1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn kinh tế học vĩ mô phân tích thị trường ngoại hối và vai trò ảnh hưởng của nó đối với một nền kinh tế

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thị trường ngoại hối và vai trò, ảnh hưởng của nó đối với một nền kinh tế
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Vĩnh Hằng
Trường học Học viện hàng không Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế học vĩ mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ, do đó trong một hoạt động mua bán quốc tế, ít nhất phải có một bên tham gia sử dụng ngoại tệ.- Nếu đồng tiền của các bên tham gia không

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

ĐỀ TÀI

Phân tích thị trường ngoại hối và vai trò,ảnh hưởng của nó đối với một nền kinh tế

Mã lớp học phần: 010100010501

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vĩnh Hằng

Nhóm thực hiện :Nhóm 7

TP HỒ CHÍ MINH -2024

Trang 2

I Khái niệm, chức năng thị trường ngoại hối

1 Một số khái niệm thị trường ngoại hối

2.Chức năng của thị trường ngoại hối.

II Đặc điểm thị trường ngoại hối

1 Tính thanh khoản cao

2 Tính minh bạch

3 Tính năng động

4 Hoạt động 24 giờ

I II Vai trò chính của thị trường ngoại hối và điều kiện tham gia thị trường ngoại hối .

1 Vai trò của thị trường ngoại hối

2 Điều kiện tham gia thị trường ngoại hối

IV Thành phần tham gia thị trường ngoại hối

1 Các ngân hàng trung ương (Central Banks)

2 Các ngân hàng thương mại (Commercial Banks)

3 Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers)

4 Các doanh nghiệp (Corporate corporation)

5 Các nhà đầu tư cá nhân (Retail clients)

V Cấu trúc của thị trường ngoại hối

1 Thị trường liên ngân hàng

2 Sở giao dịch ngoại hối

3 Thị trường phi tập trung (OTC)

VI Ảnh hưởng của thị trường ngoại hối đối với một nền kinh tế

1 Lạm phát

2 Giảm nguồn cung

3 Tỷ lệ việc làm

4 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

5 Lãi suất

6 Nợ / Thâm hụt giao dịch

7 Cán cân thương mại

8 Thị trường vốn /đầu tư

9 Chính sách tiền tệ

VII Tình hình thực tế của thị trường ngoại hối của nền kinh tế Việt Nam

❖ 2022 đến đầu năm 2023

2023 đến nay ❖

Nguồn tham khảo:

Trang 3

HỌ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

1 Phan Hoàng Yến Ngọc 2331310033

2 Trần Nguyễn Nha Trang 2331320109

6 Trần Hoàng Thảo Vy 2331310460

Trang 4

I Khái niệm, chức năng thị trường ngoại hối.

1 Một số khái niệm thị trường ngoại hối.

- Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá

trị như ngoại tệ được dùng để thanh toán giữa các quốc gia Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước, khái niệm ngoại hối có thể có sự khác nhau

- Để thực hiện các giao dịch thanh toán, các bên phải đổi từ tiền tệ này sang tiền tệ khác Để thực hiện việc chuyển đổi đó cần phải có một thị trường đó là thị trường ngoại hối

- Thị trường ngoại hối trong tiếng Anh là foreign exchange market, thường được viết tắt là forex hoặc forex market hoặc FX

- Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch

ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ Hay nói cách khác, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán, hao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ; là một thị trường phi tập

Trang 5

trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ, do đó trong một hoạt động mua bán quốc tế, ít nhất phải có một bên tham gia sử dụng ngoại tệ

- Nếu đồng tiền của các bên tham gia không đổi với nhau được thì họ thỏa thuận

sử dụng đến một ngoại tệ chuyển đổi tự do để giao dịch, thường là USD Ngoài ra, các bên có thể sử dụng các phương tiện thanh toán như giấy tờ có giá hay vàng có tiêu chuẩn quốc tế.Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần

- Thị trường ngoại hối là nơi các nhà kinh doanh tiến hành kinh doanh ngoại hối

để kiếm lời

- Là nơi mà ở đó xảy ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế

- Là thị trường mua bán, trao đổi ngoại hối Trong đó 2 đối tượng chủ yếu là ngoại

tệ và phương tiện thanh toán quốc tế Như vậy, bất cứ đâu diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau thì ở đó được gọi là thị trường ngoại hối

- Theo định nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối cũng có thể xem là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do ngân hàng chiếm khoảng 85% tổng số giao dịch ngoại hối

- Điểm đặc biệt của loại thị trường ngoại hối này là giao dịch trực tiếp 100% qua quầy điện tử OTC, thay vì trên một sàn giao dịch tập trung Thị trường sôi động làm việc 24/7, tại các trung tâm tài chính lớn của Frankfurt, Hồng Kông, Luân Đôn, New York, Paris, Singapore, Sydney, Tokyo và Zurich - trên khắp hầu hết mọi múi giờ

Giao dịch nhanh chóng, linh hoạt 24/7 Không có quy định cụ thể, gây tăng

rủi ro đối tác Nhiều lựa chọn giao dịch Số tiền đòn bẩy cao hơn cho phép Chi phí giao dịch thấp Rủi ro hoạt động

Trang 6

2 Chức năng của thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:

- Cung cấp dịch vụ cho các khách hàng có nhu cầu thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế

- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như giao lưu giữa các quốc gia

- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối có thể xác định được sức mua đối ngoại của đồng tiền một cách khách quan theo qui luật cung cầu của thị trường

- Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và các hoạt động kinh

tế đối ngoại khác, luôn hoạt động liên tục

- Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ Vd: chính phủ muốn khuyến khích xuất nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua vào hoặc bán ra tuỳ vào yêu cầu

- Thị trường ngoại hối là công cụ chống rủi ro tỷ giá Ngày nay, phần lớn các nước trên thế giới áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi nên tỷ giá hối đoái luôn có những diễn biến linh hoạt Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể Các công ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu, nguồn chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỷ giá hối đoái Thông qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, quyền chọn của thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro

- Thị trường ngoại hối là nơi để NHTW tiến hành can thiệp khi cần điều chỉnh tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế

- Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ Không chỉ các ngân hàng mà còn có các tổ chức kinh tế và cá nhân hiện nay đều tiến hành hoạt động kinh doanh chênh

Trang 7

lệch giá giữa các thị trường để thu lời chênh lệch Thu mua ở thị trường này thấp hơn và bán sang thị trường khác giá cao hơn

II Đặc điểm thị trường ngoại hối.

1 Tính thanh khoản cao.

- Thị trường này là thị trường có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới Điều này liên quan đến việc giao dịch giữa các cặp tiền tệ khác nhau trên thế giới Các giao dịch trong thị trường được tự do mua - bán các loại tiền tệ bất cứ lúc nào theo sự lựa chọn riêng của họ

2 Tính minh bạch.

- Điều này được biểu hiện rõ cho các nhà giao dịch thị trường ngoại hối dễ nhận thấy: họ có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu và thông tin liên quan đến thị trường Tính minh bạch sẽ giúp nhà giao dịch dễ dàng theo dõi biến động giá thông qua danh mục đầu tư theo thời gian thực

3 Tính năng động.

- Cấu trúc thị trường cho thấy sự năng động không ngừng dừng lại của nó Trong thị trường ngoại hối, giá trị tiền tệ thay đổi từng giây và từng giờ theo sự biến chuyển kinh tế phụ thuộc vào quốc gia sở hữu đồng tiền đó

4 Hoạt động 24 giờ.

- Thị trường xoay chuyển không ngừng với hoạt động 24 giờ một ngày Điều này biểu hiện rõ về sự cung cấp của thị trường cho các nhà giao dịch với khả năng giao dịch bất cứ lúc nào

Trang 8

III Vai trò chính của thị trường ngoại hối

và điều kiện tham gia thị trường ngoại hối.

1 Vai trò của thị trường ngoại hối.

- Thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển

- Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán và trao đổi ngoại tệ

- Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt đồng thương mại và đầu tư quốc tế, bên cạnh đó còn phục vụ cho khát vọng kiếm lời và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính

- Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ

- Ngoài ra thị trường ngoại hối còn cung cấp công cụ để phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá

2 Điều kiện tham gia thị trường ngoại hối.

- Nhờ sự tiến bộ của công nghệ, thị trường giao dịch ngoại hối (Forex) trên toàn cầu đã mở ra cánh cửa cho cả tổ chức và cá nhân tham gia vào mạng lưới giao dịch toàn cầu này thông qua các nhà môi giới hoặc sàn giao dịch Forex

- Tuy nhiên, theo quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam, chỉ các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được phép kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam Ngoài ra, kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực vẫn chưa được pháp luật chấp nhận, và việc mở các sàn giao dịch Forex tại Việt Nam cũng chưa được phép Do đó, đầu tư vào lĩnh vực này đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro cao và không được bảo vệ bởi pháp luật

Trang 9

IV Thành phần tham gia thị trường ngoại hối.

Trang 10

1 Các ngân hàng trung ương (Central Banks).

- Đóng vai trò quan trọng trong thị trường ngoại hối Họ cố gắng kiểm soát cung tiền, lạm phát và các lãi suất, dự trữ ngoại hối đáng kể để có thể ổn định thị trường

Họ cũng không dễ dàng bị phá sản nếu bị thiệt hại lớn

- Các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường tài chính thông qua những công cụ sau:

+ Nghiệp vụ thị trường mở (OMO): là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ (như trái phiếu) trên thị trường, tác động trực tiếp đến nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, với mục đích điều tiết lượng cung ứng tiền tệ

+ Thay đổi lãi suất NHTW: Lãi suất ngân hàng trung ương còn được gọi là lãi suất chiết khấu, hoặc lãi suất liên bang, được thiết lập bởi ủy ban chính sách tiền tệ với mục đích thắt chặt hoặc thúc đẩy các hoạt động kinh tế Điều này có vẻ phản trực quan, nhưng khi nền kinh tế phát triển quá nóng sẽ dẫn đến lạm phát tăng, đây là điều mà các ngân hàng trung ương hướng tới là duy trì sự tăng trưởng đó ở mức vừa phải

- Các ngân hàng trung ương lớn ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối toàn cầu: + Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve Bank - Fed)

+ Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank - ECB)

+ Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England - BoE)

+ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan - BoJ)

2 Các ngân hàng thương mại (Commercial Banks).

- Thanh toán hàng hoá, dịch vụ, tác động ngắn hạn lên lãi suất thị trường (thường giao dịch với một lượng tương đối nhỏ).Tuy nhiên, dòng chảy thương mại là một yếu tố tất yếu quan trọng theo hướng dài hạn của tỷ giá hối đoái của đồng tiền

- Giữ vai trò trung tâm trên thị trường ngoại hối

- Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối với hai tư cách:

Trang 11

+ Một là thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cho chính ngân hàng nhằm đảm bảo ổn định số dư ngoại tệ trên tài khoản

+ Hai là thực hiện các dịch vụ về hối đoái theo sự ủy nhiệm của khách hàng

3 Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers).

- Là chủ thể trung gian trong giao dịch hối đoái giữa các ngân hàng, tổ chức, cá nhân với nhau, được pháp luật quy định kinh doanh hợp pháp Các nhà môi giới có vai trò cung cấp cho khách hàng cơ hội giao dịch trên thị trường Ngoại hối Họ tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán

4 Các doanh nghiệp (Corporate corporation).

- Các doanh nghiệp bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia Vai trò của các công ty này ngày càng tăng lên mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối Nguyên nhân là do các công ty này thi hành chính sách mở rộng các nguồn dự trữ ngoại tệ, giảm bớt rủi ro do sự mất giá của các đồng tiền Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp này vừa là chủ thể cung ứng, vừa là chủ thể mua ngoại tệ và chiếm giữ một khối lượng mua bán, trao đổi ngoại tệ rất lớn trên thị trường ngoại hối

5 Các nhà đầu tư cá nhân (Retail clients).

- Là các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm phục vụ cho mục đích của chính mình khi đầu tư, cho vay, đi du lịch ở nước ngoài

- Đóng góp 90% khối lượng giao dịch trên thị trường và không thể trực tiếp tham gia thị trường, tất cả hoạt động của các nhà đầu tư này đều được thực hiện thông qua ngân hàng và các nhà môi giới

Trang 12

V Cấu trúc của thị trường ngoại hối.

1 Thị trường liên ngân hàng.

- Không có địa điểm cụ thể mà là một mạng lưới thông tin liên lạc ngân hàng nối mạng điện tử với nhau và liên kết ngân hàng với những người môi giới ngoại hối (foreign exchange broker)

2 Sở giao dịch ngoại hối.

- Sở giao dịch ngoại hối là nơi chuyên tiến hành các giao dịch ngoại hối giao sau (currency futures) và quyền chọn ngoại hối (currency option) Việc mua bán tiền tệ trên các sở giao dịch này phải thông qua các nhà môi giới chứng khoán, những người tạo điều kiện cho các giao dịch vận hành tốt hơn bằng cách chuyển và thực hiện các đặt hàng của khách hàng

- Các giao dịch trên sở giao dịch ngoại hối thường có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và quy mô đó cũng khác nhau tùy theo loại tiền tệ

3 Thị trường phi tập trung (OTC).

- Thị trường phi tập trung là thị trường nơi các bên tham gia mua bán chứng khoán thẳng với nhau (không niêm yết, không tập trung vào 1 điểm giao dịch) thông qua mạng máy tính toàn cầu

- Tất cả giao dịch ngoại hối đều có thể diễn ra trên thị trường OTC Những chủ thể chính tham gia vào thị trường này là các tổ chức tài chính lớn và các ngân hàng đầu tư

- Thị trường phi tập trung tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây do mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh Trước hết, nó cho phép các doanh nghiệp có thể tự do tìm kiếm tổ chức nào chào giá tốt nhất (thấp nhất) khi tiến hành giao dịch Thứ hai, nó tạo cơ hội thực hiện các giao dịch có tính linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng

Trang 13

VI Ảnh hưởng của thị trường ngoại hối đối với một nền kinh tế.

Thông thường dựa vào tỷ giá hối đoái của một nền kinh tế ta có thể đánh giá

sơ bộ qua tình hình phát triển kinh tế của nó Tuy vậy một nền cũng bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của thị trường ngoại tệ và ngược lại

1 Lạm phát.

- Là tỷ lệ suy giảm sức mua của một loại tiền nhất định trong một thời kỳ nhất định Mức lạm phát cao có nghĩa là một loại tiền tệ cụ thể đang mất giá nhanh chóng Trong điều kiện đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh Tình huống này xảy ra khi quá nhiều đồng tiền của một quốc gia được lưu hành, làm giảm tỷ giá hối đoái của quốc gia đó do cung vượt quá cầu Tất nhiên, các nhà đầu tư chủ yếu bị thu hút bởi việc mua các loại tiền tệ có tỷ lệ lạm phát thấp hơn

Do đó, mọi người có xu hướng bán đồng tiền của một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao

2 Giảm nguồn cung.

- ‘Tapering”’ là một thuật ngữ tuyệt đối được sử dụng hàng ngày trong giao dịch ngoại hối Đây là một chiến lược được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng để giảm lượng tiền lưu thông Thuật ngữ này đề cập đến việc loại bỏ các biện pháp nới lỏng định lượng được Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác áp dụng

để thúc đẩy nền kinh tế của họ Khi chúng ta nói về việc cắt giảm, chính phủ đã giảm tốc độ mua tài sản của mình, bao gồm cả chứng khoán thế chấp và trái phiếu kho bạc Cắt giảm giúp làm chậm lạm phát khi lượng tiền lưu thông trở nên hạn chế Thả lỏng là một chiến lược được sử dụng trong một nền kinh tế mạnh cần sự trợ giúp của Ngân hàng Trung ương Tất nhiên, các nhà đầu tư sẽ bị thu hút vào việc mua một loại tiền tệ khi chính phủ bắt tay vào việc giảm bớt vì nguồn cung của nó sẽ bắt đầu thu hẹp

3 Tỷ lệ việc làm.

- Tỷ lệ việc làm là một yếu tố kinh tế mà các nhà đầu tư rất chú trọng trước khi

Ngày đăng: 24/05/2024, 07:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w