đề tài khái quát về luật dân sự và một số nội dung cơ bản của luật dân sự

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài khái quát về luật dân sự và một số nội dung cơ bản của luật dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môn học : Pháp Luật Đại CươngGV: Trần Linh HuânĐề tài: Khái quát về Luật Dân sự và một số nội dung cơ bản của Luật Dân SựNhóm 7:Ngô Thị Thúy Duy_2331540086Đỗ Ngọc Hân_2331540098Trần Anh

Trang 1

Môn học : Pháp Luật Đại CươngGV: Trần Linh Huân

Đề tài: Khái quát về Luật Dân sự và một số nội dung cơ bản của Luật Dân Sự

Nhóm 7:

Ngô Thị Thúy Duy_2331540086Đỗ Ngọc Hân_2331540098Trần Anh Hào_2331540093Lê Anh Hào_2331540088Nguyễn Trung Hậu_2331540110

Phần 1: Những quy luật chung của BLDS 2015I.Khái Niệm Luật Dân Sự

-Luật dân sự: là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật nhà nước VN, bao gồm tổng thểcác quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lí, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.

II Đối Tượng Và Phương Pháp Điều Chỉnh Của Luật Dân Sự

+ Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự: là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong xã hội.

+ Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự: là những biện pháp, cách thức mà nhà nước tác độnglên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấmdứt theo ý chí của nhà nước

III Những Quy Định Chung Của BLDS

Trang 2

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Điều 2 Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự

1 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2 Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 3 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1 Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2 Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3 Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4 Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5 Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Điều 4 Áp dụng Bộ luật dân sự

1 Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

2 Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

3 Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

4 Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 5 Áp dụng tập quán

Trang 3

1 Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

2 Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Điều 6 Áp dụng tương tự pháp luật

1 Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

2 Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Điều 7 Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự

1 Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của cácdân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2 Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

IV Chủ Thể Của Pháp Luật Dân Sự

Các chủ thể của pháp luật dân sự

Theo quy định tại Điều 1 Bộ luật dân sự năm 2015: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân;…” Như vậy, theo quy định này chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự sẽ gồm có cá nhân và pháp nhân.

Trang 4

cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền nghĩa vụ dân , ,sự.» Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi đạt độ tuổi nhất định.

Pháp nhân:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

NLPLDS của pháp nhân được quy định:

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền,nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừtrường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhànước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt phápnhân.

Phần 2: Một số chế định cơ bản của LDSI Chế Định Quyền Sở Hữu

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.- Thứ nhất, về quyền chiếm hữu thì Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1 Chiếm hữulà việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản; (2) Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không phải là chủ sở hữu Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”

- Thứ hai, về quyền sử dụng thì Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền sử dụng làquyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

- Thứ ba, về quyền định đoạt thì Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản”.

II Chế Định Quyền Thừa Kế

1 Khái Niệm

Quyền thừa kế là một chế định trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc

Trang 5

hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế.

2 Nội Dung

Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 gồm có hai trường hợp: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

a) Thừa Kế Theo Di Chúc

- Thứ nhất, người lập di chúc Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Người

thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.- Thứ hai, quyền của người lập di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tàisản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015) Việc phân chia di sản như thế nào được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, điều này đã được thể hiện tại Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015:

Người lập di chúc có quyền sau đây:

Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

- Thứ ba, hình thức của di chúc Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng (Điều 627).

+ Một là, đối với di chúc bằng văn bản gồm:

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.Di chúc bằng văn bản có công chứng.Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

+ Hai là, đối với di chúc miệng, di chúc miệng (còn được gọi là chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời

nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết.

b) Thừa Kế Theo Pháp Luật

Trang 6

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015)

Theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

Không có di chúc.Di chúc không hợp pháp.

Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng disản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Để tiến hành chia thừa kế cần xác định hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con

nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em

ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột,

cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.Việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2, 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 2: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trang 7

Điều 3: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhậndi sản.

III.Chế Định Quyền Dân Sự Và Hợp Đồng Bồi Thường.

Hợp đồng dân sự

A Khái niệm

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh Khi tham gia ký kết hợp đồng dân sự, thì các bên phải tuân thủ theo các nguyên tắc

- Hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, trung thực, thiện chí không bên nào được ép buộc bên nào trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng

- Được tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội

B Chủ thể của hợp đồng dân sự: có thể là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác ( hộ gia đình,

tổ hợp tác, …)

+ Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi được phép tham gia tất cả các hợp đồng dân sự và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó Cá nhân từ đủ 15 đến 18 tuổi được kýkết một số hợp đồng nếu mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó, nhưng phải được sự đồng ý của người giám hộ, người đã nuôi dưỡng họ

+ Pháp nhân là một tổ chức cách đầy đủ các điều kiện theo điều 74 của Bộ Luật Dân Sự 2015 có đầy đủ tư

cách pháp lý để tham gia vào các quan hệ pháp luật

C Hình thức ký kết hợp đồng dân sự:

- Hình thức miệng: các điều khoản hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng, sau khi các bên đã thống nhất với nhau về nội dung của hợp đồng thì các bên bắt đầu thực hiện hợp đồng - Hình thức văn bản: khi ký kết hợp đồng, các bên thỏa thuận và thống nhất về nội dung chi tiết của hợp đồng, sau đó lập thành văn bản Các bên phải ký tên hoặc đại diện hợp pháp của các bên ký tên vào văn bản đã lập

- Hình thức văn bản có công chứng: đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định phải có côngchứng

Trang 8

Ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng thế chấp, hợp đồng mua bán xe gắn máy,…

D Nội dung của hợp đồng dân sự: là tổ hợp các điều khoản trong hợp đồng Các điều khoản

được chia làm ba loại + Điều khoản cơ bản + Điều khoản thông thường + Điều khoản tùy nghi

E Các loại hợp đồng dân sự thông dụng: Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà

ở; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản, nhà ở; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng vận chuyển tài sản; Các hợp đồng gia công; Hợp đồng gửi giữ tài sản; Hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng ủy quyền; Hợp đồng hứa thưởng và thi có giải,…

G Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng

- Khái niệm là trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng đối với chủ thể bên kia.Bên vi phạm phải

tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi không chấp hành hợp đồngmà gây thiệt hại cho bên kia

- Các loại trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng:

+ Trách nhiệm do chậm thực hiện hợp đồng: thời hạn thực hiện hợp đồng cho các bên thỏa thuận khi hết hạn hợp đồng, bên nào chưa thực hiện thì phải tiếp tục thực hiện, nếu có thiệt hại xảy ra do một bên thực hiện hợp đồng không đúng hạn thì bên bị thiệt hại có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng Trừ trường hợp chậm thực hiện hợp đồng do sự kiện bất khả kháng,trở ngại khách quan khác,…

+ Trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng hợp đồng; như thực hiện hợp đồng không đủ số lượng, không đúng chất lượng, giao vật không đồng bộ, không đúng chủng loại, không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo hành sản phẩm,…

+ Khi một bên không thực hiện hợp đồng, bên đó có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của bên kia Nếu bên vi phạm không thực hiện, thì bên vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế bảo vệ quyền lợi của mình

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng:

Các bên giao kết hợp đồng phải thục hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã phát sinh theo hợp đồng Khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã giao kết trong hợp

Trang 9

mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại đã xảy ra Pháp luật quy định một số trường hợp vi phạm hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại, đó là;

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại + hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết,…

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Khái niệm: Là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật, gây ra thiệt hại cho cá nhân,

pháp nhân hay chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại đó ngoài hợp đồng Một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ quân sự dân sự là gây ra là gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra Khoản 1, Điều 584, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là hậu quả vật chất mà nhà nướcbuộc các bên có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại phải gánh chịu, biểu hiện cụ thể bằng việc bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại một khoản tiền hay tài sản nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên Mục đích của việc quy định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là để tạo điều kiện cho người có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản hoặc đối với những lợi ích không khôi phục được (danh dự, nhân phẩm…) thì bù đắp phần nào những tổn thất do hành vi trái pháp luật gây ra

- Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng:

+ Có thiệt hại thật tế xảy ra: Đây là yếu tố hàng đầu để xác định trách nhiệm dân sự, bởi vấn đề bồi thường chỉ được đặt ra khi có thiệt hại thực tế

+ Hành vi gây ra thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật: Hành vi gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần nói trên là hành vi trái pháp luật, chủ thể gây ra hành vi đó lẽ ra không được thực hiện nhưng lại cố tình thực hiện hoặc vô ý thực hiện

+ Có lỗi của người thực hiện hành vi trái pháp luật: Lỗi được hiểu là thái độ chủ quan của người thực hiện hành vi trái pháp luật Người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình mà cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác thì được coi là có lỗi

+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi pháp luật và thiệt hại xảy ra: Điều kiện này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải là kết quả của hành vi trái pháp luật, ngược lại hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả là thiệt hại

- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: (Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015)

Trang 10

+Người gây thiệt hại phải bồi thường hoàn toàn toàn bộ và kịp thời Các bên có thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác + Người gây ra thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình

+ Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây ra thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường

Ví dụ: Nhận định nào sau đây là đúng với Luật Dân sự

1 Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự:

=> Nhận định này SAI, bởi ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự còn có thể áp dụng tậpquán hoặc tương tự pháp luật.

CSPL: Điều 5, Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015.

2 Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưudân sự:

=> Nhận định này SAI, ngoài luật dân sự thì các ngành luật khác cũng có thể điều chỉnhcác quan hệ nhân thân (Ví dụ: Luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ nhân thân không gắn liềnvới tài sản như: trình tự, thủ tục thay đổi họ tên).

3 Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giaotrong các giao lưu dân sự:

=> Nhận định này SAI, trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thâncó thể được chuyển giao (Khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015) Ví dụ: một người mất tích hainăm liền trở lên thì quyền nhân thân được chuyển giao cho người có quyền, lợi ích liền quan(Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015).

4 Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự:

=> Nhận định này SAI, người bị mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án dướikết luận giám định của cơ quan chuyên môn.

CSPL: Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015.

5 Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên:

=> Nhận định này SAI, cha, mẹ là người đại diện của con chưa thành niên, chỉ khi cha, mẹ chếtmới đặt ra vấn đề người giám hộ.

Ngày đăng: 23/05/2024, 21:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan