1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền những điểm mới của các tổ chức độc quyền trong chủ nghĩa tư bản hiện nay

13 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Các Tổ Chức Độc Quyền. Những Điểm Mới Của Các Tổ Chức Độc Quyền Trong Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 713,25 KB

Nội dung

Ăngghen đã dự rằng: Tự do cạnh tranh tất yếu sẽ sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó, nhất định sẽ dẫn đến độc quyền.Vận

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG

KHOA DƯỢC

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CÁC

TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN TRONG CHỦ NGHĨA TƯ

BẢN HIỆN NAY

Đà Nẵng, ngày 1 tháng 6 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 4

I Sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền 4

1.Sự hình thành: 4

2 Sự phát triển: 6

2.1 Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn 6

2.2 Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối 7

II Những điểm mới của các tổ chức độc quyền trong chủ nghĩa tư bản hiện nay 9

1 Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản 9

2 Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C Mác và Ph Ăngghen đã dự rằng:

Tự do cạnh tranh tất yếu sẽ sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó, nhất định sẽ dẫn đến độc quyền

Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới, V.I.Lênin đã chứng minh rằng, vào cuối thế XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền

Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao

Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền có thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra các tổ chức độc quyền

NỘI DUNG

I Sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền

1.Sự hình thành:

Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong nền kinh tế thị trường của các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền Các tổ chức độc quyền xuất hiện do những nguyên chủ yếu sau:

Một là, do sự phát triển của lực lượng sản xuất

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn lớn mà từng doanh nghiệp khó đáp ứng được Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn

Cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới; các máy móc mới ra đời như: động cơ điêzen, máy phát điện, … phát triển những phương tiện vận tải mới như: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay, tàu hỏa Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này,một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô lớn, mặt khác thúc đẩy

Trang 4

tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích luỹ, tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn

Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường như: quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ, tích tụ, tập trung sản xuất ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn

Hai là, do cạnh tranh

Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn tồn tại được nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát triển học phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn

Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng

Do cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn tồn tại, nhưng để tiếp tục phát triển được họ phải thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn

Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của tổ chức độc quyền Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, các tổ chức độc quyền

có thể ấn định giá cả độc quyền để thu lợi nhuận cao

Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền, một phần lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp ngoài độc quyền, một phần giá trị thặng dư cảu các nhà

tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cạnh tranh, lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc

Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong trong mua và bán hàng hoá Giá cả độc quyền gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền Do chiếm được vị trí độc quyền về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nên các tổ chức độc quyền áp đặt được giá cả độc quyền

Trang 5

Các tổ chức độc quyền luôn áp đặt giá cả cao khi bán và giá cả thấp khi mua Như vậy, giá cả độc quyền gồm có giá cả độc quyền cao (khi bán) và giá cả độc quyền thấp (khi mua)

Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị Trong mối quan hệ này giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả độc quyền Giá cả độc quyền chỉ lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá Khi xuất hiện giá

cả độc quyền thì giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá cả độc quyền, các tổ chức độc quyền luôn thu được lợi nhuận độc quyền cao

2 Sự phát triển:

2.1 Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn

Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các tổ chức độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau

Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm: Carte (Các-ten), Syndicate (Xanh-đi-ca), Trust (Tờ-rớt), Consoertium (Công-xóoc-xi-om)

- Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các nhà tư bản ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hoá, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, …

Các nhà tư bản tham gia Cartel vẫn độc lập cả về sản xuất và lưu thông hàng hoá Họ chỉ cam kết thực hiện đúng hiệp định đã ký, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị Vì vậy, Cartel là liên minh độc quyền không vững chắc, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút khỏi Cartel, làm Cartel thường tan vỡ trước kỳ hạn

Ví dụ: Một trong những công cụ mà OPEC sử dụng để kiểm soát thị trường dầu mỏ

là chính sách giá dầu mỏ, được gọi bằng thuật ngữ “Giỏ” của OPEC (OPEC Reference Basket of Crudes) Thuật ngữ này được giới thiệu ngày 1/1/1987 Trị giá của “giỏ” được xem như chỉ số giá bình quân áp dụng đối với những loại dầu thô mà các nước trong cartel khai thác Giá trị của “giỏ” được OPEC cố gắng duy trì ở mức hợp lí, ổn định dựa vào kiểm soát hạn mức trên – dưới, mức tăng – giảm sản xuất

Trang 6

Vấn đề chính của OPEC: Quyền lợi của các thành viên thường phân hóa và

không thật sự phù hợp giữa một vài nước với nhau Đây cũng là mầm mống

khiến người ta liên hệ tới sự không bền vững vốn có của hình thức độc quyền cartel

- Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel Các nhà

tư bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng hoá (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung của Syndicate đảm nhận) Mục đích của Syndicate là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm hấp thu lợi nhuận độc quyền cao

Ví dụ: Canadian Wheat Board – Hiệp hội Lúa mạch Canada (CWB)

Hiệp hội Lúa mạch Canada (CWB) được thành lập bởi Quốc hội Canada vào 5/7/1935, được xem là hiệp hội thương mại cho các sản phẩm lúa mì, lúa mạch của miền Tây Canada CWB được quản lí bởi một ban quản trị đảm nhiệm một hệ thống quảng bá, thương mại, lưu thông sản phẩm lúa mì, lúa mạch tại Alberta,

Saskatchewan, Manitoba và một phần nhỏ thuộc British Columbia Tất cả mọi nông dân trong khu vực kiểm soát của CWB đều không được phép bán lúa mì, lúa mạch của mình qua bất cứ nơi nào khác ngoài CWB; nếu làm như vậy, nông dân sẽ bị xem như đã vi phạm pháp luật CWB do đó được xem như một tổ chức độc quyền, thể hiện rõ hơn là độc quyền mua vì CWB là người mua duy nhất đối với sản phẩm của nông dân

CWB là tổ chức kiểm soát thương mại, lưu thông được khẳng định là hoạt động dựa trên lợi ích của nông dân, mọi lợi nhuận thu về sẽ được trả lại cho nông dân theo nguyên tắc: nếu thị trường chuyển biến tốt, nông dân được thu về phần lợi nhuận; nếu thị trường chuyển biến xấu, chính phủ sẽ bù đắp phần lỗ; nông dân chỉ phải chịu các chi phí lưu thông, thương mại liên quan Vì thế, có thể xem CWB là một biến thể từ syndicate, chiếm vị thế độc quyền trên thị trường lúa mạch và lúa mì thời đó Thế độc quyền của CWB kết thúc vào ngày 1/8/2012 khi Bill C-18, hay còn gọi

là luật Tự do Thị trường cho Nông dân (Marketing Freedom for Grain Farmers Act) được thông qua vào tháng 12/2011

Trang 7

- Trust là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate Trong Trust thì cả việc sản xuất, tiêu thụ hàng hoá đều do một ban quản trị chung thống nhất quản

lý Các nhà tư bản tham gia Trust trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần

Ví dụ: Tập đoàn dầu lửa Standard Oil

Tập đoàn dầu lửa Standard Oil được thành lập bởi và cũng gắn liền với tên tuổi của

“Vua dầu lửa” Rockerfeller Rockefeller trở thành một nhà công nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ khi bắt đầu với Công ty Rockefeller & Andrew Năm 1870, độc quyền về công nghệ chế biến dầu thô, công ty dầu mỏ Standard Oil Company được thành lập

số vốn ban đầu là 1 triệu USD Do nắm giữ được bí quyết công nghệ, khả năng cạnh tranh của công ty rất lớn Để kiểm soát và tiến tới thống trị thị trường dầu mỏ đồng thời tránh bị cản trở, Rockerfeller lên những kế hoạch "cạnh tranh và gặm nhấm" hay

"thâu tóm từng phần thị trường": lên kế hoạch để cho một số công ty nhỏ tự sáp nhập trước khi mua lại

Năm 1882, tất cả các công ty dầu mỏ mà Rockefeller nắm giữ được hợp nhất thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong lịch sử: Tập đoàn Standard Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD Ở bang nào của nước Mỹ cũng có mặt

"Standard Oil Trust" - công ty chế biến dầu mỏ gần như duy nhất, chiếm khoảng hơn 90% thị phần

Lo ngại những ảnh hưởng ngày càng lớn của Standard Oil Trust, năm 1890,

chính quyền bang Ohio - nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn - đã ra một sắc lệnh gọi là

"sắc lệnh Trust" yêu cầu chia nhỏ tập đoàn này thành nhiều tập đoàn độc lập, không được liên kết để độc quyền và kiểm soát thị trường Tập đoàn chuyển trụ sở sang bang New Jersey, nơi sắc lệnh này không có hiệu lực và đổi tên tập đoàn thành

"Standard Oil New Jersey"

Năm 1911, khi Rockefeller không còn trực tiếp điều hành tập đoàn, Tòa án

Hiến pháp Mỹ mới ra quyết định chia nhỏ Standard Oil thành 38 công ty độc lập Môi trường cạnh tranh thật sự lúc này mới được thiết lập lại trong thị trường dầu mỏ tại Mỹ

Trang 8

- Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên Tham gia Consortium không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên qua với nhau về kinh tế, kỹ thuật Với kiểu liên kết dọc như vậy, một

Consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết cơ sở hoàn toàn phụ thuộc

về tài chính vào một nhóm tư bản kếch xù

Ví dụ: Hãng sản xuất máy bay Airbus S.A.S (Airbus Société par actions simplifiée) Airbus là nhà sản xuất máy bay thương mại hàng đầu thế giới, và là công ty con của EADS - công ty hàng không vũ trụ châu Âu Trụ sở của Airbus đặt tại thành phố Toulouse, Pháp Airbus sản xuất khoảng một nửa số máy bay phản lực của thế giới và

có các hoạt động quan trọng trên khắp châu Âu Airbus ra đời năm 1970 với tên Airbus Industrie và đổi tên thành Airbus S.A.S năm 2001

Airbus Industrie được chính thức thành lập như một Nhóm lợi ích kinh tế chung (Economic Interest Group - GIE) vào ngày 18 tháng 12 năm 1970 Aérospatiale và Deutsche Airbus mỗi công ty có 36,5% cổ phần, Hawker Siddeley 20% và

FokkerVFW 7% Mỗi công ty sẽ chuyển các bộ phận do mình chế tạo đến một nhà máy lắp ráp cuối cùng để máy bay sẵn sàng thực hiện chuyến bay

Là một consortium với sự tập hợp nhiều xí nghiệp sản xuất, Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Anh, Pháp, Đức

và Tây Ban Nha Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse - Pháp; Hamburg-Đức, Seville - Tây Ban Nha; Thiên Tân - Trung Quốc và đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy tại Mobile, tiểu bang Alabama, Mĩ Airbus có quy mô như một công ty quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các hãng hàng không trên toàn thế giới Airbus còn có công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông Cùng với Boeing, Airbus là một trong hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại với hình thức như một consortium nằm dưới sự quản lí của một nhóm công ti, một nhóm nhà tư bản nhất định

Trang 9

2.2 Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối

Song song với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ,tập trung dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng

Quy luật tích tụ,tập trung trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị phá sản hoặc bị thôn tính và hình thành những ngân hàng lớn

Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ, tập trung ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp lớn Trong điều kiện đó,các ngân hàng vừa và nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng lớn hoặc phải phá sản trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời

Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa các doanh nghiệp ngân hàng và công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai trò mới: từ chỗ ngân hàng chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, thì nay

đã nắm được hầu hết lượng tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội

Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng “cử” đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp Trước

sự khống chế và chi phối ngày càng mạnh mẽ của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nảy sinh một loại hình tư bản mới, gọi là tư bản tài chính

V.I.Lênin viết: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp.”

Trang 10

Sự phát triển cuả tư bản tài chính dần dần dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ những nhà tư bản kếch xù chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội, gọi là tài phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính)

Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự” Thực chất của “chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính mua số cổ phiếu khống chế, chi phối một công ty lớn nhất – công ty gốc gọi là “công ty mẹ”; công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị các “công ty con”; “công ty con” lại chi phối “công ty cháu”

Nhờ có “chế độ tham dự” và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, mà nhà tài phiệt có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần

Ngoài “chế độ tham dự”, nhà tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất … để thu lợi nhuận

Về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chi phối các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, do chúng thống trị được về kinh tế

II Những điểm mới của các tổ chức độc quyền trong chủ nghĩa tư bản hiện nay

1 Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản

Hiện nay, đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền có những biêu hiện mới, đó là sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ nên đã diễn ra quá trình hình thành những sự liên kết giữa các độc quyền theo cả hai chiều: chiều dọc và chiều ngang, ở cả trong và ngoài nước Từ dó, những hình thức tổ chức độc quyền mới đã ra đời Đó là các Concern (Consơn) và các Conglomerate (Công-gơ-lô-mê-rết)

- Concern: Là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác nhau và được phân bô ở nhiều nước

Ngày đăng: 23/05/2024, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w