Ngày nay, với sự phát triển của sinh học hiện đại, đặc biệt là công nghệ về biến đổi gen đã mở ra một bước ngoặt mới làm thay đổi bộ mặt của sinh học trong mối tương quan với các khoa họ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH HỌC
-o0o -BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Hải
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hà
Mã sinh viên: 735301031
Lớp: KK73
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2023
Trang 2ĐỀ BÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ SINH HỌC
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, khi thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, có tác động to lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế của các nước trên thế giới Điều này dẫn đến sự thay đổi nhận thức của con người về mọi vấn
đề xung quanh cũng như về thế giới quan
Trong sự phát triển kinh tế, không thể không nói đến lĩnh vực Khoa học - công nghệ Bởi vì Khoa học - công nghệ chính là lực lượng sản xuất trực tiếp để thúc đẩy sức tăng trưởng nền kinh tế của đất nước nói riêng và thế giới nói chung Nhờ vào các thành tựu cũng như hiệu quả của Khoa học kỹ thuật - Công nghệ mà năng suất lao động ngày càng được nâng cao Vì vậy mà các nước trên thế giới ngày càng chú trọng đến phát triển
và nâng cao lĩnh vực Khoa học- Công nghệ để thúc đẩy nền kinh tế
Khoa học gồm các hệ thống tri thức về những hiện tượng, sự vật, quy luật trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính tư duy của con người Khoa học mang mục đích khám phá ra bản chất, quy luật vận động của thế giới Từ đó ứng dụng toàn bộ sự hiểu biết, khám phá vào trong sản xuất và trong đời sống xã hội Nó bao gồm nhiều bộ môn khoa học cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau, bổ trợ cho nhau Trong đó, mối quan hệ giữa Triết học và Sinh học tiêu biểu cho những mối quan hệ như vậy
Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, vị trí
và vai trò của con người trong thế giới ấy Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của cuộc sống Chức năng cơ bản nhất của nó là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cho con người
Sinh học là một bộ môn khoa học về sự sống, về những quy luật hình thành, vận động và phát triển của sự sống diễn ra trong sinh vật, là sự giải đáp những vấn đề cụ thể
về sự trao đổi năng lượng giữa cơ thể động vật và thực vật với môi trường
Trang 3Nghiên cứu thành tựu của sinh học dựa trên cơ sở khái quát và các nguyên tắc, quy luật cơ bản của triết học, góp phần làm sáng tỏ hơn các vấn đề về bản chất của sự sống, bản chất của di truyền, những vấn đề liên quan đến môi trường sống, con người và sinh vật,…
Hiện tại, sinh học đặt ra nhiều vấn đề phải cần có sự kết hợp liên ngành giữa triết học và sinh học để giải quyết như: vấn đề về dân tộc, sắc tộc, nhân bản vô tính, xã hội loài người, đạo đức, tư cách của con người,…
Sự ra đời của tiết học duy vật biện chứng không chỉ dựa trên những cơ sở kinh tế xã hội và cơ sở lý luận Điển hình như hai phát minh thuộc về sinh học đó là học thuyết tiến hóa của Đác Uyn, thuyết tế bào của Snan và Slayden cùng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Ruboc Maye và Lenxo
Bên cạnh đó, nghiên cứu triết học trong sinh học giúp cho các nhà sinh học nhận thức và biết vận dụng một cách sâu sắc, đúng đắn về thế giới quan duy vật biện chứng và sáng tạo trong các phương pháp luận khoa học- triết học vào quá trình nghiên cứu, vì thế
có thể đóng góp cho các nhà khoa học đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học
Về quá trình vận dụng và tư duy các nguyên lý, các cặp phạm trù trong triết học vào những nghiên cứu, khám phá và giảng dạy trong sinh học, 2 lĩnh vực này có mối quan hệ thân thiết, chặt chẽ và đóng góp lẫn nhau giúp cho con người có sự hiểu biết, nhìn nhận
đa chiều, khách quan về thế giới xung quanh
II NỘI DUNG:
1 Khái quát chung về sinh học và triết học:
1.1 Sinh học:
Khái niệm sinh học:
Sinh học là một môn khoa học về sự sống ( tiếng Anh: bioogy, bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên bên cạnh toán học, vật lý, hóa học; sinh học tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và môi trường Sinh học còn miêu tả những đặc điểm và
Trang 4tập tính của sinh vật ( ví dụ như: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại ( như nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng)
Cơ sở của sinh học:
Sinh học bao hàm nhiều ngành khoa học khác nhau được xây dựng dựa trên các nguyên lý riêng Có bốn nguyên lý tạo thành nền tảng cho sinh học hiện đại: lý thuyết tế bào, tiến hóa, di truyền và cân bằng nội môi Các môn học này có mối quan hệ qua lại với nhau, giúp ta hiểu biết về sự sống với những mức độ, phạm vi khác nhau
Sự ra đời của sinh học bắt đầu từ thế kỉ XIX, khi các nhà khoa học tìm thấy
được các đặc điểm chung cơ bản giữa các loài Ngày nay, sinh học trở thành một môn học chuẩn và bắt buộc tại các trường học và Đại học trên khắp thế giới
Sinh học hiện đại là một phát triển trong thời gian tương đối gần đây, các ngành khoa học liên quan và bao gồm nó đã được nghiên cứu từ thời Cổ đại Tuy nhiên, nguồn gốc của sinh học hiện đại và cách tiếp cận đối với việc nghiên cứu về tự nhiên dường như lại bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại
Lịch sử hình thành và ra đời của Sinh học:
Cho đến nay, việc phân chia lịch sử ra đời và phát triển của sinh học vẫn chưa đi đến một sự thống nhất chung Bởi lẽ xoay quanh vấn đề này còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau Cơ sở để phân chia sinh học chủ yếu dựa vào sự phát triển của sinh học
ở Châu Âu Song, có thể phân kỳ lịch sử của sinh học theo bốn thời kỳ khác nhau cụ thể là:
+ Thời kỳ thứ nhất: Từ thời cổ đại đến thế kỷ XV
Ở thời kỳ này, về cơ bản Sinh học vẫn chưa có đối tượng nghiên cứu riêng Những nhà triết học đồng thời cũng là những nhà khoa học- sinh học mới chỉ có những phỏng đoán về sự sống, nguồn gốc của giới sinh vật Chẳng hạn, một số quan điểm về sự sống đầu tiên đã xuất hiện: thời Trung Quốc cổ đại, sự kết hợp của hai thực khí Âm và Dương tạo nên ngũ hành, trên cơ sở ngũ hành đó tạo ra vạn vật và sự sống Thời Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Anaximen cho rằng dưới tác động của ánh sáng vào nước làm nảy sinh các động vật ở dưới nước rồi đến các động vật ở trên cạn
Từ thế kỷ XIV và XV: ở phương Đông sinh học vẫn phát triển Trái lại, ở phương Tây sinh học bị nhấn chìm trong thế giới quan thần học Sự phát triển ở thời kỳ này
Trang 5không mạnh mẽ, nó chỉ dừng ở việc tích lũy những tư liệu để làm cơ sở cho việc phát triển sinh học sau này
+ Thời kỳ thứ hai: Từ thế kỷ XVI đến XVIII
Sinh học tách khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập Trong Sinh học đã
có sự phân chia ngành như: phân loại học, giải phẫu học, sinh lý học,… Ở giai đoạn này xuất hiện các lý thuyết của Andray Verado, qua giải phẫu chứng minh được con gái và trai đều có 12 xương sườn, còn Bruno cho rằng sự sống là phổ biến trên Trái Đất + Thời kỳ thứ ba: Từ cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sinh học đóng vai trò như những bước phát triển mạnh mẽ và hình thành nhiều ngành Sinh học mới Những năm
40 của thế kỷ XIX, sinh học phát triển mạnh mẽ về lý luận Điển hình cho sự phát triển
đó là là sự ra đời của học thuyết tiến hóa của Đác Uyn và học thuyết tế bào của Svan và Sayden Những thành tựu đó đã cho phép khái quát và chứng minh những tư tưởng triết học biện chứng duy vật khoa học
+ Thời kỳ thứ tư: Từ cuối thế kỷ XIX đến nay
Trong thời kỳ nay sinh học càng có những bước phát triển mới có tính đột phá, phong phú và đa dạng, được phân ra nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau Ngày nay, với
sự phát triển của sinh học hiện đại, đặc biệt là công nghệ về biến đổi gen đã mở ra một bước ngoặt mới làm thay đổi bộ mặt của sinh học trong mối tương quan với các khoa học khác Những thành tựu mà sinh học đem lại một mặt thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mặt khác nó đặt ra hàng loạt các vấn đề, hiện tượng mới, các lĩnh vực mà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp
Vị trí của sinh học trong khoa học
So với các ngành khoa học khác, đặc biệt là về lĩnh vực khoa học tự nhiên thì sinh học ra đời muộn hơn rất nhiều, nó chính thức trở thành một ngành khoa học độc lập bắt đầu từ thế kỷ XIX
Sự xuất hiện của sinh học có vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học và trong lịch sử phát triển và nhận thức con người Nó giúp con người hiểu rõ được quy luật hình thành, vận động và phát triển sự sống diễn ra trong sinh vật, đồng thời lý giải được những vấn đề cụ thể về sự trao đổi năng lượng giữa những cơ thể động vật và thực
Trang 6vật với môi trường Qua đó con người có thể tìm ra được các quy luật hình thành và phát triển của các động vật và thực vật, từ đó ứng dụng vào trong lao động sản xuất thực tiễn, phục vụ cho cuộc sống con người
Hiện nay, sinh học ngày càng chiếm các vị trí quan trọng trong khoa học và có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các khoa học khác, những thành tựu mà sinh học đạt được đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong bước nghiên cứu về cấu trúc của con người
1.1 Triết học:
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên,
đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của
nó vào tính duy lý trong việc lập luận
“Triết học” trong tiếng Anh là “philosophy" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái" Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras Một
"nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện" Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền
Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII -
VI trước Công nguyên tại một số nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, trung Đông,… nhưng triết học kinh điển chỉ phát triển ở Hy Lạp cổ đại
Cơ sở hình thành của triết học Mác:
Triết học Mác – Lê nin ra đời vào những năm bốn mươi của thế kỉ XIX, là một
trong ba bộ phận cấu thành nên chủ nghĩa Mác – Lê nin Nó có hai chức năng cơ bản đó
Trang 7là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và cho hoạt động thực tiễn
Phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lê nin:
Nội dung cơ bản trong Triết học Mác – Lê nin bao gồm: Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng thì phép biện chứng duy vật là một phần nội dung chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng, còn việc xây dựng nên chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong hai cống hiến vĩ đại của triết học Mác
Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác – Lê nin Nó được xây dựng dựa trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản và những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan Trong hệ thống ấy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên
lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất
Ăng ghen định nghĩa: “ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên của xã hội loài người và của tư duy.”
Phép biện chứng bao gồm hai nguyên lý cơ bản đó là: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, ba quy luật cơ bản đó là: quy luật lượng chất, quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định; sáu cặp phạm trù đó là: Cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực Những cặp phạm trù này còn được gọi là những quy luật không cơ bản
Như vậy, triết học Mác – Lê nin nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng là
hệ thống tri thức lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy Nó có mối liên hệ chặt chẽ và vai trò to lớn đối với tất cả các khoa học khác Bởi lẽ triết học có chức năng quan trọng là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận khoa học đúng đắn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người
Hiện nay, triết học Mác – Lê nin vẫn là sự phát triển đỉnh cao trong lịch sử tư tưởng của nhân loại và chưa xuất hiện được một học thuyết triết học nào có thể vượt lên trên nó
Trang 82 Mối quan hệ giữa triết học và sinh học:
Nếu như sinh học là một môn khoa học về sự sống, về những quy luật hình thành và
phát triển của sự sống diễn ra trong thế giới sinh vật, là sự giải đáp những vấn đề cụ thể
về sự trao đổi năng lượng giữa cơ thể động vật và thực vật với môi trường thì:
Triết học là một hệ thống những tri thức lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy, về vai trò và vị trí của con người trong thế giới ấy
Sinh học là một nhánh của môn khoa học tự nhiên, nó có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các môn khoa học khác và đương nhiên triết học không nằm ngoài mối quan hệ đó
Giữa sinh học và triết học có mối quan hệ chặt chẽ tác động biện chứng qua lại với nhau không thể tách rời Mối quan hệ tác động hai chiều đó được thể hiện ở vai trò của triết học đối với sinh học và ngược lại
2.1 Vai trò của triết học đối với sinh học:
Trong mối quan hệ đó, triết học trang bị cho các nhà sinh học nhận thức và biết vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học triết học vào quá trình nghiên cứu sinh học Giúp cho các nhà sinh học có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn và đạt được những thành tựu lớn hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình
Chẳng hạn, nhờ dựa trên cơ sở lập trường duy vật và phương pháp tiếp cận hết sức biện chứng mà sinh học hiện đại đã ngày càng hoàn thiện hơn về học thuyết tiến hóa, lý giải ngày càng đầy đủ hơn về nguồn gốc xuất hiện của sự sống và sự hình thành loài người
Một số thành tựu của khoa học nói chung và sinh học nói riêng mang tính chất thời đại nhờ vào sự ra đời của triết học Mác – Lê nin là:
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng do nhà vật lý học người Đức – Robec Maye vào năm 1842 – 1845, đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tự nhiên
Trang 9Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát triển đa dạng về tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài động vật và thực vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên
Học thuyết về cấu tạo tế bào thực vật và động vật do các nhà khoa học người Đức
M Slayden và T Savanxo xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XIX, là một căn cứ khoa học quan trọng để chứng minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển sự sống trong mối liên hệ của chúng
Chính nhờ những thành tựu của khoa học tự nhiên giữa thế kỉ XIX đã vạch ra mối liên hệ, sự chuyển hóa và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhà khoa học cụ thể với triết học, từ đó có cái nhìn biện chứng về sự tồn tại và phát triển của thế giới tự nhiên
2.2 Vai trò của sinh học đối với triết học:
Sinh học cung cấp cho triết học những tài liệu, tư liệu, những bằng chứng sinh học xác thực, trên cơ sở đó để triết học khái quát nên những nguyên lý và quy luật của mình Những tri thức quan trọng mà sinh học đem lại cho triết học càng nhiều thì càng làm cho những nội dung của triết học trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn
Điều này đã được minh chứng bởi lịch sử ra đời của triết học Mác - Lê nin Ngoài
cơ sở về kinh tế xã hội, tiền đề về lý luận, thì sự ra đời của triết học Mác - Lê nin còn được chuẩn bị bởi ba phát minh mang tính thời đại của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX Trong đó có hai phát minh là thành tựu vĩ đại của sinh học đó là: Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn và Học thuyết tế bào của Svan và Slayden Vì triết học với khoa học nói chung và sinh học nói riêng bổ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình nghiên cứu về khoa học cũng như nhìn nhận về thế giới quan Như vậy, giữa sinh học và triết học có mối quan hệ chặt chẽ tác động chứng qua lại lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau để cùng nhau góp phần thúc đẩy khoa học phát triển
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, cùng với sự phát triển đó thì làm xuất hiện hàng loạt các vấn đề mới, phức tạp và cấp bách như vấn đề toàn cầu hóa, tài nguyên môi trường, dịch bệnh, dân số, dân tộc, sắc tộc…Vì vậy, mối quan hệ giữa triết học và sinh học cũng như tất cả các ngành khoa học khác ngày càng mật thiết và khăng khít hơn nữa Để cùng chung tay hướng vào giải quyết những vấn đề cấp bách của toàn cầu hiện nay
Trang 102.3 Yếu tố triết học trong sinh học:
Triết học trong sinh học là sự cụ thể hóa vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong sinh học Tức là xác định xem trong sinh học mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện ra thành mối quan hệ giữa hình thức vận động Sinh học của thế giới thực vật có các tri thức sinh học
Trong lịch sử vận động và phát triển của sinh học, cuộc đấu tranh giữa các nhà sinh vật học duy tâm với các nhà sinh vật học duy vật diễn ra hết sức phức tạp và quyết liệt dưới nhiều hình thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ nguồn gốc, bản chất của sự sống, đến những vấn đề về sự tiến hóa, di truyền, biến dị, từ việc phân loại động, thực vật cho đến xem xét các cấu trúc phân tử, nguyên tử,… đây là cuộc đấu tranh mạnh mẽ trong các động lực của sự vận động và phát triển sinh học
Triết học và sinh học là hai môn khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng của mình Tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng tác động qua lại với nhau Trong mối quan hệ ấy thì triết học cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học đúng đắn cho sinh học Ngược lại, sinh học cung cấp tài liệu, tư liệu, bằng chứng sinh học xác thực, để từ cơ sở hiện thực đó, triết học khái quát lên hệ thống những nguyên lý, quy luật triết học của mình Việc đi tìm các yếu tố triết học trong các lĩnh vực
mà sinh học nghiên cứu, chính là quá trình tìm ra ý nghĩa triết học trong các vấn đề sinh học đó Đây là một việc làm cần thiết, bởi lẽ qua đó có thể nhận thấy được mối liên hệ, gắn bó mật thiết giữa triết học và sinh học Mục đích là nhằm hướng vào giải quyết các hiện tượng, các vấn đề phức tạp mà sinh học và triết học đang đặt ra trong thời đại ngày nay Ngày nay, thế giới sinh học vô cùng phong phú và đa dạng
Song, các lĩnh vực mà sinh học nghiên cứu đều ít nhiều mang yếu tố triết học và ý nghĩa triết học nhất định Tiêu biểu và rõ nét hơn cả là trong các lĩnh vực như: Vấn đề về
sự sống và tiến hóa; vấn đề sinh thái học nhân văn,…
III KẾT LUẬN