1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn triết học mác lênin thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay nhìn từ góc độ quy luật lượng chất

18 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Ở Nước Ta Hiện Nay Nhìn Từ Góc Độ Quy Luật Lượng - Chất
Tác giả Đỗ Thị Ngọc Mai
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Hùng
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Tình trạng môi trường tiếp tục diễn biến rất phức tạp, ởnhiều nơi, chất lượng môi trường giảm mạnh, không còn có đủ khả năng tiếp nhậnthêm chất thải, đặc biệt là những nơi tập trung nhiề

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA CƠ BẢN – BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề Tài: “Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước

ta hiện nay - Nhìn từ góc độ quy luật lượng - chất.”

GVHD : TS Nguyễn Tiến Hùng SVTH : Đỗ Thị Ngọc Mai MSV : 7133401033 Lớp : QTDN13

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

2 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

3 CHƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA Ô 2:

4 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH

TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 13

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực: Tạo dựng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đời sống nhân dân được coi trọng và không ngừng nâng cao;… Tuy nhiên, kéo theo đó, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ xã hội Ở Việt Nam, tình trạng

ô nhiễm môi trường đang tăng dần lên theo cấp số nhân

Thực tế cho thấy, môi trường mà chúng ra đang sinh sống đã và đang bị suy thoái vô cùng nghiêm trọng Tình trạng môi trường tiếp tục diễn biến rất phức tạp, ở nhiều nơi, chất lượng môi trường giảm mạnh, không còn có đủ khả năng tiếp nhận thêm chất thải, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều các hoạt động công nghiệp; môi trường sinh thái bị đe dọa, hạn hán, xâm nhập mặn đang ngày càng lan rộng….Ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển lâu dài của nước ta Nhận thức về vấn đề đó, người viết đã chọn đề tài: “Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – nhìn

từ góc độ lượng- chất” làm tiểu luận môn triết học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích của đề tài

Trên cơ sở phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay, tiểu luận xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững của đất nước

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – nhìn từ góc độ lượng - chất

Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nhìn từ góc độ lượng- chất, tiểu luận tập trung làm rõ vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam

về việc bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay Tiểu luận sẽ kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, người viết

sử dụng phương pháp luận của quy luật lượng-chất Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh luận tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

- Chương 1: Quan điểm của triết học Mac-Lenin về quy luật Lượng-Chất - Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước

ta hiện nay - Chương 3: Một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ QUY

LUẬT LƯỢNG-CHẤT

1 Khái niệm quy luật lượng – chất

Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Quy luật lượng – chất nói lên cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác Chẳng hạn như tính chất của đường là ngọt còn tính chất của muối là mặn, ta có thể dùng hai tính chất này để phân biệt muối với đường

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của

sự vật, hiện tượng, biểu thị mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động

và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt…

Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng và ngược lại

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất gữa mặt chất và mặt lượng Chúng tác động qua lại lẫn nhau

Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại

Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng sự thay đổi về chất và ngược lại,

sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó

Trang 6

Trong một giới hạn nhất định, khi lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời

Giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là Độ

* Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó

là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật

Những điểm giới hạn mà khi thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút

* Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về

lượng sẽ làm thay đổi căn bản về chất của sự vật

Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy

* Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật

do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây ra Muốn chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới thì phải thông qua bước nhảy

- Bước nhảy có nhiều loại:

+ Dựa vào nhịp điệu gồm bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần

+ Dựa vào quy mô gồm bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ

Khái quát lại nội dung cơ bản của quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại như sau: Mọi đối tượng đều là sự

thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của nó thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng [4, tr.111]

Trang 7

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

1.3.1 Ý nghĩa trong nhận thức

Quy luật lượng chất giúp chúng ta hiểu được rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển

Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt lượng và chất Do đó khi nhận thức, chúng ta cần phải có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta

Cần làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định độ, điểm nút, bước nhảy

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Muốn có sự biến đổi về chất thì cần phải kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm

độ và điểm nút)

Cần khắc phục hai biểu hiện sau:

- Một là, tư tưởng nôn nóng không chú ý thỏa đáng đến sự tích lũy về lượng mà cho rằng, sự phát triển của sự vật, hiện tượng đều là bước nhảy liên tục

- Hai là, tư tưởng bảo thủ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát triển chỉ

là những thay đổi về lượng

Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ

Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận không những cần xác định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống giáo điều, rập khuôn, mà còn phải

có quyết tâm và nghị lực khi điều kiện đã chín muồi, cần chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp thời bước nhảy khi điều kiện cho phép, chuyển thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng [4, tr.111]

Trang 8

1.4 Tác động của quy luật lượng - chất đối với môi trường của nước ta hiện nay

* Như chúng ta đã vừa tìm hiểu ở trên:

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của

sự vật, hiện tượng, biểu thị mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động

và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật

Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Quy luật lượng – chất nói lên cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng

Trong một giới hạn nhất định, khi lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời

Ví dụ: Quá trình ô nhiễm môi trường là một quá trình rất dài Quy luật chuyển

hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất được thực hiện ở chỗ: Mỗi lần chúng ta xả rác, chất thải ra ngoài môi trường, lượng chất thải này sẽ ngày một tích lũy Kết quả của quá trình tích lũy đó để lại hậu quả như ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí…

Hay nói một cách dễ hiểu hơn đó là: Lượng chất thải của 1 chiếc oto không đủ

để làm ô nhiễm không khí nhưng lượng chất thải của hàng trăm, hàng triệu chiếc oto

sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN

NAY 2.1 Khái quát thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay

Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề được quan tâm trên toàn cầu Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động cao Dù các cơ quan, tổ chức đã thực hiện nhiều chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng này chưa có dấu hiệu dừng lại

Vẫn còn tồn tại ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp,… tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý rác thải Thực tế cho thấy, vấn đề xử lý chất thải tại các khu công nghiệp chưa được giải quyết triệt để Hầu hết lượng nước thải chưa qua xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ tự nhiên Một ví dụ

về vấn đề này đó là trường hợp nhà máy của công ty bột ngọt vedan đã lén lút xả lượng lớn nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải suốt 14 năm liền, khiến dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng gây nên hậu quả vô cùng nặng nề [7]

Môi trường nước cũng bị đe dọa và đang ở mức báo động Nguồn nước mặt ở nhiều nơi như các khu đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2021, tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 - 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ); Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm…[3] Nước sạch đang trở nên khan hiếm hiếm hơn bao giờ hết

Chất lượng không khí trong các đô thị lớn diễn biến rất phức tạp Việt Nam là quốc gia được đánh giá là nơi có lượng phương tiện di chuyển là xe máy đứng đầu

Trang 10

trên toàn thế giới Chính vì vậy, mỗi ngày, lượng khí thải ra ngoài môi trường là vô vùng lớn Đặc biệt, bụi mịn PM2.5 là chất ô nhiễm không khí có tác động nguy hại tới sức khỏe cộng đồng Theo báo cáo của Iquair, tính đến hết năm 2021, nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình tại Việt Nam cao gấp 4,9 lần mức độ không khí đảm bảo của WHO, Việt Nam xếp hạng 36 trên toàn cầu về ô nhiễm không khí [6]

Suy giảm đa dạng về sinh học và suy thoái các hệ sinh thái quan trọng, thu hẹp

về diện tích và xuống cấp về chất lượng đang trở nên ngày càng trầm trọng ở nước ta hiện nay Trong đó, hệ sinh thái rừng tự nhiên đã và đang là hệ sinh thái chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất trong thời gian vừa qua Theo số liệu thống kê, giai đoạn

2016-2020, trung bình mỗi năm, chúng ta mất đi 2.430 ha rừng tự nhiên; trong khi rừng sản xuất lại tăng lên so với giai đoạn trước đây [1] Bên cạnh đó, tình trạng xâm chiếm gia tăng và các yếu tố môi trường như ô nhiễm dầu, thiên tai khiến cho hệ sinh thái rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển ngày càng bị thu hẹp

Ô nhiễm trên Biển Đông cũng đang diễn biến rất phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng như ô nhiễm dầu

từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên Biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giải đoạn 2016-2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, có đến 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước tập trung ở khu vực ven biển, theo sau đó là sự phát triển các ngành dịch vụ du lịch biển, điều đó không chỉ gây áp lực nặng nề lên hạ tầng đô thị (hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý chất thải khi nhu cầu sử dụng điện, nước) mà còn tác động đến không gian của các đô thị ven biển, tác động rõ nhìn nhận nhất đó chính là sự thay đổi cảnh quan ven biển [2]

Ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam cũng đang trong tình trạng đáng báo động Theo Quyết định số 387/QĐ-BTNMT về Phê duyệt và công bố kết quả thống

Trang 11

ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có 22.2226.830 ha là diện tích đất đang sử dụng, còn 10.667.557 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% [5] Hiện nay, tại Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đông dân cư, khu đô thị đang bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng Ở bất cứ con đường, góc phố nào, cũng đều sẽ bắt gặp những bãi rác thải sinh hoạt vất bừa bãi, điều này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đất xung quanh Tình trạng này có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi và diễn ra không kiểm soát Bên cạnh đó, với sức ép gia tăng dân số, cộng thêm quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, quỹ đất đang ngày càng thấp và giảm dần theo thời gian Với đặc điểm địa lý chủ yếu là đồi núi, chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, Việt Nam còn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa đó diễn ra rất mạnh mẽ nên đất bị rửa trôi, xói mòn , nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thoái hóa đất Đất một khi đã bị thoái hóa sẽ rất khó khôi phục lại trạng thái màu mỡ Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ vô cùng nguy hại, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của sinh vật cũng như sức khỏe của con người làm suy thoái chất lượng môi trường

2.2 Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay

Có rất nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố khác nhau gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường

2.2.1 Ô nhiễm môi trường do các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố thiên nhiên như bão, lũ lụt, mưa, nắng nóng… Cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường Các hiện tượng này thay đổi các tính chất và cấu trúc của đất gây nên sạt lở đất, làm đổ cây cối, nhà cửa, các công trình xử

lý nước thải và hệ thống thoát nước thải bị phá hủy làm cho phân, rác, nước thải bị cuốn chung vào nguồn nước, tràn trực tiếp ra ngoài môi trường Không chỉ thế, yếu tố

tự nhiên như nắng nóng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hệ sinh thái của môi trường Gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều loài sinh vật, khiến hệ sinh thái bị đe dọa

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w