1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

NGUYỄN QUANG THẮNG NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8 58 03 02 LUẬ

Trang 1

NGUYỄN QUANG THẮNG

NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số: 8 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2024

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Luân Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Trần Đức Học

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Đặng Thị Trang

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 25 tháng 01 năm 2024

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1 TS Lê Hoài Long – Chủ tịch Hội đồng

2 PGS.TS Trần Đức Học – Cán bộ phản biện 1 3 TS Đặng Thị Trang – Cán bộ phản biện 2 4 PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ – Thư ký

5 TS Nguyễn Hoài Nghĩa – Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Quang Thắng MSHV: 1970725 Ngày, tháng, năm sinh: 04/11/1994 Nơi sinh: Phú Yên Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8 58 03 02

I) TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

1 Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Phú Yên

2 Xác định mối tương quan giữa các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Phú Yên

3 Xây dựng cơ sở dữ liệu để phân tích nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Phú Yên

4 Đánh giá kết quả, xếp hạng mức độ các nhân tố ảnh hưởng đã xác định được 5 Đề xuất giải pháp để nâng cao việc đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Phú Yên

II) NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/09/2023

III) NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/12/2023 IV) CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Phạm Hồng Luân

PGS.TS Lê Anh Tuấn

Trang 4

Tôi xin cảm ơn Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG-TPHCM đã hỗ trợ phương tiện, thời gian và vật chất cho nghiên cứu này

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phạm Hồng Luân Thầy đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để có thể hoàn thành và phát triển bài nghiên cứu này

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Quý Thầy Cô Bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng đã tạo điều kiện, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập

Xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè trong ngành xây dựng đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình khảo sát thu thập dữ liệu và cung cấp cho tôi những thông tin và dữ liệu quý giá phục vụ cho đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, Ngày 18 tháng 12 năm 2023

Trang 5

Nghiên cứu này chỉ ra cũng như xem xét các tác động của các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên Qua việc sử dụng phân tích SPSS về khám khá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) thu thập từ dữ liệu 150 các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, chuyên viên quản lý dự án đang làm việc ở Ban Quản lý khu kinh tế và Ban Quản lý các dự án ĐTXD tỉnh Phú Yên, kết quả cho thấy 5 nhân tố vượt trội, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, gồm có: tài chính & kinh tế, chính sách & pháp luật, kỹ thuật & công nghệ, tổ chức & quản lý, môi trường & xã hội Cuối cùng, tác giả đưa ra giải pháp để áp dụng vào một vài dự án công nghiệp, dựa trên cơ sở dữ liệu các dự án công nghiệp ở tỉnh Phú Yên, giúp các nhà đầu tư có database (tập dữ liệu) dùng làm tham

chiếu cho việc tìm kiếm khu công nghiệp thích hợp để tiến hành đầu tư

Trang 6

This study points out as well as examines the impacts of the causes affecting investment and development on industrial projects in Phu Yen province By using SPSS analysis on Exploratory Factor Analysis (EFA) collected from 150 investors within and out of province, project management specialist working in the Phu Yen Economic Zone Authority and Phu Yen Project Management Board of Construction Investment, the results were show that 5 dominant factors, arranged in descending order, include: finance & economy, policy & law, engineering & technology, organization & management, environment & society Finally, the author offers a solution to apply to a few industrial projects, based on the database of industrial projects in Phu Yen province, helping investors have a database to use as a

reference for finding suitable industrial zone for investment

Trang 7

Học viên xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu các nguyên

nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.” là công trình nghiên cứu thực sự của riêng học viên dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS TS Phạm Hồng Luân

Học viên xin cam đoan các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này do học viên tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và chưa từng được công bố dưới hình thức nào Học viên xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình trong bài luận văn này

Trang 8

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

ABSTRACT v

LỜI CAM ĐOAN vi

DANH MỤC HÌNH xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU xii

DANH MỤC VIẾT TẮT xiii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Các nghiên cứu liên quan trong nước và ngoài nước 3

1.5.1 Về mặt học thuật 10

1.5.2 Về mặt thực tiễn 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên 11

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 11

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 14

2.1.3 Chủ trương, chính sách sách của Đảng về các dự án công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công 15

2.1.4 Khu công nghiệp 16

2.1.5 Đầu tư công 16

Trang 9

cho các dự án công nghiệp 17

2.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư các dự án công nghiệp 17

2.2.1 Nguyên nhân khách quan 17

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH PHÚ YÊN 20

3.1 Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu 20

3.2 Thiết kế câu hỏi bảng khảo sát 20

3.3 Xác định kích thước mẫu 21

3.4 Phương thức lấy mẫu 21

3.5 Phương thức thu thập dữ liệu 21

3.6 Phương thức duyệt bảng khảo sát 22

3.7 Xử lý số liệu 22

3.8 Phân tích dữ liệu 22

3.9 Trị Trung Bình 23

3.10 Phân Tích Độ Tin cậy Bằng Hệ Số Cronbach’ Alpha 23

3.11 Phân Tích Nhân Tố EFA 23

3.12 Phân tích nhân tố CFA 24

3.13 Phân tích SEM 25

3.14 Kết luận 25

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 27

4.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc đầu tư các dự án công nghiệp 27

Trang 10

4.3 Kiểm định thang đo các nhân tố 38

4.4 Xếp hạng các nhân tố theo giá trị trung bình 41

4.5 Xếp hạng các nguyên nhân chủ yếu đến việc lập đơn giá chi tiết 43

4.6 Kiểm tra Spearman Correclations 45

4.7 Xếp Xếp hạng các nguyên nhân chủ yếu đến việc đầu tư vào các dự án công nghiệp 48

4.8 Kiểm tra anova 51

4.9 Phân tích các nhân tố khám phá EFA với các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán công trình 53

4.10 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 64

4.11 Xây dựng mô hình SEM 72

4.12 Kết luận 81

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG VÀO MỘT VÀI DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP CỤ THỂ TẠI PHÚ YÊN 82

5.1 Chính sách quảng bá hình ảnh của địa phương 82

5.2 Quy hoạch các ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư hiệu quả, phù hợp với quá trình CNH – HĐH và hội nhập quốc tế 82

Trang 11

5.4 Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng 83

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

6.1 Kết luận 84

6.2 Kiến nghị 84

6.3 Giới hạn nghiên cứu 85

6.4 Hướng phát triển đề tài 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 1 - BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 90

PHỤ LỤC 2- Ý KIẾN CHUYÊN GIA 98

PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 99

Trang 12

Hình 3-1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 20

Hình 3-2 Quy trình thiết kế câu hỏi khảo sát 21

Hình 3-3 Sơ đồ phân tích dữ liệu 23

Hình 4-1 Biểu đồ đơn vị đang công tác 34

Hình 4-2 Biểu đồ chức vụ công tác 35

Hình 4-3 Biểu đồ thể hiện thời gian công tác 35

Hình 4-4 Biểu đồ loại dự án tham gia 36

Hình 4-5 Biểu đồ công trình tham gia 36

Hình 4-6 Biểu đồ nguồn vốn 37

Hình 4-7 Biểu đổ quy mô dự án 37

Hình 4-8 Mô hình CFA ban đầu 66

Hình 4-9 Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa chuẩn hóa 67 Hình 4-10 Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chuẩn hóa 68

Hình 4-11 Mô hình SEM 73

Hình 4-12 Mô hình SEM chưa chuẩn hóa 74

Hình 4-13 Mô hình SEM đã chuẩn hóa 74

Hình 4-14 Mô hình SEM 77

Hình 4-15 Mô hình SEM chưa chuẩn hóa 78

Hình 4-16 Mô hình SEM đã chuẩn hóa 78

Hình 4-17 Kết quả cuối cùng mối quan hệ giữa các nhân tố 80

Trang 13

Bảng 1-1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan 3

Bảng 3-1 Đánh giá độ tin cậy thang đo với các tiêu chuẩn 23

Bảng 3-2 Mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực tế 24

Bảng 4-1 Bảng tổng hợp các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc lập đơn giá 27

Bảng 4-2 Hệ số Cronbach’s alpha 38

Bảng 4-3 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố 38

Bảng 4-4 Bảng hệ số Cronbach’s anpha cho từng nhóm nhân tố 40

Bảng 4-5 Bảng xếp hạng nhân tố theo giá trị trung bình 41

Bảng 4-6 Bảng xếp hạng nhân tố theo giá trị trung bình ảnh hưởng đến đến đơn giá theo quan điểm của các bên 43

Bảng 4-7 Bảng xếp hạng CDT, NT, TV 45

Bảng 4-8 Bảng xếp hạng nhân tố theo giá trị trung bình ảnh hưởng đến đến đơn giá theo quan điểm của các bên 49

Bảng 4-9 Bảng kết quả kiểm tra tính đồng nhất phương sai 51

Bảng 4-10 Bảng kiểm tra sự khác biệt về mean 52

Bảng 4-11 Ma trận xoay kết quả EFA với 37 biến 53

Bảng 4-12 Ma trận xoay kết quả EFA với 36 biến 55

Bảng 4-13 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test 56

Bảng 4-14 Ma trận xoay kết quả EFA với 35 biến 57

Bảng 4-15 Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích 59

Bảng 4-16 Bảng phân nhóm theo tính chất các biến 61

Bảng 4-17 Bảng so sánh giá trị giới hạn và phân tích CFA 69

Bảng 4-18 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa mô hình CFA 69

Bảng 4-19 Hệ số hồi quy chuẩn hóa mô hình CFA 71

Bảng 4-20 Bảng so sánh giá trị giới hạn và phân tích SEM 74

Trang 14

Tên Ký hiệu viết tắt

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề

Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, đã tạo cơ chế thuận lợi và hỗ trợ vốn đầu tư, qua đó giúp Tỉnh giải quyết khó khăn về vốn cho các dự án, nhất là các dự án đầu tư công nghiệp Trong giai đoạn 5 năm từ 2021-2025 Phú Yên đã tập trung thu hút, đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng kĩ thuật công nghệ và quy mô cao Đáp ứng và chuyển hóa theo mô hình tăng trưởng dự án công nghiệp xây dựng với chất lượng, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh vươn tầm khu vực Trong đó, các dự án trọng điểm được kể đến như: Công nghiệp lọc-hóa dầu, công nghiệp cảng biển, các nhà đầu tư được để mắt như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

Văn hóa truyền thống cho thấy Phú Yên là vùng đất trù phú màu mỡ, giàu tài nguyên và tiềm năng để đầu tư phát triển, nhất là công nghiệp xây dựng

Bên cạnh với những thành tựu và lợi ích mang lại về góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh, nâng cao dân sinh dân trí, cải thiện đời sống của người lao động Làm đòn bẩy kinh tế thúc đẩy các nền kinh tế trọng yếu tăng trưởng thuận chiều đi lên thì trong tình hình chung của cả nước như hiện nay, sau đại dịch COVID 19, mọi hoạt động kinh tế đời sống trở nên trì trệ, chuyển sang giai đoạn hồi phục Cả nước nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng, các dự án cũng đang đối mặt với những khó khăn, thách thức như lạm phát, cơ sở hạ tầng không đáp ứng, kinh tế cạnh tranh khốc liệt và việc mở cửa đầu tư từ nước ngoài bị gián đoạn

Như vậy, nghiên cứu về các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên là cần thiết

Đề tài thực hiện lần này với mục tiêu giải đáp các vấn đề sau:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án công nghiệp? - Trong những nhân tố tác động đến sự phát triển tìm được và nêu ra của các dự án công nghiệp của tỉnh thì đầu tư công có đóng góp như thế nào ?

Trang 16

tỉnh Phú Yên trong tương lai gần thì cần triển khai những giải pháp như thế nào?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp; phạm vi nghiên cứu: các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Phú Yên giai đoạn 2018-2023

Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp và các cán bộ công tác tại Sở, Ban, Ngành có liên quan trực tiếp đến khu công nghiệp, khu kinh tế tại Phú Yên

Đối tượng phỏng vấn: các lãnh đạo của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp và các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án công nghiệp tại cơ quan nhà nước

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các công trình công nghiệp

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các dự án đầu tư được UBND tỉnh và Ban Quản lý khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đầu tư giai đoạn 2018-2023

Nghiên cứu tạo ra một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sẽ phát triển và sử dụng những phương pháp sau để đưa ra được hướng nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp dùng số liệu SPSS, EFA, CFA, SEM

Trang 17

1.5 Các nghiên cứu liên quan trong nước và ngoài nước

Bảng 1-1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan

STT Tên tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả 01 Đào Quý Phước,

2019[3]

Chương trình ứng dụng bim tự động lập dự toán và ước lượng chi phí công trình

Tận dụng tất cả sức mạnh của công nghệ nhất là trí thông minh nhân tạo vào việc dự toán

C#, C++, Java, WPF,

xaml,MVVM,html, SQL,BIM,ANN,AI,API, ASP.NET,

Chương trình Dự Toán BIMTECH, các công việc được hóa, tiết kiệm thời gian, hạn chế sai số người dùng

02 Nguyễn Đỗ Anh

Vũ[4], 2009 thiện phương pháp Nghiên cứu hoàn xác định giá trị dự toán và giá dự thầu xây lắp các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước

Vận dụng lý luận về quá trình hình thành giá cả có sự quản lý của nhà nước vào sự hình thành giá cả sản phẩm xây lắp

Định giá và quản lý giá đối với sản phẩm xây lắp thông qua đấu thầu các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước

Đi sâu hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu các gói thầu xây lắp sử dụng vốn Nhà nước

03 Hai Doan Duong et al.[1]

Quản lý giá xây dựng ở Việt Nam theo định hướng thị trường thời kì hội nhập

Tổng quan tài liệu về chủ đề quản lý giá xây dựng và các phân tích sự hình thành giá xây dựng ở Việt Nam

Phương pháp chủ yếu được các công ty sử dụng là lập dự toán chi tiết bao gồm chi phí xây dựng (vật liệu, nhân công, máy thi công), chi phí chung, thu nhập chịu thuế

tính trước

Kết luận về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống giá dự toán

xây dựng ở Việt Nam thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu dự toán xây dựng

04 Martin Novýa et al.,2016[11]

Định giá trong quản lý dự án xây dựng thực hiện bởi doanh

Xác định trên ba cấp độ - đặc điểm kỹ thuật (thực hiện), thời gian

Xác định giá công trình xây dựng trong nền kinh tế thị trường do các bên

Bài viết này mô tả cách tính giá thông thường của một công trình xây dựng

Trang 18

STT Tên tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả (giá cả) là chủ đầu tư và nhà

cung cấp 05 LV Trunkina

E.Zh Syzdykova et al,2019[12]

Đặc điểm của định giá trong xây dựng và giá ước tính của đối tượng xây dựng

Phân tích các tiêu chuẩn ước tính hiện tại từ các vị trí khác nhau, để xác định các tham số tích cực và tiêu cực, đưa ra giải pháp cho những mâu thuẫn đã xác định trở nên phù hợp

Thiết lập quy trình xác định giá thành sản phẩm xây lắp, xác định giá dự toán xây dựng công trình, hình thành giá tổng hợp sản phẩm xây dựng

Các tiêu chuẩn ước tính hiện hành đã được phân tích, trong đó các điểm không nhất quán với chi phí hiện tại của các công ty xây dựng

06 Yongjun Ma, Li Chen và Yurong Liu,2013[5]

Nghiên cứu các dự án xây dựng chi phí, định giá

Định giá đề cập đến một quá trình định giá và định giá chi phí xây dựng sát hơn với chi phí xây dựng thực tế ở tất cả các giai đoạn

Quản lý định giá và chi phí xây dựng truyền thống với mối liên hệ chặt chẽ với mô hình quản lý dự án xây dựng truyền thống của Trung Quốc

Hiệu quả và tác dụng của toàn bộ chi phí quá trình xây dựng và các tài liệu định giá đã được phát huy bởi dịch vụ kiểm duyệt chi phí toàn bộ quá trình xây dựng

07 Andrés Palacios, Pedro

Angumba[13]

Bahareque như một hệ thống Xây dựng Bền vững: Phân tích đơn giá

Tài liệu này trình bày một tập hợp các chiến lược kỹ thuật dựa trên phân tích chi phí-lợi ích của việc sử dụng bahareque

Lấy mẫu không xác suất đã được áp dụng, để thuận tiện cho việc lấy mẫu của các chuyên gia xây dựng, giải quyết các khía cạnh sau: dữ liệu chuyên môn, thông tin kỹ thuật về phạm vi của hệ thống xây dựng, kinh

Giá tính toán đối với nhà ở xã hội được xây dựng trong nước, khác với hệ thống xây dựng trước đây, chúng mang tính kinh tế so với hiện tại

Trang 19

STT Tên tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiệm làm việc với

bahareque, để tìm ra sự khác biệt giúp thực hiện đúng cấu trúc phân tích đơn giá

08 Nabil Dmaidi, Rashad

Zakieh,2003[14]

Định giá và kiểm soát các dự án xây dựng sử dụng triết lý quan trọng

Tổng hợp các hạng mục đó trong một giao dịch mà hồi quy tuyến tính của giá trị so với số lượng mang lại hệ số tương quan lớn hơn 0,99 và hệ số chặn khác 0 không đáng kể

Các mô hình chi phí được phát triển bằng cách phân loại các dự án sao cho các hạng mục chi phí quan trọng định kỳ đáng kể trong tất cả các hóa đơn số lượng trong một hạng mục dự án

Việc phân tích các biến thể của các giá trị cải thiện khả năng kiểm soát và cung cấp phản hồi từ địa điểm có chất lượng

09 Noor Akmal, Adillah

Ismail,2018[8]

Uớc tính chi phí dựa trên BIM bền vững cho người khảo sát số lượng

Bằng cách thiết lập các tiêu chí tổng thể đó để kết hợp BIM vào thực tiễn ước tính chi phí của họ

Nhân viên khảo sát số lượng trong việc sử dụng BIM để đạt được tính bền vững trong ngành xây dựng, các chỉ số BIM để chuẩn bị ước tính chi phí của Nhân viên khảo sát số lượng và công nghệ BIM kết hợp các khía cạnh của con người, quy trình và công nghệ trong thực hành ước tính chi phí để thiết

Thúc đẩy tính bền vững trong ngành xây dựng đòi hỏi một số hành động chiến lược tích hợp ba yếu tố đó là con người, quy trình và công nghệ

Trang 20

STT Tên tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả 10 Nabil Ibrahim El-

Sawalhi và Omar Shehatto,2014[15]

Mô hình mạng nơ ron để xây dựng tòa nhà Ước tính chi phí dự án

Phát triển mô hình dự báo chi phí xây dựng thiết kế sớm của các dự án xây dựng sử dụng Mạng nơ

ron nhân tạo (ANN)

Phương pháp ước tính "tham số" liên quan đến việc thu thập dữ liệu lịch sử có liên quan thông qua việc sử dụng các kỹ thuật toán học

Khả năng đánh giá tổng chi phí xây dựng và mô hình ANN

11 Stanislav Vitasek, Josef Zak

,2018[18]

Ước tính chi phí và xây dựng mô hình thông tin (BIM) trong xây dựng đường

Xây dựng mô hình thông tin (BIM) cung cấp một công cụ hiện đại để giải quyết các vấn đề kinh tế và kỹ thuật với một dự án xây dựng

Tài liệu này phải được tạo một cách chính xác để mô hình thông tin kết quả có thể được sử dụng tốt nhất có thể Mức độ chi tiết của mô hình đóng một vai trò lớn ở đây

Phương pháp luận BIM (Mô hình hóa thông tin tòa nhà) cung cấp một công cụ hiện đại cho tất cả các ngành xây dựng

12 Daqing Chen et al.,2019[9]

Benchmarking và dự toán trong phân tích chi phí tự động, xây dựng: một cách tiếp cận máy học

Đề xuất để phân tích chi phí tự động từ bảng định giá số lượng được chuẩn bị bởi các nhà thầu trong ngành xây dựng

Tích hợp hiệu quả thông tin có cấu trúc về dự án cụ thể với kiến thức miền của người khảo sát để mô hình hóa mối quan hệ phức tạp giữa các thông số kỹ thuật và mô tả của một mặt hàng và chủng loại thương mại của nó;

Một thuật toán giảm kích thước được giám sát đã được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu ban đầu thành không gian 2 chiều để phân loại

13 Samuel Ekung et al.,2021 [16]

Rủi ro quan trọng đối với ước tính chi phí xây dựng

Sự rủi ro phổ biến của chi phí vượt chi phí trong quá trình thực hiện dự án

Nghiên cứu đã đánh giá các nguồn, tần suất và ý nghĩa của các rủi ro ước tính xây dựng, sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo

Việc nhận thức và đánh giá chính xác những rủi ro này trong việc lập dự toán chi phí dự án sẽ làm giảm chi phí vượt chi phí

Trang 21

STT Tên tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả sát bảng câu hỏi với 206

nhà khảo sát số lượng ở Nigeria

14 Alaa Abdou et al.,2014[6]

Mô hình rủi ro đối với chi phí xây dựng ước lượng và dự báo: đánh giá

Điều tra các phương pháp tiếp cận khác nhau để mô hình hóa rủi ro và sự không chắc chắn trong ước tính và dự báo chi phí xây dựng

Phương pháp chuỗi / phân tích đầu cuối, một chuỗi các mục tiêu được làm rõ để xác định một loạt các điểm quyết định

Hiểu biết về các nguồn rủi ro thông qua các giai đoạn xác định và phân loại là rất quan trọng đối với sự thành công của các kỹ thuật được lựa chọn cho giai đoạn phân tích

15 Neelu Nandan Vibahakara et al.,2020 [17]

Xác định các chỉ số hiệu quả tài chính quan trọng cho các công ty xây dựng Ấn Độ

Xác định các yếu tố hiệu quả tài chính quan trọng (SFPFs) cho các công ty xây dựng

Tiếp cận hỗn hợp (định tính và định lượng) đã được sử dụng liên quan đến phân tích nhân tố về các tỷ số tài chính của 100 công ty xây dựng Ấn Độ

Các SFPF này có thể cung cấp thông tin liên quan quan trọng về hoạt động tài chính giúp công ty và các bên liên quan hoạch định tốt hơn các chiến lược và chính sách

16 Opeoluwa Akinradewo et al.,2020 [10]

Độ chính xác của dự toán sơ bộ xây dựng đường: kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng

Việc lập dự toán sơ bộ gặp nhiều khó khăn do thiếu các chi tiết đầy đủ của dự án trong giai đoạn đầu của dự án xây dựng

Nghiên cứu định lượng đã được thông qua và bảng câu hỏi được thiết kế để truy xuất dữ liệu

Uớc tính chủ quan, tham số, so sánh và phân tích đang được sử dụng ở Ghana

Trang 22

STT Tên tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả 17 Temitope

Omotayo et al.2022[7]

Cải thiện chi phí liên tục trong xây dựng

Cải tiến chi phí trong quá trình xây dựng, không phân biệt tính chất, quy mô và loại dự án xây dựng, có thể đạt được lợi ích từ một số công cụ quyết định

Nghiên cứu các quy trình liên quan đến việc đạt được sự cải thiện về chi phí trong quá trình xây dựng vẫn phụ thuộc vào năng lực của tổ chức dự án trong việc duy trì giới hạn hoặc tiêu chuẩn chi phí, làm hài lòng tất cả các bên liên quan và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đây

Những cải tiến hơn nữa về chi phí lấy thông tin từ thông tin sản phẩm và hóa đơn số lượng để tạo ra các hệ thống tiêu chuẩn hóa cho các quy trình hợp đồng và xây dựng

18 Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Duy Khương, 2014 [2]

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Việc thu hút các nhà đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài vào các KCN, CCN sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc DN đầu tư vào KCN và CCN

Nghiên cứu đã tìm thấy 5 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng tích cực đến việc doanh nghiệp đầu tư vào KCN và CCN, gồm: ngành đầu tư, diện tích đất dự án, hình thức sở hữu dự án, tình trạng chủ đầu tư (chủ đầu tư là tổ chức) và tỷ lệ lao động nước ngoài

Trang 23

STT Tên tác giả Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả 19 Trần Thị Thanh

Xuân và Nguyễn Tú Anh, 2021 [19]

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp: nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Nguyên

Xác định những nhân tố chủ yếu giúp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự thay đổi thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên và liên hệ với các địa phương trong vùng và cả nước

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nhân lao động, chính sách hỗ trợ đầu tư và lợi thế đầu tư là những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mang lại tính quyết định khi nhà đầu tư xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên 20 Trương Quang

Dũng, 2011 [20]

Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Tìm ra những giải pháp khả thi để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích thống kê, so sánh, mô tả, khái quát, đánh giá, diễn giải,… trong khảo cứu tài liệu cũng như phân tích tình hình thực tế thu hút đầu tư từ đó hình thành các giải pháp cho công tác này

Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trong điều kiện hiện nay

Trang 24

Đề tài nghiên cứu nhằm giúp địa phương thu hút thêm nhiều dự án đầu tư vào khu công nghiệp nhằm tăng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, góp phần tăng thu nhập bình quân, tạo công ăn việc làm, nâng cao dân sinh, dân trí, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, kỳ vọng mục tiêu đưa tỉnh Phú Yên trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2025 theo chủ trương phương hướng mà cấp lãnh đạo tỉnh đã đề ra

Trang 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a Vị trí địa lý

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ 12039’10” đến 13045’20” độ vĩ Bắc, 108040’40” đến 109027’47” độ kinh Đông Phú Yên là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ; phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông Diện tích tự nhiên là 506.057 ha, chiếm 1,53% diện tích cả nước, với 9 đơn vị hành chính gồm thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, thị xã Đông Hòa và 6 huyện: Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa, Tây Hòa

Với vị thế là đầu mối giao thông quốc gia, nằm trên trục giao thông chính Bắc Nam cùng mạng lưới giao thông đường bộ quan trọng gồm QL1D, QL1A, QL29, QL25, QL19C giúp Phú Yên kết nối thuận lợi với các tỉnh khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và khu vực Đông Bắc Campuchia Ngoài ra, Phú Yên là tỉnh ven biển có cảng Vũng Rô cùng đường bờ biển dài 189 km, có sân bay Tuy Hòa cách trung tâm thành phố 3 km, điều này thuận lợi để Phú Yên trở thành địa điểm giao lưu kinh tế và hàng hoá Đông - Tây và Bắc - Nam nơi có khả năng thuận lợi nhất về vị trí và địa hình để mở đường xuyên Đông Tây, đường sắt lên vùng núi Tây Nguyên Với những thuận lợi này, tỉnh vừa có khả năng hợp tác và liên kết với các tỉnh khác để phát triển thương mại và thị trường vừa có thể khai thác được nhu cầu thị trường của các tỉnh cho các sản phẩm có lợi thế của mình

Đồng thời Phú Yên cũng là một trong những tỉnh có vị trí phòng thủ quốc gia từ tuyến biển, là một cửa ngõ quan trọng của vùng phía Tây ra biển đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trao đổi kinh tế, giao lưu hợp tác, văn hoá, khoa học công nghệ giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế

b Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên

Phú Yên là tỉnh có địa hình khá đa dạng, có đầy đủ các loại địa hình như cao nguyeem, đồng bằng,núi, đồi, xen kẽ là thung lủng, thấp dần từ Tây sang Đông, có thể chia thành các vùng sau:

Trang 26

- Vùng núi cao: Chiếm hầu hết diện tích của Phú Yên gồm các huyện từ Đồng Xuân, Sông Cầu, Sông Hinh Sơn Hòa và một phần địa phận thuộc huyện Đông Hòa, Tây Hòa Phú Yên là vùng đất có diện tích rừng tự nhiên lớn chưa được khai thác, rừng vùng này có vai trò phòng hộ quan trọng, quyết định khả năng trữ nước, bảo vệ hạ lưu…

- Vùng đồi núi thấp, đồi thoải ven biển: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng núi cao ven biển, được phân bố chủ yếu khu vực dọc quốc lộ 1A và rải rác ven bờ biển, thuộc huyện Sơn Hòa, Tuy An, thị xã Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa Đất được khai thác cho mục đích nông nghiệp, thích hợp cho việc trồng cây cây lâu năm, cây hằng năm và phát triển chăn nuôi gia súc quy mô lớn

- Vùng đồng bằng ven biển: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng các huyện Tuy An, Tây Hòa, Phú Hòa, thị xã Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa thuộc hạ lưu sông Bàn Thạch và sông Đà Rằng, với địa hình khá bằng phẳng Đây là vùng dân cư tập trung đông đúc và là vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh

- Vùng đồng bằng thấp và gò đụn ven biển: Gồm phần lớn các cồn cát, bãi cát thuộc các xã, phường của huyện Tuy An, Sông Cầu, thành phố Tuy Hòa và thị xã Đông Hòa, chủ yếu là đất mặn, mặn phèn và ngập mặn ven biển Ở vùng này có thể phát triển du lịch biển, nuôi trồng hải sản, trồng rừng phòng hộ, xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến

Tùy vào đặc điểm tự nhiên và địa hình để có định hướng phát triển kinh tế đặc thù cho từng vùng

Khí hậu: Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 với đặc trưng khô nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa lớn, nhiệt độ thấp, mát mẻ Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23 – 27 độ C, lượng mưa trung bình vào khoảng 1.200 - 2.300 mm, độ ẩm tương đối của không khí trung bình 80 - 85% và tăng dần theo độ cao Thời tiết ấm nóng khá ổn định, phù hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới

Đặc điểm khí hậu của tỉnh Phú Yên khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó khí hậu các tiểu vùng miền núi mưa nhiều, nhiệt độ thấp thích hợp phát triển các

Trang 27

loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, tiêu, mía,… còn tiểu vùng đồng bằng thì mưa ít hơn, nhiệt độ cao hơn thích hợp trồng lúa vụ mùa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản…

Trong thời gian tới, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tần suất ảnh hưởng của các hiện tượng bất thường của thời tiết ngày càng gia tăng, sẽ tác động mạnh đến đời sống và các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác hải sản của tỉnh

Thủy văn: Phú Yên có hệ thống sông suối dày đặc và phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh Có 4 sông chính là sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ, sông Tam Giang Ngoài bốn sông lớn trên, ở Phú Yên còn có nhiều sông ngòi nhỏ khác liên kết với nhau tạo thành mạng lưới theo lưu vực các sông chính Đây là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thủy lợi, thủy điện lớn như thủy lợi, thủy điện sông Hinh, thủy điện sông Ba Hạ, thủy lợi Đồng Cam Với điều kiện đặc thù về điều kiện địa hình dốc, chế độ thủy văn chênh lệch lớn theo mùa mưa và mùa khô đặt ra các vấn đề về điều tiết nước và xây dựng hạ tầng thủy lợi cho các mục tiêu sản xuất, sinh hoạt, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai

Tài nguyên thiên nhiên:Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 151 mỏ và điểm quặng Tiềm năng về trữ lượng các loại khoáng sản, cụ thể:

- Nhóm khoáng sản làm VLXD thông thường bao gồm: Cát, sỏi lòng sông khoảng 370 triệu m3; đá VLXD thông thường khoảng 250.000 triệu m3; đất sét: khoảng 230 triệu m3

- Nhóm khoáng sản năng lượng: Điểm mỏ than nâu Xa Thu - huyện Sơn Hòa, trữ lượng nhỏ

- Nhóm khoáng sản kim loại gồm sắt khoảng 1,3-1,4 triệu tấn tại các mỏ Phong Hanh, Sơn Nguyên; Đá Dăng, Dân Phú, Mò O…; vàng có gần 50 điểm chủ yếu là vàng gốc, quy mô nhỏ tại các mỏ Cà Lúi, Sơn Hội, Sơn Phước, Suối Dục, Trảng Sim… Ngoài ra còn các điểm nhôm, thiếc, titan, bạc… trữ lượng không đáng kể

- Nhóm khoáng chất công nghiệp: gồm diatomit, fluorit, kaolin, các khoáng sản làm phụ gia xi măng… đặc biệt là Diatomit có trữ lượng lớn nhất cả nước khoảng 69,2 triệu tấn

- Đá quý: gồm các điểm saphyr tại Phú Hội, Tuy Hòa, Đông Tác, Buôn Thung, Phú Khê đều có nguồn gốc sa khoáng và tectit tại Buôn Thung, opan chalcedon tại suối Bà Đen - Nhóm đá ốp lát: hiện đã đăng ký được 15 mỏ đá ốp lát, trong đó có 07 mỏ đã được tìm kiếm thăm dò, các mỏ còn lại chỉ được khảo sát sơ bộ

Trang 28

- Các khoáng sản khác: nước khoáng Phú Sen, than bùn Hảo Sơn… cũng có trữ lượng lớn

Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi

Tỉnh Phú Yên với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như vịnh Vũng Rô với diện tích 1640 ha, gắn liền với lịch sử huyền thoại những con Tàu không số và đường Hồ Chí Minh trên biển Đặc biệt là danh thắng gành Đá Dĩa nổi tiếng bởi hiện tượng địa chất độc đáo, kỳ lạ có một không hai ở Việt Nam; Bãi Môn – Mũi Điện (mũi Đại Lãnh) được xem là điểm cực Đông trên đất liền, nơi đón ánh bình minh đầu tiên của Việt Nam Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: chùa Đá trắng, Nhà thờ Mằng Lăng, đền Lê Thành Phương Năm 2022 Phú Yên đã tổ chức thành công Festival thủy sản Phú Yên năm 2022 thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Phú Yên một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam Mặc dù vậy kinh tế Phú Yên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần

Các khu công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu công nghiệp tập trung là KCN Hòa Hiệp, KCN An Phú, KCN Đông Bắc sông Cầu Tính đến năm 2013, tổng doanh thu của các KCN đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, xuất khẩu khoảng 84 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 121 tỷ đồng; tổng số dự án đăng ký vào các KCN là 71 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.090,8 tỷ đồng và 19,88 triệu USD, tổng diện tích đất đăng ký 181,04 ha Tính đến nay, đã có 60 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 07 dự án đang triển khai xây dựng, 04 dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư, tổng vốn thực hiện đầu tư là 901,77 tỷ đồng và 11,49 triệu USD

Về hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị: Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 siêu thị đang hoạt động (siêu thị Coop mart tại thành phố Tuy Hòa; siêu thị Gmart tại Sông Hinh) và một Trung tâm thương mại đang chuẩn bị đầu tư (Trung tâm thương mại MaxiMart Tuy Hòa) Trong giai đoạn tới, sẽ hình thành phố mua sắm, phố ẩm thực, chợ đêm trên địa bàn thành phố Tuy Hòa

Trang 29

+ Về hệ thống chợ: Trong giai đoạn vừa qua đã đầu tư nâng cấp, xây mới một số chợ như: chợ phường 7 (Thành phố Tuy Hòa); chợ Sơn Giang, chợ Ealy (huyện Sông Hinh); chợ Sơn Hòa, chợ Trà Kê (huyện Sơn Hòa); chợ La Hai, chợ Xuân Sơn Bắc (huyện Đồng Xuân); chợ Phú Thứ, chợ Hòa Thịnh, chợ Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa)… Đến cuối năm 2014, cùng với siêu thị Coopmart, Gmart toàn tỉnh có 151 chợ, trong đó có 01 chợ hạng 1, 07 chợ hạng 2, còn lại là các chợ hạng 3 ở các xã nông thôn

+ Về hệ thống cửa hàng xăng dầu: Từ năm 2008 đến nay đã đầu tư phát triển mới 34 cửa hàng xăng dầu, nâng tổng số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh lên 146 cửa hàng

2.1.3 Chủ trương, chính sách sách của Đảng về các dự án công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công

Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025, Việt Nam đã tập trung vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thông qua các chương trình, dự án đầu tư Các chương trình ĐTC của Việt Nam thường gắn với các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm

Chương trình đầu tư công lần đầu tiên của Việt Nam được xây dựng cho giai đoạn 1996-2000 là một nỗ lực của Chính phủ nhằm đổi mới và hoàn thiện một bước trong công tác xây dựng kế hoạch đầu tư Về cơ bản, chương trình này đã hoàn thành được các mục tiêu đầu tư đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000 với khoảng 555 nghìn tỷ đồng, tương đương với gần 40 tỷ USD (theo mặt bằng giá năm 1995) vốn toàn xã hội được huy động Nguồn vốn trong nước đã huy động chiếm 60% tổng vốn đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn để tập trung vào những mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng Đây là cơ sở để Việt Nam thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế trong thời gian tiếp theo

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam tập trung thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010 (được chia thành 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010) nhằm tạo nền tảng cơ bản để xây dựng một nền kinh tế hiện đại và tiến tới trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam đã đưa ra và thực hiện các

Trang 30

chương trình ĐTC lần 2 (giai đoạn 2000- 2005) và chương trình ĐTC lần 3 (giai đoạn 2010)

2006-2.1.4 Khu công nghiệp

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính Phủ Khu công nghiệp là một công

cụ phát triển công nghiệp thông qua nhiều nước công nghiệp (Hakansson và Johanson, 1993)

2.1.5 Đầu tư công

Đầu tư công ở Việt Nam vẫn còn nhiều tranh luận chưa thống nhất trong cách hiểu cả lý thuyết và thực tế Theo kinh tế học, Đầu tư công là việc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng Viện Chính sách Kinh tế Hoa Kỳ (2011) cho rằng, Đầu tư công là tất cả các khoản chi tiêu của ngân sách cho các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế mà những khoản chi tiêu này có tác dụng kích hoạt hoặc thúc đẩy mọi thành phần kinh tế Ở Việt Nam, thuật ngữ "đầu tư công" được sử dụng từ sau khi nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường Cho đến nay, ở nước ta vẫn có hai quan điểm khác nhau về đầu tư công:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, Đầu tư công là toàn bộ nội dung liên quan đến đầu tư sử

dụng vốn nhà nước, bao gồm hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước không nhằm mục đích thu lợi nhuận vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là nhóm 1); các hoạt động đầu tư, kinh doanh sử dụng vốn nhà nước, đặc biệt

là quản lý các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là nhóm 2) Quan điểm thứ hai khẳng định, Đầu tư công chỉ bao gồm các hoạt động đầu tư bằng vốn nhà nước

cho các dự án, chương trình không vì mục tiêu thu lợi nhuận, tức là giới hạn trong phạm vi các hoạt động đầu tư thuộc nhóm 1

Theo quan niệm thứ hai thì đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của doanh nghiệp thuộc

sở hữu nhà nước không nằm trong đầu tư công, như vậy là không hoàn toàn chính xác vì doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn chủ yếu và quan trọng từ ngân sách nhà nước, do đó không thể coi đó là đầu tư tư nhân được Hiện nay, khái niệm "đầu tư công" trước khi được luật hóa thì vẫn được quan niệm một cách đơn giản như sau: Đầu tư công bao gồm các khoản đầu tư do Chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước thực hiện

Trang 31

Đây là cách hiểu phổ biến, dể hiểu và đã phản ánh được đúng bản chất của Đầu tư công và thể hiện được Đầu tư công là đối tượng của chính sách đầu tư của nhà nước hiện nay

Để có một khái niệm thống nhất về đầu tư công, Luật Đầu tư công 2019 của Việt Nam

khái niệm Đầu tư công như sau: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

2.1.6 Ảnh hưởng của đặc điểm đầu tư công đến việc thu hút và sử dụng vốn cho các dự án công nghiệp

Do Đầu tư công có một số đặc điểm như phục vụ nhu cầu của nhiều người, khó phân tích giữa lợi ích và chi phí bỏ ra, mang tính chất phúc lợi xã hội, thời gian thu hồi vốn lâu nên nguồn vốn cho Đầu tư công chủ yếu do nhà nước đảm nhận, tư nhân chỉ đầu tư một số ít những công trình thật sự có khả năng sinh lợi nhuận (như các tuyến đường trung tâm, sân bay, trường học, bệnh viện) hoặc các dự án có liên quan trực tiếp đến dự án của nhà đầu tư tư nhân

Việc sử dụng vốn Đầu tư công phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển trong từng thời kỳ Nếu trong thời kỳ ưu tiên phát triển công nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa thì Đầu tư công sẽ ưu tiên các lĩnh vực kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp như các nhà máy cấp nước, các tuyến đường quy mô lớn ngược lại, nếu chủ trương, đường lối ưu tiên phát triển, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn thì Đầu tư công sẽ ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông nông thôn, cấp nước nông thôn trạm y tế, trường học

2.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư các dự án công nghiệp 2.2.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội:

Sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớn tới hiệu quả sử dụng vốn tại các dự án công nghiệp bằng ngân sách nhà nước Môi trường chính trị-xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ít lạm phát có thể kiểm soát sẽ tạo ra cho các nhà đầu tư một tâm lý yên tâm trong quá trình huy động và sử dụng vốn, do đó vốn nhà nước có điều kiện được bảo toàn và phát triển

Trang 32

Tiềm lực tài chính chưa vững mạnh của Nhà Nước , về quy mô, về chất lượng và cả hiệu quả đầu tư công Tiềm lực tài chính lớn là điều kiện trọng yếu để cho thấy rằng việc thực hiện các chương trình, dự án phong phú, thực hiện các mục tiêu dài hạn là cần thiết và diễn ra Ngược lại, nguồn tài chính hạn hẹp và yếu kém hay cung cấp không đủ, không đúng thời hạn thì khó có thể thực hiện được mục tiêu, dễ có nguy cơ trì hoãn và kéo dài và thậm chí là không thực hiện dự án Tiềm lực tài chính của Nhà nước thì phụ thuộc vào quy mô ngân sách, luật sử dụng ngân sách, khả năng hoàn trả (vốn ODA, trái phiếu chính phủ, quan hệ giữa các nhóm lợi ích )

Việc nghiên cứu tác động của từng nhân tố cũng như tác động tổng hợp của các nhân tố tới hoạt động quản lý vốn nhà nước là hết sức cần thiết Từ đó tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến những bất hợp lý trong hoạt động quản lý vốn nhà nước, đưa ra những đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong các dự án công nghiệp phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội

Thứ hai: Các chính sách kinh tế của Trung ương và địa phương:

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các chính sách về ưu đãi (bao gồm cả đối với các nguồn vốn từ nước ngoài), chính sách về tiền lương, chính sách thương mại và các chính sách làm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô như: Chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), Chính sách tài khoá (công cụ chủ yếu là chính sách làm công cụ điều tiết của Chính phủ), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao

Khi đã lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hoá đúng, nếu các chính sách kinh tế được xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp công nghiệp hoá sẽ thắng lợi, vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao Nếu các chính sách kinh tế phù hợp với mô hình chiến lược công nghiệp hoá, tạo điều kiện cho sự thành công của công nghiệp hoá, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

Thứ ba, công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý dự án đầu tư:

Công tác này không chỉ ở một địa phương riêng lẻ, mà nó được phân cấp từ trung ương đến địa phương Hệ thống quản lý có tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và kết quả của các dự án đầu tư cũng như công cuộc đầu tư nói chung

Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm rất nhiều nội dung

Trang 33

nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của địa phương trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao vật chất đời sống tinh thần của nhân dân

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là công tác quản lý đầu tư của địa phương, trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương

Công tác quản lý đầu tư của địa phương bao gồm nhiều giai đoạn quản lý: từ khi dự án chưa được thực hiện đến việc triển khai và đưa vào sử dụng Giai đoạn bắt đầu của một tự án công nghiệp có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan tư vấn về đầu tư Sau đó đến công tác thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế dự toán, xét thầu, 

Một dự án đầu tư có hiệu quả là nhờ có sự đóng góp tích cực từ yếu tố quản lý trong đó có công tác quản lý và con người quản lý Nếu năng lực chuyên môn của các cơ quan tư vấn đầu tư thấp, chất lượng thiết kế chưa đạt yêu cầu sẽ dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả thấp hoặc dự án không tiếp tục được thực hiện Nếu thiếu hoặc không có cán bộ có năng lực chuyên môn đảm nhiệm khâu thẩm định dự án, thiết kế và dự toán tại các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có khả năng dẫn đến chất lượng của các dự án không đảm bảo, không phục vụ được lợi ích của xã hội Trong công tác thẩm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu không có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các cấp, các ngành, năng lực quản lý của chủ đầu tư còn yếu và không có các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ dẫn đến việc chậm tiến độ, chất lượng các dự án không cao, thậm chí là gây quan liêu, tham nhũng, thất thoát vốn của Nhà nước

2.3 Kết luận

Phú Yên so với các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung vẫn là một tỉnh nghèo, kém phát triển Theo đó, thu hút vốn đầu tư vào các dự án công nghiệp ở tỉnh vẫn chưa thực sự cao so với kỳ vọng về sự phát triển chung của toàn tỉnh Nghiên cứu này nhằm làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án công nghiệp tại tỉnh Phú Yên Thông qua nghiên cứu này, các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để xem xét việc đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Phú Yên, nhờ đó giúp tỉnh Phú Yên phát triển kịp theo tốc độ phát triển của các tỉnh lân cận

Trang 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC ĐẦU TƯ VÀO CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH PHÚ YÊN

3.1 Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu

Quy trình thực hiện nghiên cứu được thể hiện bằng Hình 3-1:

Hình 3-1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

3.2 Thiết kế câu hỏi bảng khảo sát

Quy trình thiết kế câu hỏi bảng khảo sát được thể hiện bằng hình 3-2:

Trang 35

Hình 3-2 Quy trình thiết kế câu hỏi khảo sát

3.3 Xác định kích thước mẫu

Theo Hoàng và Chu [42], để xác định cỡ mẫu phân tích EFA phải có ít nhất 4 đến 5 lần số biến trong nhân tố

3.4 Phương thức lấy mẫu

Phương thức lấy mẫu là phương thức lấy mẫu thuận tiện

3.5 Phương thức thu thập dữ liệu

Bảng khảo sát được chuyển đến người khảo sát theo 2 cách: Khảo sát trực tiếp và online, đối tượng nhắm đến là các doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp và các cán bộ công tác tại Sở, Ban, Ngành có liên quan trực tiếp đến khu công nghiệp, khu kinh tế tại Phú Yên

Khảo sát trực tiếp: 153 bảng câu hỏi phát đi, thu được 110 bảng câu trả lời hợp lệ chiếm tỷ lệ 71.9%, còn 43 bảng câu trả lời không hợp lệ

Trang 36

Khảo sát online: Bảng khảo sát bằng Google Docs, phát đi 150 bảng, nhận được 93 bảng chiếm tỷ lệ 62%, trong đó các câu trả lời đều hợp lệ (vì đã cài đặt trong form Google Docs nên phải trả lời tất cả câu hỏi mới chuyển sang bước tiếp theo)

Kết quả thu được 203 (110+93) bảng câu trả lời hợp lệ

3.6 Phương thức duyệt bảng khảo sát

Kiểm tra những bảng câu trả lời nhận được nhận thấy khả năng chênh lệch dữ liệu phân tích như sau: Những câu trả lời không có tính logic, những đối tượng chưa tham gia đến dự án xây dựng, các câu trả lời bị khuyết, các câu trả lời đánh giá cùng một mức độ nhiều

3.7 Xử lý số liệu

Kết quả thu được 203 bảng câu trả lời, tiếp tục duyệt bảng câu trả lời, loại 53 bảng câu trả lời: câu trả lời bị khuyết, câu trả lời đánh giá cùng một mức độ quá nhiều, những câu trả lời không có tính logic, những đối tượng trả lời không cần thiết về việc lường trước các nhân tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các dự án công nghiệp

Qua bước loại bảng câu trả lời đã đề ra trong phương thức duyệt bảng khảo sát, bảng trả lời khảo sát còn lại 150 (203-53) bảng được xem là hợp lệ và tiến hảnh để phân tích

3.8 Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu được trình bảy bằng Hình 3-3;

Trang 37

Hình 3-3 Sơ đồ phân tích dữ liệu

3.9 Trị Trung Bình

Theo đánh giá 5 mức độ của thang đo Likert của người khảo sát, trị trung bình mức độ ảnh hưởng đến các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc lập đơn giá đấu thầu xây dựng, được sử dụng để phân tích các nội dung sau:

- Sắp xếp thứ hạng các nhân tố từ cao đến thấp - Nhận xét về các giá trị trung bình của nhân tố - Phân tích, giải thích các thứ hạng các nhân tố

3.10 Phân Tích Độ Tin cậy Bằng Hệ Số Cronbach’ Alpha

Hệ số Cronbach’s alpha (α) là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau [36] Bảng đánh giá độ tin cậy với các thang đo tiêu chuẩn được trình bày ở Bảng 3-1:

Bảng 3-1 Đánh giá độ tin cậy thang đo với các tiêu chuẩn

thang đo cho kết quả không khác biệt gì nhau

[36]

3 α ≥ 0.60 Thang đo đã dùng có thể chấp nhận được.[37]

4 Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected

item total correlation) ≥ 0.3 Thang đo đạt yêu cầu [37]

3.11 Phân Tích Nhân Tố EFA

 Một số tiêu chuẩn đánh giá biến đo lường trong EFA:

Barlett’s test of sphericity: Đây là một đại lượng thống kê để kiểm tra giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể (ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị) Điều kiện cần để tiến hành phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau Do đó kiểm định này có p < 5% thì bác bỏ giải thuyết Ho, tức là các biến có tương quan với nhau Theo Hoàng, T.& Chu,N.M.N.[36] KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự phù hợp của phân tích nhân tố Trị số này lớn hơn 0.5 thì phân tích nhân tố là thích hợp,

Trang 38

còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với dữ liệu

 Điểm dừng khi trích nhân tố có Eigen Value >= 1

 Tổng phương sai trích Variance extracted >= 50% (Anderson & Gerbing, 1988) Theo Hair & et al [38], Factor loading (Fl) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết

thực của EFA:

 Fl > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu  Fl > 0.4 được xem là quan trọng

 Fl > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Hệ số Fl được chọn theo cỡ mẫu: với cỡ mẫu 150 thì Fl phải lớn hơn 0.45 theo Hair & et al [38]

3.12 Phân tích nhân tố CFA

Các chỉ số đánh giá mô hình được thể hiện dưới đây được trích dẫn từ : “Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với phần mềm AMOS” của tác giả Duy (2009)[39] và các nghiên cứu trước được nêu tại bảng 3-2 bên dưới:

Bảng 3-2 Mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực tế

Trang 39

Approximation) 0.05-0.08: Chấp nhận

Các chỉ tiêu trên cũng được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình cấu trúc SEM

3.13 Phân tích SEM

a Khái niệm mô hình SEM

SEM là sự kết hợp giữa hồi quy đa biến và phân tích nhân tố, theo Phạm,Đ.K(2008) ( Được trích bởi Nguyễn, K.D (2009)): SEM (structural Equation Modeling) là một kỹ thuật mô hình thống kê rất tổng quát, được sử dụng rộng rãi trong khoa học nghiên cứu hành vi

Nhiều loại mô hình khác nhau được sử dụng trong SEM để miêu tả mối quan hệ giữa các biến quan sát, mục tiêu chính là giúp người nghiên cứu kiểm tra định lượng mô hình lý thuyết mà họ đã giả thuyết ban đầu Hơn nữa, SEM có thể kiểm tra nhiều mô hình lý thuyết khác nhau, và giúp miêu tả những bộ biến định nghĩa các khái niệm như thế nào, các khái niệm liên quan với nhau như thế nào (Schumacker, 2010)

b Cấu trúc mô hình SEM

Mô hình đo lường (Measurement model): Liên quan đến quan hệ giữa biến quan sát và biến tiềm ẩn Mô hình đo lường định nghĩa sự liên quan giữa các biến quan sát (biến đo lường) và biến không quan sát ( Khái niệm, nhân tố) Mô hình này còn được gọi là mô hình nhân tố khẳng định (Confirmation Factor Models)

Mô hình cấu trúc (Structural model): Chỉ liên quan đến các quan hệ giữa các biến tiềm ẩn mà thôi Mô hình cấu trúc chỉ rõ cách thức mà các biến tiềm ẩn riêng biệt ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi các giá trị của một số biến tiềm ẩn khác trong mô hình

3.14 Kết luận

- Luận văn của tác giả sử dụng phân tích nhân tố EFA nhằm:

+ Kiểm tra giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể (ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị)

- Luận văn của tác giả sử dụng phân tích nhân tố CFA nhằm:

+ Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực tế

Trang 40

- Luận văn của tác giả sử dụng phân tích mô hình SEM nhằm:

+ Kiểm tra định lượng mô hình lý thuyết mà tác giả đã giả thuyết ban đầu

+ Kiểm tra nhiều mô hình lý thuyết khác nhau, và giúp miêu tả những bộ biến định nghĩa các khái niệm như thế nào, các khái niệm liên quan với nhau như thế nào.

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3-1 Quy trình thực hiện nghiên cứu - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 3 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu (Trang 34)
Hình 3-2 Quy trình thiết kế câu hỏi khảo sát - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 3 2 Quy trình thiết kế câu hỏi khảo sát (Trang 35)
Bảng 3-2 Mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực tế - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 3 2 Mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực tế (Trang 38)
Hình 4-2 Biểu đồ chức vụ công tác - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 2 Biểu đồ chức vụ công tác (Trang 49)
Hình 4-3 Biểu đồ thể hiện thời gian công tác - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 3 Biểu đồ thể hiện thời gian công tác (Trang 49)
Hình 4-4 Biểu đồ loại dự án tham gia - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 4 Biểu đồ loại dự án tham gia (Trang 50)
Hình 4-5 Biểu đồ công trình tham gia - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 5 Biểu đồ công trình tham gia (Trang 50)
Hình 4-6 Biểu đồ nguồn vốn - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 6 Biểu đồ nguồn vốn (Trang 51)
Hình 4-7 Biểu đổ quy mô dự án - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 7 Biểu đổ quy mô dự án (Trang 51)
Bảng 4-2 Hệ số Cronbach’s alpha - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 2 Hệ số Cronbach’s alpha (Trang 52)
Bảng 4-5 Bảng xếp hạng nhân tố theo giá trị trung bình - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 5 Bảng xếp hạng nhân tố theo giá trị trung bình (Trang 55)
Bảng 4-7 Bảng kiểm tra tương quan xếp hạng - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 7 Bảng kiểm tra tương quan xếp hạng (Trang 62)
Bảng 4-12 Ma trận xoay kết quả EFA với 36 biến  Component - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 12 Ma trận xoay kết quả EFA với 36 biến Component (Trang 69)
Bảng 4-13 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 13 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (Trang 70)
Bảng 4-15 Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 15 Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích (Trang 73)
Bảng 4-16 Bảng phân nhóm theo tính chất các biến  Nhóm  Mã  Chuyể - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 16 Bảng phân nhóm theo tính chất các biến Nhóm Mã Chuyể (Trang 75)
Hình 4-8 Mô hình CFA ban đầu - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 8 Mô hình CFA ban đầu (Trang 80)
Hình 4-9 Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa chuẩn hóa - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 9 Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa chuẩn hóa (Trang 81)
Bảng 4-17 Bảng so sánh giá trị giới hạn và phân tích CFA - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 17 Bảng so sánh giá trị giới hạn và phân tích CFA (Trang 83)
Bảng 4-18 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa mô hình CFA  Estimate  S.E.  C.R.  P - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 18 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa mô hình CFA Estimate S.E. C.R. P (Trang 83)
Hình 4-11 Mô hình SEM - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 11 Mô hình SEM (Trang 87)
Hình 4-14 Mô hình SEM - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 14 Mô hình SEM (Trang 91)
Bảng 4-23 Hệ số hồi quy mô hình SEM - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Bảng 4 23 Hệ số hồi quy mô hình SEM (Trang 93)
Hình 4-17 Kết quả cuối cùng mối quan hệ giữa các nhân tố - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
Hình 4 17 Kết quả cuối cùng mối quan hệ giữa các nhân tố (Trang 94)
5  A5  Hình thức sở hữu của dự án  1 - nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu tư và phát triển các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên
5 A5 Hình thức sở hữu của dự án 1 (Trang 107)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w