bài tập nhóm luật tố tụng dân sự phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về chứng minh

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tập nhóm luật tố tụng dân sự phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về chứng minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chứng minh trong TTDS được các chủ thể tố2tụng thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự.Như vậy, ta có thể hiểu “Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tốtụng của c

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓMMÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀKẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: ……… Địa điểm: ………

Nhóm số:………

Lớp: ……… Khóa:………

Tổng số thành viên của nhóm:………

Có mặt:………

Vắng mặt:……… Có lý do: ……… Không……… lý do:Nội dung:………

Tên bài tập:………

Môn học: ………

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bàitập nhóm số:……… Kết quả như sau: STT Mã SVHọ và tênĐánh giácủa SVSV kýtênĐánh giácủa GVABCĐiểm(số)Điểm(chữ)GVkýtên12345Hà Nội, ngày tháng năm

Kết quả điểm bài viết: NHÓM TRƯỞNG- - Giáo viên chấm thứ nhất:.………

- - Giáo viên chấm thứ hai:.……….

Kết quả điểm thuyết trình:……….

- - Giáo viên cho thuyết trình:……….

Điểm kết luận cuối cùng:………

- - Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

NỘI DUNG 1

I.Một số vấn đề lý luận về chứng minh 1

1.Khái niệm và ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự: 1

1.1 Khái niệm chứng minh 1

1.2 Ý nghĩa của chứng minh 1

2.Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự 2

3.Đối tượng chứng minh 2

4.Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh 3

5.Phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự 3

6.Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự 4

II Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật về chứng minh 6

1.Quy định pháp luật về nghĩa vụ chứng minh 6

2.Quy định pháp luật về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh 8

3.Quy định pháp luật về các hoạt động chứng minh 10

3.4 Hoạt động đánh giá chứng cứ 17

KẾT LUẬN 18

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TTDS : Tố tụng dân sựBLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀNỘI DUNGI.Một số vấn đề lý luận về chứng minh

1 Khái niệm và ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự:1.1 Khái niệm chứng minh

Quá trình giải quyết giả thiết bằng cách tư duy, logic các sự kiện khách quanđể đi đến được kết luận cuối cùng là chứng minh Theo Từ điển tiếng Việt, nhà1

xuất bản giáo dục, 1998, trang 178 thì “Chứng minh là dùng lý lẽ, suy luận, bằngcứ để chỉ rõ điều gì đúng hay không đúng” Quá trình chứng minh diễn ra liên tục,

trong mọi mặt của đời sống xã hội và là động lực cho sự phát triển, khám phá tìmtòi

Trong TTDS, chứng minh là một dạng của hoạt động chứng minh nói chungnhưng khác biệt ở chỗ hoạt động này mang tính chất pháp lý, được điều chỉnh bởiluật TTDS và pháp luật liên quan, được thực hiện bởi các chủ thể có quyền, nghĩavụ cụ thể và kết quả của hoạt động này sẽ là một bản án, quyết định của tòa ánmang tính chất bắt buộc áp dụng Chứng minh trong TTDS được các chủ thể tố2

tụng thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Như vậy, ta có thể hiểu “Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tốtụng của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sựkiện, tình tiết của vụ việc dân sự” 3

1.2 Ý nghĩa của chứng minh

Chứng minh là biện pháp duy nhất để tìm ra sự thật khách quan của vụ việcdân sự Từ đó làm cơ sở để đưa ra phán quyết giải quyết các tranh chấp phát sinhmột cách nhanh chóng, chính xác và khách quan.

Đối với các đương sự, chứng minh là phương tiện duy nhất để họ có thể bảovệ được các quyền và lợi ích của mình Khi vụ việc dân sự được tòa án thụ lý vàgiải quyết cũng đồng nghĩa với việc bên nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích của

1 Nguyễn Như Quỳnh (2018), Cung cấp chứng cứ và vấn đề chứng minh trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.16.

2 Quách Mạnh Quyết (2009), Vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự - Vấn đề cơ bản nhất của tố

tụng dân sự Việt Nam hiện nay, Công trình dự thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, Trường Đại học Luật Hà Nội

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

1

Trang 6

mình bị xâm phạm, bên bị đơn không thừa nhận các quyền và lợi ích đó củanguyên đơn nên yêu cầu tòa án phân xử.

2 Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự

Nhìn chung các chủ thể tố tụng đều tham gia vào quá trình chứng minh, chỉ trừmột vài chủ thể như người phiên dịch, người được giao giữ tài sản kê biên, Nếuxem xét một cách đầy đủ, biện chứng các hoạt động của các chủ thể tố tụng trongviệc thực hiện mục đích, nhiệm vụ của tố tụng thì các chủ thể chứng minh trongTTDS bao gồm:

- Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự: Việc thực hiện nguyên tắc chứng minh là biểu hiện của việc

thực hiện quyền quyết định và định đoạt của đương sự trong TTDS Đối với4

người đại diện của đương sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền,nghĩa vụ tố tụng của đương sự nên nghĩa vụ chứng minh của họ được hình thànhtrên cơ sở nghĩa vụ chứng minh của đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa đương sự nên cũng có nghĩa vụ chứng minh.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người khác: Cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải thu thập, cung cấp, giao

nộp cho tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu củamình là có căn cứ và hợp pháp.

- Nhóm chủ thể thực hiện nguyên tắc chứng minh với tư cách là người tiến hànhtố tụng: Tòa án là chủ thể có nhiệm vụ giải quyết vụ án dân sự, viện kiểm sát là

chủ thể thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS

3 Đối tượng chứng minh

Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụviệc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Xác định5

đúng đối tượng chứng minh trong mỗi vụ việc dân sự cụ thể có tính chất quyếtđịnh tới kết quả giải quyết vụ viên dân sự đó.

4 Nguyễn Thị Hoài Phương (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Nxb Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội

5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

2

Trang 7

Trong TTDS, tòa án là cơ quan giải quyết vụ việc dân sự, bảo vệ pháp luật, duytrì công lí nên có nghĩa vụ xác định đối tượng chứng minh Căn cứ xác định đốitượng chứng minh gồm: Yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự và Quyphạm pháp luật nội dung.

Để giải quyết vụ việc dân sự khách quan, chính xác, đúng pháp luật, thì khôngchỉ những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh mà cả những tình tiết, sựkiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự dưới khía cạnh tốtụng cũng cần phải được chứng minh Cùng với đối tượng chứng minh, những tìnhtiết, sự kiện này tập hợp thành giới hạn chứng minh hay phạm vi chứng minhtrong TTDS.6

4 Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh

Về mặt lý luận, tất cả các sự kiện, tình tiết trong vụ việc đều cần phải chứngminh Tuy nhiên, pháp luật nước ta và các nước thừa nhận có những sự kiện, tìnhtiết không nằm trong đối tượng chứng minh, nghĩa là không cần chứng minh màcó thể sử dụng ngay làm cơ sở để giải quyết các vụ, việc dân sự Thực tiễn TTDS7

cho thấy trong một số vụ việc dân sự có những tình tiết, sự kiện đã quá rõ ràng, đãphản ánh sự thật hiển nhiên mà không phải chứng minh.8

Vì vậy, cần có quy định về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh nhằmtạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ, việc dân sự, đơn giản hóa các thủ tục,tránh tình trạng kéo dài quy trình tố tụng một cách không cần thiết, hạn chế việcgây phiền hà, tốn kém về thời gian, công sức, tiền của cả các bên đương sự và tòaán Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh được quy định cụ thể tại Điều92 BLTTDS năm 2015.

5 Phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự

Để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, pháp luật phải quy định nhữngcông cụ nhất định giúp làm sáng tỏ, giải quyết một cách nhanh chóng mà chính

xác Những công cụ này được gọi là phương tiện chứng minh “Phương tiệnchứng minh là những công cụ do pháp luật quy định các chủ thể chứng minh được

6, 7 Nguyễn Minh Hằng (2007), Chế định chứng minh trong Tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

8 Trần Phương Thảo (2016), “Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật học, (11), tr.68-73

3

Trang 8

sử dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự” Các chủ thể chứngminh chỉ được sử dụng các phương tiện chứng minh do pháp luật quy định màkhông thể sử dụng bất kỳ phương tiện nào khác để chứng minh Đồng thời, mỗiphương tiện cụ thể cũng chỉ được sử dụng để chứng minh khi đáp ứng được điềukiện do pháp luật quy định.

Trong thực tế, mỗi vụ việc dân sự lại có các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượngchứng minh khác nhau, đa dạng Việc sử dụng phương tiện chứng minh nào trongvụ việc dân sự là tùy thuộc vào những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứngminh của vụ việc dân sự cần giải quyết Do đó, cùng với sự phát triển nhanh10

chóng, vượt bậc của lập pháp, phương tiện chứng minh được thừa nhận cần phảingày càng đa dạng, phong phú để có thể làm rõ ràng nhất các vấn đề của vụ việcdân sự

6 Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự

Hoạt động chứng minh trong TTDS là một dạng của hoạt động chứng minh nóichung, tuy nhiên, điểm khác biệt được thể hiện ở việc đây là hoạt động mang tínhchất pháp lý được điều chỉnh bởi pháp luật TTDS và pháp luật liên quan, đượcthực hiện bởi các chủ thể có quyền, nghĩa vụ cụ thể và kết quả của hoạt động nàylà bản án, quyết định của tòa án mang tính chất bắt buộc áp dụng.

Đối với đương sự, thực hiện hoạt động chứng minh là phương tiện để bảo vệquyền và lợi ích của mình; còn đối với tòa án, đây là công cụ để tòa án nhận thứcchính xác sự việc xảy ra trên thực tế, từ đó làm cơ sở đưa ra phán quyết giải quyếtvụ việc dân sự một cách nhanh chóng, chính xác và khách quan.

Từ đó, nhận định, hoạt động chứng minh trong TTDS là một quá trình gồmhoạt động của tòa án, viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng trong việccung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu, phảnđối yêu cầu của mình và phán quyết của tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật.

Hoạt động chứng minh trong TTDS có ba đặc điểm cơ bản:11

9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội10 Vũ Văn Đồng (2006), Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội

11 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/09/04/3740-2/#:~:text=Hoạt%20động%20chứng%20minh%20trong%20tố%20tụng%20dân%20sự%20là,quy%20định%20của%20pháp%20luật truy cập ngày 21/10/2020, truy cập ngày 15/10/2020.

4

Trang 9

- Hoạt động chứng minh trong TTDS là một quá trình nhận thức diễn ra suyênsuốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết định thụ lý đơn khởi kiện cho đến khitòa án ra phán quyết Khởi đầu là việc chứng minh của nguyên đơn cho yêu cầucủa mình thông qua đơn khởi kiện, tiếp đến là hoạt động chứng minh của bị đơnbác yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có), hoạt động chứng minh củangười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, của Viện kiểm sát (nếu có)… và kết thúckhi tòa án chứng minh cho phán quyết của mình thông qua một bản án có giá trịbắt buộc thi hành.

- Bản chất của chứng minh chính là việc sử dụng chứng cứ Quá trình chứngminh là việc sử dụng chứng cứ một cách đúng đắn (thỏa mãn ba yêu cầu về tínhkhách quan, tính liên quan và tính hợp pháp) bao gồm bốn giai đoạn khác nhau làcung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứngcứ Các giai đoạn này có mối liên hệ mật thiết với nhau, chỉ có giai đoạn trước mớicó giai đoạn sau, và giai đoạn sau sẽ là cơ sở để đánh giá tính đúng đắn và triệt đểcủa giai đoạn trước

- Chủ thể của hoạt động chứng minh rất đa dạng Trong một vụ án cụ thể có rấtnhiều vấn đề cần phải được chứng minh, đồng nghĩa với việc chủ thể thực hiệnhoạt động chứng minh là đa dạng Nguyên đơn chứng minh cho yêu cầu của mình,bị đơn chứng minh cho bác yêu cầu, yêu cầu phản tố (nếu có) tòa án chứng minhcho phán quyết của mình, Viện kiểm sát chứng minh cho kháng nghị phúc thẩm,giám đốc thẩm, tái thẩm của mình… Ngoài ra, khi đương sự không đủ khả năngtham gia tố tụng hoặc không hiểu biết về pháp luật, không có kinh nghiệm tố tụnghọ có thể nhờ người khác thay mình tham gia tố tụng từ đó phát sinh ra các chủ thểkhác tham gia tố tụng như người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự… họ có quyền và nghĩa vụ không giống nhau xuất phát từ vị trí tốtụng cũng như thỏa thuận giữa họ và đương sự nhưng đây cũng là những chủ thểcủa họat động chứng minh.12

Cụ thể, các hoạt động chứng minh bao gồm:13

- Cung cấp chứng cứ: đây là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trongviệc đưa lại cho tòa án, viện kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự.

12 Đinh Ngọc Hiện, Tư pháp dân sự và thủ tục tố tụng dân sự, Hội thảo những vấn đề lý luận và thực tiễn của tố tụng dân sự Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi.

13 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.

5

Trang 10

- Thu thập chứng cứ: là việc phát hiện, tìm ra, tập hợp đưa vào hồ sơ các chứngcứ để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự Hoạt động thuthập chứng cứ bao gồm một số hoạt động cụ thể như: lấy lời khai của đương sự,người làm chứng; đối chất; xem xét, thẩm định tại chỗ…

- Nghiên cứu chứng cứ: là việc kiểm tra, xem xét nhằm tìm hiểu và làm rõchứng cứ.

- Đánh giá chứng cứ: đây là hoạt động nhận định giá trị chứng minh của chứngcứ Đánh giá chứng cứ là cơ sở để tòa án sử dụng chứng cứ vào giải quyết vụ việcdân sự

II Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật về chứng minh1 Quy định pháp luật về nghĩa vụ chứng minh

“Nghĩa vụ chứng minh” được quy định trong ngay điều luật đầu tiên củaChương VII BLTTDS năm 2015 – Điều 91 Việc đặt vị trí và tên gọi điều luật nhưvậy là rất hợp lý, cần thiết, bởi lẽ, đây là vấn đề cần phải xác cần phải xác định rõràng ngay từ đầu trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án, nếu khôngquy định chứng minh là của chủ thể nào thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng các chủthể không chịu đứng ra chứng minh hoặc đùn đẩy nhau; đồng thời giúp người cónghĩa vụ chứng minh xác định được ngay từ đầu công việc họ buộc phải làm và

phải làm thế nào cho hiệu quả “Nếu chứng minh là quyền thì họ có thể lựa chọnlàm hoặc không làm Tuy nhiên, nếu chứng minh là nghĩa vụ thì người có nghĩa vụchứng minh không được lựa chọn, họ chỉ có cách duy nhất phải làm.”14

Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 91 lần lượt quy định những chủ thể có nghĩavụ chứng minh Trước hết, khoản 1 Điều 91 quy định đương sự có yêu cầu phảichứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Đây là chủ thể trướctiên, chủ yếu và quan trọng nhất sẽ phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh trongTTDS Bởi lẽ, đương sự chính là người đưa ra yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu củangười khác, vì thế, đứng sự sẽ phải chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứhay không Về bản chất, quan hệ dân sự là quan hệ cá nhân riêng tư giữa các bênnên sẽ do các bên tự do quyết định hoặc từ giải quyết mọi vấn đề, trong đó baogồm cả việc phát sinh các tranh chấp Vì thế, đương sự hoàn toàn có quyền tự

14 Trần Phương Thảo (2014), “Bàn về nghĩa vụ chứng minh được quy định tại Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật học, (4), tr.42-47.

6

Trang 11

quyết định yêu cầu Tòa án tiến hành giải quyết hay không Bên cạnh đó, các bênđương sự lại chính là những người liên quan và hiểu rõ nhất vụ việc nên họ thườngbiết rõ các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc, thế nên việc thu thập chứng cứđể chứng minh là hoàn toàn phù hợp đối với họ Nhằm tôn trọng và bảo vệ15

quyền con người, khoản 1 Điều 91 BLTTDS năm 2015 có quy định hoàn toàn mớiso với BLTTDS 2004 về những trường hợp đương sự không phải thực hiện nghĩavụ chứng minh tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1

Theo khoản 2 Điều 91 thì không chỉ đương sự đưa ra yêu cầu mà ngay cảđương sự phản đối yêu cầu cũng có nghĩa vụ chứng minh Đương sự phản đối yêucầu phải chứng minh để thuyết phục Tòa án rằng mình không xâm phạm đếnquyền lợi của đương sự có yêu cầu; từ đó Tòa án mới có căn cứ, cơ sở để bác bỏyêu cầu mà phía bên kia đưa ra Đương sự phản đối yêu cầu phải đưa ra chứng cứ,căn cứ pháp lý, các lý lẽ, lập luận để chứng minh cho việc phản đối đó là đúng đắnvà có cơ sở.16

Theo khoản 3 Điều 91 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi íchcủa người khác, lợi ích nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh Các chủ thể này sau khi khởikiện sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh để làm sáng tỏ các vấn đề mà họ yêu cầu Tòaán giải quyết Bởi lẽ, mặc dù các chủ thể này không có quyền, lợi ích liên quan,nhưng họ vẫn phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợppháp Nếu các chủ thể này không thực hiện được nghĩa vụ chứng minh của họ thìsẽ dẫn đến kết quả bất lợi cho chính các đương sự mà họ đại diện khởi kiện hoặccho vấn đề liên quan mà cần được giải quyết thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức đóphụ trách.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 91, Tòa án dân sự không có trách nhiệm chứngminh cho các yêu cầu của đương sự mà trong trường hợp đương sự có nghĩa vụđưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đãthu thập được có trong hồ sơ vụ việc Điều này là hợp lý, vì ngay đến khi các bênquyết định yêu cầu Tòa án giải quyết thì về bản chất, Tòa án cũng chỉ là cơ quancó thẩm quyền giải quyết tranh chấp một cách khách quan, công bằng và đúng

15 Nguyễn Vĩnh Hưng (2018), “Nghĩa vụ chứng minh trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”, Việt Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát, (20), tr.3-8

16 Vũ Hoàng Anh (2019), “Nghĩa vụ chứng minh của đương sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”, Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, Luật sư Việt Nam, (4), tr.8-12.

7

Trang 12

pháp luật chứ Tòa án không thể làm hộ các đương sự để chứng minh với các yêucầu của đương sự đưa ra Điều này cho thấy pháp luật TTDS Việt Nam đang ngàycàng phát triển, ngày càng gần hơn với pháp luật TTDS quốc tế, đặc biệt là Điều91 của BLTTDS năm 2015 đã có những tiến bộ vượt trội so với các quy định trướcđây về nghĩa vụ chứng minh.

2 Quy định pháp luật về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

Giữ nguyên tên gọi, kết cấu so với BLTTDS 2004, Điều 92 BLTTDS năm2015 quy định về “Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh”, nhằm loại bỏnhững hoạt động chứng minh không cần thiết có thể làm mất thời gian của đươngsự và Tòa án.

Khoản 1 Điều 92 BLTTDS năm 2015 quy định những tình tiết, sự kiện đầu tiên

không phải chứng minh tại điểm a là “những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọingười đều biết và được tòa án thừa nhận” Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụthể về việc như thế nào thì được coi là những tình tiết, sự kiện “rõ ràng mà mọingười đều biết.”, gây ra nhiều bối rối khi áp dụng vào thực tiễn Có những tình

tiết, sự kiện mà mọi người đều biết như đã nêu ở trên khi vừa mới xảy ra thì đươngsự chỉ cần nêu sự kiện, tình tiết Tuy nhiên, cũng có những tình tiết, sự kiện màvào thời điểm xảy ra ai cũng biết nhưng vì xảy ra đã lâu nên cần phải nêu ra cácchứng cứ để chứng minh các tình tiết, sự kiện đã thực sự xảy ra vào đúng thờiđiểm đó Trường hợp có những tình tiết, sự kiện xảy ra nhưng khi một bên đươngsự nêu ra thì bên kia phản đối thì đương sự vẫn phải đưa ra những người làmchứng hoặc chứng cứ để xác nhận những sự kiện đó, trên cơ sở đó Tòa án thừanhận các tình tiết, sự kiện đó và giải phóng đương sự khỏi nghĩa vụ chứng minh.17

Điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS năm 2015 giữ nguyên so với BLTTDS 2004,

quy định “Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền đã có hiệu lực pháp luật” cũng sẽ không phải chứng minh Điều này là hợp

lý bởi nếu tình tiết, sự kiện đã được xác định trong những văn bản này, chứng tỏnhững tình tiết, sự kiện đó đã được chứng minh, Tòa án hay cơ quan nhà nước có

thẩm quyền đã kiểm chứng Điểm c xác định cả “những tình tiết, sự kiện đã được

17Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội

8

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan