Với nhận thức về những thách thức này, việc đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước sẽ giúp Huyện Tân Biên tạo ra nguồn lực tài chính mạnh mẽ và đả
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
SKC008633
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÀM VĂN CƯỜNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/2024
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÀM VĂN CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/2024
Trang 13LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu kết quả nêu trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
Học viên thực hiện
Đàm Văn Cường
Trang 14LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin được bày tỏ một cách chân thành, trân trọng và biết
ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh, cảm ơn Thầy đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn những kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ lý luận đến thực tiễn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh đề cương này
Xin trân trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, cô giáo, Trường Đại học Sư Phạm
Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều thông tin quý báu để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các Phòng, ban, đơn vị ngành và các
xã, thị trấn thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
số liệu cũng như hỗ trợ về các nghiệp vụ liên quan trong quá trình thực hiện luận văn
Tuy có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Kính mong quý thầy thông cảm và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024
Học viên thực hiện
Đàm Văn Cường
Trang 15từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Biên
Về mặt thực tiễn, đề tài đã thực hiện phân tích chi tiết về tình hình quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tân Biên trong giai đoạn 2020-2022 Đề tài đã xác định rõ những kết quả tích cực, đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân gây ra chúng Về mặt giải pháp, đề tài đã đề xuất một loạt các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cấp huyện tại huyện Tân Biên Các giải pháp này tập trung vào việc hoàn thiện các khâu quan trọng như lập dự toán, chấp hành ngân sách, quyết toán, kiểm tra giám sát, và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán ngân sách
xã Đề tài cũng đề xuất mối quan hệ hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong
bộ máy quản lý ngân sách huyện
Về mặt phương pháp nghiên cứu, đề tài đã sử dụng cả số liệu thứ cấp và sơ cấp để đảm bảo độ phong phú và chính xác của thông tin Đề tài đã tận dụng các nguồn thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý tại huyện Tân Biên và tiến hành phỏng vấn đối tượng chủ chốt
Tổng kết lại, đề tài đã đạt được những kết quả tích cực, mang lại giá trị thực tế và
hệ thống cho quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phục vụ tốt hơn cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trang 16ABSTRACT
The topic "Assessment of the State Budget Management at the District Level of Tan Bien, Tay Ninh Province" has yielded positive results during the research period from 2020 to 2022
On a theoretical level, the research comprehensively and systematically organized fundamental issues related to district-level state budget management, encompassing definitions, characteristics, roles, concepts, principles, content, and influencing factors The study also gained a solid understanding of the budget management experiences in other localities, extracting valuable lessons for Tan Bien district
In terms of practicality, the research conducted a detailed analysis of the state budget management situation at the district level in Tan Bien during the 2020-2022 period It clearly identified positive outcomes while highlighting existing issues and their underlying causes In terms of solutions, the study proposed a series of specific measures to enhance the efficiency of budget management at the district level in Tan Bien These solutions focused on improving crucial processes such as budget planning, execution, settlement, monitoring, and enhancing the quality of the local budget accounting team The research also suggested fostering close cooperation and coordination among agencies within the district's budget management system
Regarding the research methodology, both secondary and primary data were employed to ensure the richness and accuracy of the information Official information from management agencies in Tan Bien was utilized, and key stakeholders were interviewed
In summary, the research has achieved positive outcomes, providing practical value and a systematic approach to district-level state budget management in Tan Bien, Tay Ninh Province
Trang 17MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
ABSTRACT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BẢNG xi
DANH MỤC HÌNH xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu 1
2 Các nghiên cứu liên quan 1
2.1 Nghiên cứu nước ngoài 2
2.2 Nghiên cứu trong nước 4
2.3 Đánh gia chung các nghiên cứu có liên quan 5
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
3.1 Mục tiêu tổng quát 6
3.2 Mục tiêu cụ thể 6
4 Đối tượng nghiên cứu 6
5 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
6.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
6.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 8
6.3 Phương pháp phân tích thông tin 8
7 Ý nghĩa nghiên cứu 9
8 Cấu trúc nghiên cứu 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 11
1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước 11
Trang 181.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước 11
1.1.2 Khái quát về ngân sách nhà nước cấp huyện 14
1.1.3 Đặc điểm ngân sách nhà nước cấp huyện 14
1.1.4 Vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện 15
1.2 Cơ sở lý luận quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 15
1.2.1 Lịch sử hình thành ngân sách nhà nước 16
1.2.2 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước 16
1.2.3 Các phương pháp quản lý ngân sách nhà nước 18
1.2.4 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 18
1.2.5 Các phương thức quản lý ngân sách nhà nước 19
1.2.6 Xu hướng thay đổi phương thức quản lý ngân sách 21
1.3 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 22
1.3.1 Quản lý công tác lập dự toán 22
1.3.2 Quản lý công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện 23
1.3.3 Quản lý công tác quyết toán ngân sách nhà nước cấp huyện 24
1.3.4 Quản lý kiểm tra, giám sát ngân sách nhà nước cấp huyện 25
1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý Ngân sách nhà nước 26
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 31
1.5.1 Các yếu tố chủ quan 31
1.5.2 Các yếu tố khách quan 32
1.6 Kinh nghiệm và bài học trong quản lý cân đối ngân sách nhà nước cấp địa phương 34
1.6.1 Kinh nghiệm phân cấp ngân sách ở một số quốc gia trên thế giới 34
1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý NSNN đối với huyện Tân Biên 39
Kết luận chương 1 41
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN BIÊN TỈNH TÂY NINH 43
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 43
2.1.1 Vị trí địa lý huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 43
2.1.2 Đánh giá về thực hiện các chỉ tiêu phát triển KTXH huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 44
Trang 192.2 Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2020-2022 47
2.2.1 Quản lý công tác lập dự toán 47
2.2.2 Quản lý công tác chấp hành dự toán 51
2.2.3 Quản lý công tác quyết toán ngân sách huyện 59
2.2.4 Quản lý kiểm tra, giám sát ngân sách nhà nước 62
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng quản lý ngân sách nhà nước huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 64
2.3.1 Các yếu tố chủ quan 65
2.3.2 Các yếu tố khách quan 65
2.4 Đánh giá chung công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 66
2.4.1 Những mặt đạt được 66
2.4.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 67
Kết luận Chương 2 72
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN BIÊN TỈNH TÂY NINH 73
3.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 73
3.1.1 Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 73
3.1.2 Cơ sở định hướng 74
3.1.3 Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN huyện Tân Biên 76
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 77
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp, quy định trong quản lý NSNN 77
3.2.2 Cải tiến các phương pháp phát triển thực hiện dự án ngân sách 79
3.2.3 Minh bạch hóa tài chính nhà nước 81
3.2.4 Nâng cao hiệu quả trong chi tiêu mua sắm 83
3.2.5 Xây dựng phương pháp chương trình chuyên dùng 84
Trang 203.3 Điều kiện để thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra 84
Kết luận chương 3 85
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trang 22DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Dự toán thu NSNN huyện Tân Biên giai đoạn 2020-2022 48 Bảng 2.2 Dự toán chi NSNN huyện Tân Biên giai đoạn 2020-2022 50 Bảng 2.3 Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước về công tác lập dự toán 50 Bảng 2.4 Chấp hành thu NSNN huyện Tân Biên giai đoạn 2020-2022 52 Bảng 2.5 Chấp hành thu ngân sách nhà nước huyện Tân Biên theo nội dung thu giai đoạn 2020-2022 53 Bảng 2.6 Chấp hành chi NSNN huyện Tân Biên giai đoạn 2020-2022 54 Bảng 2.7 Chấp hành chi NSNN huyện Tân Biên theo nội dung thu giai đoạn 2020-2022 56 Bảng 2.8 Cân đối thu - chi NSNN huyện Tân Biên 2020-2022 58 Bảng 2.9 Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác chấp hành ngân sách 58 Bảng 2.10 Tình hình nộp báo cáo quyết toán trên địa bàn huyện Tân Biên 2020-2022 60Bảng 2.11 Mức độ lập báo cáo quyết trên địa bàn huyện Tân Biên 2020-2022 61 Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quyết toán ngân sách 61 Bảng 2.13 Tình hình bị từ chối thanh toán chi NSNN qua kiểm soát tại KBNN huyện Tân Biên giai đoạn 2020-2022 62 Bảng 2.14 Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước về công tác kiểm tra, giám sát ngân sách 64
Trang 23DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyên Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 43
Trang 24MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Ngân sách là một kế hoạch chi tiêu và thu nhập, được xây dựng dựa trên dự báo nhu cầu của tổ chức hoặc chính phủ để hỗ trợ quản lý tài chính và định hình các kế hoạch phát triển Đặc biệt đối với chính phủ, ngân sách nhà nước không chỉ là một bản
dự toán tài chính mà còn là công cụ quan trọng để điều chỉnh nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, và phân phối thu nhập Đồng thời, nó cũng đóng vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ công, phát triển cân đối giữa các vùng, bảo vệ môi trường, và cân đối thu nhập giữa các tầng lớp xã hội
Tuy nhiên, việc quản lý ngân sách không chỉ là việc thu thu nhập và chi tiêu mà còn là quá trình phải đảm bảo sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực này Tuy nhiên,
ở nhiều nơi, việc quản lý ngân sách vẫn đang gặp phải nhiều thách thức, như việc không đảm bảo sự kết nối giữa ngân sách và các kết quả đầu ra, hay sự chậm trễ trong giải ngân và các sai sót trong quản lý vốn đầu tư
Tại Huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng
kể trong phát triển kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách cấp huyện đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế Cụ thể, công tác kế hoạch nguồn thu cần được cải thiện, việc đánh giá dự toán thu NSNN cần phải chính xác hơn, và sự phối hợp giữa các cơ quan cần được tăng cường Ngoài ra, việc xây dựng định mức chi cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để đảm bảo sự phân bổ ngân sách đúng đắn và hiệu quả
Với nhận thức về những thách thức này, việc đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước sẽ giúp Huyện Tân Biên tạo ra nguồn lực tài chính mạnh mẽ và đảm bảo tính quyết định cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng đã đề ra Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của huyện và cả tỉnh Tây Ninh Nhận thức được vấn đề trên, tác giả quyết định
lựa chọn đề tài Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp
2 Các nghiên cứu liên quan
Trang 252.1 Nghiên cứu nước ngoài
Theo Maksimovna Bogolib (2015) trong bài viết "State Management for Effective Use of Budget Funds" sử dụng phương pháp hệ thống, cấu trúc, so sánh, chứng minh chương trình và phương pháp để đánh giá mục tiêu cung cấp phân phối nguồn Ngân sách theo mục đích, phân công và chức năng của nhà nước, với việc tính đến các ưu tiên của chính sách tài chính Bằng cách tiếp cận minh bạch và công khai quy trình chi Ngân sách, tác giả xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, đồng thời chỉ ra các hạn chế
và đề xuất biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả chi Ngân sách Bogolib (2015) nhấn mạnh rằng để đạt được tăng cường hiệu quả, cần phải tăng cường kiểm soát quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu Tác giả đề xuất kết nối chặt chẽ việc phân tích và đánh giá với hệ thống báo cáo quản lý quỹ Ngân sách, đồng thời gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ Để đảm bảo minh bạch và tính minh bạch trong hoạt động mua sắm nhà nước, tác giả đề xuất sự dựa trên hệ thống giám sát Các biện pháp này sẽ giúp tối
ưu hóa việc sử dụng nguồn Ngân sách, đồng thời đảm bảo rằng quá trình chi tiêu được thực hiện một cách có trách nhiệm và có hiệu quả Điều này là quan trọng để đạt được mục tiêu của chính phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ và chương trình mục tiêu dành cho cộng đồng
Trong bài nghiên cứu "How Is Public Housing Policy Implemented in China? A Tentative Analysis of the Local Implementation of Four Major Programs" của Yongmao
F và đồng nghiệp (2018), tác giả đặt ra thách thức của việc thực thi chính sách, đặc biệt
là làm thế nào để xây dựng một khung cấu trúc sử dụng các biến số khác nhau Họ xây dựng một mô hình khuyến khích thực hiện như một khuôn khổ phân tích để nghiên cứu mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương trong việc thực hiện chính sách nhà ở công cộng tại Trung Quốc Trong mô hình này, hai biến số chính được xem xét là đường dẫn chính sách và khuyến khích Bốn hình thức thực hiện chính sách được phân loại là thực hiện hành chính, thực hiện thử nghiệm, thực hiện linh hoạt và thực hiện tượng trưng Mục tiêu của nghiên cứu là hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các cấp chính quyền và cách chúng tương tác khi triển khai chính sách nhà ở công cộng Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả khi mục tiêu chính sách và lộ trình thực hiện không rõ ràng đôi khi, một cơ chế khuyến khích mạnh mẽ từ trên xuống có thể thúc đẩy các chính quyền địa phương tích cực tham gia vào các thử nghiệm chính sách Điều này
Trang 26có thể tạo ra sự linh hoạt và sự đổi mới trong việc triển khai chính sách nhà ở công cộng tại Trung Quốc
Trong bài viết "Fiscal resilience: Tools to manage state budgets in an age of uncertainty" của Jonathan Davis, Navjot Singh, và Todd Wintner (2019), nghiên cứu nhấn mạnh giải pháp khắc phục tình trạng bất ổn tài khóa dai dẳng, đặc biệt là với những
áp lực tài chính do sự thay đổi nhân khẩu học, lạm phát trong chăm sóc sức khỏe và nợ thiếu hụt Đồng thời, những thách thức đến từ các mô hình thương mại toàn cầu, sự di chuyển lao động và vốn gia tăng, cùng với ảnh hưởng của các công nghệ mới, khiến cho việc lập kế hoạch dài hạn và dự đoán chu kỳ kinh doanh trở nên khó khăn đối với các quốc gia Tác giả đề xuất một loạt các công cụ có thể sử dụng để đánh giá mức độ sẵn sàng đối mặt với tình trạng không chắc chắn về tài chính Các công cụ này bao gồm
cơ hội để tạo ra giá trị cao hơn từ mỗi đô la chi tiêu, tối ưu hóa doanh thu và kiểm soát biến động Để thực hiện điều này, tác giả tập trung vào ba công cụ cụ thể: lập Ngân sách dựa trên hoạt động để tăng cường tính minh bạch, số hóa các dịch vụ và quy trình, và
sử dụng phân tích nâng cao để đưa ra các quyết định tốt hơn Những công cụ này được
đề xuất nhằm giúp các quốc gia hiểu rõ và đối mặt với những khó khăn đặt ra bởi sự không chắc chắn trong tài chính, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất ngân sách và tạo ra giá trị cao nhất từ các nguồn lực có sẵn
Trong bài nghiên cứu "Measuring Government Performance: The Intersection of Strategic Planning and Performance Budgeting" của Marilyn M R và đồng nghiệp (2019), tác giả đưa ra khuyến nghị rằng hệ thống Ngân sách công cần tích hợp theo dõi thông tin hoạt động để giúp chính quyền Thành phố New York thể hiện mục tiêu và hoạt động của họ một cách hiệu quả hơn, thay vì chỉ chia thành từng mục mua hàng theo kế hoạch Tác giả nhận ra rằng việc lập Ngân sách hiệu quả đối mặt với nhiều thách thức
Họ đề xuất rằng việc trình bày thông tin về hiệu quả hoạt động kèm theo số tiền Ngân sách sẽ tạo ra một cơ sở hợp lý hơn để ra quyết định về Ngân sách Điều này giúp tập trung các quyết định tài trợ vào kết quả thực tế hơn là những yếu tố chính trị Kết luận của nghiên cứu làm nổi bật tầm quan trọng của việc tích hợp chiến lược quy hoạch và Ngân sách hiệu suất để đảm bảo rằng các quyết định Ngân sách dựa trên những mục tiêu cụ thể và kết quả đo lường được Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất và đồng thời giảm thiểu yếu tố chính trị trong quá trình ra quyết định về Ngân sách
Trang 27Theo Sarah L Y (2020) trong nghiên cứu "Squandered in Real Time: How Public Management Theory Underestimated the Public Administration–Politics Dichotomy", tác giả tập trung vào sự chú ý của chính quyền Mỹ đối với sự phân đôi giữa hành chính công và chính trị, và làm rõ làm thế nào điều này dẫn đến những thất bại quản lý công quan trọng, đặc biệt là trong tình hình Bế tắc Ngân sách của Bang Illinois và Đại dịch COVID-19 Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, sự tập trung vào quan điểm phân chia này đã góp phần vào các thất bại trong quản lý công Tác giả phát hiện rằng các quan điểm phân cực đã làm suy giảm khả năng quản lý hiệu quả Điều này đặc biệt quan trọng khi nói đến Bế tắc Ngân sách của Bang Illinois và đối mặt với đại dịch COVID-
19, nơi quản lý công yêu cầu sự hợp tác và đồng thuận Cuối cùng, tác giả đề xuất hai
mô hình để giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố chính trị đối với cả hành chính công và quản lý công Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của một khuôn khổ tổng thể và thực tế hơn để đối mặt với thách thức quản lý công và đảm bảo sự hiệu quả trong ngữ cảnh chính trị phức tạp
Nhìn chung, các nghiên cứu quốc tế cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc hiểu
rõ các nguyên lý và phương pháp quản lý NSNN Tuy nhiên, để áp dụng chúng hiệu quả ở Việt Nam, chúng ta cần linh hoạt trong việc điều chỉnh chúng để phản ánh đúng bối cảnh văn hóa, chính trị và kinh tế đặc biệt của đất nước Việc đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp cho quản lý NSNN ở Việt Nam đòi hỏi sự nhạy bén đối với những đặc điểm độc đáo và thách thức cụ thể mà quốc gia và từng địa phương đang phải đối mặt Đồng thời, việc vận dụng kiến thức quốc tế phải đi kèm với sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa và ngữ cảnh đặc biệt của từng địa phương
2.2 Nghiên cứu trong nước
Vũ Ngọc Tuấn và Đàm Văn Huệ (2014) đã thực hiện một nghiên cứu quan trọng với bài viết "Nhìn lại nguyên tắc ngân sách thường niên theo quan niệm cổ điển và việc tuân thủ nguyên tắc trong quản lý ngân sách tại Việt Nam." Trong bài viết này, tác giả
đã điều tra và chỉ ra rằng nguyên tắc ngân sách thường niên đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu về minh bạch và hiệu quả trong chỉ tiêu ngân sách Tác giả đặt ra tình trạng hiện tại của tuân thủ nguyên tắc ngân sách thường niên tại Việt Nam, đặc biệt là trong Luật Ngân sách Nhà nước, và nhận thức được sự chưa đầy đủ của việc tuân thủ này Cụ thể, họ lưu ý đến các quy định về ứng trước dự toán và chuyển nguồn
Trang 28ngân sách như là những điểm chưa được thực hiện đầy đủ Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu làm rõ các nội dung và nguyên tắc liên quan đến việc phân tích nguyên tắc ngân sách thường niên, và đồng thời đề xuất các giải pháp để cải thiện và hoàn thiện những quy định này trong tương lai Việc này chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý ngân sách tại Việt Nam
Trần Thị Lan Hương (2015) trong bài viết "Kinh nghiệm quản lý Ngân sách của một số nước" trình bày nghiên cứu về các phương thức quản lý Ngân sách Nhà nước (NSNN) tiên tiến Tác giả tập trung vào việc quản lý chi tiêu NSNN theo kết quả đầu
ra và đề xuất những thay đổi trong pháp luật, thể chế, cách thức xây dựng và điều hành
kế hoạch ngân sách Nghiên cứu của Trần Thị Lan Hương nhấn mạnh việc quản lý NS theo kế hoạch chi tiêu trung hạn, với 6 mục tiêu chính bao gồm: tăng cường kỷ luật tài chính, tích hợp thứ tự ưu tiên cho các chính sách, phân bổ nguồn lực giữa các ngành, tăng cường hiệu quả hoạt động, và đặc biệt là tăng cường trách nhiệm giải trình đối với các khoản chi tiêu công Tác giả cũng đề xuất các biện pháp cụ thể như tăng cường khoản chi và trao quyền tự chủ cho các đơn vị, chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí
và sản phẩm Điều này nhằm mục tiêu áp dụng thí điểm phương thức quản lý ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, giúp mối quan hệ chặt chẽ giữa mức dự toán và mục tiêu đạt được kết quả đầu ra
Nguyễn Thị Hoa (2015) đã thực hiện đề tài "Tăng cường quản lý và sử dụng Ngân sách Nhà nước (NSNN) có hiệu quả trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh." Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng mô hình khung lý thuyết về quản lý thu, chi NSNN cấp huyện, bao gồm các nội dung chủ yếu như lập dự toán thu, chi Ngân sách, chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, kiểm toán thu, chi Ngân sách Tuy nhiên, nghiên cứu
có một số hạn chế, đặc biệt là việc không đi sâu vào đánh giá thực trạng thu, chi NSNN
và đưa ra giải pháp tối ưu để hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn Để tăng tính toàn diện và ứng dụng thực tế của nghiên cứu, việc điều tra chi tiết hơn về thực trạng và đề xuất giải pháp cụ thể sẽ là bước quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quản lý thu, chi NSNN cấp huyện tại thị xã Từ Sơn
2.3 Đánh gia chung các nghiên cứu có liên quan
Nhìn chung, các nghiên cứu đã được thực hiện một cách kỹ lưỡng và là những tài liệu tham khảo vô cùng giá trị Tuy nhiên, điểm hạn chế chung của các nghiên cứu này
Trang 29là sự lạc hậu do dựa nhiều vào văn bản pháp luật, và chưa cập nhật lại các sửa đổi quan trọng, đặc biệt là so với Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 Hơn nữa, việc tập trung vào các vấn đề quản lý Ngân sách Nhà nước mà không đồng bộ hóa với điều kiện đặc thù của từng địa phương và không tích hợp đầy đủ những đổi mới trong công nghệ quản
lý, mô hình quản lý, và cải cách hành chính là một hạn chế khác
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo, tập trung vào việc kế thừa và khai thác kinh nghiệm từ thực tiễn trong và ngoài nước Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sẽ tập trung vào "Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý về thu, chi Ngân sách Nhà nước cơ sở để đảm bảo ổn định lâu dài?" Tác giả đặt ra nhận thức đúng về nền tảng lý luận và đánh giá toàn diện về tác động của Ngân sách Nhà nước lên nhiều mặt liên quan đến sự phát triển bền vững của địa phương Đồng thời, tác giả cũng quan tâm đến việc cân đối hài hoà giữa thu và chi, cũng như khả năng phân phối tối ưu cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
3 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý NSNN trong điều kiện hiện nay
Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2022, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại
và nguyên nhân chủ yếu
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh phù hợp với bối cảnh hiện nay
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Trang 30Đối tượng khảo sát: lãnh đạo và cán bộ phòngTài chính - Kế hoạch huyện; lãnh đạo và cán bộ Chi cục Thuế huyện; lãnh đạo và cán bộ Kho bạc Nhà nước huyện; chủ tịch UBND xã và cán bộ kế toán ngân sách xã
5 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: luận văn được nghiên cứu tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2020-2022
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
Về thu thập số liệu thứ cấp: tác giả dựa trên các tài liệu công bố, báo cáo, và số liệu thống kê liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022 Thông tin này được thu thập từ văn bản, báo cáo dự toán, quyết toán hàng năm về ngân sách nhà nước, cũng như các báo cáo tổng kết liên quan đến ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tân Biên Các nguồn thông tin chủ yếu bao gồm Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tân Biên, UBND huyện Tân Biên, HĐND huyện Tân Biên, Kho bạc Nhà nước huyện Tân Biên, và Chi cục Thuế huyện Tân Biên
Để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả đã sử dụng mẫu phiếu điều tra được xây dựng trước để lấy thông tin về tình hình quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tân Biên Đối tượng điều tra bao gồm lãnh đạo và cán bộ của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục Thuế huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, cùng với chủ tịch UBND xã và cán bộ kế toán ngân sách xã Tổng số phiếu điều tra là 56 phiếu, được phân chia cho các đối tượng điều tra cụ thể
Nội dung của phiếu điều tra được chia thành hai phần: phần I chứa thông tin chung
về người được phỏng vấn và phần II chứa nội dung liên quan đến công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tân Biên Các nội dung cụ thể bao gồm công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, và kiểm tra giám sát
Tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để đánh giá, từ "Rất không đồng ý" đến "Rất đồng ý" Thời gian điều tra và phỏng vấn được thực hiện từ tháng 6/2023 đến 8/2023
Trang 316.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp
Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là quá trình chia nhóm đơn vị của hiện tượng nghiên cứu dựa trên các tiêu chí cụ thể để tạo ra các tổ và tiểu tổ, trong
đó các đơn vị trong cùng một tổ có tính chất giống nhau, trong khi đó, khác biệt với các đơn vị ở các tổ khác Mục tiêu là hiểu rõ cấu trúc nội bộ của tổng thể nghiên cứu và theo dõi sự phát triển của hiện tượng theo thời gian Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để nhóm các số liệu thu thập thành các nhóm khác nhau
Từ đó, tác giả có thể đánh giá thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng
Phương pháp tổng hợp số liệu: Phương pháp này được áp dụng để tổng hợp các thông tin từ các tài liệu liên quan đến đề tài Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để xác định các vấn đề chung và vấn đề đặc biệt, nhằm đảm bảo giải quyết nhiệm vụ của
đề tài Qua quá trình tổng hợp, phân tích kết quả và hạn chế đã đạt được, tác giả đề xuất các giải pháp để cải thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, trong giai đoạn 2020-2022
- Đối với thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là các dữ liệu chưa được công bố hoặc tính toán chính thức Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra đã được xây dựng trước
và tiến hành quá trình phỏng vấn với các đối tượng được lựa chọn Sau khi hoàn thành, phiếu điều tra sẽ được kiểm tra và dữ liệu từ đó sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp và xử lý Khi nhập số liệu vào Excel, tác giả sắp xếp chúng rõ ràng theo từng tiêu chí cụ thể để tránh nhầm lẫn khi thực hiện quá trình tổng hợp và phân tích số liệu
Công cụ xử lý và tính toán sử dụng là phần mềm Excel, với việc tận dụng công cụ PivotTable để xử lý số liệu từ phiếu điều tra Các thông tin số liệu định lượng được thống kê bằng các đại lượng thông thường như trung bình mẫu, phương sai mẫu và độ lệch chuẩn
6.3 Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp thống
kê mô tả được sử dụng để trình bày và diễn giải số liệu thu thập được Tác giả sử dụng
Trang 32các bảng biểu để minh họa số lượng, cơ cấu của các chỉ tiêu nghiên cứu Biểu đồ giúp làm cho dữ liệu trở nên sinh động hơn và tạo nền tảng cho việc phân tích định lượng về
số liệu, từ đó hiểu rõ hơn về hiện tượng và đưa ra quyết định khoa học
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là một công cụ quan trọng trong quá trình nghiên cứu, giúp tác giả đưa ra những kết luận có ý nghĩa khoa học từ số liệu thu thập được Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu phân tích với một chỉ tiêu cơ sở, thường là chỉ tiêu kế hoạch hoặc tình hình thực hiện trong các kỳ trước
So sánh tuyệt đối: Dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích
và chỉ tiêu cơ sở
So sánh tương đối: Thực hiện bằng cách tính tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu cơ sở Điều kiện cần cho việc so sánh là các chỉ tiêu phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, và phương pháp tính toán Trong quá trình so sánh, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm Excel
để tính toán mức độ biến động, xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu Đồng thời, tác giả sẽ lập bảng phân tích so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tăng, giảm
và phân tích nguyên nhân của sự thay đổi này
7 Ý nghĩa nghiên cứu
Trong phần lý luận, luận văn đã thành công trong việc hệ thống hóa những kiến thức về quản lý ngân sách, chính sách thu chi ngân sách, cũng như các tổ chức và cá nhân tham gia sử dụng ngân sách Điểm độc đáo của nghiên cứu nằm ở việc làm rõ những đặc trưng đặc biệt, như sự nhạy cảm đối với vấn đề lạm phát và khả năng chênh lệch cao trong chính sách thu chi ngân sách
Khác biệt đáng chú ý so với các nghiên cứu trước đó, luận văn tập trung vào việc phân tích các vấn đề như lạm phát và chênh lệch thu chi, làm sáng tỏ các đặc trưng độc đáo của chính sách ngân sách Luận văn không chỉ là một bản khảo khoa học, mà còn
là một cơ sở nghiên cứu cơ bản và hệ thống về quản lý chi ngân sách cấp huyện Ngoài ra, những giải pháp được đề xuất trong luận văn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách không chỉ dựa trên kiến thức lý luận mà còn được xây dựng dựa trên việc phân tích sâu rộng về tình hình kinh tế, chính trị, và xã hội cũng như tính đặc thù của địa phương huyện Tân Biên Các giải pháp này không chỉ là hợp lý mà còn
Trang 33linh hoạt, đồng thời tối ưu hóa sự hiểu biết về bối cảnh địa phương, đem lại sự thuyết phục cho người đọc về tính khả thi và hiệu quả của chúng trong thực tế
8 Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý NSNN cấp cơ sở;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Tân Biên, Tây Ninh giai đoạn 2020-2022
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Tân Biên, Tây Ninh
Trang 34CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước
+ Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN), ngân sách chính phủ hay ngân sách quốc gia là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền
tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN
Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi quốc gia Song quan niệm về NSNN vẫn chưa đồng nhất, tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu Có thể khái quát qua ba quan niệm:
(1) Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
(2) Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính
cơ bản của nhà nước
(3) Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau
Theo khoản 14, Điều 4 Luật NSNN 2015 của Việt Nam định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Khái niệm này làm rõ rằng thu - chi NSNN là hai yếu tố quan trọng
Nếu nhìn từ góc độ quản lý, NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước, thường được thể hiện qua bảng cân đối thu - chi trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Bản chất của NSNN không chỉ là về việc tăng giảm số tiền mà còn
là về quan hệ kinh tế - tài chính giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong quá trình phân
bổ và sử dụng nguồn lực của quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước
Trang 35Đối tượng phân phối để tạo lập nguồn thu cho NSNN là giá trị của cải xã hội Mục đích của việc phân phối và sử dụng nguồn vốn NSNN là để đáp ứng các nhu cầu liên quan đến việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định Do đó, nhiệm vụ chính của NSNN không chỉ là thu - chi về mặt tăng giảm số tiền mà còn là phản ánh của quan hệ kinh tế - tài chính giữa Nhà nước
và các đối tác khác trong nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực và phân phối thu nhập mới tạo ra (Luật NSNN, 2015)
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách trung ương chịu trách nhiệm cung cấp nguồn tài chính cho các nhiệm vụ và mục tiêu chung của cả quốc gia trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ chuyển giao nguồn tài chính cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ngược lại, ngân sách địa phương là thuật ngữ chung để chỉ ngân sách của các cấp chính quyền địa phương phù hợp với địa giới hành chính của từng cấp
+ Đặc điểm của ngân sách nhà nước
NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, bao gồm những quan
hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể: Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân; Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp; Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội; Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế Vì vậy, NSNN mang những đặc điểm sau:
Hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên
Trang 36Hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu
+ Vai trò của Ngân sách nhà nước
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò NSNN luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định cụ thể:
Thứ nhất, huy động các nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý, nếu quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
Thứ hai, quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, hướng hoạt động của các chủ thể đi vào quỹ đạo đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững
Thứ ba, về mặt kinh tế, NSNN kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội Thông qua các công cụ thuế và thuế suất, nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp Ngoài
ra nhà nước còn dùng ngân sách để đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
Thứ tư, về mặt xã hội, NSNN đóng vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân
cư Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt
Thứ năm, về mặt thị trường, nhà nước sử dụng NSNN như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát nhưng chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng mang tính chất chiến lược Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia Thị trường vốn sức lao động, thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ Cùng với ngân hàng trung ương NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ
Trang 371.1.2 Khái quát về ngân sách nhà nước cấp huyện
Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND), ngân sách địa phương (NSĐP) bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh Trong đó, ngân sách huyện còn bao gồm cả ngân sách xã, phường, thị trấn
Ngân sách huyện không chỉ là một thành phần cấu thành của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (NSTW), không chỉ thực hiện vai trò, chức năng, và nhiệm
vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện, mà còn thể hiện mối quan hệ phức tạp giữa các cấp ngân sách khác nhau
NSNN cấp huyện là toàn bộ các khoản thu và chi được quy định trong dự toán một năm, được HĐND huyện quyết định và giao cho UBND huyện tổ chức thực hiện Nhiệm vụ của NSNN cấp huyện là thực hiện chức năng và nhiệm vụ của chính quyền huyện, phản ánh mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước cấp huyện với các tổ chức và
cá nhân trên địa bàn trong quá trình quản lý, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách của huyện để đáp ứng các nhu cầu liên quan đến thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của chính quyền cấp huyện
1.1.3 Đặc điểm ngân sách nhà nước cấp huyện
Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, NSNN cấp huyện có các đặc điểm sau: (1) Đóng vai trò trong phân cấp ngân sách: NSNN cấp huyện giúp giảm khối lượng công việc cho ngân sách cấp tỉnh và trung ương Việc này giúp tạo ra một hệ thống ngân sách được phân cấp, nơi mà mỗi cấp có trách nhiệm và thẩm quyền riêng biệt, tối ưu hóa quá trình quản lý tài chính
(2) Nắm bắt tình hình kinh tế từ cơ sở: Ngân sách cấp huyện là cầu nối giữa ngân sách cấp trung ương và cấp địa phương, giúp chính quyền cấp huyện có cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế cơ bản và tài chính tại cấp địa phương để đưa ra các quyết định
và chính sách phù hợp
(3) Giữ mối quan hệ với cộng đồng địa phương: bản chất NSNN thể hiện sự tập trung vào mối quan hệ giữa chính quyền cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện, phản ánh sự tương tác giữa Nhà nước và cộng đồng địa phương
Trang 38(4) Chịu sự kiểm tra và giám sát: hoạt động thu - chi của ngân sách huyện luôn tuân thủ theo luật định và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước, đảm bảo tính pháp lý và minh bạch của các chỉ tiêu thu - chi của ngân sách huyện (5) Thể hiện bản chất chính trị: NSNN cấp huyện không chỉ là một cấp trong hệ thống NSNN mà còn là một đơn vị dự toán Việc thực hiện đúng đắn và hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua ngân sách huyện thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước
1.1.4 Vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện
Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, NSNN cấp huyện có các vai trò sau: Một là, NSNN cấp huyện đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội tại địa phương
Hai là, quản lý và bảo vệ an ninh Trật tự NSNN cấp huyện chủ yếu được sử dụng
để duy trì và thúc đẩy các hoạt động an ninh trật tự trên địa bàn huyện Điều này bao gồm việc tài trợ cho các cơ quan chức năng, đảm bảo cơ sở hạ tầng an ninh và hỗ trợ cho các chiến lược quốc phòng cần thiết
Ba là, hệ thống cơ quan hành chính NSNN cấp huyện hỗ trợ cho việc tổ chức cơ quan hành chính, đoàn thể tại cấp huyện để thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, đảm bảo các cơ quan này có nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của họ
Bốn là, công cụ điều tiết kinh tế - xã hội NSNN cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc định hình cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đối phó với những thách thức của nền kinh tế thị trường Các khoản chi cho các dự án hạ tầng kinh
tế và chiến lược đầu tư được xác định để thúc đẩy phát triển kinh tế
Năm là, chăm sóc xã hội và môi trường, thông qua đầu tư vào các chính sách giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, đảm bảo một mức sống tốt hơn cho cộng đồng, hỗ trợ giải quyết những vấn đề thất nghiệp, chia rẽ giàu nghèo, và bảo vệ môi trường
Sáu là, bù đắp khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội gìn giữ môi trường, giúp giải quyết các vấn đề như thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo
và ô nhiễm môi trường thông qua việc đầu tư vào các dự án và chính sách phù hợp
1.2 Cơ sở lý luận quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Trang 39Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định Nội dung trọng yếu của quản lý tài chính quốc gia là củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại
1.2.1 Lịch sử hình thành ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách hiện đại phát triển đầu tiên ở Hoa Kỳ đã cung cấp các phương tiện để Tổng thống và Quốc hội cân nhắc về các khoản chi tiêu, bao gồm cả các nguồn huy động các nguồn tài chính đó Các quyết định liên quan đến ngân sách có ý nghĩa quan trọng liên quan đến hoạt động của đất nước, bao gồm các ngành và ban ngành khác nhau, nơi bắt nguồn của quy trình lập ngân sách ở Hoa Kỳ Các khuyến nghị của
Ủy ban Taft đã hình thành nên Đạo luật Kế toán và Ngân sách (1921) Mục đích chính
là trở thành ngân sách điều hành ở cấp quốc gia ở Hoa Kỳ, trở thành ngân sách liên bang hiện tại Các nhánh lập pháp và hành pháp ảnh hưởng đến chi tiêu công và thu thập các nguồn tài chính
Các cơ quan lập pháp và hành pháp đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập ngân sách Trong vai trò kép này, các cơ quan hành chính cung cấp thông tin liên quan đến ngân sách được đề xuất cho Thống đốc bang, những người đề xuất trước khi gửi ngân sách tương tự cho ngành lập pháp Nguyên tắc phân chia quyền lực làm cho việc lập ngân sách ở Hoa Kỳ trở nên độc đáo so với các quốc gia khác Giai đoạn xây dựng, Tổng thống và Quốc hội giúp nâng cao trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công và quản lý các công việc của chính phủ Quá trình này được hệ thống hóa thông qua các quy tắc thủ tục, được phản ánh trong các quy chế của cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp của quốc hội Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và đảm bảo việc phân bổ vốn Những đóng góp cơ bản như vậy là cần thiết để thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngân sách công (Chohan & Jacobs, 2017)
1.2.2 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
Điều 8 Luật NSNN năm 2015, quy định 11 nguyên tắc sau cần phải tuân thủ:
Trang 40- Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp
- Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước
- Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật
- Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm
vụ chi thường xuyên
- Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác
- Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước
- Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị
và các tổ chức chính trị - xã hội
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; NSNN chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ
- Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của NSNN
- Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn NSNN phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan
- NSNN không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách Trường hợp được hỗ trợ thì phải phù hợp với khả năng của NSNN và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy