Kết Hôn và các yếu tố khác : 1.1.Khái niệm kết hônTheo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: tuân theo các nguyên tắc,điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đì
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên : Nguyễn Thị Bảo Trọng Nhóm thực hiện: Luật Hôn Nhân và Gia Đình
Lớp: DHQT18BTT THÀNH VIÊN:
1 22705021 Trần Thị Cẩm Ly
2 22684021 Lưu Đoan Thanh Truc
3 22677961 Hồ Duy Lâm
4 22677331 Trần Yến Nhi
5 22683651 Ngô Quang Huy
6 22678111 Lâm Đoàn Minh Phúc
7 22706391 Vương Hưng Quang
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2023
1
Trang 2Mục Lục :
Lời Nói Đầu : 3
Bảng đánh giá: 4
I) KẾT HÔN 5
1.1 Khái niệm kết hôn 5
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình 5 1.3 Điều kiện đăng kí kết hôn 5
1.4 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật: 6
1.5 Đăng kí kết hôn : 7
1.5.1 Thẩm quyền đăng kí kết hôn: 7
1.5.2 Giải quyết việc đăng kí kết hôn 7
1.5.3 Tổ chức đăng kí kết hôn 8
II) LY HÔN VÀ HUỶ KẾT HÔN TRÁI PHÉP , CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN : 8
1 Khái niệm của ly hôn và những người có quền ly hôn: 8
1.1 Khái niệm Ly Hôn: 8
1.2 Nhũng người có quyền yêu cầu ly hôn: 8
1.3 Cơ Quan giải quyết ly hôn : 9
1.4 Tài sản chung, tài sản riêng 9
2 Hủy kết hôn trái pháp luật , 10
3.Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 11
KẾT LUẬN 13
2
Trang 3Lời Nói Đầu :
Đề tài gồm :
Trong quá trình làm bài , không tránh khỏi nhiều thiếu xót do hạn chế về mặt kiến thức và thực tế của nhóm chưa được phong phú Rất mong sự đóng góp ý kiến và nhận xét của quý thầy cô để làm bài nhóm được hoàn thiện
3
Trang 4Bảng đánh giá:
Nhận xét của giảng viên:
……….………
… … ……….
……….
………
………
………
………
………
………
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5I) KẾT HÔN
1 Kết Hôn và các yếu tố khác :
1.1 Khái niệm kết hôn
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
tuân theo các nguyên tắc, điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, khi đó, việc xác lập quan hệ vợ chồng sẽ được coi
là hợp pháp khi có sự thừa nhận của Nhà nước Đồng thời, các vấn đề về nguyên tắc, điều kiện kết hôn, giấy tờ thủ tục, pháp luật nước ta đều sẽ có những quy định cụ thể
rõ ràng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo hộ
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
Nhằm tránh các vấn đề bất cập và xử lí các vấn đề về quan hệ hôn nhân một cách nhanh chóng, kịp thời, hợp pháp thì cần có những nguyên tắc cơ bản được đặt ra, đây
sẽ là tiền đề đảm bảo quan hệ hôn nhân được thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật.Theo quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có 5 nguyên tắc
cơ bản về chế độ hôn nhân và ia đình như sau:
5
Trang 61.3 Điều kiện đăng kí kết hôn
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để đăng ký
kết hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn Cùng với đó, 2 người đăng kí kết hôn còn phải đảm bảo
đủ các điều kiện như:
Việc kết hôn phải do hai bên nam nữ tự nguyện
Không ai trong hai người bị mất năng lực hành vi dân sự
Việc kết hôn không nằm trong các trường hợp bị cấm kết hôn
Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Là một trong hai bên nam nữ là người nước ngoài, công dân Việt Nam đồng thời
có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì thẩm quyền đăng kí kết hôn được quy định như sau
Từ ngày 31/12/2015 trở về trước: Sở Tư pháp (cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tô nước ngoài Trường hợp ngoại lệ: Những người chỉ lưu trú có thời hạn tại nước ngoài, ví dụ: sinh viên đi du học tại nước ngoài, nhân viên của công ty Việt Nam được cử đi làm việc có thời hạn tại chi nhánh của công ty ở nước ngoài có thể kết hôn tại
Uỷ ban nhân cấp xã, phường
Từ ngày 01/01/2016: Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng kí kết hôn
có yếu tố nước ngoài
Trường hợp ngoại lệ: Không
1.4 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật:
Trong một xã hôi phức tạp như ngày nay, có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự lệch lạc, suy
đồi trong tư tưởng suy nghĩ của con người, những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hôn nhân, vì vậy Nhà nước đã chỉ điểm những trường hợp kết hôn trái pháp luật và có những quy định xử phạt nhằm tránh những hậu quả khôn lường xảy ra Các trường hợp
đó bao gồm:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
6
Trang 7- Yêu sách của cải trong kết hôn.
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai
hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính
- Bạo lực gia đình
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi
1.5 Đăng kí kết hôn :
1.5.1 Thẩm quyền đăng kí kết hôn:
- Theo như quy định, thẩm quyền đăng kí kết hôn thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong bên thực hiện đăng kí kết hôn
- Căn cứ vào Điều 17 Luật hộ tịch 2014:” Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng kí kết hôn”
- Theo Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam có hiệu lực từ ngày
01/01/2015 việc kết hôn được đăng kí tại cơ quan hộ tịch không đúng thẩm quyền có
thể không có hiệu lực Thẩm quyền được đăng kí kết hôn có quy định như sau: + Nếu cả hai bên nam nữ là người Việt Nam cư trú tại Việt Nam thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú của một trong hai bên có thẩm quyền đăng kí kết hôn
1.5.2 Giải quyết việc đăng kí kết hôn
- Khi đăng kí kết hôn, hai bên phải có đầy đủ các giấy tờ như sau:
+ Tờ khai đăng kí kết hôn theo mẫu và xuất trình chứng minh nhân dân
+ Tuỳ từng trường hợp người có yêu cầu việc đăng kí kết hôn còn phải có các giấy tờ sau:
• Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận cửa Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó
• Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động, ở nước ngoài về nước đăng kí kết hôn, thì phải có xác nhận cửa Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở về tình trạng hôn nhân của người đó
• Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lĩnh vực vũ trang phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do thủ trưởng đơn vị đang công tác cấp
+ Trong trường hợp các bộ Tư pháp hộ tịch không biết rõ về thân nhân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:
• Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng kí hộ tịch để xác định
về cá nhân người đó
7
Trang 8• Sổ hộ khẩu, Sổ đăng kí tạm trú để làm căn cứ sác định thẩm quyền đăng kí hộ tịch theo quy định của pháp luật
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Sau khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ và xét thấy hai bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ghi vào Sổ đăng kí kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn Hai bên nam, nữ kí vào Giấy chứng nhận kết hôn
và Sổ đăng kí kết hôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã kí và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì cán bột Tư pháp hộ tịch hướng dẫn người đi đăng kí kết hôn hoàn chỉnh hồ sơ Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết Trong trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã từ chối đăng kí, việc từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lí do Nếu người bị từ chối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật
1.5.3 Tổ chức đăng kí kết hôn
Khi tổ chức đăng kí kết hôn phải có mặt của hai bên nam, nữ kết hôn, công chức làm công tác hộ tịch phải hỏi ý kiến của hai bên Nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên kí tên vào Sổ hộ tịch và cùng nhau kí vào Giấy chứng nhận kết hôn
II) LY HÔN VÀ HUỶ KẾT HÔN TRÁI PHÉP , CÁC HÀNH
VI BỊ CẤM TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN :
1 Khái niệm của ly hôn và những người có quền ly hôn:
1.1 Khái niệm Ly Hôn:
Căn cứ vào khoảng 14 điều 3 của Luật hôn nhân và gia đình: Là việc chấm
dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
8
Trang 91.2 Nhũng người có quyền yêu cầu ly hôn:
Như vậy theo quy định trên có 03 trường hợp người chồng không được quyền đơn phương
ly hôn, cụ thể:
- Vợ đang có thai
- Vợ mới sinh con
- Vợ đang nuôi con
Hậu quả:
Mối quan hệ nhân thân vợ và chồng chấm dứt
Quyền và nghĩa vụ vợ, chồng và các quyền và nghĩa vụ theo quy định luật hôn nhân và gia đình của sẽ chấm dứt
dưới 12 tháng tuổi
1.3 Cơ Quan giải quyết ly hôn :
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.
1.4Tài sản chung, tài sản riêng
Thứ nhất: Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì:
Bên cạnh đó, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:
9
Trang 10Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong
thời kỳ hôn nhân Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;
Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
của vợ, chồng như sau:
Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;
Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng
Thứ hai: Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tài điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tài sản riêng của vợ, chồng bảo gồm:
Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng
và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng; Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thwoif kỳ hôn nhân được thực hiện thwo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này
Tài sản riêng khác của vợ, chồng được quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP bao gồm:
Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;
Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng
2 Hủy kết hôn trái pháp luật ,.
2.1 Khái Niệm :
- Kết hôn trái pháp luật : là việc nam,nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nhưng một trong hai bên không đủ diều kiện kết hôn
10
Trang 11Những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo điều 10 của luật hôn nhân và gia đình 2014
+Người bị cưỡng ép kết hôn hoặc người bị lừa dối kết hôn
+ Vợ hoặc chồng đã có chồng hoặc có vợ mà kết hôn với người khác + Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ
+ Cá nhân hoặc cơ quan tổ chức có phạt hiện việc kết hôn trái pháp luật có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc hồi liên hiệp phụ nữ để yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật
Hậu quả :
+Nhà nước không thừa nhận việc kết hôn trái pháp luật của hai người là
vợ chồng vì vậy nam và nữ đã kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt quan hệ vợ chồng
+Quyền và nghĩa vụ của cha,mẹ,con sẽ được giải quyết như quyền và nghĩa vụ của cha,mẹ,con khi ly hôn
+Quan hệ tài sản giữa các bên được gải quyết theo Điều 16 của luật hôn nhân và gia đình
3.Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng
cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, pháp luật quy định quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật Căn cứ khoản 2 điều 5 và điểm d khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:
Kết hôn giả tạo
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình (Khoản 11, điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
Trên thực tế, Kết hôn giả tạo còn có nghĩa là là việc hai bên đồng ý kết hôn theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này
Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ
11
Trang 12Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ
Các hành vi này vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân và pháp luật về Hôn nhân gia đình cũng có các biện pháp xử phạt với các hành vi như trên
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
Hành vi này vi phạm chế độ một vợ một chồng và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị
định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ
tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu
về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba Những người cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau
Yêu sách của cải trong kết hôn
Đối với những người có yêu sách trong kết hôn như đòi hỏi vật chất một cách quá đáng và coi đó là một trong những điều kiện để kết hôn, nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện giữa nam nữ
Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Gia đình là các tế bào của xã hội, kết hôn trên cơ sở tự nguyện là nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc và tốt đẹp Pháp luật rất chú trọng và quy định rất chi tiết về các vấn đề hôn nhân và gia đình
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình
12