1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN NHÂN VẬT NỮ SINH TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 44,62 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN NHÂN VẬT NỮ SINH TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH dành cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Trang 1

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

  

TIỂU LUẬN NHÂN VẬT NỮ SINH TRONG CÁC TÁC PHẨM

CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Học phần: Văn học thiếu nhi

Thành phố Hồ Chí Minh, 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Kết cấu của đề tài 3

Chương 1: Văn học thiếu nhi và sơ lược về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 1.1 Khái quát về văn học thiếu nhi 4

1.1.2 Khái niệm văn học thiếu nhi 4

1.2 Sơ lược về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 4

1.2.1 Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi 4

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác và thành tựu 5

Tiểu kết chương 1 6

Chương 2: Nhân vật nữ sinh trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh 7

2 Nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh 7

2.1 Khái niệm nhân vật 7

2.2 Nhân vật nữ sinh 8

2.2.1 Nhân vật nữ sinh trong 3 tác phẩm (Nữ sinh, Mắt biếc, Ngồi khóc trên cây) 8

Tiểu kết chương 2 10

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh 11

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ sinh trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh 11

Tiểu kết chương 3 13

Kết luận 14

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện như một “hiện tượng tác giả” viết truyện thiếu nhi ăn khách nhất Việt Nam Cái danh hiệu Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn của thiếu nhi không chỉ được giới chuyên môn thừa nhận, mà quan trọng hơn, Nguyễn Nhật Ánh được chính các

em - độc giả nhỏ tuổi luôn coi là nhà văn của mình Những người lớn cũng luôn tìm được một cảm giác thích thú, một tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái và những bài học sâu sắc bổ ích khi đọc tác phẩm của ông và cũng thầm cảm ơn ông bởi những món quà đầy ý nghĩa

Nguyễn Nhật Ánh viết khá nhiều truyện về lứa tuổi vị thành niên với những câu chuyện xoay quanh mối quan hệ tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, thầy trò nhưng hầu hết đều là tình cảm trong sáng, đẹp đẽ Tình cảm của các cô bé, cậu bé mới lớn trong các tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh chỉ là những rung động đầu đời, chấp chới ở giữa ranh giới tình bạn và tình yêu

Các truyện dài kì Kính vạn hoa và Chuyện xứ Lang Biang là thử nghiệm thành

công của ông khi kết hợp các yếu tố kì ảo, khoa học và phiêu lưu Ngoài ra còn rất nhiều truyện khác như: Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua, Bồ câu không đưa thư, … Đã tạo nên một hiện tượng tác giả ăn khách nhất Việt Nam, khiến cho những sáng tác của nhà văn đã

có được thành công vang dội Mỗi tác phẩm của ông ra đời đều mang đến một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc giả nhất là trẻ em

Trong khi ở nước ta hiện nay, văn học thiếu nhi nước ngoài cũng như các trò vui chơi giải trí hiện đại đang ồ ạt xâm nhập, trong đó có truyện tranh – đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản như Doraemon, Pokemon, … đang thu hút sự hấp dẫn của đoc giả trẻ thì việc nghiên cứu về các nhân vật của một tác giả nổi tiếng viết cho thanh thiếu niên trong nước là một việc làm cần thiết

Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhân vật các tác phẩm về nữ sinh trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cũng là một dịp để chúng ta ghi nhận sự nỗ lực của ông trong việc đổi mới tư duy, đóng góp của ông cho văn học Việt Nam, cách viết dịu dàng, ấm áp và nhẹ nhàng mang đầy tính nhân văn như vậy, những câu chuyện tưởng chừng như là dành cho trẻ con nhưng những bài học lại vô cùng thực tế và sâu sắc

Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích nhân vật nữ sinh trong các tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh” là đề tài nghiên cứu của mình

Trang 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

thấy chán ngán với các trò chơi con nít và bắt đầu “ngượng ngùng, đỏ mặt” của cảm xúc Các nhân vật được xây dựng tinh tế, logic và trong sáng phù hợp với lưới tuổi học sinh

http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/nguyen-nhat-anh-va-tuoi-hoc-duong_11173.html

Nguyễn Nhật Ánh không chỉ tinh tế khi nắm bắt những tơ vương, rối mắc trong tình cảm lứa tuổi học trò mà còn thấu cảm những cảm xúc, tâm trạng của trẻ em trong quá trình hình thành nhân cách Những cô bé không chỉ là những công chúa trong tưởng

tượng của các cậu bé (cô bé Nhi bị mất trí nhớ trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh luôn sống cách biệt trong thế giới tưởng tượng, cô bé Đào trong Bảy bước tới mùa hè được

Mừng tôn xưng là công chúa của lòng mình) mà thực sự đó là những nàng tiên bé nhỏ xinh đẹp và nhân hậu.” Đôi khi Nguyễn Nhật Ánh như một bác sĩ tâm lí, một người chuyên “gỡ rối tơ lòng” có vai trò giải quyết mọi tình huống cảm xúc của các cô bé cậu bé.”

https://123docz.net/document/3598699-nhan-vat-tuoi-moi-lon-trong-truyen-nguyen-nhat-anh.htm

Công trình “Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa” của tác giả Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2005, Trường ĐHSP Hà Nội) và đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh” của tác giả Vũ Thị Hương (Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2009, Trường ĐHSP Hà Nội) đã làm nổi bật đặc điểm tính cách tuổi trẻ qua cuộc sống và tâm hồn trong cách viết văn của Nguyễn Nhật Ánh

Những luận văn và khoá luận như “Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh” (Phạm thị Vân), “Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” (Nguyễn Thị Đài Trang),… tập trung nhiều vào việc tìm hiểu các nhân vật theo nhiều phương diện khác nhau qua trạng thái tâm lí của tuổi mới lớn

Tuy nhiên các nghiên cứu thường phân tích hình tượng chung của các nhân vật trong truyện bao gồm nhiều tuyến nhân vật khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau là chủ yếu, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu rõ nét về hình tượng nhân vật người nữ sinh trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh mà chỉ thường phân tích song hành cùng một nhân vật khác trong mạch truyện Hình tượng nữ sinh trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là một nghệ thuật đầy tinh tế, nhẹ nhàng nhưng cũng không kém táo bạo, hấp dẫn.

Trang 6

3 Mục đích nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu phân tích nhân vật nữ sinh qua ba tác phẩm: Nữ sinh, Mắt biếc, Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh, bước đầu đóng góp thêm về việc tìm kiếm những cách thức tiếp cận mới trong sáng tác của nhà văn, nhằm phát hiện các giá trị về nội dung, nghệ thuật còn tiềm ẩn Góp phần khẳng định tài năng, phong cách và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng

So sánh với một số tác phẩm cùng đề tài của các nhà văn khác để thấy những điểm tương đồng, khác biệt, cũng như những đổi mới của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

4 Đối tượng nghiên cứu

Nhân vật nữ sinh trong tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về thời gian :

Từ ngày 04/06/2021 đến ngày 15/06/2021

Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu các nhân vật nữ sinh trong tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh

6 Phương pháp nghiên cứu:

Tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Những phương pháp này sẽ được tôi vận dụng linh hoạt trong quá trình nghiên cứu

7 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn triển khai

3 chương

Chương 1 Văn học thiếu nhi và sơ lược về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Chương 2 Nhân vật nữ sinh trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

Trang 7

Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

CHƯƠNG 1 VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ SƠ LƯỢC VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH

1 Khái quát về văn học thiếu nhi

1.1 Khái niệm văn học thiếu nhi

Văn học thiếu nhi Việt Nam được hình thành và phát triển với tư cách là một bộ phận của văn học Việt Nam

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Theo nghĩa hẹp văn học thiếu nhi bao gồm những tác phẩm văn học phổ cập khoa học dành cho thiếu nhi Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi”

Như thế, “Văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu nhi” Văn học thiếu nhi có thể là những tác phẩm do trẻ em (thiếu nhi) viết, những tác phẩm viết cho trẻ em, những tác phẩm được viết cho trẻ em hoặc những tác phẩm được trẻ em lựa chọn “Văn học thiếu nhi không có định nghĩa duy nhất được sử dụng rộng rãi Nó có thể được định nghĩa rộng là bất cứ điều gì mà trẻ em đọc, hay cụ thể hơn văn học thiếu nhi có thể là tiểu thuyết, phi tiểu thuyết, thơ hay phim truyền hình dành cho trẻ em là những người trẻ tuổi đọc”

Như vậy, quan niệm về văn học thiếu nhi có nét tương đồng với khái niệm đã được đưa ra trong từ điển thuật ngữ văn học ở chỗ cũng phân loại được các tác phẩm được gọi là văn học thiếu nhi

1.2 Sơ lược về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

1.2.1 Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Thuở nhỏ ông theo học tại các trường THPT Tiểu

Trang 8

La, THPT chuyên ban Trần Cao Vân và THCS Phan Châu Trinh Từ năm 1973, ông chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm Ông đã từng tham gia Thanh niên xung phong, dạy học môn Văn tại trường THCS Bình Tây (Quận 6) từ năm 1983-1985

Có thể nói đây như là một điều kiện và chất xúc tác rất hiệu quả để Nguyễn Nhật Ánh tiếp cận được đến tâm hồn của thế hệ thanh niên Việt Nam Các bút danh khác: Chu Đình Ngạn, Anh Bồ câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, …

Nguyễn Nhật Ánh được biết đến với nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được rất nhiều độc giả ưa chuộng và có một số tác phẩm đã được chuyển thể thành phim như Kính Vạn Hoa, Chuyện xứ Langbiang , Cho tôi xin một

vé đi tuổi thơ

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác

Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên

Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim)

Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984) Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác

về đề tài thanh thiếu niên

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối của ông được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995)

Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội Nhà Văn Việt Nam trao giải thưởng Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam

Năm 2004, Nhật Ánh ký hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 4 phần mang tên Chuyện xứ Lang Biang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu

và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy

Trang 9

Sau Chuyện xứ Lang Biang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút ký của một chú cún

có tên Tôi là Bêtô

Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008

Năm 2012, Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây (tháng 6 năm 2013), Chúc một ngày tốt lành (tháng 3 năm 2014), Bảy bước tới mùa hè (tháng 3 năm 2015), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (28 tháng 2 năm 2016), Cây chuối non đi giày xanh (7 tháng 1 năm 2018) và ‘’Làm bạn với bầu trời‘’ (tháng 9 năm 2019)

Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam

Thành tựu

Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng như: năm 1990, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ, đồng thời được Hội Nhà văn TP HCM chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995)

Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Như vậy, ở chương một tôi đã tóm lược được diện mạo và quá trình phát triển của văn học thiếu nhi thời kì đổi mới và tóm lược về sơ lược, sự nghiệp, thành tựu của như quan niệm sáng tác nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Thứ nhất là khẳng định được vị trí của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong dòng văn học thiếu nhi đương đại, bởi sức viết dồi dào và khả năng lôi cuốn đặc biệt, ông đã mở ra hướng khai thác vấn đề mới và chuyển dẫn vấn đề giáo dục cũng như cuộc sống vào từng trang văn một cách nhẹ nhàng và tinh tế

Thứ hai chúng ta thấy qua những bước phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam, nhưng nó cũng đã có những bước phát triển mới và đạt được những thành tựu quan trọng

từ cách khai thác đề tài, chủ đề và mở ra khả năng bao quát bức tranh sinh động về đời sống trẻ em

Trang 10

CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT NỮ SINH TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

2 Nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

2.1 Khái niệm nhân vật

Trong tác phẩm văn học, xây dựng nhân vật là một vấn đề rất quan trọng được nhà văn quan tâm Có rất nhiều định nghĩa hoặc nêu khái niệm về nhân vật văn học Theo giáo trình Lí luận văn học của nhiều tác giả thì “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Nhân vật là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng, nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để

ta nhận ra tên, tiểu sử, nghề nghiệp, đặc điểm riêng về hoàn cảnh, ngoại hình, quan hệ, đặc điểm tính cách”

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mỹ và lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm

Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học

Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh rất đa dạng, không chỉ có trẻ em

mà còn có cả người lớn là ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh, chị, em của các nhân vật, thậm chí là cả những con vật, cũng trở thành nhân vật chính trong tác phẩm của nhà văn

Ngày đăng: 22/05/2024, 12:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w