Trình Bày Về Nguyên Tắc Mfn Thông Qua Phân Tích Vụ Việc Kilic Insaat Ithalat Ihracat Sanayi Ve Ticaret Anonim Sirketi V. Turkmenistan, Icsid.pdf

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Trình Bày Về Nguyên Tắc Mfn Thông Qua Phân Tích Vụ Việc Kilic Insaat Ithalat Ihracat Sanayi Ve Ticaret Anonim Sirketi V. Turkmenistan, Icsid.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂNKHOA LUẬT KINH TẾ

BÀI NỘI DUNG NHÓM 5

HỌC PHẦN: LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI:

Trình bày về nguyên tắc MFN thông qua phân tích vụ việc Kilic InsaatIthalat Ihracat Sanayi ve Ticaret Anonim Sirketi v Turkmenistan, ICSID

Case No ARB/10/1, Award, 2 July 2013

Hà Nội, 2023

Trang 3

1.1.4 Lợi ích và Hạn chế của nguyên tắc MFN 7

1.2 Các nguyên tắc khi áp dụng điều khoản của nguyên tắc MFN 7

1.2.1 Nguyên tắc Res inter alios acta 7

1.2.2 Nguyên tắc ejusdem generis 7

Chương II: Phân tích án lệ KIhẹ Ïngaat Ïthalat Ỉhracat Sanayi ve Tiearet Anonim Şirketi Turkmenistan theo mô thức IRAC 8

Trang 4

3.4 Nguyên tắc áp dụng MFN 13

3.4.1 Khái quát chung 13

3.4.2 Nguyên tắc res inter alios acta 14

3.4.3 Nguyên tắc ejusdem generis 15

Trang 5

Chương I: Lý thuyết chung về Nguyên tắc “Đối xử tối huệ quốc”

1.1 Nguyên tắc MFN là gì ?

1.1.1 Nguyên tắc MFN hay Nguyên tắc “Đối xử tối huệ quốc”

Nguyên tắc MFN là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO Thể hiện ngay ở: Điều IHiệp định GATT; Điều II Hiệp định GATS; Điều IV Hiệp định TRIPS Đây cũng là là cốtlõi của các Hiệp định đầu tư song phương và cả Đa phương Áp dụng dựa trên nguyên tắc“có đi có lại” với thiện chí của các quốc gia liên quan

Qua điều 5 - Dự thảo các điều khoản về “Điều khoản tối huệ quốc 1978”.

“Đối xử tối huệ quốc là sự đối xử mà Quốc gia cấp phép dành cho Quốc gia đượchưởng lợi, hoặc cho những cá nhân hoặc pháp nhân có mối quan hệ xác định với Quốc giađó, không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Quốc gia cấp phép dành cho Quốc gia thứ bahoặc đối với cá nhân, pháp nhân trong cùng mối quan hệ với nước thứ ba đó”

Được hiểu là: Dựa trên cam kết mà một nước dành cho một nước đối tác khác về ưuđãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các quốc gia đối tác khác Nguyên tắc MFNvừa là quyền đặc biệt, vừa là nghĩa vụ mà các quốc gia phải tuân theo Thể hiện sự côngbằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm cùng loại đến từ các quốc giakhác nhau Nước nhập khẩu có thể áp dụng MFN đối với các quốc gia với điều kiện hoặcvô điều kiện tùy thuộc vào chính sách của từng nước cũng như thỏa thuận giữa các bên

VD: Trong đầu tư quốc tế nếu như quốc gia A dành cho nhà đầu tư điều kiện đầu tưcủa quốc gia B mức thuế quan ưu đãi thì các điều kiện đầu tư cùng loại của các quốc giathành viên khác do quốc gia A cho đầu tư cũng phải có mức thuế ưu đãi này.

1.1.2 Hình thức Nguyên tắc MFN

Nguyên tắc MFN chỉ tồn tại và được hình thành dưới dạng điều khoản của một hiệpđịnh Nếu không có điều khoản quy định về nguyên tắc MFN thì quốc gia có thể đối xửphân biệt các quốc gia khác (đọc slide cũng vậy)

Trang 6

1.1.3 Về Phạm vi áp dụng và Ngoại lệ:Phạm vi:

Phạm vi của điều khoản nguyên tắc MFN: một số hiệp định đầu tư (BIT) có điềukhoản mở rộng đề cập đến " tất cả các vấn đề trong hiệp định", trong khi đó, một số BITkhác lại cụ thể hóa hoặc ngoại trừ áp dụng nguyên tắc này ở một số mục Điều này cho tathấy rằng, nguyên tắc MFN có thể có giá trị đối với toàn bộ hiệp định đầu tư hoặc có thể chỉcó hiệu lực ở một số điều khoản nhất định.

Chế độ tối huệ quốc (nguyên tắc MFN) áp dụng thông qua các thủ tục hải quan,quyền tự do ra vào, phục vụ cho các công việc hải quan, cùng các lĩnh vực đầutư….

Trong phạm vi cửa khẩu: thông qua thuế quan, phi thuế quan (giảm thuế đầu vào,phí cửa khẩu… )

Trong phạm vi cửa khẩu nội địa: thông qua thuế, phí nội địa, quy chế mua bán(mặt hàng, sản phẩm, … )

Trong phạm vi đầu tư: đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với đầu tư và nhà đầutư của một nước (thành lập, mở rộng, quản lý, điều hành, các khoản đầu tư…) (ởmục này các chữ xanh cũng là đọc slide tiếp)

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Quyết định ngày 25/06/1971 của Đại hội đồngGATT): áp dụng với mục đích giúp các nước đang phát triển thúc đẩy nền kinh tếnước mình Các nước phát triển tự nguyện tạo điều kiện cho các nước đang phát

Trang 7

triển mức thuế quan ưu đãi hơn so với các nước phát triển khác mà không yêu cầuphải cam kết dựa nguyên tắc “có đi có lại”.

Không áp dụng nếu: “Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phòng,an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc”.

1.1.4 Lợi ích và Hạn chế của nguyên tắc MFN

Chính vì những phạm vi cúng như điều khoản nên nguyên tắc MFN sẽ có các lợi íchvà hạn chế nhất định:

Lợi ích: Nguyên tắc này cũng đảm bảo cho các cá nhân, pháp nhân nước ngoài đượchưởng các quyền và ưu đãi ngang bằng quyền và ưu đãi mà nước sở tại dành cho nước thứba nào trong hiện tại và tương lai Ưu đãi chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thuế quan đối vớihàng hoá xuất nhập khẩu, lĩnh vực đầu tư…

Hạn chế: Chỉ có thể áp dụng nguyên tắc MFN trong phạm vi như đã nói ở trên và cácngoại lệ nhất định Hoặc nếu không sẽ không thể áp dụng nguyên tắc MFN vào các tranhchấp và có cả lĩnh vực đầu tư

Riêng lĩnh vực đầu tư sẽ được biểu hiện cụ thể thông qua 2 nguyên tắc: Res inter aliosvà Ejusdem generis.

1.2 Các nguyên tắc khi áp dụng điều khoản của nguyên tắc MFN

1.2.1 Nguyên tắc Res inter alios acta

Đây là nguyên tắc cơ bản trong quá trình áp dụng điều khoản MFN Nguyên tắc nàytrả lời cho câu hỏi liệu việc một sự đối xử thuận lợi hơn trong một hiệp định với bên thứ 3(third-party treaty) có ảnh hưởng tới quyền của nhà đầu tư của quốc gia không phải là thànhviên của hiệp định đó theo điều khoản MFN hay không.

Trong quá trình áp dụng, nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên tắcEjusdem generis

1.2.2 Nguyên tắc ejusdem generis

Điều khoản tối huệ quốc chỉ điều chỉnh những vấn đề thuộc cùng một loạt vẫn để hoặccùng một loại đối tượng (in like circumstances) so với vấn đề mà điều khoản này quy định

Trang 8

Chương II: Phân tích án lệ KIhẹ Ïngaat Ïthalat Ỉhracat Sanayi ve Tiearet Anonim Şirketi Turkmenistan theo mô thức IRAC

Nguyên đơn: Kihc Ïnsaat Ïthalat Ïhracat Sanayi ve Ticaret Anonim Şirketi (gọi Kilic) Bị đơn: Turkmenistan

Cơ quan giải quyết tranh chấp: Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế(ICSID)

Nguyên đơn đã không đưa tranh chấp lên giải quyết tại các tòa án trong nước củaTurkmenistan trước khi gửi đơn yêu cầu trọng tài.

Trang 9

- Trong quá trình xây dựng các dự án khác nhau, các vấn đề phát sinh giữa các bên kýkết về việc thực hiện tương ứng của họ theo các hợp đồng liên quan.

- Nguyên đơn nói rằng mối quan ngại của họ liên quan đến các vấn đề hợp đồng khácnhau phát sinh đã không được giải quyết do có nhiều lá thư khác nhau và vào ngày 30tháng 12 năm 2009, họ đã nộp Yêu cầu lên ICSID

- Không xem xét liệu Thư giải quyết hòa giải của Nguyên đơn có cấu thành thông báobằng văn bản về tranh chấp theo yêu cầu của Điều VII hay không 1, cơ sở chung là Bị đơnđã không đệ trình hoặc tìm cách đệ trình mối quan ngại/tranh chấp của mình lên tòa ánTurkmenistan trước khi nộp Yêu cầu.

- Nguyên đơn đã không nộp bằng chứng di chúc để giải thích lý do tại sao không đưatranh chấp của mình ra tòa án Turkmenistan.

2.2 Rules (Luật áp dụng)

- Điều 151 của Bộ luật Hình sự Turkmenistan

- Các Điều khoản của Ủy ban Luật pháp Quốc tế về Trách nhiệm của Nhà nước: Điều44 Điều 31 và 32 VCLT

- Hiến pháp Turkmenistan năm 2008 - Luật tòa án năm 2009 Turkmenistan

- Công ước về Giải quyết những tranh chấp liên quan đến Đầu tư giữa Quốc gia vàCông dân của quốc gia khác (ICSID Convention): Điều 36(3), 37(2)(b), 38, 41 21,26, 25,27

- Hiệp định song phương về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Cộng hòa Thổ NhĩKỳ và Turkmenistan: Điều 2, 6,7

- Điều khoản MFN liên quan của BIT: Điều II.2, Điều II.3, Điều III.1, Điều III.2, ĐiềuIII.3, Điều IV.1, Điều V, Điều VI, Điều VIII

- Hiệp định đầu tư song phương giữa Thuỵ Sĩ và Turkmenistan: Điều 8- Hiệp định đầu tư song phương giữa:

Trang 10

Argentina và Tây Ban NhaArgentina và Đức Argentina và Ý

Thổ Nhĩ Kỳ và Vương Quốc Anh

Turkmenistan và Vương Quốc Anh: Điều 3.3Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan: Điều III.5(c) ( 2011)

- Hiệp định song phương về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Thụy Sĩ vàTurkmenistan: Điều 8.

- Quy định về Thủ tục Trọng Tài của ICSID: Điều 2(), 13(1), 12, 28(2)- Công ước Viên 1969 về Điều ước Quốc tế: Điều 31, 32.

2.3 Application (Áp dụng luật)

Để đưa một vụ tranh chấp ra giải quyết bằng Trọng tài theo quy tắc Trọng tài ICSID đòihỏi phải đáp ứng được các yêu cầu và thủ tục quy định ( Điều 25,36,37,42,48,53 ICSID).Điều 31 (1) của Công ước Viên 1969 về Điều ước Quốc tế quy định rằng việc giảithích các từ ngữ có trong điều ước quốc tế phải giải thích theo ý nghĩa thông thường và giảithích trên nguyên tắc thiện chí.

Bị đơn cho rằng theo điều VII.2 của BIT thì nhà đâu tư khi muốn đưa tranh chấp ragiải quyết tại ICSID thì trước đó phải đưa tranh chấp này lên giải quyết tại tòa án quốc giacủa nước tiếp nhận đầu tư và trong vòng một năm tòa án quốc gia không đưa ra được phánquyết Khi kí kết hiệp định này, phía nguyên đơn đã đồng thuận với điều khoản về giảiquyết tranh chấp này và thể hiện ý chí rằng sẵn sàng đưa tranh chấp lên tòa án quốc gia giảiquyết.

Bị Đơn lập luận rằng các điều khoản của Đối xử Tối huệ quốc (MFN) trong hiệp địnhđầu tư giữa 2 bên không áp dụng cho các điều khoản về giải quyết tranh chấp Do đó,nguyên đơn không thể sử dụng các điều khoản giải quyết tranh chấp từ các BITs đủ tiêuchuẩn khác để thay thế cho yêu cầu bắt buộc xét xử tại tòa của nước tiếp nhận đầu tư.

Trang 11

2.4 Conclusion (Kết luận)

Theo điều khoản MFN của Điều II.2 không bao gồm hoặc áp dụng cho DRP của BITđể cho phép Nguyên đơn dựa vào DRP của BIT Thụy Sĩ-Turkmenistan Do đó, điều nàyxác nhận kết luận của nó ở trên rằng cả Trung tâm và Trung tâm đều không có thẩm quyềnđối với việc phân xử này, trừ khi Nguyên đơn được miễn yêu cầu truy đòi trước bắt buộclên tòa án của Bị đơn vì lý do lập luận vô ích của nó.

Hủy bỏ toàn bộ đơn yêu cầu của nguyên đơn, ICSID không có thẩm quyền giải quyếtvụ việc này vì bên nguyên đơn đã không tuân theo yêu cầu bắt buộc là trình lên tòa án củaTurkmenistan.

Nguyên đơn phải chịu tất cả các chi phí cho việc sử dụng ICSID trong quá trình tiếnhành thủ tục tố tụng.

Mỗi bên phải tự chịu chi phí kiện tụng và các chi phí phát sinh liên quan đến các thủtục.

Trang 12

Chương III: Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc trong luật đầu tư quốc tế thông qua án lệ KIhẹ Ïngaat Ïthalat Ỉhracat Sanayi ve Tiearet Anonim Şirketi Turkmenistan

3.1 Cấu trúc của BIT giữa Thổ Nhĩ Kỳ v Turkmenistan

BIT bao gồm Lời nói đầu và 9 Điều, mỗi điều quy định các điều khoản cụ thể trongthỏa thuận của các Bên ký kết.

3.2 Phân tích phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN

Qua vụ tranh chấp này đã cho thấy rằng việc xác định phạm vi áp dụng của nguyên tắcMFN rất là quan trọng Điều II-VI ( trong BIT ) giữa Turkmenistan và Thổ Nhĩ Kỳ cho cácbên các quyền MFN :

Quyền MFN đầu tiên tại Điều II 1, yêu cầu các Bên ký kết cho phép đầu tư và cáchoạt động liên quan được thực hiện hoặc tiến hành trên lãnh thổ của mình trên cơsở không kém thuận lợi hơn cơ sở đầu tư dành cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứba nào.

Quyền MFN thứ hai, tại Điều II.2, yêu cầu mỗi Bên ký kết phải dành cho cáckhoản đầu tư này, sau khi được thiết lập, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đốixử dành cho nhà đầu tư của mình hoặc nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào.

Ngoài việc tạo ra các quyền MFN, Điều II còn trao quyền nhập cảnh cho công dâncủa một trong hai Bên nhằm mục đích thiết lập các khoản đầu tư và quyền tuyểndụng nhân viên quản lý và kỹ thuật mà họ lựa chọn liên quan đến các khoản đầu tưcó liên quan (Điều II.3).

Điều III 1 trao quyền bảo vệ chống lại việc tước quyền sở hữu Điều III.2 quy địnhcác quyền bồi thường liên quan đến việc tước quyền sở hữu và Điều III.3 quy địnhđối xử MFN đối với các nhà đầu tư có khoản đầu tư bị thua lỗ trên lãnh thổ củaBên ký kết kia do chiến tranh, nổi dậy, rối loạn dân sự hoặc các sự kiện tương tựkhác.

Trang 13

Điều IV 1 yêu cầu mỗi Bên ký kết cho phép tự do chuyển các quỹ liên quan đếnđầu tư vào và ra khỏi lãnh thổ của mình.

Điều V quy định việc một Bên ký kết công nhận quyền chiếm hữu của một công tybảo hiểm liên quan đến khoản đầu tư do nhà đầu tư của một Bên khác thực hiện.

Điều VI quy định rằng BIT sẽ không làm tổn hại đến nghĩa vụ của một trong cácBên ký kết được quy định trong các luật hoặc văn kiện khác "cho phép các khoảnđầu tư hoặc các hoạt động liên quan được đối xử thuận lợi hơn những gì được Hiệpđịnh này quy định trong những tình huống tương tự."

Văn bản của Hiệp ước chỉ ra rằng những người soạn thảo Hiệp ước đã công nhận sựkhác biệt giữa các quyền thực chất liên quan đến đầu tư và các thủ tục khắc phục liên quanđến các quyền đó Các quyền thực chất liên quan đến đầu tư được quy định tại Điều II-VIcủa Hiệp ước và thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến các quyền đó được quy định tạiĐiều VII Sự phân biệt này gợi ý rõ ràng rằng việc "đối xử" với các "khoản đầu tư" đượccấp quyền MFN chỉ nhằm mục đích đề cập đến phạm vi các quyền thực chất được xác địnhvà thông qua tại Điều II-VI.

=> Dựa vào những từ ngữ được sử dụng trong điều khoản tối huệ quốc trong hiệp địnhnày thì phạm vi của nguyên tắc này chỉ được giới hạn trong những quyền lợi cơ bản của nhàđầu tư nước ngoài chứ không có ý định mở rộng ra đến những điều khoản về giải quyếttranh chấp giữa 2 bên

=> Từ đó có thể cho thấy rằng , nguyên tắc MFN không có giá trị pháp lý đương nhiênvới toàn bộ lĩnh vực hay các điều khoản còn lại của các BITs Như trong án lệ này , nguyêntắc MFN trong BITs giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan không áp dụng đối với các điềukhoản liên quan đến giải quyết tranh chấp này

3.3 Về Ngoại lệ của nguyên tắc MFN

Trong BIT của Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan như sau : Điều khoản MFN sẽ không cóhiệu lực đối với các khoản đầu tư liên quan đến các hiệp định đang tồn tại và tương lai củacác liên minh thuế quan , các vùng kinh tế khu vực hoặc các hiệp định quốc tế tương tự ;liên quan đến thuế

Trang 14

3.4 Nguyên tắc áp dụng MFN

3.4.1 Khái quát chung

Như đã trình bày ở trên, điều khoản tối huệ quốc có thể được thể hiện ra dưới nhiềudạng hình thức, và chính vì sự đa dạng này mà trong thực tế xem xét, áp dụng, có rất nhiềumâu thuẫn trong việc giải thích điều khoản này.

Tuy vậy, theo nguyên tắc được nêu ra ở điều 31(1) Công ước Viên 1969 về Luật điềuước, khái niệm “đối xử” trong điều khoản này cần được giải thích “với thiện chí theo ngữnghĩa thông thường của các khái niệm trong bối cảnh của chúng cũng như phù hợp với đốitượng và mục đích của điều ước đó” “Đối xử” ở đây có thể là những quyền và nghĩa vụnhà đầu tư được hưởng trong quá trình đăng ký đầu tư (establishment) hay trong quá trìnhnhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư của mình (postestablishmen), tùy theo quy định của từnghiệp định Khi có một “đối xử” nào đó được xem là thuận lợi hơn cho một quốc gia thứ 3,được quy định trong một điều ước, hiệp định hay thậm chí chỉ đơn giản là những hành viđơn phương hay một thực tiễn nào đó, thì điều khoản MEN có thể được áp dụng.

Có thể đưa ra nhận định rằng, điều khoản tối huệ quốc thường được ghi nhận như mộtđiều khoản không thể thiếu trong các hiệp định song phương và đa phương về hợp tác đầutư, do vậy, điều khoản này cần được áp dụng dựa trên nguyên tắc có đi có lại với thiện chícủa các quốc gia liên quan.

Bên cạnh đó, điều khoản tối huệ quốc là một khoản phổ biến, được ghi nhận đầu tư vàcó phạm vi áp dụng tương đối trong hầu hết các hiệp định về thương mại vỉ rộng lớn Tuyvậy, không phải trong mọi trường hợp điều khoản này đều được áp dụng hay được mộtquốc gia viện dẫn để đòi một quyển lợi nào đó cho mình, mà MFN chỉ được áp dụng khiđáp ứng một số điều kiện nhất định, trong đó quan trọng nhất là điều kiện về hoàn cảnhtương tự - “in like circumstances”.

Riêng trong lĩnh vực đầu tư, nguyên tắc “hoàn cảnh tương tự” này được biểu hiện cụthể thông qua hai nguyên res inter aLios acta và ejusdem generis.

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan