1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh

101 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với những lợi thế vùng, thì việc đầu tư phát triển điện năng lượng mặttrời tại Tây Ninh là thật sự cần thiết, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của điều kiện tự nhiên vàđảm bảo nguồn điện tạ

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨLÊ THANH CHINH

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨLÊ THANH CHINH

HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNGPHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

TẠI TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

Người hướng dẫn khoa họcTS.TRƯƠNG THỊ HIỀN

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 11/2023

Trang 4

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu là của riêng tôi, được thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trương Thị Hiền Trong luận văn, nhữngnội dung nghiên cứu, số liệu, kết quả nêu ra là trung thực, là sự nỗ lực, cố gắng củabản thân trong việc tìm hiểu, phân tích và cũng được sưu tập qua nhiều nguồn khácnhau, được thể hiện trong các ghi chú và mục tham khảo tài liệu Đề tài cũng đã sửdụng các số liệu, trích dẫn của các học giả, nhà nghiên cứu, các nguồn thông tin báochí, các cơ quan,… được nêu trong tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình./.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2023

Người viết

Lê Thanh Chinh

Trang 15

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đượcsự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô Trường Đại học Sưphạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô trường Đại học Sưphạm Kỹ thuật Tp.HCM đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Trương Thị Hiền, đã dành rất nhiềuthời gian và tâm huyết để hướng dẫn Tôi nghiên cứu và giúp Tôi hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp này.

Tôi xin cám ơn Tập đoàn Điện lực Viêt Nam, Tổng công ty Điện lực miềnNam, Công ty Điện lực Tây Ninh, ….

Mặc dù em cũng có nhiều cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiệnluận văn này, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhậnđược những đóng góp tận tình của quý thầy, cô và các bạn.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2023Người viết

Lê Thanh Chinh

Trang 16

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Công nghệ năng lượng tái tạo trên thế giới ngày càng phát triển, trong đócông nghệ về điện năng lượng mặt trời có tốc độ tăng trưởng cao, vì có nhiều ưu thế.Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời hiện đang là xu thế trong sử dụng các nguồnnăng lượng trên thế giới Bởi vì có nhiều ưu điểm vượt trội so với các nguồn nănglượng truyền thống; là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, khônggây ô nhiễm, giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là nguồn năng lượng vô tận.

Tây Ninh là tỉnh được đánh giá là có số giờ nắng trung bình năm và cườngđộ bức xạ mặt trời khá cao, tổng số giờ nắng dao động khoảng 2.200 đến 2.500 giờnắng/năm và có bức xạ từ mặt trời đạt trung bình 5,12kWh/m2/ngày Về tài nguyênthiên nhiên, Tây Ninh có Hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt nước 27km2 và diện tíchđất bán ngập 45,6km2 Với điều kiện về bức xạ mặt trời, số giờ nắng và diện tích đấtbán ngập nước khu vực Hồ Dầu Tiếng, tiềm năng phát triển điện năng lượng mặttrời tại Tây Ninh rất thuận lợi, tạo ra cơ hội thu hút các nhà đầu tư, người dân thamgia thực hiện các dự án điện năng lượng mặt trời tại Tây Ninh.

Nội dung bài Luận văn hy vọng sẽ thay đổi nhận thức trong việc tuyêntruyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong nhân dân, sử dụng năng lượngtái tạo, không gây ô nhiễm, ảnh hưởng môi trường tự nhiên; mà còn góp phần pháttriển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung và tỉnh Tây Ninhnói riêng

Trang 17

Renewable energy technology in the world is increasingly developing, inwhich solar power technology has a high growth rate because it has manyadvantages The use of solar power is currently a trend in the use of energy sourcesin the world Because there are many outstanding advantages compared totraditional energy sources; is a clean, environmentally friendly source of energy,does not cause pollution, reduces greenhouse gas emissions, and is an endlesssource of energy.

Tay Ninh is a province that is considered to have an average number of hoursof sunshine per year and a high intensity of solar radiation The total number ofhours of sunshine ranges from 2,200 to 2,500 hours of sunshine/year and theaverage radiation from the sun reaches 5 ,12kWh/m2/day Regarding naturalresources, Tay Ninh has Dau Tieng Lake with a water surface area of ​ ​ 27km2and a semi-submerged land area of ​ ​ 45.6km2 With the conditions of solarradiation, sunshine hours and semi-submerged land area in Dau Tieng Lake area,the potential for developing solar power in Tay Ninh is very favorable, creatingopportunities to attract investors Privately, people participate in implementing solarpower projects in Tay Ninh.

The content of the thesis hopes to change awareness in propagatingeconomical and efficient use of energy among the people, using renewable energy,not causing pollution or affecting the natural environment; but also contributes toeconomic development and ensures national energy security in general and TayNinh province in particular

Trang 18

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Các nghiên cứu trước liên quan 2

2.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài 2

2.2 Công trình nghiên cứu trong nước 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Câu hỏi nghiên cứu 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

1.1.1 Năng lượng mặt trời 7

1.1.2 Điện năng lượng mặt trời 7

1.1.3 Hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới 7

1.1.4 Nguyên lý hoạt động điện năng lượng mặt trời 8

1.2 Mục đích, ý nghĩa của điện năng lượng mặt trời 8

1.3 Các nội dung để điện năng lượng mặt trời phát triển 9

1.3.1 Qui hoạch phát triển điện năng lượng mặt trời tỉnh Tây Ninh 9

1.3.2 Tiêu chuẩn về an toàn vận hành, khai thác điện năng lượng mặt trời 9

1.3.3 Kêu gọi thu hút đầu tư phát triển điện năng lượng mặt trời 10

1.3.4 Thiết lập thị trường mua bán điện năng lượng mặt trời 11

1.3.5 Kiểm tra, giám sát nguồn điện năng lượng mặt trời 11

1.4 Các nhân tố tác động đến việc phát triển điện năng lượng mặt trời 12

1.4.1 Hành lang pháp lý 12

1.4.2 Cường độ bức xạ năng lượng mặt trời 13

1.4.3 Công nghệ điện năng lượng mặt trời 14

1.4.4 Giá thành pin năng lượng mặt trời 15

1.5 Các tiêu chí đánh giá điện năng lượng mặt trời: 15

Trang 19

1.6 Phát triển điện năng lượng mặt trời tại các nước, địa phương 16

1.6.1 Phát triển điện năng lượng mặt trời ở Nhật Bản 16

1.6.2 Phát triển điện năng lượng mặt trời ở khu vực Châu Âu: 17

1.6.3 Phát triển điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam 18

1.6.4 Tình hình phát triển điện mặt trời ở Thành phố Hồ Chí Minh ……….25

1.6.5 Tình hình phát triển điện mặt trời trên cả nước, phía Nam, tỉnh Tây Ninh 2019,2020……… 26

Chương 2 21

PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Ở TỈNH TÂY NINH 21

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh 21

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 24

​ 2.2 Khái quát hệ thống điện tỉnh Tây Ninh 25

2.2.1 Khái quát Công ty điện lực Tây Ninh 25

2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức 26

2.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ 29

2.2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020 30

2.2.2 Tổng quan hệ thống Đường dây dẫn điện trên không tỉnh Tây Ninh 33

2.2.2.1 Nguồn điện 37

2.2.2.2 Đường dây dẫn điện trên không cấp điện áp 500kV 38

2.2.2.3 Đường dây dẫn điện trên không cấp điện áp 220kV 38

2.2.2.4 Đường dây dẫn điện trên không cấp điện áp 110kV 38

2.3 Phân tích thực trạng lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Tây Ninh 42

2.3.1 Phân tích nội dung về lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Tây Ninh 43

2.3.2 Phân tích các yếu tố tác động đến việc lặp đặt điện năng lượng mặt trời tại tỉnh TâyNinh 45

2.3.3 Phân tích, đánh giá nguồn điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Tây Ninh 46

2.4 Đánh giá thực trạng lắp đặt điện năng lượng mặt trời ở Tây Ninh 47

Trang 20

3.1 Cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế 50

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 50

3.1.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực……… 55

3.1.1.2 Bối cảnh trong nước 55

3.1.2 Yếu tố pháp lý liên quan về điện mặt trời 51

3.1.3 Phương án đầu tư, thu hồi vốn các dự án điện năng lượng mặt trời 53

3.2 Tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Tây Ninh 60

3.2.1 Nhu cầu về điện 60

3.2.2 Nhu cầu vốn đầu tư 61

3.2.3 Cơ chế phát triển Điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam 61

3.2.4 Tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời tại Việt Nam 62

3.2.5 Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên ở Tây Ninh 63

3.2.6 Tiềm năng về hạ tầng ở khu, cụm công nghiệp và trang trại sản xuất nông nghiệp 63

3.3 Kiến nghị 63

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 21

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, do đó nhu cầu tiêu thụ điện năngcủa Việt Nam ngày một gia tăng, tốc độ tăng bình quân điện năng cả nước là 5 - 6%/năm, dựbáo trong những năm tới sẽ là từ 7 - 9%/năm Khả năng cung cấp điện từ các nguồn nănglượng truyền thống (như thủy điện, dầu, khí, than) đang ngày càng khó khăn, tài nguyênthiên nhiên đang dần cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi trường, biến đổi khí hậu,… nguy cơ thiếuđiện trầm trọng là điều không tránh khỏi Việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, nănglượng sạch là định hướng quan trọng, lâu dài trong kế hoạch phát triển năng lượng quốc giacủa Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới.

Trong các năm gần đây, công nghệ năng lượng tái tạo trên thế giới ngày càng pháttriển, trong đó công nghệ về điện năng lượng mặt trời có tốc độ tăng trưởng cao, vì có nhiềuưu thế Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời hiện đang là xu thế trong sử dụng các nguồnnăng lượng trên thế giới Bởi vì có nhiều ưu điểm vượt trội so với các nguồn năng lượngtruyền thống; là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm,giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là nguồn năng lượng vô tận.

Tây Ninh là tỉnh được đánh giá là có số giờ nắng trung bình năm và cường độ bức xạmặt trời khá cao, tổng số giờ nắng dao động khoảng 2.200 đến 2.500 giờ nắng/năm và cóbức xạ từ mặt trời đạt trung bình 5,12kWh/m2/ngày Về tài nguyên thiên nhiên, Tây Ninh cóHồ Dầu Tiếng với diện tích mặt nước 27km2 và diện tích đất bán ngập 45,6km2 Với điềukiện về bức xạ mặt trời, số giờ nắng và diện tích đất bán ngập nước khu vực Hồ Dầu Tiếng,tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại Tây Ninh rất thuận lợi, tạo ra cơ hội thu hútcác nhà đầu tư, người dân tham gia thực hiện các dự án điện năng lượng mặt trời tại TâyNinh.

Mặt khác, tình hình tiêu thụ điện năng tại Tây Ninh trong các năm vừa qua tăngtrưởng rất cao (tăng 10 - 13%/năm), đây là thách thức không nhỏ đối với Ngành điện nóichung và Công ty Điện lực Tây Ninh nói riêng trong việc đầu tư nguồn điện để đảm bảocung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương Do đóviệc phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời sẽ giúp ngành điện giảm chi phí đầu tư thêm

Trang 22

các nhà máy điện Với những lợi thế vùng, thì việc đầu tư phát triển điện năng lượng mặttrời tại Tây Ninh là thật sự cần thiết, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của điều kiện tự nhiên vàđảm bảo nguồn điện tại chỗ, đáp ứng yêu cầu về điện ngày càng cao trên địa bàn tỉnh TâyNinh.

Với các đặc điểm nêu trên, tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triểnđiện năng lượng mặt trời tại tỉnh Tây Ninh” để nghiên cứu, đây là một đề tài có tính mới

về xu hướng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, để tạo ra một nguồn điện độc lập, xanh sạchvà bảo vệ môi trường Nội dung bài Luận văn hy vọng sẽ thay đổi nhận thức trong việctuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong nhân dân, sử dụng năng lượng táitạo, không gây ô nhiễm, ảnh hưởng môi trường tự nhiên; mà còn góp phần phát triển kinh tếvà đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng.

2 Các nghiên cứu trước liên quan

Chủ đề về điện năng lượng mặt trời đã tạo ra sự quan tâm của nhiều nhà khoa học,các công trình nghiên cứu và người dân Do là lĩnh vực mới mẽ nên các công trình nghiêncứu về nguồn năng lượng trên vẫn còn hạn chế Đã có các công trình nghiên cứu về điệnnăng lượng mặt trời đã được công bố như:

2.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài

Ai là người phát minh ra chiếc đèn năng lượng mặt trời đầu tiên?

Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về công nghệ năng lượng mặt trời, nhưngngười ta tin rằng năng lượng mặt trời lần đầu tiên được chuyển thành điện năng là vào năm1883.

Charles Fritts (1850 - 1903) là nhà phát minh người Mỹ, được ghi nhận là người đãtạo ra tế bào Selenium hoạt động đầu tiên vào năm 1883 Ông là người đầu tiên hình thành“ý tưởng về năng lượng mặt trời”, là người tin tưởng vào việc tạo ra tế bào quang điện trạngthái rắn đầu tiên.

Việc sử dụng các tế bào Selenium của Charles Fritts đã tạo ra mảng năng lượng mặttrời trên mái nhà đầu tiên trên thế giới - tầng thượng Thành phố New York Những tấm pinmặt trời đầu tiên chỉ có hiệu suất điện khoảng 1% (do các đặc tính của Selenium kết hợp vớichi phí cao của vật liệu, đã ngăn cản việc sử dụng các tế bào để cung cấp năng lượng).

Trang 23

Công trình nghiên cứu của tổ chức MIT Energy Initiative với tựa đề “The Furture ofSolar Energy” được thực hiện vào năm 2015, báo cáo này đưa ra 2 hình thức sản xuất năng

lượng điện mặt trời với 2 cách là quang điện và nhiệt điện, những vấn đề xoay quanh về hiệuquả kinh tế của 2 hình thức này Trong đó, với từng phương pháp báo cáo tập trung vào bathách thức cụ thể đối với việc tạo ra năng lượng mặt trời: (1) Phát triển công nghệ nănglượng mặt trời mới; (2) Tích hợp sản xuất năng lượng mặt trời ở quy mô lớn vào các hệthống điện hiện có; (3) Thiết kế các chính sách hiệu quả để hỗ trợ triển khai công nghệ mớivề năng lượng mặt trời Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về cácphương pháp sử dụng năng lượng mặt trời vào đời sống chứ không phải đánh giá, phân tíchvề sự phát triển năng lượng mặt trời cụ thể, nhất định.

Báo cáo nghiên cứu của Nathan S Lewis với tựa đề “Research opportunities toadvance solar energy utilization” được đăng trên tạp chí AAAS (American Association for

the Advancement of Sience) năm 2016, nghiên cứu đưa ra quan điểm về kết quả khi sử dụngnguồn điện năng lượng mặt trời, việc làm ra một số lượng không giới hạn các tấm pin mặttrời, bước đột phá này có thể giúp các doanh nghiệp, công ty trong việc sản xuất kinh doanhmà chi phí tiết kiệm hơn so với sử dụng các năng lượng hóa thạch Nghiên cứu này cũng chỉgiúp tác giả dừng lại ở khung lý thuyết về các cách ứng dụng công nghệ mặt trời chứ chưathực sự là một nghiên cứu sâu về sự phát triển của nguồn điện mặt trời ở một địa phương.

2.2 Công trình nghiên cứu trong nước

Năm 2007 Hoàng Dương Hùng đã phân tích các ứng dụng về năng lượng mặt trời

trong đời sống sinh hoạt và sản xuất trong bài nghiên cứu “Năng lượng mặt trời: Lý thuyếtvà ứng dụng” Trong nghiên cứu, tác giả đã đề cập đầy đủ về lý thuyết, lý luận, các vần đề

liên quan đến nguồn năng lượng mặt trời Nhưng tác phẩm chỉ dừng lại ở khung lý thuyết vềnăng lượng mặt trời chứ chưa phải một nghiên cứu về thực tế ở một địa phương nào, cũngnhư nghiên cứu chưa sâu về các chính sách pháp lý để phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

Năm 2008 Tác giả Hồ Sĩ Thoảng và Trần Mạnh Trí Trong ấn phẩm: “Năng lượngthế kỷ 21: Tiềm năng và thách thức”, đã khẳng định tiềm năng phát triển năng lượng mặt

trời, những thách thức về các nguồn lực xã hội để phát triển nguồn năng lượng này.

Năm 2010, tác giả Đặng Đình Thống có đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tiềmnăng, hiện trạng công nghệ và hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời ở Hà Nội” “Hiện

Trang 24

trạng ứng dụng năng lượng mặt trời ở Hà Nội” Tác giả đã đánh giá tiềm năng điện mặt

trời tại Thành phố Hà Nội, đánh giá hiện trạng về công nghệ, ứng dụng để sản xuất điện mặttrời và hiệu quả sử dụng, nhằm giảm bớt ô nhiễm môi trường ở Hà Nội.

Năm 2023 Võ Minh Hội đã phân tích lợi ích - chi phí dự án năng lượng mặt trời ápmái 1.000 KWP của công ty TNHH MTV An Bảo Chấn Dự án có tổng mức đầu tư 14.995triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 4.315 triệu đồng chiếm 29% còn lại 10.680 triệu đồnglà vốn vay từ quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tây Ninh, dự án với mục đích chính là sản xuất điệnnăng bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam với giá bán cố định trong 20 năm là 8,38cent/kWh Kết quả phân tích dự án trên quan điểm tổng đầu tư ở 2 mức chi phí sử dụng vốnchủ sở hữu (re) lần lượt là 10% và 15% là NPV = 9.725 triệu đồng; IRR=16,07% và NPV =7.241 triệu đồng; IRR=16,07% Kết quả phân tích trên quan điểm chủ đầu tư NPV = 2.141triệu đồng, IRR = 24,12% Về mặt hiệu quả xã hội dự án góp phần bù đắp vào lượng điệnnăng thiếu hụt mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải mua từ nguồn nước ngoài, cũng nhưđảm bảo nguồn điện cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động, sảnxuất.

Tác giả Nguyễn Văn Tâm, trong luận văn “Nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máyđiện mặt trời ở điều kiện Việt Nam” đã hệ thống hóa lý luận về năng lượng mặt trời và các

thiết bị sản xuất điện mặt trời trên thế giới và ở Việt Nam; đồng thời, tác giả nghiên cứu khảnăng xây dựng nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam, việc lựa chọn địa điểm để xây dựng,phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp sản xuất điện mặt trời hiện nay.

Như vậy, có một số tác giả đã nghiên cứu lý luận về năng lượng điện mặt trời, côngnghệ ứng dụng và thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, khả năng và hiệu quả phát triển điệnmặt trời ở Việt Nam cũng như ở một số tỉnh, thành Đây là nguồn tài liệu quý cho tác giảtham khảo để hoàn thiện luận văn Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu chính xác vềphát triển điện năng lượng mặt trời tại một địa phương nhất định nào trong lãnh thổ ViệtNam cũng như tại tỉnh Tây Ninh, chính vì vậy luận văn này của tác giả được cam kết là chưatừng được nghiên cứu và cũng chưa từng được công bố.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển điện năng lượng mặt trời.

Trang 25

- Phân tích thực trạng về phát triển điện năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh TâyNinh.

- Phân tích hiệu quả kinh tế và tiềm năng để phát triển điện năng lượng mặt trời trênđịa bàn tỉnh Tây Ninh.

4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về phát triển điện năng lượng mặt trời?

Câu hỏi 2: Thực trạng về phát triển điện năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh TâyNinh là như thế nào?

Câu hỏi 3: Hiệu quả kinh tế và tiềm năng để phát triển điện năng lượng mặt trời tạitỉnh Tây Ninh?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và hiệu quả kinh tế và tiềm năng để phát triển điện nănglượng mặt trời địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt

trời địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu điện năng lượng mặt trời tại địa bàn tỉnh

Tây Ninh.

Thời gian: Số liệu thu thập được từ năm 2017 đến 2020.6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các thống kê, báo cáo của Chính phủ liênquan đến điện năng và điện năng lượng mặt trời; những số liệu liên quan trong một sốnghiên cứu đã triển khai, các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo,mạng internet, tivi

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập qua các điều tra từ bảng câu hỏi,phỏng vấn từ các đối tượng là các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật Từ các kết quả thu đượcthì sẽ đánh giá được hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trênđịa bàn tỉnh Tây Ninh.

Trang 26

7 Những đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu sẽ có các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:

Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết về phát triển điện năng lượng

mặt trời.

Về mặt thực tiễn: Thực hiện phân tích đánh giá thực trạng điện năng lượng mặt trời

tại tỉnh Tây Ninh, những kết quả đạt được về kinh tế, xã hội cũng như những tồn tại, hạn chế;từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển điện năng lượng mặt trời trên địabàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

8 Kết cấu của đề tài

Bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển điện năng lượng mặt trời.

- Chương 2: Thực trạng về phát triển điện năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh TâyNinh.

- Chương 3: Hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trênđịa bàn tỉnh Tây Ninh.

Trang 27

PHẦN NỘI DUNGChương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI1.1 Các khái niệm

1.1.1 Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng đầu tiên trên thế giới và được con người tậndụng trước cả khi học cách tạo ra lửa.Năng lượng mặt trời được hiểu là năng lượng bức xạ

và nhiệt xuất phát từ mặt trời.

Năng lượng mặt trời và các tài nguyên thứ cấp của nó như sức gió, sức sóng, sứcnước, sinh khối… tạo nên hầu hết năng lượng tái tạo trên trái đất Con người và các sinh vậttrên trái đất sẽ không thể tồn tại nếu không có mặt trời và nguồn năng lượng từ mặt trời.

Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời,cộng với một phần nhỏ năng lượng từ các hạt nguyên tử khác phóng ra từ mặt trời.

1.1.2 Điện năng lượng mặt trời

Điện Mặt Trời (tiếng Anh: solar power), cũng được gọi là quang điện hay quang năng(tiếng Anh: photovoltaics, PV) là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánhsáng Mặt Trời trực tiếp thành điện năng nhờ pin Mặt Trời.

Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất.Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớndo tính tái tạo cao Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất các tấm quang điện mặttrời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảovệ môi trường.

1.1.3 Hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới

Hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới là hệ thống điện hoạt động kết hợp giữađiện năng mặt trời và điện lưới quốc gia.Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới baogồm các thiết bị sau:

- Hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời (xem như nhà máy phát điện).

- Hệ thống chuyển đổi dòng điện (các bộ inverter), chuyển đổi dòng điện một chiều(DC) thành dòng điện xoay chiều (AC).

- Các máy biến áp nâng áp (biến điện áp nhỏ thành điện áp lớn).- Đường dây dẫn điện trên không để truyền tải điện.

Trang 28

- Tải tiêu thụ điện (hộ sử dụng điện).

Hình 1.1: Sơ đồ mô tả hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới1.1.4 Nguyên lý hoạt động điện năng lượng mặt trời

Các tấm pin năng lượng mặt trời có nhiệm vụ hấp thụ bức xạ mặt trời và chuyểnthành dòng điện một chiều (DC) Dòng điện DC thông qua bộ chuyển đổi điện áp DC – AC(inverter) chuyển đồi thành dòng điện xoay chiều 220/380V để cung cấp và sử dụng cho cácthiết bị điện dân dụng thường ngày Khi hòa lưới với công suất lớn thì dòng điện xoay chiềusẽ được nâng điện áp hòa lưới qua máy biến áp nâng áp với công suất phù hợp với công suấthệ thống điện năng lượng mặt trời.

1.2 Mục đích, ý nghĩa của điện năng lượng mặt trời

Qua các phân tích trên thì việc phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời áp mái nhàsẽ góp phần giảm áp lực đầu tư nhà máy điện từ các nguồn năng lượng truyền thống nhưnhiệt điện than, nhiệt điện khí, dầu… Và với những lợi thế như vậy thì việc đầu tư phát triểnđiện năng lượng mặt trời mái nhà là thật sự cần thiết, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của điềukiện tự nhiên, huy động được nguồn lực của toàn dân và đảm bảo nguồn điện tại chỗ đápứng nhu cầu tăng trưởng điện ngày càng cao

Trang 29

Ngoài ra, điện năng lượng mặt trời được ứng dụng sâu rộng trong đời sống của conngười từ sinh hoạt đến sản xuất, có khả năng triển khai với quy mô rất đa dạng và phù hợpvới mọi đối tượng.

1.3 Các nội dung để điện năng lượng mặt trời phát triển

1.3.1 Qui hoạch phát triển điện năng lượng mặt trời tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về năng lượng mặt trời với cường độbức xạ từ 5,1kWh/m2/ngày Số giờ nắng trung bình tại địa phương lên đến 2.400 giờ/năm,rất phù hợp với phát triển điện bằng nguồn năng lượng mặt trời, nên đã được nhiều doanhnghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này.

Chính vì có lợi thế và tiềm năng phát triển về năng lượng mặt trời, nên ngày21/8/2018 Tây Ninh đã được Bộ Công thương ra Quyết định số 2966/QĐ-BCT về việc quyhoạch phát triển điện lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 – Quyhoạch phát triển hệ thống điện 110kV Trong đó ghi rõ có 08 nhà máy điện mặt trời với tổngcông suất 808MW được quy hoạch và đã triển khai thực hiện dự án Song song đó nguồnđiện mặt trời áp mái trong toàn tỉnh cũng đã tăng đáng kể có 4.274 công trình với 305MW.Tiềm năng điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là rất lớn, đặc biệt là điện năng lượngmặt trời trên mái nhà.

1.3.2 Tiêu chuẩn về an toàn vận hành, khai thác điện năng lượng mặt trời

Đề tài có thể góp phần cho nhà đầu tư không chỉ đầu tư tại tỉnh Tây Ninh mà có thểvận dụng để đầu tư ở các địa phương khác nhau thì cần phải xem xét đến các yếu tố như sau:+ Phụ thuộc vào vận dụng chính sách về đất đai cho phù hợp với quy hoạch sử dụngđất của từng địa phương Tùy theo chính sách phát triển kinh tế của mỗi địa phương sẽ có độmở khác nhau về quỹ đất Cho nên khi đầu tư lĩnh vực này thì cần liên hệ để phối hợp vớichính quyền địa phương, tuân thủ các quy định về cấp phép xây dựng cho phù hợp với cơchế quản lý của địa phương đó.

+ Khi đầu tư ở các địa phương khác nhau thì cần tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên ở địaphương đó: Cần tìm hiểu thuộc khu vực nào, số giờ nắng trung bình trong 1 năm là baonhiêu giờ, cường độ bức xạ trong ngày trên /1m2để từ đó có đánh giá là khu vực đó có nênđầu tư, có mang lại hiệu quả hay không, tránh đầu tư theo phong trào không mang lại hiệuquả.

Trang 30

+ Nhà đầu tư cần liên hệ với Điện lực địa phương tìm hiểu thông tin về Đường dâydẫn điện trên không cấp điện áp dẫn điện trên không khu vực, các điều kiện pháp lý đi kèm,thủ tục hồ sơ để chọn nơi có thể đặt dự án nhằm phát huy 100% khả năng phát điện của dựán Hoặc nhà đầu tư có thể bố trí vốn để phối hợp nâng cấp Đường dây dẫn điện trên khôngcấp điện áp dẫn điện trên không tại khu vực đó.

1.3.3 Kêu gọi thu hút đầu tư phát triển điện năng lượng mặt trời

Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển năng lượngmặt trời thông qua các chính sách hỗ trợ Theo Quyết định 11/QĐ-TTg ngày 11/4/2017, điệntừ các dự án điện mặt trời sẽ được mua với mức giá 9,35 UScent/kWh, tương đương 2.086đồng/kWh, cao hơn so với mức trung bình hiện nay là 1.280 đồng/kWh Doanh nghiệp sảnxuất điện mặt trời cũng sẽ được ưu đãi Thuế Nhập khẩu thiết bị, Thuế thu nhập Doanhnghiệp Tuy nhiên, thị trường điện năng lượng mặt trời vẫn còn rất nhiều thách thức Mặc dùhành lang pháp lý đã có nhưng thời gian cấp phép lại khá dài (20 năm) Bên cạnh đó, chi phíđầu tư ban đầu, thời gian thi công cũng khá dài (nếu dự án lớn) và thời gian hoàn vốn khálớn, đặc biệt khi năng lượng điện mặt trời phải cạnh tranh với giá điện lưới quốc gia Quyếtđịnh 11/QĐ-TTg quy định về giá điện mặt trời mới chỉ áp dụng giá 9,35 UScent/kWh (theotỷ giá 22.316 đồng/USD), thời hạn hiệu lực thực hiện trong 3 năm (từ 01/6/2017 đến30/6/2019) Vậy sau 3 năm, giá điện mặt trời sẽ như thế nào? Nhà đầu tư mong muốn có mộtchính sách giá điện mặt trời dài hơi và ổn định hơn để có thể khuyến khích nhiều Doanhnghiệp tham gia vào lĩnh vực này hơn nữa.

Do đó, đến ngày 06/4/2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam để giải quyết cơ chế giáđiện năng lượng mặt trời và cơ chế hòa hệ thống điện quốc gia; ban hành bộ tiêu chuẩn chocác thiết bị liên quan đến điện mặt trời đầy đủ hơn, như tiêu chuẩn tấm pin, inverter chuyểnđiện, giàn khung đỡ… để hạn chế lưu thông sản phẩm kém chất lượng, định hướng đúng chongười dân về hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời… Giá mua điện mặt trời có 3 mức giáđược áp dụng cho từng loại hình lắp đặt điện mặt trời, cụ thể: Dự án điện mặt trời nổi, giámua là 1.783 đ/kWh, tương đương 7,69 UScent/kWh; Dự án điện mặt trời mặt đất, giá mualà 1.644 đ/kWh, tương đương 7,09 UScent/kWh; Hệ thống điện mặt trời mái nhà, giá mua là1.943 đ/kWh, tương đương 8,38 UScent/kWh; (theo tỷ giá 23.230 đồng/USD được Ngân

Trang 31

13/2020/QĐ-hàng Nhà nước công bố ngày 10/3/2020); thời hạn hiệu lực thực hiện từ 22/5/2020 đến31/12/2020; thời hạn mua điện trong 20 năm.

1.3.4 Thiết lập thị trường mua bán điện năng lượng mặt trời

Ngành điện Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong vài thập kỷ qua Công suấthệ thống điện và nhu cầu điện thương phẩm tăng đều, với tốc độ tăng trưởng điện thươngphẩm bình quân hàng năm là 10,5% trong giai đoạn 2011-2020.

Trước nhu cầu sử dụng điện tăng cao cho cả sản xuất và sinh hoạt, trong bối cảnhnhiều khó khăn từ nguồn cung điện, tình trạngthiếu điện đã được cảnh báo từ nhiều năm nay,mặc dù năng lực sản xuất mới từ các nguồn năng lượng tái tạo quy mô tiện ích trong vài nămqua đã tăng lên tới 25% công suất, nhưng phần lớn tập trung ở miền Trung và miền Nam.

Động lực thị trường chính là nhu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà tăngcao trong các lĩnh vực sản xuất FDI tại Việt Nam, dẫn đầu là ngành điện tử/bán dẫn và dệtmay Là một phần trong nỗ lực toàn cầu trong cam kết phát thải ròng bằng 0, các thươnghiệu và nhà sản xuất quốc tế tại Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi năng lượngsang các nguồn tái tạo Đây cũng là cơ hội cho thị trường năng lượng mặt trời phân tán pháttriển ở Việt Nam.

Trách nhiệm mua điện từ các dự án điện năng lượng mặt trời:

Theo Điều 12 của Quyết định 11/2017/QĐ-TTg thì bên mua điện có trách nhiệm muatoàn bộ sản lượng điện năng lượng mặt trời từ các dự án nối lưới ngành điện Giá mua củaChính phủ Việt Nam quy định thống nhất một giá trên tất cả các tỉnh thuộc Việt Nam nên tấtcả lượng điện năng phát ra trong ba trường hợp phân tích ở các khu vực tỉnh, thành phố cógiờ nắng xấu, trung bình, tốt sẽ được bán trực tiếp cho Ngành điện tại các tỉnh thuộc Tậpđoàn Điện lực Việt Nam.

1.3.5 Kiểm tra, giám sát nguồn điện năng lượng mặt trời

Khi nói đến hệ thống năng lượng mặt trời, để khai thác năng lượng trong thời gian dài(20 năm), việc lắp đặt điện mặt trời phù hợp kèm theo hệ thống giám sát từ xa để hỗ trợ bảotrì hệ thống thích hợp là chìa khóa cho tỷ lệ hoàn vốn cao Dưới đây là một hệ thống kiểmtra, giám sát nguồn năng lượng mặt trời:

Hệ thống giám sát quang điện thông minh là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm.

Trang 32

- Đây là một nền tảng trực tuyến thực hiện giám sát thời gian thực của hệ thống bằngcách sử dụng các thành phần như cảm biến, bộ ghi dữ liệu, v.v.

- Dữ liệu được phân tích được chuyển đến ứng dụng di động sử dụng IoT (Internetvạn vật) để bảo trì, dự đoán và đánh giá nguyên nhân trong trường hợp của bất kỳ sự cố, vấnđề nào.

- Dữ liệu theo dõi thời gian thực cũng có thể được sử dụng để phân tích so sánh bằngcách sử dụng dữ liệu và xu hướng trong quá khứ để đưa ra kết luận.

1.4 Các nhân tố tác động đến việc phát triển điện năng lượng mặt trời1.4.1 Hành lang pháp lý

Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành Luật Năng lượng tái tạo Các quy định về khuyếnkhích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo đã được ban hành tại các văn bản quy phạm phápluật khác nhau, do nhiều Bộ, ngành trực tiếp soạn thảo, theo dõi Cụ thể như:

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7447-7-712:2015 (IEC 60364-7-712:2002) về Hệ thốngnguồn quang điện sử dụng năng lượng mặt trời (PV).

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10896:2015 (IEC 61646:2008) về Mô-đun quang điệnmàng mỏng mặt đất (PV) – Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11855-1:2017 (IEC 62446-1:2016) về Hệ thống quangđiện.

- Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 và Thông tư 30/2019/TT-BCT ngày18/11/2019 chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối Đường dâydẫn điện trên không cấp điện áp trung áp trở lên và hệ thống điện mặt trời đấu nối Đườngdây dẫn điện trên không cấp điện áp hạ áp.

Đến thời điểm năm 2020, các quy định liên quan đến việc phát triển điện mặt trời tạiViệt Nam do các Bộ, ngành thực hiện vẫn chưa có đầy đủ hoặc có nhưng còn chung chung,chưa có sự thống nhất, cụ thể như: Bộ Công an về công tác phòng cháy chữa cháy, Bộ Tàinguyên Môi trường về công tác sử dụng đất, công tác môi trường, Bộ Xây dựng về công tácxây dựng, Bộ khoa học công nghệ về công tác quy định về tiêu chuẩn thiết bị, Bộ Giáo dụcvề công tác đào tạo nhân lực nghiên cứu, quản lý vận hành sửa chữa, Bộ Tài chính về giáthành, Bộ kế hoạch và đầu tư về quy hoạch vùng miền được đầu tư, Bộ giao thông vận tải …

Trang 33

Do đó, hành lang pháp lý liên quan đến việc phát triển điện năng lượng mặt trời tạiViệt Nam hiện tại đang là:

- Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ Công Thương quyđịnh về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.

- Thông tư số 18/2020/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bánđiện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

- Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ quy định về cơ chếhỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo Nghị định này quy định về việc miễn thuế thunhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhậpdoanh nghiệp trong 09 năm tiếp theo đối với các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điệnmặt trời.

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định 02/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổsung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển cácdự án điện mặt trời tại Việt Nam.

- Quyết định 11/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày06/4/2020 của Chính phủ đã ban hành về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tạiViệt Nam.

- Văn bản số 7410/BCT-ĐTĐL của Bộ Công Thương ngày 14/9/2018: Về việc chỉđạo, hướng dẫn các nội dung liên quan đến đấu nối các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

- Văn bản số 5113/EVN-KD ngày 09/10/2018 của Tập đoàn điện lực Việt Nam

Hướng dẫn thực hiện đấu nối điện mặt trời trên mái nhà.

- Văn bản số 7458/EVN SPC-KD ngày 16/10/2018 của Tổng công ty điện lực miền

Nam Hướng dẫn thực hiện đấu nối các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

1.4.2 Cường độ bức xạ năng lượng mặt trời

Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho những quá trình diễn ratrên trái đất như bóc mòn, phong hóa, bồi tu, vận chuyển, cũng như giúp chiếu sáng và sưởiấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời Còn Cường độ bức xạ là thuật ngữ chỉ dòng vậtchất và năng lượng của mặt trời phát ra và có thể chuyển đổi thành các dạng năng lượng nhưnhiệt điện… rất hữu ích trong cuộc sống.

Trang 34

Bức xạ mặt trời là nguồn tài nguyên vô cùng lớn tại Việt Nam Trung bình, tổng bứcxạ mặt trời ở các tỉnh miền Nam và miền Trung khoảng 5kWh/m2/ngày, còn các tỉnh miềnBắc là khoảng 4kWh/m2/ngày Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời rất cao và ổn định trongsuốt cả năm, vào mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 20% Số giờ nắng trong năm ở miềnBắc vào khoảng 1.500-1.700 giờ còn ở miền Nam và miền Trung thì vào khoảng 2.000-2.600 giờ mỗi năm.

1.4.3 Công nghệ điện năng lượng mặt trời

Nguồn năng lượng miễn phí có sẵn khoảng 10 tiếng mỗi ngày và thậm chí nhiều hơnở một vài nước để khai thác Năng lượng mặt trời đang dần trở thành một trong nhữngnguồn năng lượng tái tạo được tận dụng nhiều nhất qua nhiều năm và các nhà sáng tạo đangtìm kiếm nhiều cách tốt hơn để khai thác nguồn năng lượng này Đó là các dự án ứng dụnglắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, phương tiện giao thông, quần áo, điện thoại điđộng và nhiều hơn nữa.

Dưới đây là một trong những phát minh thay đổi thế giới về nguồn năng lượng tái tạo:

Challenger, chiếc máy bay đầu tiên bay bằng năng lượng mặt trời và bay qua eo biển từPháp đến Anh Năm 1998, chiếc máy bay năng lượng mặt trời điều khiển từ xa có tên làPathfinder, kỷ lục sau khi đạt 80.000 feet NASA đã phá vỡ kỷ lục đó vào năm 2001 khi họđạt 96.000 feet bằng máy bay không tên lửa Năm 2016, Bertrand Piccard đã hoàn thànhchuyến bay không khí thải đầu tiên trên toàn thế giới với Solar Impulse 2, máy bay chạybằng năng lượng mặt trời lớn nhất và mạnh nhất thế giới hiện nay.

- Được mệnh danh là “Năng lượng Tesla”, pin điện được thiết kế nhằm lưu trữ nănglượng mặt trời hiệu quả hơn nhưng loại pin khác trên thị trường hiện nay.

- Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Trường Đại học Bern, Thụy Sĩ đã thí nghiệmthành công cấy loại pin mặt trời siêu nhỏ với diện tích chỉ 3,6 cm2 dưới da, để cấp điện chocác thiết bị cấy ghép trong cơ thể, chẳng hạn như máy điều hòa nhịp tim.

- Sợi năng lượng mặt trời: Là loại sợi mỏng, mềm dẻo có thể thu nhận, chuyển hóa vàlưu trữ năng lượng mặt trời được các chuyên gia Trường Đại học Central Florida, Mỹ chếtạo Một mặt của loại sợi này tích hợp pin mặt trời, mặt còn lại phủ vật liệu tích trữ nănglượng ứng dụng cho các thiết bị cảm biến hỗ trợ sức khỏe hoặc trong lĩnh vực quân sự.

Trang 35

1.4.4 Giá thành pin năng lượng mặt trời

Hiện nay trên thị trường của nước ta có rất nhiều loại tấm pin năng lượng mặt trời vớinhiều mức công suất khác nhau, phổ biến như: 40W, 50W, 60W, 100W, 150W, 200W,250W, 260W, 270W, 300W, 325W, 330W, 345W, 365W 380W, 400W, 435W, 440W,445W, 450W… Và có 2 loại tấm pin sử dụng phổ biến nhất là Poly và Mono Cùng với đólà rất nhiều loại inverter của các hãng sản xuất khác nhau như GroWatt, SunGrow, SMA,Solis, Fronius, Huawei, ABB, Siemens, Do đó giá thành lắp đặt của hệ thống điện nănglượng mặt trời dưới 10kWp sẽ được tính theo mỗi kWp trung bình khoảng 14 đến 17 triệuđồng/1kWp Nếu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên 10kWp giá thành sẽ rẻ hơnnhiều.

Giá cho các tấm pin mặt trời đã giảm đáng kể trong vài thập kỷ qua, dẫn đến nhu cầutiêu dùng tăng lên đã tạo ra hơn một triệu tấm pin lắp đặt tại Mỹ vào đầu năm 2016 Vàonăm 1956, các tấm pin mặt trời có giá khoảng 300 đô la mỗi Watt Đến năm 1975, con số đóđã giảm xuống chỉ còn hơn 100$USD/Watt Ngày nay, một tấm pin mặt trời có thể có giáchỉ $USD 0,4/ một Watt Hãy xem xét điều này: Kể từ năm 1980, giá pin mặt trời đã giảm ítnhất 10% mỗi năm Chi phí giảm mạnh chủ yếu là do sự phổ biến ngày càng tăng của nănglượng mặt trời, sự tiến bộ của khoa học, công nghệ trong chế tạo, sản xuất tấm pin, invertervà tính hợp pháp của PV (lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánh sáng MặtTrời trực tiếp thành điện năng nhờ pin Mặt Trời) như một nguồn năng lượng đáng tin cậytrong thế giới ngày nay.

So với mức giá 9,35 UScent (gần 2.100 đồng)/kWh, dự thảo giá mua bán điện mặttrời lần này của Bộ Công Thương có sự phân mảnh khá rõ khi cơ quan quản lý đang muốntạo ra sự hấp dẫn với dự án đặt tại khu vực bức xạ thấp Cùng đó, phân tán bớt dự án tại khuvực bức xạ nhiệt cao, lâu nay vẫn tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận.

1.5 Các tiêu chí đánh giá điện năng lượng mặt trời

Trong đời sống, sản xuất hiện nay điện năng luôn là một trong những yếu tố khôngthể thiếu trong hầu hết các hoạt động Đồng thời, chất lượng điện năng cũng có ảnh hưởngrất nhiều đến hiệu quả, hiệu suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Tất cả các nguồn điện như thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời đều phảibảo đảm chất lượng điện năng mới đưa vào sử dụng Các tiêu chí về chất lượng điện năng

Trang 36

gồm những yếu tố chính như: Điện áp, dòng điện, tần số để các thiết bị điện hoạt động bìnhthường, ổn định và cô lập, tách ra khỏi hệ thống trong trường hợp thiết bị hoạt động bấtthường, bị hỏng hóc.

Thông thường, nguồn điện chất lượng nhất sẽ được cung cấp với dạng sóng hình sincó biên độ, tần số theo tiêu chuẩn quốc gia hay thông số kỹ thuật của hệ thống kết hợp vớitrở kháng là không Ohms ở các tần số Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng điện năng sẽ giúp dễdàng đánh giá được hệ thống điện đang sử dụng có đạt tiêu chuẩn hay không Các chỉ tiêuđánh giá chất lượng điện năng có thể dựa vào những quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BCTngày 18/11/2015 Quy định hệ thống điện phân phối.

Đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời, việc đưa ra tiêu chí đánh giá cũng dựatrên nguyên tắc chung, đó là các tiêu chí đánh giá chất lượng điện áp, dòng điện, điện áp ởđầu ra của inverter Để đánh giá được các tiêu chí này đầu tiên phải đánh giá được chấtlượng của tấm pin năng lượng, sau đó đến chất lượng của inverter.

1.6 Phát triển điện năng lượng mặt trời tại các nước, địa phương1.6.1 Phát triển điện năng lượng mặt trời ở Nhật Bản

Nhật Bản đã có nhiều cơ chế để khuyến khích tư nhân tham gia phát triển điện mặttrời áp mái Nguồn năng lượng của Nhật Bản đầu thế kỷ 21 gắn liền với sự cố Nhà máy Điệnhạt nhân Fukushima Daiichi gặp thảm họa kép về động đất và sóng thần Do vậy, Nhật Bảnđã quyết định thay đổi cơ cấu nguồn điện: Dừng vận hành một số nhà máy điện hạt nhân, tậptrung phát triển nhiệt điện và năng lượng tái tạo Hiện nay, những tấm pin mặt trời áp mái ởNhật Bản ngày càng phổ biến Thậm chí, đã có ngày càng nhiều khu vực dân cư tự chủ vềnguồn năng lượng nhờ tận dụng rất tốt nguồn năng lượng mặt trời.: Ngay từ năm 2008,Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay để phát triển nguồn năng lượngtái tạo với thời gian hoàn trả là 10 năm; Giá mua điện sản xuất từ năng lượng mặt trời vớigiá cao hơn giá thị trường và giảm giá bán các tấm pin năng lượng mặt trời.

Kết quả đạt được:

Với chính sách hấp dẫn, các dự án phát triển năng lượng mặt trời được khách hàngđầu tư với tần suất tăng mạnh qua hàng năm Đến năm 2020, cả nước Nhật Bản đã cókhoảng 2,4 triệu khách lắp đặt điện mặt trời, đặc biệt các hệ thống áp mái nhà ở.

Trang 37

Hiện nay, Nhật Bản đã định hướng phát triển năng lượng dựa trên nguyên lí 3 E+S,(Viết tắt của Safety - an toàn, Energy Sercurity - an ninh năng lượng, Enviroment - môitrường, Economic Effeciency - hiệu quả kinh tế) Theo kế hoạch đề ra, đất nước Nhật Bảntiếp tục duy trì mục tiêu sử dụng và phát triển đa dạng các nguồn năng lượng, trong đónguồn năng lượng mặt trời là một trong các chiến lược nhằm thay thế các dạng năng lượnghạt nhân hiện nay.

1.6.2 Phát triển điện năng lượng mặt trời ở khu vực Châu Âu

Ở Pháp, từ những năm của thập niên 60 thế kỷ trước, họ đã rất chú trọng tới việc giảiquyết thiếu hụt năng lượng cho quốc gia phát triển Họ đã thành công trong việc thiết kế vàlắp đặt các hệ thống biến năng lượng mặt trời thành điện năng cung ứng cho các làng xã cóquy mô 1.000 hộ Nhờ đó, một số quốc gia vùng Trung Pháp đã thừa hưởng thành tựu này vìdễ lắp ráp và chi phí tương đối rẻ.

Đan Mạch được cho là quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả nhất thế giới Ở ĐanMạch, ước tính có tới 30% các hộ sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời Đan Mạch là nướcđầu tiên triển khai cơ chế buộc các nhà máy điện lớn phải mua điện xanh từ các địa phươngvới giá cao (Feed - in tariff - FIT) Với cơ chế này, các địa phương hào hứng sản xuất điệnxanh Mô hình đã được 30 nước áp dụng như: Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản,… Đức trởthành nước dẫn đầu thị trường điện mặt trời trên thế giới (chiếm 45%) kể từ khi điều chỉnhlại hệ thống giá điện (Feed-in tariff) như là một phần của Chương trình “Hành động nguồnnăng lượng tái tạo” (Renewable Energy Sources Act).

Công suất lắp đặt pin mặt trời trên toàn thế giới đến năm 2007 là 10.300MWp Đứchiện đang dẫn đầu với 3.862MWp Trong đó, Wp (watt-peak) là công suất điện một chiềucủa pin mặt trời được đo đạc trong các điều kiện tiêu chuẩn (với cường độ sáng: 1000 W/m2,nhiệt độ môi trường: 250C, quang phổ của nguồn sáng thử nghiệm phải tương tự như quangphổ của bức xạ mặt trời tương ứng với hệ số khối lượng không khí là 1,5).

Sau năm 2007, Tây Ban Nha trở thành nước có sự phát triển sôi động nhất Các nướcPháp, Italy, Hàn Quốc và Mỹ cũng đã tăng công suất lắp đặt lên rất nhanh trong các năm gầnđây nhờ các chương trình kích thích và các điều kiện thị trường địa phương Các nghiên cứumới đây đã cho thấy rằng, thị trường điện năng lượng mặt trời trên thế giới được dự báovượt quá 16GW vào năm 2010.

Trang 38

1.6.3 Phát triển điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận – Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) cho biết, lượng lớn các nhà máy điệnmặt trời sẽ bắt đầu phát công suất vào hệ thống với tổng công suất dự kiến khoảng 2.200MWp trong năm 2019 Trong đó, Ninh Thuận là một trong những tỉnh có nhiều dự án quymô với vốn đầu tư lớn Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận, tính đến cuối tháng9/2018, tỉnh có 29 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 1.938,17 MW.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, tính đến hết tháng 9/2019, tổng công suấtcác nguồn năng lượng tái tạo của tỉnh khoảng 1.150 MW, trong đó điện mặt trời khoảng1.040 MW, điện gió 110 MW.

Ngày 17/10/2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ đãđi thị sát một số dự án năng lượng tái tạo gồm điện gió và điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuậnvà làm việc với UBND tỉnh về giải toả công suất các nguồn năng lượng tái tạo Kết luậncuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyềnvà nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, qua đó tình hình kinh tế-xã hộicủa tỉnh được duy trì ổn định và đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Nhiềutiềm năng lợi thế của tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư chiến lược vàbước đầu khai thác hiệu quả “Đặc biệt, tỉnh đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế riêng để pháttriển lĩnh vực năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện gió và điện năng lượng mặt trời Chỉ tronghơn một năm đã có hơn 1.000 MW năng lượng gió, mặt trời hòa lưới; qua đó, đóng góp lớntrong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển mọi mặt đời sống kinhtế - xã hội của tỉnh”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ninh Thuận vẫn còn gặp không ít khó khăn, trongđó có việc giải toả công suất của các nhà máy năng lượng tái tạo đã đầu tư và sắp đầu tư.“Trong thời gian tới, yêu cầu Ninh Thuận tiếp tục tranh thủ thời cơ, khai thác lợi thế, vượtqua khó khăn để phát triển”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Hiện nay, nhu cầu dùng điện ngày càng tăng, sức ép phải tái cơ cấu nguồn điện ngàycàng lớn theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện nănglượng mặt trời Với tiềm năng riêng của tỉnh, Ninh Thuận hoàn toàn có thể trở thành trungtâm năng lượng tái tạo của cả nước.

1.6.4 Tình hình phát triển điện mặt trời ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 39

Theo số liệu từ Chương trình Năng lượng xanh TP.HCM: TP.HCM có lượng bức xạlớn 1.581 kWh/m2/năm, cao nhất là 6,3 kWh/m2/ngày vào tháng 2 và thấp nhất là 3,3kWh/m2/ngày vào tháng 7 Số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100-300 giờ;mùa khô: Số giờ nắng lên tới 300 giờ, mùa mưa: Khoảng 150 giờ.

Theo “Báo cáo Đánh giá kỹ thuật Tiềm năng năng lượng mặt trời trên mái nhà tạiViệt Nam” năm 2017 của Ngân hàng Thế giới: Tiềm năng điện mặt trời trên địa bàn Thànhphố HCM ước tính khoảng 6.300 MW, với ưu đãi từ thiên nhiên về lượng nắng hàng nămkhu vực phía Nam thì tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời là rất lớn, đặc biệt là cácdự án điện năng lượng mặt trời áp mái.

Trong năm 2018 Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đẩy mạnh tuyêntruyền, vận động người dân lắp đặt điện mặt trời thông qua các hình thức như sau: Tuyêntruyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài; gửi thư ngỏ vận động sử dụng điệnmặt trời; làm việc với khách hàng tiềm năng như cơ quan, doanh nghiệp; Hợp tác với cácnhà cung cấp triển khai các chương trình ưu đãi điện mặt trời…

Kết quả triển khai đến hết năm 2018: Đã lắp đặt 906 khách hàng là hộ gia đình, côngsở và doanh nghiệp với tổng công suất lắp đặt: 10.382,66 kWp.

Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã và đang triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trờinối lưới trên mái nhà tại trụ sở Đã thực hiện 1.127,97 kWp tại Trụ sở Tổng công ty, PhòngThông tin tuyên truyền An toàn, Trạm Bến Thành, 15 Công ty Điện lực, Công ty Dịch vụĐiện lực và 2.658 kWp tại các đơn vị trực thuộc và 47 Trạm biến điện áp cấp điệnáp110/220kV.

Kế hoạch năm 2018 phấn đấu phát triển 50 MWp khách hàng hộ gia đình và 5,2MWp tại các trụ sở của Điện lực.

1.6.5 Tình hình phát triển điện mặt trời trên cả nước, phía Nam, tỉnh Tây Ninh 2019,2020

- Cả nước (Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam-EVN):

Năm 2019: Đã lắp đặt 20.473 dự án, công trình; với tổng công suất lắp đặt: 340 MWp.Năm 2020: Với 83.000 dự án đã hoàn thành nâng tổng công suất lắp đặt lên 9.300MWp.

- Khu vực phía Nam (Tổng công ty Điện lực miền Nam- EVNSPC):

Trang 40

Năm 2019: Lắp đặt thành công 10.613 dự án, công trình; với tổng công suất pin lắpđặt: 189,4 MWp.

Năm 2020: Với sự hỗ trợ từ Chính phủ số lượng tăng lên nhanh là 43.609 dự án, côngtrình; Đồng thời đưa công suất lắp đặt tăng lên: 5.409 MWp.

- Tỉnh Tây Ninh (Công ty Điện lực Tây Ninh-PCTN):

Năm 2019: Đã lắp đặt được 654 dự án, công trình; với tổng công suất lắp đặt: 14,213MWp.

Năm 2020: Trong năm 2020, Công ty Điện lực Tây Ninh phát triển được 3.586 kháchhàng lắp đặt năng lượng mặt trời mái nhà, với công suất là 291,6MWp (chiếm 30,8% côngsuất max của tỉnh) Với chi phí đầu tư trung bình khoảng 15 triệu đồng/kWp thì tổng mứcđầu tư cho việc phát triển hệ thống này đến cuối năm 2020 đạt khoảng 4.365 tỷ đồng từnguồn vốn xã hội, đã góp phần trong việc cung ứng nguồn điện tại chỗ cho phụ tải, giảm đầutư lưới truyền tải, giảm ngân sách đầu tư nguồn điện.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 tác giả trình bày cơ sở lý luận về phát triển điện năng lượng mặt trời nộidung chính của chương này trình bày các Khái niệm về năng lượng mặt trời, Điện nănglượng điện mặt trời, hệ thống điện năng lượng mặt trời, những nguyên lý về hoạt động nănglượng mặt trời, mục đích ý nghĩa, nội dung để điện năng lượng mặt trời phát triển, Tiêuchuẩn về an toàn vận hành, khai thác điện năng lượng mặt trời, Các nhân tố tác động đếnviệc phát triển điện năng lượng mặt trời, các tiêu chí đánh giá điện năng lượng mặt trời pháttriển chăm sóc khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng Nội dung chương 1 sẽ làm cơ sở chophân tích thực trạng phát triển điện mặt trời tỉnh Tây Ninh

Ngày đăng: 24/05/2024, 12:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ mô tả hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Hình 1.1 Sơ đồ mô tả hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới (Trang 28)
Hình 2.1: Núi Bà Đen - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Hình 2.1 Núi Bà Đen (Trang 42)
Hình 2.2: Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Hình 2.2 Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh (Trang 43)
Hình 2.3: Hồ Dầu Tiếng - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Hình 2.3 Hồ Dầu Tiếng (Trang 43)
Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Tây Ninh - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Tây Ninh (Trang 46)
Bảng 2.3: Giá bán điện bình quân của PC Tây Ninh giai đoạn 2018 - 2020 - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.3 Giá bán điện bình quân của PC Tây Ninh giai đoạn 2018 - 2020 (Trang 52)
Hình 2. 5: Biểu đồ nhu cầu sử dụng điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2022 - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Hình 2. 5: Biểu đồ nhu cầu sử dụng điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2022 (Trang 54)
Hình 2. 6: Biểu đồ dự kiến nhu cầu sử dụng điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2027 - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Hình 2. 6: Biểu đồ dự kiến nhu cầu sử dụng điện tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2027 (Trang 55)
Hình 2. 7: Biểu đồ tỷ trọng các thành phần sử dụng điện tỉnh Tây Ninh năm 2022 - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Hình 2. 7: Biểu đồ tỷ trọng các thành phần sử dụng điện tỉnh Tây Ninh năm 2022 (Trang 56)
Bảng 2.5: Khối lượng Đường dây dẫn điện trên không và Trạm biến điện áp tỉnh Tây Ninh có đến năm 2020 - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 2.5 Khối lượng Đường dây dẫn điện trên không và Trạm biến điện áp tỉnh Tây Ninh có đến năm 2020 (Trang 62)
Bảng chi phí thành phần cấu thành dự án/hệ thống điện mặt trời nối lưới - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng chi phí thành phần cấu thành dự án/hệ thống điện mặt trời nối lưới (Trang 74)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐẦU TƯ MỘT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI, CÔNG SUẤT 1000KWP - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
1000 KWP (Trang 76)
Bảng 3.4: Các chi phí trong vận hành- quản lý một hệ thống điện mặt trời - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 3.4 Các chi phí trong vận hành- quản lý một hệ thống điện mặt trời (Trang 77)
Bảng 3.5: Nguồn vốn đầu tư - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 3.5 Nguồn vốn đầu tư (Trang 79)
Bảng 3.6: Tỷ suất - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 3.6 Tỷ suất (Trang 80)
Bảng 3.7: Cơ cấu công suất nguồn điện năm 2014 (Nguồn: Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia, 2015) - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 3.7 Cơ cấu công suất nguồn điện năm 2014 (Nguồn: Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia, 2015) (Trang 81)
Bảng 2: Doanh thu bán điện mặt trời trong 20 năm - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 2 Doanh thu bán điện mặt trời trong 20 năm (Trang 95)
Bảng 3. Nguồn vố đầu tư - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 3. Nguồn vố đầu tư (Trang 96)
Bảng 5: Tổng hợp chi phí đầu tư một hệ thống điện mặt trời, công suất 1000kWp BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐẦU TƯ MỘT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI, CÔNG SUẤT - hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại tỉnh tây ninh
Bảng 5 Tổng hợp chi phí đầu tư một hệ thống điện mặt trời, công suất 1000kWp BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐẦU TƯ MỘT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI, CÔNG SUẤT (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w