1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Vấn Đề Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Ở Nước Ta Hiện Nay – Nhìn Từ Góc Độ Phạm Trù Nguyên Nhân Và Kết Quả”.Pdf

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – nhìn từ góc độ phạm trù nguyên nhân và kết quả
Tác giả Nguyễn Phương Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Hùng
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 834,45 KB

Nội dung

2.2 Thực trạng của môi trường nước ta hiện nay:* Thực trạng môi trường * Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về ô nhiễm môi trường: - Nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân chủ quan Chương 3:

Trang 1

HÀ NỘI - 2022

GVHD : TS Nguyễn Tiến HùngSVTH: Nguyễn Phương LinhLớp: TAKT13A

ĐỀ TÀI : “ Vấn đề thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – nhìn từ góc

độ phạm trù nguyên nhân và kết quả”

TIỂU

LUẬN

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA CƠ BẢN – BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU:

1.1: Tính cấp thiết của đề tài

1.2: Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tiểu luận

1.3: Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận

1.4: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

1.6: Kết cấu tiểu luận

PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

1.2 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

1.3 Ý nghĩ phương pháp:

1.3.1 Đối với nhận thức:

1.3.2 Đối với hoạt động thực tiễn:

Chương 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC

Trang 3

2.2 Thực trạng của môi trường nước ta hiện nay:

* Thực trạng môi trường

* Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về ô nhiễm môi trường:

- Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân chủ quan

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

1.1 Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức của người dân

1.2 Hoàn thiện xây dựng hệ thống cơ chế, hành lang pháp lý để bảo vệ môi trường

PHẦN KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thời đại của công nghệ số, của sự hiện đại hóa, những điều truyền thống thủ công đang dần được thay thế bởi những phương tiện tự động Con người đang dần ỷ lại và ít có ý thức tự lực hơn, ít làm và ít suy nghĩ, Chính vì sự ỷ lại đó mà chúng ta đã không ý thức được thực trạng của môi trường hiện nay, hay đã nghĩ đến nhưng không thể giải quyết vì vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở nên phức tạp hơn gấp nhiều lần Thế giới nói chung và quốc gia Việt Nam nói riêng, cụ thể hơn là hai thành thị lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh đang có sự thay đổi rõ ràng về môitrường trong những năm gần đây Đi cùng với đô thị hóa, hiện đại hóa là

sự phân hóa môi trường diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành nên sự sống của con người: đất, nguồn nước, không khí, Việc sử dụng các yếu tố này không còn đơn giản là nhu cầu cho sự sống của con người mà nó đang được sử dụng dành cho công cuộc đổi mới mở rộng các ngành công nghiệp hiện đại, vô hình chung các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt

Chính vì vấn đề mang sự cần thiết và tính cấp bách, cùng với đó là ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng ô nhiễm môi trường của nước ta hiện nay – Nhìn từ góc độ phạm trù

Trang 5

nguyên nhân và kết quả” làm tiểu luận giữa kì môn học Triết học

Mác-Lênin

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến tiểu luận:

Bằng những văn kiện chính thống và có cơ sở qua quá trình thăm dò,bảo vệ môi trường của những tác giả tiền bối đi trước, đã mang cơ sở lý luận và giá trị thực tiễn cho tác giả kế thừa trong quá trình làm bản tiểuluận này

3 Mục đích nhiệm vụ của tiểu luận:

*Mục đích:

Dựa trên tính cấp thiết của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, cần phải đưa ra những giải pháp theo nhiều mặt để giải quyết một phần vấn đề môi trường của nước ta ở tương lai bền vững

*Nhiệm vụ:

Nêu bật cơ sở lý luận mà đề tài đề cập

Phân tính thực trạng môi trường của nước ta trong những năm hiện nay theo góc độ phạm trù nguyên nhân và kết quả

Tìm ra được các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của nước ta trong thời gian sắp tới

4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

*Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng ô nhiễm môi trường của nước ta hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu:

Nhìn từ góc độ phạm trù nguyên nhân và kết quả làm rõ vấn đề ô nhiễm môi trường của nước ta hiện nay

Trang 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận:

*Cơ sở lý luận:

Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở chính trị lý luận của Chủ nghĩa Mác –Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về thực trạng ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay Tiểu luận sẽ thừa kế và chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đến

đề tài đã được công bố

* Phương pháp nghiên cứu:

Tiểu luận được nghiên cứu trên lập trường duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật để xem xét những vấn đề đặt ra

6.Kết cấu tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được kết cấu thành 3 chương

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

VÀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

1.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả

Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ sinh ra nhau giữa các sự vật hiệnt ượng trong các hiện thực khách quan

Trang 7

Nguyên nhân là phạm trù Triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các

sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định.

Kết quả là một phạm trù triết học dùng dể chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động qua lại đó Triết học Mác - Lênin cũng nhấn mạnh khi xem xét nguyên nhân, chúng ta cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân

Điều kiện: khi xem xét mối liên hệ nhân quả, chúng ta thấy rằng kết quả

do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất định Điều kiện là hiện tượng cần thiết cho một biến đổi nào đó xảy ra, nhưng bản thân chúng không gây ra sự biến đổi ấy Các điều kiện cùng với các hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh Nguyên cớ cũng

là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, ít nhiều có ảnh hưởng đến kết quả nhưng không trựctiếp sinh ra kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng là mối liên hệ bên ngoài không bản chất Tính chất của mối liên hệ nhân quả Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu

1.2 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:

Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện

và bắt đầu tác động:Ở đây cần phải phân biệt không phải một sự vật nào đó

có trước sự vật thứ hai, thì tác động của nó đã được coi là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai

Trang 8

Vi dụ, ngày là sự nối tiếp của đêm nhưng không phải là nguyên nhân của đêm Ở đây sự phân biệt không phải là thời gian mà là mối liên hệ hiện thực giữa nguyênnhân và kết quả Hai hiện tượng, hiện tượng trước không phải là nguyên nhân của hiện tượng sau chỉ là ở chỗ sự tác động của nó không có liênquan gì đến sự xuất hiện của hiện tượng sau Còn trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tác động của nguyên nhân là cái sinh ra kết quả Vấn đề thứ hai cầnchú ý là sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả trongmối quan hệ nhân quả không có nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi thì kết quả mới nảy sinh Trái lại, nguyên nhân vừa tác động thì sự hình thành của kết quả đã có thể được coi như là bắt đầu, cho đến khi kết quả hình thành như một sự vật, hiện tượng nó vẫn còn nhận tác động của nguyên nhân, và như vậy nó vẫn còn đang tiếp tục biến đổi do tác động của nguyên nhân.Tóm lại, người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt đoạn mà là trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự

vật hiện tượng Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố nữa, đó

là điều kiện Không tác động là sẽ có kêt quả, phải tùy hoàn cảnh có yếu tố quyết định thì mới có kết quả

Trang 9

*Sự chú ý cần thiết khi đi tìm các mặt của nguyên nhân:

Phải phân tích vai trò của từng loại nguyên nhân, để chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả phát huy tác dụng Chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính các hiệntượng chứ không phải ở ngoài nó

Cần phải tìm những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện Song cần lưu ý là không phải mọi sự kiện xảy ra trước đều là nguyên nhân của sự kiện xảy ra sau

Cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra cho được hiệu quả tác động của từngmặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như các tổ hợp khác nhau của chúng trong việc nảy sinh ra hiện tượng mới, chỉ trên cơ sở đó mới xác định được đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng

Một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong MQH khác có thể

là nguyên nhân, nên cần xem xét nó trong những quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như những quan hệ mà nó là kết quả

1.3.2 Đối với hoạt động thực tiễn:

Nếu muốn giải quyết một vấn đề thì phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của

nó Và nếu tạo ra một vấn đề hiện tượng nào đó thì phải tìm điều kiện, đưa vào đó hoàn cảnh và nguyên nhân cần thiết để hiện tượng phát huy

Trong các trường hợp khác nhau, hiện tượng cũng xuất hiện theo từngphương thức khác nhau, tác động một cách riêng lẻ nên trong các hoạt độngthực tế cần xem xét hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn hành động suy nghĩ để giải quyết vấn đề một cách phù hợp, không nên học một kiến thức rồi áp dụng rậpkhuôn cho tất cả mọi trường hợp

Trang 10

Nguyên nhân chủ yếu, quan trọng và bên trong giữ vai trò quyết định đối với sự xuất hiện và tiêu vong của hiện tượng Chính vì như vậy, đối với hoạt động thực tiễn, đầu tiên phải tìm được cácc nguyên nhân chủ yếu và bên trong Từ đó đẩy nhanh và kìm hãm hoặc loại trừ sự phát triển của một hiện tượng xã hội, làm các nguyên nhân chủ quan tác động từ một hoặc nhiều phía,cùng chiều hoặc ngược lại chiều vận động của các mối quan hệ nhân quả khácnhau.

Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa (kiểm soát một phần) Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam của Việt Nam theo đường chim bay là 1.650 km Nơi có chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình với chưa đầy 50

km Đường biên giới đất liền dài hơn 4.600 km, trong đó, biên giới với Làodài nhất (gần 2.100 km), tiếp đến là Trung Quốc và Campuchia Tổng diện tích là 331.212 km² gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo[34] cùng hơn 4.000

Trang 11

hòn đảo, bãi đá ngầm và cả hai quần đảo trên Biển Đông là Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) mà nhà nước tuyên

bố chủ quyền

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủkhoảng 75% diện tích đất nước Có các dãy núi và cao nguyên như dãy HoàngLiên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam

Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc vàTây Nguyên Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam

Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển Cuối

Trang 12

những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã bị phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.

Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia.Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập ‒mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An [4]

Nền công nghiệp của nước ta hiện nay cũng đang trên đà phát triển, Đảng

và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa

Về nội dung tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045, tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII diễn ra

từ ngày 3 đến 9/10, Trung ương Đảng đã thảo luận sôi nổi và thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả, thành tựu đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân; những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tế đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời gian qua; cũng như những quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Trên cơ sở đó, đã quyết định ban hành Nghị quyết chuyên đề đầu tiên củaTrung ương về vấn đề đặc biệt quan trọng này Trong quá trình tiến hành công

Trang 13

nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải chú ý bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọngphát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hoá, bản lĩnh con người Việt Nam [2, tr1]

2.2 Thực trạng của môi trường nước ta hiện nay:

Nước ta trong những năm thực hiện đường lối đổi mới tập trung vào kinh

tế và một phần hạn chế về kiến thức, chưa chú trọng phát triển song song giữakinh tế và môi trường Từ đó dẫn đến những hệ quả tiêu cực vô cùng lớn đối với môi trường sống của con người, đặc biệt nó đang trở nên phổ biến và vô cùng nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sống, giảm sút ngành kinh tế và tác động trực tiếp vào tiềm thức của con người

Để giải quyết điều này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì không chỉ cần có ý thức hành động của người dân mà còn là trách nhiệm của hệ thống chính trị của toàn xã hội

Trang 14

*Ô nhiễm môi trường chia ra 3 loại:

xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết nước thải đều bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm chưa được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên Các loại khí chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường [1, tr.1 ]

Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung

ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 – 20%, như Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lý nước thải [5]

Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác Tại Hội nghị triểnkhai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt

Trang 15

Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công tycấp nước Sài Gòn thực cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai [3, tr1]

*Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về ô nhiễm môi trường:

1.1 Nguyên nhân khách quan:

Các nguyên nhân khách quan chủ yếu đến từ các yếu tố tự nhiên:

- Động đất, núi lửa, sóng thần, vòi rồng, bão lũ,… dẫn đến sau thiên nhiều nơi bị phá hủy về hệ sinh thái tự nhiên

1.2 Nguyên nhân chủ quan:

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân chủ quan xuất phát

từ chính chúng ta

- Từ phía chính phủ, các cơ nquan đoàn thể, sự buông thả quản lý, chậm chạp trong việc xử lý các vi phạm về việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp lớn nhỏ

VD: Hệ thống quản lý chưa chặt chẽ, chưa được đề cao và vẫn chưa được coi là một nhiệm vụ cấp thiết để đưa vào giải quyết, không có sự tập trung triệt để trong công cuộc bảo vệ môi trường,…

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w