề án vị trí việc làm Khác với những người này, cán bộ phải được bầu cử, phê chuẩn giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ

Trang 33

Đó là phạm vi của cán bộ giữ các chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị Cán bộ có chức vụ khác nhau, cấp bậc khác nhau thì nhiệm vụ, quyền hạn cũng khác nhau Đặc điểm này là cơ sở giúp mọi người phân biệt cán bộ với những người khác mà không được xem là cán bộ như: Trưởng nhóm thiện nguyện, Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá…

Đó là, thời gian giữ nhiệm vụ, quyền hạn: đa số gắn với thời gian của nhiệm kỳ Đại hội Thời hạn của nhiệm kỳ trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể, Nhà nước ở Việt Nam thường là 05 năm, đã được xây dựng lấy ý kiến trước trong các văn kiện chính thức Tiêu chuẩn của người cán bộ ở những lĩnh vực khác nhau thì cũng khác nhau, nhưng tựu trung lại thì người đó phải uy tín nhất, vai trò trung tâm nhất, gắn kết tập thể, điều chỉnh hoạt động cơ quan, tổ chức; thúc đẩy cơ quan, tổ chức phát triển theo định hướng

1.1.2 Cán bộ công đoàn

Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì “cán bộ công đoàn là những người đảm nhiệm các chức danh, chứ vụ từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử, được cấp trên chỉ định, công nhận, bổ nhiệm vào chức danh hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn” Cán bộ công đoàn ở Việt Nam có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách Có thể khẳng định CBCĐ cũng là cán bộ của CNLĐ, thể hiện qua các đặc điểm sau:

Đó là, CBCĐ là lực lượng cơ hữu của tổ chức đại diện người lao động

Đó là, CBCĐ là những người đoàn viên uy tín, có đủ điều kiện về năng lực được những người còn lại của tổ chức lựa chọn thông qua giới thiệu ứng cử, đề cử, bầu cử, bổ nhiệm

Đó là, CBCĐ là cán bộ của công nhân lao động Nghĩa là, cán bộ công đoàn phải đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đông đảo CNLĐ, sẵn sàng đương đầu với áp lực trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ trong các trường hợp cần thiết Cán bộ quần chúng của CNLĐ có nhiều điểm khác biệt với cán bộ quần chúng khác

Đó là, đa số CBCĐ trưởng thành từ các hoạt động phong trào từ tỉnh đến cơ sở, có lối sống gần gũi, quan hệ mật thiết với CNLĐ nên đa số được đoàn viên, CNLĐ tin yêu

Trang 34

Như vậy, Cán bộ công đoàn bao gồm Tổ trưởng, Tổ phó, các ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn các cấp, các ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Ban Nữ công quần chúng, người làm việc chuyên trách trong cơ quan công đoàn…, được tín nhiệm, bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng

1.2 Cán bộ công đoàn chuyên trách 1.2.1 Khái niệm

Điều 4 của Luật Công đoàn năm 2012 quy định: “CBCĐCT là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị các cấp công đoàn bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn” Nội dung này được cụ thể hóa trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam hiện nay, theo đó CBCĐCT là những người có uy tín được bầu cử hoặc được chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh CBCĐ và giao nhiệm vụ thường xuyên Ở cấp cơ sở, CBCĐCT gồm:

- CBCĐCT do Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn cấp biệt phái, bố trí CBCĐCT cấp mình giữ chức vụ, làm việc tại các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, được bố trí làm công việc thường xuyên của công đoàn cơ sở, do cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn chi trả tiền lương

- Người đang làm việc tại doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập (gọi chung là doanh nghiệp, đơn vị) theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam do đại hội hoặc hội nghị công đoàn cơ sở bầu ra, được bố trí làm công việc thường xuyên doanh nghiệp, đơn vị, do doanh nghiệp, đơn vị chi trả tiền lương

Theo Nguyễn Hạnh Hường (2015), hoạt động của CBCĐ thời gian tới phải dựa trên các nhiệm vụ, yêu cầu thực tế cơ sở, gắn với đổi mới tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế chính sách, nội dung, phương thức hoạt động theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Ðội ngũ ấy phải là những cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, có đủ bản lĩnh, đủ trí tuệ, thừa tâm huyết, thừa trách nhiệm; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp, bảo đảm kế thừa và phát triển giữa các thế hệ, đủ sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn trong tình hình mới Trong trường hợp CBCĐ không chuyên trách có đủ điều kiện theo quy định về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và có nguyện

Trang 35

vọng được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm CBCĐCT khi cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu

Từ các quan điểm trên có thể thấy CBCĐCT là người được lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm các công việc thường xuyên; được bầu cử hoặc được chỉ định, bổ nhiệm bởi cấp có thẩm quyền Khi có nhu cầu về công tác cán bộ thì CBCĐ các cấp có thể được ưu tiên tuyển dụng, bố trí thành CBCĐCT CBCĐCT là những người có khả năng làm việc chuyên nghiệp, bản lĩnh đối đầu với khó khăn, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm với đoàn viên, công nhân lao động; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp, bảo đảm kế thừa và phát triển giữa các thế hệ

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ công đoàn chuyên trách

Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII): Ngoài những nhiệm vụ, quyền của người đoàn viên được quy định thì CBCĐ còn có những nhiệm vụ sau đây:

- Liên hệ chặt chẽ, mật thiết với đoàn viên và NLĐ; lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và NLĐ để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết CBCĐ là đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, cho nên họ phải thường xuyên liên hệ mật thiết với CNVCLĐ, tôn trọng CNVCLĐ, sát với thực tế

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của Nhà nước, nội quy, quy định của đơn vị

- Tư vấn pháp luật cho NLĐ: CBCĐ có trách nhiệm và nhiệm vụ tổ chức hoạt động tư vấn cho NLĐ các nội dung quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, luật công đoàn và pháp luật khác có liên quan đến NLĐ thông qua các hoạt động cụ thể của các cấp cong đoàn

- Phát triển đoàn viên mới tăng thêm và xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, nhiệm vụ giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân Ở góc độ này, việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng được thực hiện thông qua việc các cấp công đoàn tham gia góp ý xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; chủ động lấy ý kiến

Trang 36

đoàn viên bằng nhiều hình thức, tham gia các hoạt động đối thoại, giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng

- Đăng ký với các cơ quan nhà nước về việc tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật: Pháp luật lao động quốc tế và của các nước đều ghi nhận vai trò của tổ chức công đoàn Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo Ở Việt Nam, công đoàn được quy định là chủ thể đối với việc tổ chức và lãnh đạo đình công trong doanh nghiệp Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có (hoặc không có) tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ đứng ra tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công Ngoài những nhiệm vụ trên CBCĐ có các quyền lợi sau:

- Lương, phụ cấp và các khoản đóng BHXH, BHYT của CBCĐCT ở cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn CBCĐCT đang làm việc tại các Doanh nghiệp được do tổ chức công đoàn trả lương, được đảm bảo phúc lợi như NLĐ đang làm việc tại doanh nghiệp

- Đảm bảo quyền hạn của CBCĐCT trong quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động Hiện nay đa số người sử dụng lao động đã thừa nhận vai trò to lớn của tổ chức công đoàn và ủng hộ, tạo điều kiện cho các hoạt động công đoàn có hiệu quả hơn

- Như người đoàn viên, cán bộ công đoàn được được bảo vệ trước pháp luật; được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn Được tự do lựa chọn tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ để nâng cao thể chất bản thân; được thụ hưởng các chương trình phúc lợi đoàn viên như tham quan, du lịch, mua hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu giảm giá của các đơn vị, doanh nghiệp phúc lợi

- Được tổ chức công đoàn tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm công tác; hưởng phụ cấp, các chế độ theo quy định của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn

1.3 Chất lượng cán bộ công đoàn 1.3.1 Khái niệm

Trang 37

Trong kỳ công nghiệp 4.0, yêu cầu đặt ra về chất lượng CBCC nói chung và CBCĐ tỉnh Tây Ninh nói riêng ngày càng cao hơn, yêu cầu đặt ra đối với cán bộ và CBCĐ là phải vừa hồng, vừa chuyên Chính vì thế, khi đề cập đến chất lượng của đội ngũ CBCĐ là nói đến tổng thể những nhiều tiêu chí làm nên những phẩm chất, năng lực của CBCĐ Những tiêu chí này thể hiện ở khả năng lãnh đạo, điều hành và kết quả công tác được cấp có thẩm quyền phân công theo luật định [16]

Chất lượng đội ngũ CBCĐ còn được khẳng định là chất lượng của từng CBCĐ, có đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, đáp ứng tốt các yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị Chất lượng của mỗi CBCĐ được công nhận thông qua các “yêu cầu về nhận thức chính trị; đạo đức nghề nghiệp; trình độ chuyên môn nghiệp vụ” [17] Chất lượng của mỗi CBCĐ và chất lượng của đội ngũ CBCĐ là khái niệm có nhiều điểm không tương đồng, thậm chí khác nhau nhưng lại có mối liên hệ khắn khít với nhau Có thể có đông CBCĐ tốt nhưng đội ngũ CBCĐ ở nơi đó chưa chắc đã tốt, đã mạnh Vì vậy khi nói đến chất lượng đội ngũ CBCĐ phải hiểu đó là tập hợp, tổng hợp chất lượng của mỗi CBCĐ gắn với cơ cấu của của đội ngũ CBCĐ và yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của từng cấp công đoàn [18]

Các quan điểm trên cho thấy chất lượng CBCĐ bao gồm toàn bộ tri thức, sức khỏe, khả năng, kỹ năng của CBCĐ Nói cách khác, chất lượng đội ngũ CBCĐ là chất lượng của từng CBCĐ, đảm bảo về số lượng, trình độ, phẩm chất theo yêu cầu thực tế đặt ra

1.3.2 Tiêu chuẩn chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách 1.3.2.1 Phẩm chất chính trị, đạo đức

a) Phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị hay còn gọi là “Đức”, là phẩm chất, tiêu chuẩn gốc của cán bộ, vì vậy nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất Tiêu chuẩn này chỉ ra “hình ảnh người cán bộ” có được nhân dân lao động tin yêu hay không, kết quả việc ra quyết định lãnh đạo quản lý bị ảnh hưởng nhiều bởi phẩm chất này Tiêu chuẩn này cũng đòi hỏi người CBCĐCT phải thực sự kiên định, gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, cụ thể:

Trang 38

- Tiêu chuẩn về hiểu biết toàn diện, sâu sắc các quy định của Đảng và Nhà nước: CBCĐCT phải nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc các quy định của Đảng và Nhà nước, để kịp thời tiếp nhận các kiến nghị, đề xuất, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ để có thể đề xuất các giải pháp phù hợp, thích ứng với tình hình hiện tại ở cở sở

- Tiêu chuẩn về tính kiên định với các mục tiêu CBCĐCT phải kiên định với các mục tiêu của tổ chức công đoàn đặt ra; luôn nắm vững tri thức và vận dụng tri thức đã được đào tạo vào chương trình, kế hoạch định kỳ, thường xuyên; sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ uy tín, danh dự của tổ chức mình

- Tiêu chuẩn về ý thức kỷ luật lao động CBCĐCT phải chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của tổ chức; không lợi dụng điểm sơ hở, kẽ hở của pháp luật, chế độ, phương pháp quản lý,…để trục lợi, tham ô, tham nhũng, gây ảnh hưởng xấu cho tổ chức

- Tiêu chuẩn về lòng nhiệt tình cách mạng, tâm huyết với nghề, gắn bó với quần chúng CBCĐCT phải “tràn đầy nhiệt tình”, tâm huyết với nghề với đoàn viên, với mục tiêu, phương hướng mà tổ chức đã xây dựng; gắn bó mật thiết, gần gũi với tổ chức; thường xuyên giữ mối liên hệ, gần gũi với CNLĐ, hòa đồng nhưng không hòa tan với người CNVCLĐ để hiểu hơn về CNVCLĐ; sẵn sàng bảo vệ CNVCLĐ

b) Đạo đức

Đạo đức cách mạng là phẩm chất nền tảng, là cái gốc của cán bộ Cán bộ có tài mà không có đạo đức cách mạng thì không dùng được Đạo đức cách mạng là khái niệm được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu khẳng định qua nhiều nội dung như: Cán bộ có đạo đức phải luôn đặt lợi ích của cá nhân sau lợi ích của Đảng, của dân tộc Cán bộ có đạo đức cách mạng phải là người có sống lành mạnh, giản dị, trong sáng, không vụ lợi, vun vén cá nhân, không tham ô, tham nhũng, không đặc quyền, quan cách Bác Hồ từng nói, từng chia sẻ quan điểm ở nhiều hội nghị về vị trí, vai trò của cán bộ Ví như dòng sông phải có nguồn mới có nước, nếu như không có nguồn thì sông sẽ cạn khô Người nói người cán bộ có đạo đức cách mạng thì làm việc gì cũng thành công, ngược lại người cán bộ không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng thể xài được Những quan điểm trên về đạo

Trang 39

đức cách mạng vẫn còn nguyên giá trị, làm cơ sở để học viên xây dựng tiêu chuẩn đạo đức của CBCĐCT, đó là:

- Tiêu chuẩn về ý thức đấu tranh chống lại cái xấu, các hành vi gây ảnh hưởng đến NLĐ CBCĐCT phải là người gương mẫu trong đấu tranh chống cái xấu, kiên quyết bảo vệ, vì CNVCLĐ Nội dung này là minh chứng cho mối quan hệ giữa đức và tài, giữa lời nói và hành động như khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Tiêu chuẩn về tính gương mẫu, đi đầu, dám nghĩ dám làm CBCĐCT phải dám nghĩ, dám tham mưu, biết làm, dám chịu trách nhiệm với kết quả công việc được được phân công phụ trách; tác phong gương mẫu, xung phong đi đầu trong lao động, sản xuất; có tinh thần kỷ luật lao động cao, ý thức kỷ cương; không kèn cựa, tham nhũng, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài sản của chung

- Tiêu chuẩn về mối quan hệ gần gũi, quan tâm, chia sẻ những khó khăn trong đời sống của NLĐ CBCĐCT phải thật sự gần gũi, quan tâm đến đoàn viên và CNVCLĐ; có lối sống phù hợp, giản dị; không xa rời quần chúng, hòa đồng, không xa hoa, là tấm gương cho quần chúng, NLĐ học tập, noi theo

Nếu đa số CBCĐCT có đầy đủ các phẩm chất của ”cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” thì họ sẽ dành niềm tin tuyệt đối vào lý tưởng đã chọn, vào sự nghiệp cách mạng của Đảng Qua đó, họ tự giác, chủ động thực hiện các quy định của Nhà nước Ngược lại, nếu đa số CBCĐCT thiếu một trong các phẩm chất trên thì niềm tin của đoàn viên, của NLĐ sẽ mất dần, sẽ xa rời tổ chức công đoàn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức

1.3.2.2 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Nghiên cứu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác của cán bộ, nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Viết Vượng [2003]; Nguyễn Minh Đường [2002] đề cập đến các vấn đề như: nghiệp vụ; lý luận chính trị; trình độ quản lý nhà nước; nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên ngành Trên cơ sở đó, tác giả xác định được tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCĐCT, đó là:

- Tiêu chuẩn, tiêu chí về trình độ chuyên môn phản ánh tri thức, trình độ khoa học công nghệ riêng biệt khác nhau của những cán bộ khác nhau, đối với một chuyên ngành

Trang 40

cụ thể thuộc các lĩnh vực như: lĩnh vực khoa học chế tạo, lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực quan hệ quốc tế… được tổ chức đào tạo trong hệ thống đào tạo quốc gia Việt Nam (các trường Đại học, Cao đẳng, Phân viện, Học viện, các trường Trung cấp nghề…)

Theo quy định tại Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền cho ý kiến thực hiện, CBCĐCT phải được đào tạo trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp chuyên ngành CBCĐCT là kế toán công đoàn bắt buộc phải có chuyên môn tài chính, kế toán; CBCĐCT là phụ trách công tác chính sách, tư vấn pháp luật cho CNLĐ bắt buộc phải có chuyên môn Luật… Thông thường, khi người cán bộ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn phù hợp thì dễ dàng tiếp cận, có khả năng xử lý, giải quyết các công việc chuyên môn hiệu quả (Nguyễn Viết Vượng 2003) CBCĐCT có chuyên môn môn sẽ là hình mẫu, đại diện cho giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong xu thế hội nhập CPTPP

Nguyễn Minh Đường (2002), nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với “phương pháp tiếp cận hệ thống” trong điều kiện mới, thuộc lĩnh vực chuyên môn một cách thuận lợi: Kỹ năng thành thạo, mức độ hoàn thành công việc tốt hơn và ngược lại

- Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị của mỗi CBCĐCT được quan tâm đào tạo từ nhiều cấp học, trong nhiều trường hoạt động làm việc khác nhau: đào tạo khi làm CBCĐ, đào tạo thông qua hệ thống giáo dục quốc gia Việt Nam từ các cấp đào tạo, nhất là tại môi trường các trường Đại học, Cao đẳng Thông qua nhiều môn học Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học…, sinh viên được trang bị nhiều nội dung, kiến thức cốt lõi…Đó là thế giới quan, nhân sinh quan quan trọng để mỗi CBCĐCT vận dụng đúng đắng khi triển khai các chủ trương, các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước đến CNLĐ trong suốt cả quá trình công tác

- Tiêu chuẩn về kiến thức, trình độ quản lý nhà nước của mỗi CBCĐCT thể hiện ở mức độ, khả năng tham gia xây dựng, quản lý nhà nước (chức năng thứ ba của Công đoàn) Hệ thống kiến thức quản lý nhà nước bao gồm: những kiến thức về nguyên tắc, tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, kiến thức về nền hành chính, cải cách hành chính…, tác động trực tiếp đến khả năng tham mưu, ra quyết định của CBCĐCT Thông qua các chương trình đạo tạo thường xuyên, các kiến thức về hành chính và nền

Ngày đăng: 24/05/2024, 12:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh tính đến 31/12/2021 - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Hình 2.1 Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh tính đến 31/12/2021 (Trang 55)
Hình 2.2: Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021 - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Hình 2.2 Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021 (Trang 56)
Bảng 2.1. Cơ cấu cán bộ công đoàn chuyên trách của tỉnh Tây Ninh   tính đến 31/12/2021 - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.1. Cơ cấu cán bộ công đoàn chuyên trách của tỉnh Tây Ninh tính đến 31/12/2021 (Trang 57)
Bảng  2.2.  Kết  quả  đánh  giá  về  chất  lượng  đội  ngũ  CBCĐCT  thể  hiện  qua  Tiêu  chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
ng 2.2. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 59)
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 60)
Bảng  2.4.  Kết  quả  đánh  giá  về  chất  lượng  đội  ngũ  CBCĐCT  thể  hiện  qua  tiêu  chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
ng 2.4. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua tiêu chuẩn (Trang 61)
Bảng  2.5.  Kết  quả  đánh  giá  về  chất  lượng  đội  ngũ  CBCĐCT  thể  hiện  qua  tiêu  chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
ng 2.5. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua tiêu chuẩn (Trang 62)
Bảng  2.6.  Kết  quả  đánh  giá  về  chất  lượng  đội  ngũ  CBCĐCT  thể  hiện  qua  Tiêu  chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
ng 2.6. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 63)
Bảng  2.7.  Kết  quả  đánh  giá  về  chất  lượng  đội  ngũ  CBCĐCT  thể  hiện  qua  Tiêu  chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
ng 2.7. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 64)
Bảng  2.8.  Kết  quả  đánh  giá  về  chất  lượng  đội  ngũ  CBCĐCT  thể  hiện  qua  Tiêu  chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
ng 2.8. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 66)
Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn của CBCĐCT tính đến 31/12/2021 - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn của CBCĐCT tính đến 31/12/2021 (Trang 68)
Bảng 2.10. Thống kê số lượng CBCĐCT được cử đi đào tạo từ   ngân sách Nhà nước - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.10. Thống kê số lượng CBCĐCT được cử đi đào tạo từ ngân sách Nhà nước (Trang 69)
Bảng 2.11. Kết quả đánh  giá  về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 71)
Bảng 2.12. Kết quả đánh  giá  về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 72)
Bảng 2.13. Kết quả đánh  giá  về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 73)
Bảng 2.14. Kết quả đánh  giá  về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 74)
Bảng 2.15. Kết quả đánh  giá  về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 78)
Bảng 2.16. Kết quả đánh  giá  về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCĐCT thể hiện qua Tiêu chuẩn (Trang 79)
Hình 2.1: Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây  Ninh tính đến 31/12/2021 - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Hình 2.1 Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh tính đến 31/12/2021 (Trang 116)
Hình 2.2: Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây  Ninh giai đoạn 2017-2021 - nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại tỉnh tây ninh
Hình 2.2 Số lượng CBCĐCT của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021 (Trang 117)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w