PHẦN 1:MỞ ĐẦUTrong thời gian gần đây, tình hình vi phạm và tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người và bạo ngôn từ, bạo lực mạng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng về
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
CHỦ ĐỀ TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦANGƯỜI KHÁC VÀ BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN
TỪGVHD: VÕ TRẦN PHƯỚC NGUYÊN
TIỂU ĐỘI: 4
Trang 2ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 04 năm 2023
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
CHỦ ĐỀTỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA
NGƯỜI KHÁC VÀ BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN
TỪGVHD: VÕ TRẦN PHƯỚC NGUYÊN
TIỂU ĐỘI: 4
Danh sách thành viên:
40 Nguyễn Bảo Ngọc (Mở đầu+kết luận)
41 Trần Kim Ngọc (Chương I: thực trạng)
42 Huỳnh Nguyễn Khương Nhi (Làm word+mở đầu)
43 Trần Ngọc Yến Nhi (Chương I: thực trạng)
44 Vũ Huyền Khánh Như (Chương I: thực trạng)
45 Đặng Thị Mỹ Nhung (Chương I: thực trạng)
46 Tôn Nữ Hồng Nhung (Chương I: nguyên nhân)
47 Nguyễn Minh Nhựt (Chương I: nguyên nhân)
48 Đỗ Thanh Nữ (Chương I: nguyên nhân)
49 Lê Nguyễn Tuấn Phi (Chương II: giải pháp)
50 Nguyễn Kim Phúc (Chương II: giải pháp)
Trang 351 Dương Ngọc Kiều Phương (Chương II: giải pháp)
52 Siêng Lâm Uyên Phương (Chương III: trách nhiệm)
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 6
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ TRÁCH NHIỆM 15
CHƯƠNG IV:
PHẦN 3: KẾT LUẬN 24
PHẦN 4: DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
I Khái niện hiệu ứng nhà kính
9
1 Khí nhà kính là gì ?
9
2 Khái niệm
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 59
3 Định
nghĩa 9
1.1 Hiệu ứng nhà
kính: 13
1.2 Tổng quan chung về phát thải khí nhà
kính: 13
Trang 61.3 Các loại khí nhà kính chủ
yếu: 14
2 Thực trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tại Việt Nam:
14
3 Hậu quả mà hiệu ứng nhà kính đã để
lại: 17
TIỂU KẾT CHƯƠNG
I:
Trang 718
Trang 8Nhiệm vụ của chúng em là nghiên cứu và làm rõ thêm về các vấn đề trên Đồng thời làm rõ thực trạng, nguyên nhân và tìm ra các giải pháp cũng như trách nhiệm của giới trẻ hiện nay Để giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra,
đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Để đạt hiệu quả tối ưu trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu triệt để nhất có lẽ là phương pháp điều tra, quan sát sau đó là phân tích, tổng kết
Bài tiểu luận đóng góp nguồn tài liệu phong phú về việc phòng chống một
số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác và bạo lực mạng,bạo lực ngôn từ của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Trước tầm quan trọng của danh dự, nhân phẩm đối với cuộc đời mỗi người
và tình hình báo động về sự xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác, là
những lí do để em lựa chọn đề tài “Tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác và bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn
Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh
Trang 9Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểuluận được bố cục thành bốn chương:
Chương I: Khái niệm
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân
Chương III: Giải pháp và trách nhiệm
Chương IV:
Trang 10PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Danh dự, nhân phẩm con người là những yếu tố về tinh thần, bao gồm
phẩm giá, giá trị, sự tôn trọng, tình cảm yêu mến của những người xung quanh,
của xã hội đối với người đó “Danh dự” là sự coi trọng, đánh giá cao của dư
luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người
đó “Nhân phẩm” là phẩm giá của con người, là toàn bộ phẩm chất của một con người, là giá trị làm người của mỗi cá nhân trong xã hội Danh dự và nhân phẩm
là hai khái niệm luôn có mối quan hệ quy định lẫn nhau Quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của cá nhân tạo nên danh dự của một con người
“Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người” là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm và danh dự được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ
Bạo lực mạng hay bắt nạt trên mạng (Cyber Bullying) là một hình thức bắt
nạt, quấy rối thông qua phương tiện điện tử Khi lĩnh vực kỹ thuật số ngày càng phát triển, tình trạng bạo lực mạng xảy ra ở đối tượng thanh thiếu niên đặc biệt
là những người nổi tiếng ngày càng gia tăng chóng mặt
Bạo lực ngôn từ là một trong những hình thức làm tổn thương đối
phương Tuy nhiên, thay vì sử dụng các hành động thể chất để làm nguy hại vềthể chất của một cá nhân nhưng công cụ chính của hình thức bạo lực mang tính sát thương lớn này lại chủ yếu là những lời nói
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ
DANH DỰ, NHÂN PHẨM
Trang 11A THỰC TRẠNG
Tốc độ phát triển nhanh chóng của internet như một con dao hai lưỡi Một mặt, phương thức biểu đạt của con người đã phát triển đến một tầm cao mới, vươn ra khỏi biên giới quốc gia, tạo điều kiện cho sự tự do ngôn luận, xóa mờ lằn ranh của các nền văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển nhanh chóng của internet chính là vô số hành vi xâm phạm quyền con người ẩn dưới tên giả, hình ảnh giả Việc tạo lập một tài khoản trên mạng xã hội mà không cần công khai danh tính, nghề nghiệp, nơi ở, số điện thoại… dần tạo điều kiện cho con người giao tiếp một cách rộng rãi, nhanh chóng, mà không để lộ thông tin cá nhân Vì lí do đó, không ít cá nhân đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận ở trong môi trường khó xác định được danh tính người phát ngôn, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các nền tảng mạng xã hội, cácchức năng ẩn danh trình duyệt… để thực hiện hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác Những hành vi này thường khó bị phát hiện và điều tra một cách rốt ráo, bởi lẽ, việc chứng minh chủ thể thực hiện và hậu quả của thiệt hại đều khá khó khăn và thiếu tính chính xác Một hình thức bôi nhọ danh dự, nhân phẩm khá phổ biến nhưng chủ thể thực hiện hành vi thường rất ít khi phải đối mặt với chế tài của pháp luật chính là những hội nhóm trên facebook như: hội nhóm bóc “phốt” các công ty, cửa hàng, hội nhóm antifans của nghệ sĩ… Bên cạnh đó, nhiều đối tượng được thuê mướn để lập các tài khoản giả mạo trên mạng xã hội, hoặc những tài khoản phụ mà không ai biết chính xác danh tính của người lập, để tiến hành các hành vi bôi nhọ, vu khống, xúc phạm người khác, gây ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân Hầu hết những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác đều để lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cá nhân của người bị hại như: ảnh hưởng về tinh thần, làm giảm sút uy tín, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ trong xã hội
Thực tế có rất nhiều trường hợp quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người bị xâm phạm thông qua mạng internet đã được đưa ra pháp luật Trong
Trang 12hầu hết các trường hợp này, việc xác định có hay không có hành vi xâm phạm thường gặp nhiều khó khăn Ví dụ, trong bản án dân sự sơ thẩm số
289/2019/DS-ST về tranh chấp bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm ngày 29/05/2019 do Toà án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh thụ lý giữa nguyên đơn là Trường Mầm Non H và bị đơn là Ông Nguyễn Thanh Đ bị kháng cáo và xét xử theo thủ tục phúc thẩm với Bản án phúc thẩm số
735/2019/DS-PT ngày 21/08/2019 do Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
thụ lý, cả Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp phúc thẩm đều đưa ra nhận định: “Phía nguyên đơn không cung cấp được chứng cứ chứng minh ông Nguyễn Huy H là người tạo ra và là người sử dung Facebook với tên gọi “ H N” để đăng tin nói trên gây thiệt hại cho Trường mầm non H và cũng không cung cấp được chứng
cứ chứng minh lý do nghỉ học của 11 học sinh là do đọc thông tin trên Facebook
“ H N”” Bên cạnh đó, việc xác minh sự thực đằng sau những tài khoản ảo trên
mạng xã hội đều mang tính tương đối và gặp nhiều khó khăn, khi không có đủ căn cứ chứng minh hành vi xâm phạm, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm, hệ lụy của hành vi đó Đó là chưa kể đến những trường hợp tài khoản bị ăn cắp mậtkhẩu, bị điều khiển từ xa bởi các ứng dụng, phần mềm
Cũng xuất phát từ việc “ẩn danh” trên mạng xã hội, việc khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm cũng gặp khó khăn khi xác định nơi cư trú của bị đơn, gây khó khăn trong việc xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành
vi xâm phạm về danh dự, nhân phẩm Trên môi trường Internet, một lời nói ngắnngủi không rõ danh tính người phát ngôn đã có thể gây tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của người khác Tuy nhiên, người bị hại có thể sẽ không biết được ai
là người đang xâm phạm mình, hoặc biết được ai đang xâm phạm mình thì việc tìm ra nơi cư trú, thông tin liên lạc, nhân thân… là điều vô cùng khó khăn Vì vậy, một thách thức đặt ra đối với cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về danh dự, uy tín và nhân phẩm của cá nhân, tổ chức thông qua mạng Internet chính là xác định đúng và đầy đủ nhân thân, thông tin liên lạc và địa chỉ cư trú
Trang 13của người có hành vi xâm phạm để thực hiện việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết Việc xác định địa chỉ truy cập có thể được thực hiện thông qua các công dụng dò IP của thiết bị, tuy nhiên, việc dò IP thiết bị truy cập không khả quan khi người dùng sử dụng thiết bị công cộng, sử dụng các thiết bị không thuộc quyền sở hữu của người đó, hoặc người dùng di chuyểnqua nhiều địa điểm Chưa kể đến một số website có tính năng và cam kết bảo mật thông tin tài khoản người dùng để tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân, khi
đó, các website này sẽ tự động mã hóa các thông tin được cung cấp bởi người dùng Đặt trong tình huống người được che giấu thông tin cá nhân có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì các cam kết không tiết lộ danh tính có thể là rào cản trong việc nhanh chóng xác định địa chỉ cư trú của người vi phạm, cũng như thẩm quyền giải quyết của Tòa án
B NGUYÊN NHÂN
*Nguyên nhân khách quan:
Hành xử thiếu văn hóa với nhau giữa người với người tạo ra một môi trường sống thiếu văn minh, điều này ảnh hưởng đến cả cá nhân trong sự việc
mà còn tạo điều kiện xấu cho những lứa trẻ Không chỉ sự thiếu văn minh giữa những người trong cuộc với nhau mới dẫn đến hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự mà những cá nhân thúc giục, dung túng cho hành vi xâm phạm cũng tạo
ra một thói xấu trong cộng đồng
Công tác phổ cập kiến thức về nhân phẩm, danh dự ở nhiều nơi còn chưa được thực hiện tốt hình thành nên sự thiếu nhận thức, hiểu biết ở một bộ phận công dân đặc biệt là giới trẻ về tầm quan trọng của nhân phẩm, danh dự của người khác, xem nhẹ hay thậm chí là không màng đến hậu quả để lại của việc xâm hại nhân phẩm danh dự của người khác và cả nhưng hậu quả sẽ ảnh hưởng đến bản thân người vi phạm
Trang 14Sự phát triển vượt trội của mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những hành vi xâm phạm, giờ đây việc phát trực tiếp, đăng bài bôi xấu một cá nhân hay tập thể chỉ cần một vài thao tác đơn giản Mạng xã hội cũng đi kèm với mạng truyền thông dẫn đến nhiều sự việc đổi trắng thay đen Cùng với thời gian, những hành vi xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác cũng càng tinh vi hơn.
*Nguyên nhân chủ quan:
Sự xuống cấp về nhận thức đạo đức của một bộ phận công dân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hành vi xâm hại nhân phẩm, danh dự của người khác Ngoài ra trong đời sống thường ngày thi thoảng thường dẫn đến sinh ra hiềm khích, thù ghét nhau và cùng với sự xuống cấp về nhận thức, đạo đức sẽ dẫn đếndẫn đến hành vi vi phạm
Nhiều bạn trẻ còn chưa nhận thức được rõ ràng hậu quả của hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác
BẠO LỰC MẠNG, BẠO LỰC NGÔN TỪ
Trang 15mặt thể xác nhưng có tính sát thương cực mạnh đối tâm trí thông qua ứng dụng như Facebook, Zalo, Instagram và hậu quả nguy hại không kém gì bạo lực ở thế giới thật.
Mọi người sẵn sàng mang một vấn đề, một cá nhân lên mạng xã hội để dèmpha, để bình phán một cách hết sức tự nhiên khiến cho các đối tượng chịu áp lực
về mạng xã hội rất lớn thực tế của thời đại công nghệ 4.0 là đem đến những
“đám đông ảo” trên mạng xã hội Đám đông này được tập họp rất nhanh, chỉ vớivài thao tác đơn giản rồi tan biến cũng rất nhanh Khi một đám đông được hình thành chắc chắn phải có cùng mục đích chung như: vì hiếu kỳ, vì muốn biết sự thật, vì muốn bảo vệ một người khác hay đấu tranh về 1 sự việc nào đó…Nhưng với “đám đông ảo” thì đôi khi chẳng cần lý do, không cần biết bản chất của vấn đề, chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng thái cảm xúc, thậm chí dùng những câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến mất Thế rồi những người khác vào like, dislike hay tiếp tục comment với những câu nói như vậy Mặc dù có thể những người share, những người bình phán về đối tượng đó không hiểu hoặc không biết nhưng vẫn “a dua” theo và đưa ra những ý kiến chủ quan của mình vô tình gây ra tổn thương, áp lực đối với những cá nhân đó Khiến họ bị tổn hại về tinh thần một cách nặng nề sâu sắc và đang gián tiếp tiếp tay cho những cá nhân bị chỉ trích rơi vào trạng thái tâm lý: stress, trầm cảm, ámthị, tự tử… ngày càng nhiều hơn Do sức ảnh hưởng của mạng xã hội vô cùng lớn
Cùng với sự tự do ngôn luận trên mạng xã hội, thì hiện tượng “streamer” cũng không được kiểm soát chặt chẽ thời gian qua, mạng xã hội dường như là một khu vực riêng, nơi các Youtuber, Facebooker thể hiện sự vô tư, hồn nhiên Chính vì vậy, mà các streamer đã quá “thoải mái” cũng như “lạm dụng” những
từ ngữ thiếu văn hóa và không phù hợp trên mạng xã hội Những tác động có thểgây ra tới phát triển nhân cách, phát triển con người Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường mạng xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến các em nhỏ khi tiếp xúc với mạng xã hội
Thực tế cho thấy, nhiều cá nhân đã và đang lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để thông tin gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người khác Có rất nhiều cách để họ lan truyền thông tin nhằm xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tin của người khác như đăng bài viết, video hoặc
livestream… trên mạng xã hội Họ cho rằng bản thân có quyền tự do ngôn luận nên có thể nói những điều mình thích nhưng lại quên rằng, việc thực thi quyền
tự do ngôn luận cũng bị giới hạn nếu xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác
Trang 16Những hành vi nguy hiểm xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhứcnhối nhất hiện nay có thể kể đến một số hành vi xâm phạm như: Đăng clip
“nóng” của người khác lên mạng xã hội; bịa đặt, lan truyền thông tin nhằm hạ thấp phẩm giá của người khác, đánh đập, chửi bới, xé quần áo người khác nơi công cộng Có thể thấy, những hành vi này không chỉ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác mà còn làm băng hoại đạo đức, mất ổn định trật tự trong xã hội
Ví dụ: Nhiều người nổi tiếng ở làng giải trí Hàn Quốc đã chọn cái chết để kết liễu cuộc đời khi chịu nhiều áp lực và chỉ trích trên mạng xã hội
Ngày 14/10, người hâm mộ bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của nữ ca sĩ,diễn viên Sulli ở tuổi 25 Cựu thành viên nhóm nhạc f(x) được xác nhận đã treo
cổ tự tử tại tầng 2 trong căn nhà riêng ở Seongnam, phía nam Seoul
Sulli từng thừa nhận bản thân mắc phải chứng bệnh trở ngại tâm lý, một dạng thể của bệnh trầm cảm mà không ít nghệ sĩ đang phải chịu đựng Việc hẹn
hò cùng bạn trai chênh lệch nhau 14 tuổi cũng trở thành đề tài khiến nữ ca sĩ chịu áp lực lớn từ dư luận trong thời gian dài
Cộng hưởng cùng tác động từ những lời chỉ trích cay nghiệt về sở thích mặc đồ gợi cảm quá đà, Sulli bắt đầu có biểu hiện đờ đẫn và thường xuyên khóc không rõ lý do trong những lần livestream Trước đó, nữ ca sĩ cũng không ít lần chia sẻ những nội dung tiêu cực và bi quan trên trang cá nhân
Đứng trước áp lực dư luận, Sulli từng một lần tự tử không thành vào năm
2016 Cô được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng say xỉn với vết cắt dài 5cm trên cổ tay Nhưng đến cuối cùng, nữ ca sĩ vẫn chọn cái chết là lối giải thoátduy nhất khi mới ở độ tuổi 25
Làng giải trí Hàn Quốc không phải chưa từng chứng kiến trường hợp tương
tự Tháng 12/2017, người hâm mộ suy sụp khi hay tin nam ca sĩ Jong Hyun (nhóm nhạc SHINee) đột ngột qua đời Trước khi đi đến quyết định tự vẫn, JongHyun cũng từng phải vật lộn với chứng trầm cảm
Cũng với căn bệnh này, nam diễn viên Bản tình ca mùa đông Park Yong Ha
đã lựa chọn chấm dứt cuộc đời vào tháng 6/2010 sau quãng thời gian hơn chục năm phải lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc ngủ cùng áp lực quá lớn của việc trở thành người nổi tiếng
Cái chết rúng động của nữ diễn viên Vườn sao băng Jang Ja Yoen năm
2009 là cú sốc lớn của làng giải trí xứ kim chi năm đó Nguyên nhân khiến cô tựsát được tiết lộ là do scandal lạm dụng tình dục và bị đánh đập, dẫn tới trầm cảmkéo dài khi bị ép phải quan hệ với các đạo diễn, CEO những tập đoàn lớn