Tóm tắt: Đánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệm

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tóm tắt: Đánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệmĐánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, đa bước với nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi và phát sinh chất thải trong thụ tinh ống nghiệm

Trang 1

Nguyễn Linh Chi

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐƠN BƯỚC, ĐA BƯỚC VỚI NỒNG ĐỘ OXY KHÁC

NHAU TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI VÀ PHÁT SINH CHẤT THẢI TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM

Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 9440301.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – 2024

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Ngô Thị Tường Châu 2 GS.TS Nguyễn Đình Tảo

Phản biện: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà Phản biện: PGS.TS Lê Hoàng

Phản biện: PGS.TS.Lê Thị Trinh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN vào hồi 14 giờ 00 ngày 21 tháng 03 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam;

- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2023 Tại Việt Nam, có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh, hiếm muộn và tỷ lệ này đang tiếp tục gia tăng, do đó các nghiên cứu khoa học trong hỗ trợ sinh sản cần được đẩy mạnh Thực chất, để đạt được một chu kỳ thành công trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó môi trường nuôi phôi và nồng độ oxy là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phôi và đang gây nhiều tranh luận

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, với các điều kiện nuôi phôi khác nhau, đều có thể mang đến thành công trong nuôi phôi ở môi trường nhân tạo, tuy nhiên có sự khác nhau về tỷ lệ thành công theo từng giai đoạn phát triển phôi Điều cần thiết là phải có thêm các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề này, đặc biệt là nghiên cứu một cách hệ thống và tổng thể đánh giá kết hợp các điều kiện khác nhau (về môi trường đơn bước/đa bước và nồng độ oxy 5%/20%) đến sự phát triển của phôi trong IVF

Bên cạnh đó, vấn đề phát sinh chất thải trong quá trình thực hiện IVF cũng cần được nghiên cứu Hiện nay, phân loại chất thải đã trở thành một nội dung trọng tâm trong công tác quản lý chất thải y tế Việc phân loại đúng chất thải sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán vi sinh vật gây bệnh hoặc các tác nhân có độc tính Đồng thời, kết quả nghiên cứu chất thải cũng giúp cho các TTHTSS có phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sau IVF một cách phù hợp

Trang 4

2 Mục tiêu của luận án

- Mục tiêu tổng quát: Lựa chọn được điều kiện môi trường tối ưu cho sự phát triển của phôi đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng (nếu có) của việc xả chất thải sau khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

- Mục tiêu cụ thể:

(i) Đánh giá hiệu quả của môi trường đơn bước, môi trường đa bước và nồng độ oxy khác nhau tới các giai đoạn phát triển của phôi trong thụ tinh ống nghiệm

(ii) Đánh giá sự phát sinh chất thải trong hoạt động IVF từ các nhóm môi trường nghiên cứu

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu và bằng chứng khoa học về hiệu quả của việc sử dụng các loại môi trường nuôi phôi (đơn bước và đa bước), các nồng độ oxy khác nhau (5% và 20%) của tủ nuôi phôi, cũng như hiệu quả đồng thời của việc kết hợp môi trường nuôi (đơn bước và đa bước) với các nồng độ oxy khác nhau tới sự phát triển của phôi trong IVF Bên cạnh đó, luận án cũng góp phần cung cấp thông tin ban đầu về đặc điểm của chất thải phát sinh trong quá trình thực hiện IVF

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hướng lựa chọn điều kiện nuôi phôi tối ưu cho từng giai đoạn phát triển của phôi, nhằm cải thiện tỷ lệ thành công trong một chu kỳ IVF Đồng thời, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các TTHTSS, các công ty sản xuất môi trường nuôi phôi và hệ thống tủ nuôi phôi trong việc lựa chọn và đổi mới, nâng

Trang 5

sinh trong IVF, các TTHTSS có thể đề xuất thay đổi phương pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải hiện đang được áp dụng, phù hợp với Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế do Bộ Y tế mới ban hành (Thông tư số 20/2021/TT-BYT) và hạn chế tối đa kinh phí phải trả cho các hoạt động này

4 Những đóng góp mới của luận án

(i) Là công trình nghiên cứu mới ở Việt Nam đánh giá được hiệu quả đồng thời của 2 yếu tố: môi trường nuôi phôi (đơn bước và đa bước) và nồng độ oxy trong tủ nuôi phôi (5% và 20%), từ đó đã lựa chọn được điều kiện nuôi phôi tối ưu cho sự phát triển của phôi

(ii) Là một trong những công trình nghiên cứu mới ở Việt Nam đánh giá được sự phát sinh chất thải trong IVF, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho việc phân loại, thu gom chất thải sau IVF tại các TTHTSS

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái quát sự phát triển của phôi trong môi trường tự nhiên

Sự hình thành và phát triển của phôi trong tự nhiên được diễn ra nhờ các hormone và các cơ quan bên trong của người phụ nữ Đầu tiên trứng được thụ tinh tại vị trí 1/3 ngoài vòi trứng, sau đó hợp tử và phôi được hình thành di chuyển dần xuống và làm tổ trong buồng tử cung Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, phôi sẽ được tiếp xúc với hệ môi trường khác nhau (dịch vòi trứng, dịch tử cung)

Phôi vào khoang tử cung vào khoảng ngày thứ 4 sau thụ tinh,

khi đó phôi ở giai đoạn cuối phôi dâu hoặc đầu phôi nang

Hình 1.3 Sơ đồ sự phát triển của phôi tiền làm tổ

Trang 7

1.2 Thụ tinh trong ống nghiệm và quá trình phát triển của phôi trong thụ tinh ống nghiệm

Quy trình bao gồm kích thích nang noãn, chọc hút noãn, cho tinh trùng thụ tinh với noãn và nuôi thành phôi Sau đó, một số phôi sẽ được chuyển trở lại vào buồng tử cung Kỹ thuật này được thực hiện thành công trên thế giới lần đầu tiên năm 1978 và thành công lần đầu tiên ở Việt nam năm 1998

1.3 Sơ lược tình hình nghiên cứu sử dụng môi trường đơn bước/đa bước và nồng độ oxy 5%/20% trong IVF

1.3.1 Môi trường đơn bước/đa bước

Nghiên cứu của Deng và cộng sự (2020) đã chứng minh rằng phôi được nuôi trong môi trường đơn bước có tỷ lệ dị bội cao hơn đáng kể khi so sánh với môi trường đa bước ở phụ nữ dưới 38 tuổi Đối với phụ nữ từ 38 tuổi trở lên, không có sự khác biệt về tỷ lệ dị bội khi so sánh giữa hai loại môi trường này mặc dù tỷ lệ hình thành phôi nang cao hơn trong môi trường đơn bước Tỷ lệ dị bội cao hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi trong môi trường đơn bước cho thấy những thay đổi về thành phần môi trường sẽ gây thay đổi về số lượng bản sao gen trong phôi dị bội ở giai đoạn phân cắt sớm, sau đó sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành phôi nang Ngoài ra, nghiên cứu của Picton (2010) đã kết luận về sự khác biệt có ý nghĩa giữa các phôi bình thường và phôi bất thường về mặt di truyền vào ngày 2–3 trong IVF Vì vậy, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn cho môi trường đơn bước và môi trường đa bước để đạt kết quả chắc chắn hơn về hiệu quả sử dụng hai loại môi trường này

1.3.2 Nồng độ oxy 5% và 20%

Đã có các nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy theo từng giai đoạn phát triển của phôi cho thấy kết quả gây tranh cãi Nghiên cứu

Trang 8

của Ciray và cộng sự (2009) trên các tế bào trứng cùng mẹ kết luận rằng ở nồng độ O2 5% đã cải thiện đáng kể tổng số phôi nang cũng như chất lượng phôi ngày 3 và ngày 5 Kea và cộng sự (2007) cho thấy rằng nồng độ oxy khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, sự hình thành và chất lượng phôi bào, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong phân loại phôi vào ngày thứ 3, phôi tốt hơn khi

nuôi trong nồng độ oxy thấp

Gần đây, đã có một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của nồng độ oxy tới sự phát triển của phôi, điển hình là nghiên cứu của Herbemont và cộng sự (2021), Yang và cộng sự (2016), Guo và cộng sự (2014) và Ciray và cộng sự (2009) cho thấy tỷ lệ phôi phát triển lên ngày 3 và ngày 5 khác nhau không

có ý nghĩa thống kê khi nuôi phôi ở nồng độ oxy 5% và 20% 1.4 Sơ lƣợc về vấn đề phát sinh và quản lý chất thải trong IVF

Hiện nay, IVF phát triển rộng rãi, nhiều trung tâm IVF trên thế giới và tại Việt Nam đã ra đời Việc sử dụng môi trường nuôi đơn bước hay đa bước là tùy vào sự lựa chọn của mỗi trung tâm Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, các chuyên gia mới chỉ tập trung tối ưu hoá môi trường cho sự phát triển của phôi mà chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phát sinh chất thải trong quá trình thực hiện IVF, cũng như chưa đánh giá chất thải là một chỉ tiêu cho quá trình lựa chọn sản phẩm tối ưu trong IVF

Trang 9

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Phôi người đáp ứng tiêu chuẩn được chia thành 4 nhóm nghiên cứu:

- Nhóm I: Phôi được nuôi ở tủ nuôi Thermo Scientific model

371 (Đan Mạch) với nồng độ oxy trong không khí (20% O2, 6% CO2) và môi trường nuôi đơn bước (Global total®

)

- Nhóm II: Phôi được nuôi ở tủ nuôi Thermo Scientific model

371 (Đan Mạch) với nồng độ oxy trong không khí (20% O2, 6% CO2) và môi trường nuôi đa bước (G1-PlusTM

/G2-PlusTM)

- Nhóm III: Phôi được nuôi ở tủ nuôi 3 khí K-system G-210

(Úc) với nồng độ oxy thấp (5% O2, 6% CO2, 90% N2) và môi trường nuôi đơn bước (Global total®

)

- Nhóm IV: Phôi được nuôi ở tủ nuôi 3 khí K-system G-210

(Úc) với nồng độ oxy thấp (5% O2, 6% CO2, 90% N2) và môi trường nuôi đa bước (G1-PlusTM

/G2-PlusTM)

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại TT Hỗ trợ sinh sản- Bệnh viện

Đa khoa 16A Hà Đông từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2021 2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Tính cỡ mẫu cho nghiên cứu

Với biến kết cục của nghiên cứu là biến nhị phân, áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu có 2 nhóm đối tượng [8]:

Trong đó:

n: số phôi trong nghiên cứu

Trang 10

= (P1+P2)/2; zα/2 là trị số z của phân phối chuẩn cho xác suất α/2 zβ là trị số z của phân phối chuẩn cho xác suất β

- Chấp nhận sai sót = 0,10 là xác suất sai sót của việc mắc phải sai lầm loại loại II: “giả thiết tỷ lệ hình thành phôi nang khi nuôi ở nồng độ O2 5% cao hơn khi nuôi ở nồng độ O2 20% là giả thiết đúng nhưng kết quả kiểm định thống kê không có ý nghĩa thống kê”, và tương ứng zβ = 1,282

Thay vào công thức trên tính ra n = 2330 phôi tối thiểu để nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy

Trên thực tế, nghiên cứu thu thập được nhóm I có 902 phôi của 92 bệnh nhân, nhóm II có 811 phôi của 73 bệnh nhân, nhóm III có 865 phôi của 81 bệnh nhân và nhóm IV có 931 phôi của 95 bệnh nhân Tổng số phôi của cả 4 nhóm nghiên cứu là 3509 phôi, đảm bảo

Trang 11

2.3.2 Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có so sánh các nhóm nghiên cứu theo sơ đồ biểu diễn tại Hình 2.1 Có thể mô tả khái quát như sau:

1) Lựa chọn các bệnh nhân đủ điều kiện: có tuổi phụ nữ < 37 tuổi tại thời điểm làm IVF, chỉ số nội tiết AMH > 1,2 ng/mL và chỉ số AFC ≥ 05

2) Hợp tử (tạo thành sau kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn) được nuôi trong môi trường nuôi dưỡng (đơn bước/đa bước) và tủ nuôi (với nồng độ oxy 5%/20%) theo sự lựa chọn ngẫu nhiên Sau đó, bệnh nhân tích vào ô cụ thể trong phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu:

- Sử dụng nồng độ oxy 5% hoặc 20% để nuôi phôi theo ngày chẵn hoặc ngày lẻ trong tháng:

+ Ngày chẵn: phôi được nuôi ở nồng độ oxy cao + Ngày lẻ: phôi được nuôi ở nồng độ oxy thấp

- Sử dụng môi trường nuôi phôi đơn bước hoặc đa bước để nuôi phôi theo buổi trong ngày:

+ Buổi sáng: phôi được nuôi bằng môi trường đơn bước + Buổi chiều: phôi được nuôi bằng môi trường đa bước Kết quả nhận được 4 nhóm nghiên cứu

3) Đánh giá chất lượng phôi ngày 3 và ngày 5 theo đồng thuận Istanbul Lựa chọn những phôi nang loại tốt và trung bình để sinh thiết mẫu và tiến hành sàng lọc phôi, so sánh kết quả giữa các nhóm nghiên cứu

Trang 12

4) Thu gom 8 loại chất thải môi trường nuôi phôi trong IVF vào các ống ly tâm Eppendorf 5 ml và tiến hành các phân tích thành phần của các loại chất thải môi trường nuôi phôi

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

2.3.3 Phương pháp đánh giá phôi

a) Đánh giá chất lượng phôi giai đoạn phân chia ngày 3:

Chất lượng của phôi ngày 3 được đánh giá dựa vào hình thái của phôi theo đồng thuận Istanbul với sự phân thành 3 loại tốt, trung

bình và xấu

b) Đánh giá phôi giai đoạn phôi phôi ngày 5:

Trong đánh giá chất lượng phôi giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5), mốc thời gian quan sát tốt nhất được thông qua trong hội thảo

Trang 13

Phôi nang được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn của Istanbul phụ thuộc vào độ phát triển rộng của khoang phôi chứa dịch và hiện

tượng thoát màng Theo hệ thống đánh giá này, ICM và TE cũng

được chia thành 3 loại A, B và C dựa vào số lượng và sự gắn kết của các tế bào, có thể phân loại phôi nang thành 3 loại tốt, trung bình và

xấu theo phân loại của Gardner

2.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu chất thải môi trường nuôi phôi trong IVF

- Thu mẫu chất thải môi trường nuôi phôi: sau nuôi phôi ngày 3 và ngày 5, chất thải được thu gom vào các ống Eppendorf 5ml và được bảo quản lạnh Các lượng bằng nhau của mỗi loại chất thải môi trường nuôi phôi được thu tối thiểu từ 800 phôi để đảm bảo đủ lượng mẫu cần thiết cho việc phân tích thành phần chất thải

- Phân tích thành phần chất thải môi trường nuôi phôi:

Thành phần chất thải môi trường nuôi phôi được phân tích bằng hệ thống máy Au5800 (hãng Beckman Coulter) tại Bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân Y (160 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) Các chỉ số phân tích bao gồm Na+

(mmol/); K+ (g/l); Cl- (mmol/l); Mg (mmol/l); Ca toàn phần (mmol/l); P (mmol/l); NH3

(umol/L); protein (g/l); cholesterol (mmol/l); triglyceride (mmol/l); glucose (mmol/l); acid lactic (mmol/l)

2.3.5 Phương pháp thu thập, quản lý, phân tích và xử lý số liệu a) Thu thập và quản lý số liệu

Toàn bộ 341 chu kỳ IVF của 4 nhóm nghiên cứu được lập hồ sơ có sổ tay nghiên cứu và bệnh án nghiên cứu riêng biệt Các số liệu trong bệnh án nghiên cứu và sổ tay nghiên cứu của 341 chu kỳ IVF

Trang 14

được tổng hợp từ bệnh án gốc; sổ theo dõi kết quả thụ tinh trong ống

nghiệm của TTHTSS- Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông

b) Phân tích và xử lý số liệu

Tất cả số liệu thu được từ kết quả nuôi cấy phôi của các bệnh nhân, sau khi số hóa được phân tích, thống kê, xử lý số liệu bằng phần mềm chuyên dụng Matlab R2021a, được phát triển bởi Mathworks (bao gồm các dữ liệu về mã bệnh nhân, số lượng noãn, số lượng phôi, chất lượng phôi, được ghi trong nhật ký lab thụ tinh ống nghiệm của trung tâm)

2.3.6 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu đã được phê duyệt bởi hội đồng Y đức bệnh viện theo quyết định số: 136 /2019/IRB-16Ahadong vào ngày 2 tháng 9 năm 2019 (Phụ lục 1) Tất cả các số liệu và thông tin nghiên cứu trong luận án này đều tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt sau:

- Trong luận án này, tất cả các dữ liệu nghiên cứu được lấy từ bệnh nhân với sự đồng ý về tự nguyện tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu và sự cho ph p sử dụng dữ liệu của TTHTSS - Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông

- Tất cả các số liệu thu thập chỉ được sử dụng cho nghiên cứu và được thông báo lại cho Trường và Bệnh viện

- Các quy trình kỹ thuật, thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định và pháp luật hiện hành, đảm bảo chất lượng, số lượng phôi tốt nhất cho bệnh nhân, đảm bảo không xảy ra sai sót trong suốt quá trình thụ tinh ống nghiệm đối với từng bệnh nhân Nghiên cứu không ảnh hưởng tới quy trình điều trị cũng như chất lượng phôi của bệnh nhân

Ngày đăng: 24/05/2024, 11:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan