Tuy nhiên vấn đề sỡ hữu công nghiệp nóichung và bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nói riêng đối với doanh nghiệp nướcta còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cạnh tranh thương mại, không ch
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Làm rõ những vấn đề lý luận, đưa ra những bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện và thủ tục cần thiết để được bảo hộ công nhận đối với nhãn hiệu nổi tiếng và chỉ dẫn địa lý. Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và chỉ dẫn địa lý.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin từ cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, kết quả nghiên cứu đã công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và số liệu thống kê.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đọc và nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau sau đó chia thành từng mục và các chương để tìm hiểu sâu hơn về đề tài.
Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được chia làm 02 chương:
Too long to read on your phone? Save to read later on your computer
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CÔNG NHẬN NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Một số khái niệm liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và chỉ dẫn địa lí
Nhãn hiệu là một khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống xã hội Tuy nhiên, ở mỗi góc độ chuyên ngành khác nhau, khái niệm này lại mang những nội hàm khác nhau Được đề cập trong cẩm nang dành cho doanh nhân của cơ quan sáng chế Nhật Bản tài trợ, nhãn hiệu được mô tả là
“dấu hiệu mà một doanh nghiệp sử dụng đối với hàng hóa của mình để phân biệt hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác” Theo nghĩa này thì nhãn hiệu là cômg cụ để phân biệt các nơi/nhà sản xuất các sản phẩm nhất định với nhau. Đây là cách hiểu phổ biến nhất ở dạng thức đơn giản nhất khi tập trung vào khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Ở mức độ cao hơn, nhãn hiệu không chỉ dừng lại ở chức năng phân biệt như đã nêu trên Bởi lẽ các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, “bên cạnh các giá trị vật lý mà một sản phẩm cụ thể cung cấp cho khách hàng mục tiêu, nhãn hiệu được đính lên để đưa sản phẩm vào quá trình lưu thông sẽ góp thêm vào sản phẩm một giá trị tâm lý bao gồm ba thành tố: mức độ nhận biết về nhãn hiệu (brand awareness), chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu (brand perceived quality) và các ấn tượng liên kết với nhãn hiệu (brand associations)”.
Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp và thương mại toàn cầu, nhãn hiệu đã trở thành tài sản vô hình có giá trị và được bảo hộ cả về mặt quốc gia và quốc tế Do đó, khái niệm nhãn hiệu cũng có nhiều thay đổi và phát triển.
4 được đề cập trong các văn bản pháp luật quốc tế có liên quan Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào tình hình cụ thể cũng đã đưa ra các khái niệm về nhãn hiệu trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” Như vậy, đề được bảo hộ là nhãn hiệu thì dấu hiệu đó cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Dấu hiệu đó phải được gắn lên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc bao bì của sản phẩm;
Dấu hiệu phải mang tính cá biệt hóa hàng hóa, dịch vụ, tức là giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ đó với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác Qua đó, người tiêu dùng có thể nhận biết, phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của một chủ thể giữa muôn vàn hàng hóa, dịch vụ cùng loại trên thị trường.
Thông qua những dấu hiệu được bảo hộ trên, người tiêu dùng sẽ hình dung; liên tưởng và nhận biết được chất lượng của sản phẩm dịch vụ, uy tín của nhà sản xuất, kinh doanh, giá thành của sản phẩm và những đực tính ưu việt của hàng hóa, dịch vụ mà lựa chọn quyết định sử dụng sản phẩm đó hay sản phẩm cùng loại của nhà sản xuất kinh doanh khác.
Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm Như:
Sản xuất ô tô: Ford, Toyota, Honda, Hyundai,…
Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Nokia,…
Sản xuất máy tính: HP, Dell, Asus,…
Sản xuất thiết bị vệ sinh: INAX, TOTO, Caesar,… Để phân biệt sản phẩm của các công ty đó, người ta cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm đó là nhãn hiệu Mỗi công ty thiết kế nhãn riêng để sử
5 dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng nhận biết sản phẩm đó là của công ty mình.
Theo khoản 20 Điều 4 Luật SHTT “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trễn lãnh thổ Việt Nam”.
Nhãn hiệu nổi tiếng chính là biểu tượng cho danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp Đó là kết tinh của trí tuệ và vật chất của doanh nghiệp trong một quá trình hoạt động lâu dài Vì vậy, nó là tài sản có giá trị rất lớn (những nhãn hiệu như Kymdan được định giá lên đến cả triệu USD) Chính vì vậy, tình trạng sao chép, làm nhái sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng diễn ra phổ biến ở khắp nơi trên thế giới Do đó, việc bảo hộ các thương hiệu nổi tiếng ngày càng trở nên cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm xuất hiện những nhãn hiệu nổi trội hơn so với những nhãn hiệu hàng hóa thông thường Sự nổi trội hơn hẳn có thể là do thời gian sử dụng lâu dài, phạm vi sử dụng rộng lớn hay có thể là do chất lượng sản phẩm tốt,…
Mục đích chính của nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau Nhưng khi nhãn hiệu được người tiêu dùng nhận biết rộng rãi
6 và tín nhiệm thì đã đem lại những lợi thế kinh doanh rất lớn cho chủ sở hữu Ví dụ khi nhắc đến những cái tên như Coca-cola, Pepsi, Heineken, Toyota, Samsung, Apple,… thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ biết ngay những nhãn hiệu này được dùng cho sản phẩm nào.
Khi nhắc đến những cái tên như Coca-cola, Pepsi, Heineken, Toyota, Samsung, Apple,… người tiêu dùng sẽ biết ngay rằng đây là các thương hiệu nổi tiếng gắn liền với các sản phẩm cụ thể Những thương hiệu này đã xây dựng được vị thế vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng, tạo nên sự nhận biết và liên kết mạnh mẽ giữa tên thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp.
Theo khoản 22 Điều 4 Luật SHTT “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể”.
Vai trò của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và chỉ dẫn địa lý
Có thể thấy được vai trò to lớn của nhãn hiệu nổi tiếng đối với thương mại, kinh tế – xã hội như sau:
, nhãn hiệu nổi tiếng giúp người tiêu dùng lựa chọn một cách thuận lợi các hàng hóa, dịch vụ theo các nhu cầu riêng của mình như chất lượng, giá cả, sở thích, thói quen…; góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
, thúc đẩy các cơ sở sản xuất không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, tính năng, sự hấp dẫn… của hàng hóa, dịch vụ để uy tín nhãn hiệu của mình ngày càng được nâng cao, dẫn đến kích thích sự phát triển sản xuất, kinh doanh Không những thế, nhãn hiệu nổi tiếng còn giúp doanh nghiệp duy trì lượng khách hàng truyền thống, đồng thời cũng thu hút thêm các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng.
, nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng là công cụ tiếp thị hữu hiệu, một phương tiện quảng cáo, xúc tiến thương mại hiệu quả nhất Mọi hoạt động tiếp thị, quảng cáo hay xúc tiến thương mại đều thực hiện chủ yếu dựa trên nhãn hiệu và nhằm khuếch trương việc kinh doanh hàng hóa mang chính nhãn hiệu đó.
, nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những cơ sở để cơ quan lập pháp phân biệt hàng thật với hàng giả mạo sở hữu trí tuệ nhằm xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng.
1.2.2 Vai trò của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý Đối với việc xúc tiến thương mại, chỉ dẫn địa lý là một công cụ hữu hiệu, đặc biệt với kinh doanh xuất khẩu chỉ dẫn địa lý mang lại giá trị gia tăng, giúp sản phẩm thâm nhập thị trường và phát triển một cách nhanh chóng, dễ dàng nhờ chất lượng và uy tín của sản phẩm gắn chỉ dẫn địa lý Do những đặc tính riêng biệt của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mà chúng được nhận biết tốt hơn trên thị trường Điều này khiến cho việc thực hiện chiến lược marketing hay các hoạt động xúc tiến thương mại trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều chỉ dẫn địa lý mạnh cũng giống như một thương hiệu mạnh luôn tìm được chỗ đứng
9 vững chắc trên thị trường để phát triển bền vững Chỉ dẫn địa lý có nhiều tác dụng kinh doanh mạnh mẽ giống như tác dụng của nhãn hiệu hàng hóa Tầm cỡ của những đặc sản địa phương có thể được nâng lên trong con mắt người tiêu dùng khi một cộng đồng người địa phương và các thành viên của cộng đồng được hưởng độc quyền để sử dụng một chỉ dẫn địa lý riêng biệt
Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý có thể bổ sung cho sản phẩm khả năng marketing rất năng động, đặc biệt khi chất lượng làm nên sự nổi tiếng của một vùng được bảo hộ thực sự bằng kinh nghiệm của người sử dụng qua thời gian vì chỉ dẫn địa lý vốn dĩ thuộc sở hữu tập thể nên chúng là công cụ tuyệt vời đối với sự phát triển kinh tế khu vực và kinh tế dựa trên cộng đồng Chỉ dẫn địa lý còn giúp bảo vệ và giữ gìn các di sản truyền thống lâu đời về ẩm thực, đặc sản, nghề thủ công…Vì vậy, việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của địa phương góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển công nghiệp du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái của vùng, thu hút lượng khách du lịch quan tâm tìm hiểu ngành nghề truyền thống, đồng thời góp phần phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ, đem lại nguồn lợi ích kinh tế cao cho cư dân địa phương thông qua các hoạt động xuất khẩu tại chỗ
Như vậy, chỉ dẫn địa lý nằm trong nhóm đối tượng được bảo hộ thông qua sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý và cấp văn bằng bảo hộ là Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) Bên cạnh đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật của các bộ ngành liên quan đặc biệt là các văn bản của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế…
Quy định pháp luật về trình tự thủ tục để công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
1.3.1 Thủ tục để công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
- Khoản 20 Điều 4, Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.
- Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.”.
- Tại điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 42.3 Thông tư 01/2007/TT- BKHCN đã đưa ra các tiêu chí đánh giá như sau: “ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”.
Như vậy, căn cứ theo phương pháp đánh giá dựa theo các tiêu chí như nêu ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đa số các tiêu chí đánh giá theo quy định trên đây là chưa đầy đủ, chỉ mang tính định tính chung chung mà không cụ thể, không có định lượng một cách rõ ràng Trước hết, để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì số lượng người tiêu dùng cụ thể phải là bao nhiêu? Doanh số bán hàng phải là bao nhiêu? Uy tín phải như thế nào là rộng rãi? thời gian sử dụng bao nhiêu lâu là liên tục? hay số lượng các quốc gia công nhận là bao nhiêu quốc gia? vv…Và khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một nhãn hiệu có phải là nổi tiếng không thì các tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp các tài liệu chứng minh kèm theo các số liệu thống kê thế nào là đầy đủ?
Trong khi Luật SHTT định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng là được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn quốc, thì tại Điều 75, luật này lại đưa ra các tiêu chí đánh giá thêm về số lượng người tiêu dùng biết đến, thời gian được biết đến và phạm vi địa lý, dẫn đến sự mâu thuẫn trong quy định.
Theo Điều 6bis của Công ước Paris, mỗi quốc gia có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng Tuy nhiên, có trường hợp nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ở trong nước nhưng chưa đạt đủ số lượng quốc gia bảo hộ hoặc số lượng quốc gia công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng Để khắc phục, Việt Nam đã đưa ra chế định “nhãn hiệu nổi tiếng” trong Luật Sở hữu trí tuệ, phù hợp với tình hình thực tế khi doanh số và giá trị sản phẩm có thể khác nhau tùy từng loại hình.
Theo khuyến nghị chung của WIPO, quốc gia thành viên có thể quyết định một nhãn hiệu là nổi tiếng ngay cả khi nó không thực sự nổi tiếng hoặc không được công chúng biết đến rộng rãi Điều này cho thấy việc đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, song cần xem xét kỹ lưỡng và làm rõ các tiêu chí trong quy định để đảm bảo tính công bằng và chính xác trong quá trình đánh giá.
Vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”.
Tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT thì: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác
12 lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký” Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN cũng quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ”
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và nhãn hiệu được thiết lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quy trình thủ tục đăng ký được quy định trong Luật này, đảm bảo sự công khai, minh bạch và tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
+ Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.
Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ phù hợp quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ” Căn cứ vào các quy định pháp luật nhưu nêu trên, có thể thấy, nhãn hiệu nổi tiếng không bắt buộc phải đăng ký Theo đó, hai cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án và Cục Sở hữu trí tuệ chỉ khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể Cục Sở hữu trí tuệ sẽ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận nhãn hiệu nổi tiếng Các yêu cầu xem xét nhãn hiệu nổi tiếng có thể diễn ra trong các trường hợp sau:
- Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng.
- Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiêng.
- Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.
- Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC VÀ ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Thực trạng thực thi pháp luật về thủ tục và điều kiện công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009,2019,2022) đã sửa đổi các quy định tại Điều 4 và Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ, theo hướng giới hạn lại phạm vi người tiêu dùng và phạm vi sử dụng các tiêu chí để công nhận nhãn hiệu nổi tiếng Theo đó, quy định về nhãn hiệu nổi tiếng được sửa đổi như sau: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.
Theo Luật SHTT, nhãn hiệu bị coi là nổi tiếng khi đạt được danh tiếng trước thời điểm nộp đơn đăng ký Quy định này bổ sung vào khoản 2 Điều 74 nhằm giúp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng hiệu quả hơn trong các trường hợp phản đối hoặc hủy bỏ nhãn hiệu.
1.Các bằng chứng chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng phải có (được thiết lập) trước ngày nộp đơn của bên kia.
2.các tài liệu/chứng cứ có sau ngày nộp đơn của bên kia không có giá trị chứng minh và không được chấp nhận.
Theo Điều 75 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, đánh giá đối với nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng Quá trình đánh giá này sẽ dựa trên đối tượng sản phẩm, dịch vụ liên quan, cũng như người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng.
30 một nhãn hiệu là nổi tiếng dựa trên một số hoặc tất cả các tiêu chí quy định tại điều luật đó Do đó, không phải tất cả các tiêu chí liệt kê tại điều luật này cần phải được đánh giá đầy đủ để xác định, công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng; đồng thời, cũng như có thể bổ sung các tiêu chí khác ngoài các tiêu chí liệt kê Như vậy, với sửa đổi này, về nguyên tắc, có thể chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu dễ dàng hơn để được hưởng cơ chế bảo hộ đặc biệt dành cho nhãn hiệu nổi tiếng.
Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng được sửa đổi trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009,2019,2022 tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể và dễ áp dụng, thuận lợi hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu nổi tiếng Đến nay, các nhãn hiệu nổi tiếng được xây dựng và tổ chức áp dụng mô hình quản lý và khai thác, chỉ dẫn địa lý Xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho công tác quản lý Xây dựng và vận hành quy trình, quy định, tiêu chuẩn Tổ chức đào tạo, tập huấn về mô hình quản lý, các công cụ quản lý Tổ chức Lễ công bố quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và công nghệ) về cấp giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đồng thời, tuyên truyền, phổ biến trên báo đài, các phương tiện truyền thông của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức Để mọi người được biết và đăng ký sử dụng một cách có hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh, qua đó tạo ra thương hiệu mạnh trên thị trường, tạo nên ưu thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong xu thế Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá.
Các sản phẩm sau khi được bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế và tạo dựng được thương hiệu uy tín và được người tiêu dùng tin dùng.
31 Để một nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng, nó phải được công chúng nói chung (công chúng đại chúng) trên toàn lãnh thổ Việt Nam biết đến một cách rộng rãi Để chứng minh một nhãn hiệu là nổi tiếng, chủ nhãn hiệu phải cung cấp các tài liệu chứng minh theo 8 tiêu chí xác định tại Điều 75 Yêu cầu này tạo ra gánh nặng quá mức và bất khả thi với hầu hết các chủ nhãn hiệu nếu muốn chứng minh nhãn hiệu của họ đáp ứng quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam Chế định này được đánh giá là đặt ra yêu cầu cao một cách bất hợp lý (so với Hiệp định Trips), khiến cho một nhãn hiệu có thể được xem là nổi tiếng ở nhiều quốc gia và đã sử dụng rộng rãi trong thương mại tại Việt Nam, nhưng do không chứng minh được nhãn hiệu đó đã được biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam bởi công chúng nói chung (công chúng đại chúng), nên không thể được công nhận là nổi tiếng tại Việt Nam Trong một thời gian dài, chế định này bị chỉ trích là rào cản pháp lý, cản trở việc thụ hưởng quyền lợi mà lẽ ra chủ nhãn hiệu nổi tiếng phải được hưởng theo cơ chế đặc thù dành cho nhãn hiệu nổi tiếng.
Mặc dù Việt Nam đã đăng ký nhiều chỉ dẫn địa lý (CĐĐL) nhưng phần lớn mới chỉ là xác lập quyền hợp pháp, chưa triển khai hoạt động quản lý và phát triển Điều này dẫn đến tình trạng danh tiếng sản phẩm bị lạm dụng, quyền lợi nhà sản xuất và người tiêu dùng không được bảo vệ Cùng với việc hàng nhái, hàng giả tràn lan, các sản phẩm CĐĐL Việt Nam đang mất dần ưu thế trên thị trường, ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đặc sản này.
Như tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum hiện có khoảng 15 cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến sản phẩm cà phê tiêu thụ trong nước, lẫn xuất khẩu.
Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có đơn vị nào được sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản
32 phẩm cà phê xuất khẩu "Thời gian qua, khai thác tiềm năng truy xuất nguồn gốc chỉ dẫn địa lý cà phê Đắk Hà chưa hiệu quả Thực tế, xây dựng kế hoạch sử dụng nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý chưa có đơn vị nào áp dụng", ông Nguyễn Tri Sáu - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Sáu Nhung, huyện Đăk Hà, Kon Tum cho biết.
Khó khăn hiện nay là khả năng vận hành của đơn vị, tổ chức được giao quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý còn yếu và thiếu về nguồn lực tài chính Điều này dẫn đến tình trạng là bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Đăk Hà chưa được khai thác, phát huy hiệu quả.
Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và chỉ dẫn địa lí tại Việt nam
Cần cụ thể hoá nội dung của Luật SHTT năm 2005 sao cho phù hợp với thực
Quy định pháp luật liên quan đến chỉ dẫn địa lý bao gồm hướng dẫn chi tiết về cách nộp đơn đăng ký bảo hộ, xác định chủ thể quản lý, quyền sử dụng, xây dựng hồ sơ, quy trình xác lập quyền, cũng như vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý.