1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thảo luận lịch sử đảng cộng sản việt nam anh chị hãy tìm hiểu về thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945 những bài học kinh nghiệm về thời cơ

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Anh (Chị) hãy tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945? Những bài học kinh nghiệm về thời cơ
Tác giả Nhóm 02
Người hướng dẫn Lê Văn Nguyên
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Khách sạn - Du lịch
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Báo cáo thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một điển hình về chớp lấy thời cơ giành chính quyền cách mạng về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.1.2.Vai trò của thời cơ -Đạp đổ chính quyền p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: Anh (Chị) hãy tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945? Những bài học kinh nghiệm về thời cơ.

Nhóm: 02 Giảng viên giảng dạy: Lê Văn Nguyên

Mã lớp HP: 2364HCMI0131

Hà Nội 2023

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành đề tài thảo luận Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Nguyên đã dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài

Nhóm đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn thành bài tiểu luận Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, nhóm em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Dân tộc Việt Nam đã viết lên nhiều trang sử vẻ vang với những chiến công chống xâm lược và chống ách thống trị của giặc ngoại xâm Trong đó, cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc.Sự thành công của Cách mạng tháng Tám là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc anh hùng, bất khuất có lịch sử hàng nghìn năm chống xâm lược phong kiến và ngót một trăm năm chống ách thống trị của bọn đế quốc thực dân Đó cũng là kết quả của 15 năm đấu tranh (1930 – 1945) của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.Có thể thấy rằng sự thành công của Cách mạng tháng Tám là nhờ sự hội tụ những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau Và một trong những vấn đề đó chính là việc Đảng ta đã biết nhận định về thời cơ và chớp lấy thời cơ.Đã mấy mươi năm đã trôi qua, nhưng bài học về nhận định thời cơ và chớp thời cơ cách mạng của Ðảng trong Cách mạng Tháng Tám 1945, vẫn còn nguyên giá trị thời sự

Nhận thức được tầm quan trọng của những điều trên, bài thảo luận này dựa trên những sự kiện lịch sử của dân tộc để đúc kết lại những kinh nghiệm , bài học đắt giá mà thắng lợi Cách mạng Tháng Tám để lại Qua đó giáo dục cho mỗi người Việt Nam nhận thức được thời cơ và chớp lấy thời cơ Nhận thức về ý nghĩa sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đối với thế hệ trẻ sẽ góp phần làm cho truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta đi vào thực tiễn của sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

3

Trang 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THỜI CƠ

1.1 Khái niệm thời cơ

Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất có lợi nhất cho việc phát huy mọi sức mạnh, đảm bảo một việc nào đó có thể tiến hành để giành thắng lợi Thời cơ, đó

là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định Nói như vậy không có nghĩa là thời cơ

là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể đoán định được Tuy nhiên, điều lý thú là ở chỗ, nó có mà không có và ngược lại Vì thế, không phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình.Thời cơ có thể do thực lực cách mạng trong nước tạo ra, cũng có thể do hoàn cảnh bên ngoài đưa đến Nếu không có thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì không thể tạo ra được thời cơ và khi thời cơ đến sẽ không kịp thời tận dụng hiệu quả

Thời cơ cách mạng là toàn bộ những sự kiện, biến cố, những tình huống diễn

ra có lợi cho cách mạng trong một thời gian và không gian nhất định Thời cơ đến nhanh, chín muồi nhanh và trôi qua rất nhanh Đối với cách mạng Việt Nam, khi thời cơ đến, chớp lấy thời cơ để chiến thắng quân xâm lược vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một điển hình về chớp lấy thời cơ giành chính quyền cách mạng về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động

1.2 Vai trò của thời cơ

-Đạp đổ chính quyền phát xít Nhật và tay sai

-Ngày 30- 8- 1945, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị

-Ngày 2-9-1945, lãnh tụ Hồ Chi Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội)

-Ba ngày sau, ngày 5-9-1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta

Vai trò của nắm bắt thời cơ cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động, như cơn sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật và tay sai

4

Trang 5

CHƯƠNG I: THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8

1.1 Khái niệm thời cơ

Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất có lợi nhất cho việc phát huy mọi sức mạnh, đảm bảo một việc nào đó có thể tiến hành để giành thắng lợi Thời cơ, đó

là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định Nói như vậy không có nghĩa là thời cơ

là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể đoán định được Tuy nhiên, điều lý thú là ở chỗ, nó có mà không có và ngược lại Vì thế, không phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình.Thời cơ có thể do thực lực cách mạng trong nước tạo ra, cũng có thể do hoàn cảnh bên ngoài đưa đến Nếu không có thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì không thể tạo ra được thời cơ và khi thời cơ đến sẽ không kịp thời tận dụng hiệu quả

Thời cơ cách mạng là toàn bộ những sự kiện, biến cố, những tình huống diễn ra có lợi cho cách mạng trong một thời gian và không gian nhất định Thời cơ đến nhanh, chín muồi nhanh và trôi qua rất nhanh Đối với cách mạng Việt Nam, khi thời cơ đến, chớp lấy thời cơ để chiến thắng quân xâm lược vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một điển hình về chớp lấy thời cơ giành chính quyền cách mạng về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Việc nắm bắt thời cơ trong cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động, như cơn sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật

và tay sai

1.2 Bối cảnh lịch sử cách mạng tháng 8

1.2.1 Tình hình trong nước

- Sự chuẩn bị của Đảng và nhân dân ta: Từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra sức xây dựng lực lượng về các mă yt, mở rô yng mă yt trâ yn, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, lực lượng cách mạng ở thành phố,… để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến Đồng thời, Đảng ta hết sức chăm chú theo dõi sự phát triển của tình hình, diễn biến của chiến tranh thế giới lần thứ hai, dự đoán các khả năng, phân tích mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để có những quyết sách đúng đắn kịp thời

- Về mâu thuẫn Nhật - Pháp: Mâu thuẫn đã bị đẩy lên gay gắt đến cực độ khi

“hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo như Đông Dương” Trước tình hình sớm muộn quân Đồng minh sẽ tiến vào Đông Dương, phát xít Nhật

5

Trang 6

càng xúc tiến âm mưu diệt Pháp để trừ mối lo về sau Đêm 09/3/1945 phát xít Nhật làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp độc chiếm Đông Dương, đúng như nhận định của Đảng ta

Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương

đã mở rộng quyết định phát động cao trào cách mạng làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa

Đồng thời lợi dụng tình hình Nhật đảo chính Pháp, bọn Quốc dân đảng cũng nổi lên ở Hoàng Mai, Mật Minh, Đạo Ngạn (Việt Yên), Húi (Lục Ngạn, nay thuộc Lục Nam), thị xã Phủ Lạng Thương tranh giành ảnh hưởng, cản trở hoạt động của ta.

1.2.2 Tình hình quốc tế

- Phe Đồng Minh: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin

- Phe Phát xít: Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc

Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật Trong khi

đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang

âm mưu thay đổi chủ, chống lại cách mạng

1.3 Dự đoán thời cơ (quá trình nhận thức thời cơ), xác định thời cơ, chớp thời cơ trong cách mạng Tháng Tám:

1.3.1 Quá trình nhận thức thời cơ

Trong những năm cuối của cuộc vận động giải phóng dân tộc (1941-1945), khi phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Đồng minh, Hồ Chí Minh khẳng định thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng sắp xuất hiện:

“Ấy là nhịp tốt cho ta, Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông”

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, lý luận về thời cơ khởi nghĩa ở Việt Nam đã được trình bày sáng rõ Theo đó, thời cơ khởi nghĩa xuất hiện khi: lực lượng đế quốc thống trị lung lay bối rối không đủ sức giữ địa vị của chúng như

6

Trang 7

trước nữa; dân chúng căm tức kẻ thù cực điểm, quyết hy sinh nổi dậy tranh đấu với

đế quốc đến cùng vì hiểu rằng ngồi yên cũng chết; chính đảng cách mạng có chính sách đúng lãnh đạo dân chúng khởi nghĩa và được dân chúng tin cậy

Từ những nét tổng quát về thời cơ tổng khởi nghĩa được xác định, vấn đề đặt

ra là phải theo dõi sát và đánh giá đúng xu hướng diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước để vận dụng lý luận đó trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện Đến năm 1945, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, sự lớn mạnh và mở rộng

về thế và lực của Mặt trận Việt Minh đã là những tiền đề quan trọng để Hồ Chí Minh đưa ra những quyết sách kịp thời, những biện pháp cụ thể, đón thời cơ, sửa soạn chuẩn bị khởi nghĩa khi cục diện chiến tranh chống phát-xít đi vào giai đoạn kết thúc, cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế mới

Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra những thời cơ chín muồi để đưa Cách mạng đến thành công Bàn về thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc đến bài học về vấn đề nắm bắt thời

cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chủ trương nhằm chuyển hướng đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng như: thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân (tháng 4/1945); ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước Tại đây, Người đã có Thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành Mệnh lệnh khởi nghĩa, công bố Lệnh khởi nghĩa (Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa)… Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập dân tộc đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" Ngay khi nhận được tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (ngày 15/8/1945),

7

Trang 8

Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) (tháng 8/1945) quyết định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương

1.3.2 Xác định thời cơ

Dự đoán đúng tình hình Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương, ngay trước lúc đó, Tổng Bí thư Trường Chinh triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)

để phân tích tình hình và đề ra chủ trương chiến lược mới Ngày 12-3-1945, Ban

Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chỉ rõ bản chất hành động của Nhật Chỉ thị quyết định phát động một

cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện Bản chỉ thị ngày 12-3-1945 thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết, kịp thời của Đảng Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh trong cao trào chống Nhật cứu nước và có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Việt Minh, từ giữa tháng 3-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ

Từ chỗ hợp tác với Việt Minh chống quân phiệt Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Mỹ không ngần ngại quay lưng lại phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam Tại Hội nghị Ianta (2-1945), Tổng thống Mỹ Roosevelt hoàn toàn “nhất trí với đề nghị chỉ để các thuộc địa dưới quyền ủy trị nếu

“mẫu quốc” đồng ý” “Mẫu quốc” của Đông Dương không ai khác là nước Pháp

Từ đó, Mỹ ngày càng nghiêng về phía Pháp, ủng hộ Pháp trở lại xâm lược Đông Dương, nhất là sau khi Roosevelt qua đời (12-4-1945) và Harry Truman bước vào Nhà Trắng Mùa hè năm 1945, Mỹ cam kết với Charles De Gaulle rằng sẽ không cản trở việc Pháp phục hồi chủ quyền ở Đông Dương Cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam sẽ bị xếp vào “hoạt động phiến loạn do cộng sản cầm đầu” Trong tình hình ấy, “ai biết dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu, với tốc độ nào?” Như vậy, thời cơ cách mạng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian xác định:

từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương Trong tình hình trên, vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh mà Đảng và nhân dân Việt Nam không thể chậm trễ, không chỉ để tranh thủ thời cơ, mà còn phải khắc phục nguy cơ, đưa cách mạng đến thành công

Có thể khẳng định, thời cơ của Cách mạng Tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn - từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng

8

Trang 9

minh vào Đông Dương Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng ta đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc Còn nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương, tình hình trở nên “vô cùng nguy hiểm”

Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta được nhân lên gấp bội: từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền

1.3.3.Chớp thời cơ:

Ngày 12-8-1945, Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong khu

Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố

“Quân lệnh số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc

+ Ngày 14 và 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, do lãnh tụ

Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì, tập trung phân tích tình hình và

dự đoán: “Quân Đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc Pháp lăm le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương” Hội nghị quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân! Hội nghị xác định ba nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời Phương hướng hành động trong tổng khởi nghĩa: phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh Phải chộp lấy những căn cứ chính (cả ở các đô thị) trước khi quân Đồng minh vào, thành lập ủy ban nhân dân ở những nơi đã giành được quyền làm chủ Hội nghị cũng quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội

và đối ngoại cần thi hành sau khi giành được chính quyền

Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào

9

Trang 10

Ngày 17-8-1945, tại Hà Nội, Tổng hội viên chức tổ chức một cuộc mít tinh ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim Đảng bộ Hà Nội bí mật huy động quần chúng trong các tổ chức cứu quốc ở nội và ngoại thành biến cuộc mít tinh đó thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh Các đội viên tuyên truyền xung phong bất ngờ giương cao cờ đỏ sao vàng, kêu gọi nhân dân tham gia khởi nghĩa Hàng vạn quần chúng

dự mít tinh nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh Lính bảo an, cảnh sát của chính quyền Nhật có nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh cũng ngả theo Việt Minh Cuộc mít tinh biến thành một cuộc biểu tình tuần hành, có cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, rầm rộ diễu qua các phố đông người, tiến đến trước phủ toàn quyền cũ, nơi tư lệnh quân Nhật đóng, rồi chia thành từng toán, đi cổ động chương trình Việt Minh khắp các phố Sau cuộc biểu dương lực lượng, Thành ủy Hà Nội nhận định đã có đủ điều kiện để phát động tổng khởi nghĩa

Sáng ngày 19-8-1945, Thủ đô Hà Nội tràn ngập cờ đỏ sao vàng Quần chúng cách mạng xuống đường tập hợp thành đội ngũ, rầm rộ kéo đến quảng trường Nhà hát thành phố trong tiếng hát “Tiến quân ca” và cờ đỏ sao vàng để dự cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức Ủy ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh Cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình vũ trang Quần chúng cách mạng chia thành nhiều đoàn đi chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Trại Bảo an binh, Sở Cảnh sát và các công sở của chính quyền thân Nhật Trước khí thế và sức mạnh áp đảo của quần chúng, hơn một vạn quân Nhật ở Hà Nội không dám chống cự Chính quyền về tay nhân dân

Ngày 23-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế huy động quần chúng

từ các huyện đã giành được chính quyền ở ngoại thành, kết hợp với nhân dân trong nội thành Huế xuống đường biểu dương lực lượng Bộ máy chính quyền và quân đội Nhật hoàn toàn tê liệt Quần chúng lần lượt chiếm các công sở không vấp phải sức kháng cự nào

Đêm 24-8-1945, các lực lượng khởi nghĩa với gậy tầm vông, giáo mác, từ các tỉnh xung quanh rầm rập kéo về Sài Gòn Sáng 25-8-1945, hơn 1 triệu người biểu tình tuần hành thị uy Quân khởi nghĩa chiếm các công sở Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng

Ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Ủy ban Dân tộc giải phóng về đến Hà Nội

Sáng ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng, thống nhất những chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới;

đề nghị mở rộng hơn nữa thành phần của Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng

là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân

10

Ngày đăng: 22/05/2024, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w