1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích chi phí doanh thu lợi nhuận của một doanh nghiệp cụ thể trongg một giai đoạn nhất định

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của một doanh nghiệp cụ thể trong một giai đoạn nhất định
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Tài chính – Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Bài thảo luận nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quýI/2020, có 55,8% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trongnước là yếu tố ảnh hưởn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN NHÓM Môn: Kinh tế vi mô 1

Đề tài: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của một doanh nghiệp cụ thể

trongg một giai đoạn nhất định.

Nhóm: 5

Mã lớp học phần: 2187MIEC0111.

Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Hương.

Hà Nội năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Tính cấp thiết của đề tài 3

II Câu hỏi nghiên cứu đề tài 5

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

IV Mục tiêu nghiên cứu đề tài 6

V Nguồn số liệu nghiên cứu 6

VI Phương pháp nghiên cứu 6

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA VINAMILK TRONG QUÝ 1 NĂM 2020 7

I Doanh thu 7

II Về lợi nhuận 9

III Về chi phí 11

Chương 2: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA – VINAMILK TRONG QUÝ I -2020 14

I Tổng quan tình hình của công ty trong quý I-2020: 14

II Đánh giá kết quả kinh doanh: 20

III Phân tích biên lợi nhuận và cơ cấu chi phí 26

IV Các kết luận và phát hiện quá trình nghiên cứu 27

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI: NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA – VINAMILK TRONG QUÝ I – 2020 (Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu) 33

I Dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết (thực hiện) vấn đề nghiên cứu 33

II Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu 35

III Giải pháp 35

KẾT LUẬN: 37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUÂvN 39

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU.

I Tính cấp thiết của đề tài.

1 Thực trạng chung tình hình kinh tế thế giới trong quý I năm 2020.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến mức tăng trưởng của nhiều nền kinh tế trên toàncầu bị suy giảm mạnh chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua Hầu hết các tổ chức quốc tếđều có chung nhận định, kinh tế toàn cầu khó có thể phục hồi trong ngắn hạn mà sẽ phải mấtnhiều năm

Đầu năm 2020, giới chuyên gia từng lạc quan đưa ra dự báo về những gam màu sángtrong bức tranh triển vọng kinh tế thế giới Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi đại dịch Covid -

19 xuất hiện Sức tàn phá ghê gớm của dịch Covid -19 là đòn giáng “chí mạng” vào nền kinh

tế thế giới Đại dịch trở thành “sát thủ vô hình” đẩy nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong giaiđoạn phục hồi mong manh sa lầy vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứHai Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ công nghiệp, giao thông vận tải đến cáclĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ ngườiđồng loạt bị ảnh hưởng Kinh tế thế giới bỗng chốc “bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD, kéo theokhông ít thành quả gây dựng trong nhiều năm qua bị tiêu tan

Theo số liệu của một số viện nghiên cứu kinh tế trên thế giới, mức độ tăng trưởng kinh tếthế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5-7% so với mức độ tăng trưởng trung bình củakinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2-3 năm đểkhôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan.Những nền kinh tế lâu nay chưa giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơ cấucũng như phụ thuộc nhiều nhất vào ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nềnhất Trước cú sốc mang tên Covid -19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nềnkinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,Pháp, Đức, Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore,Philippines, Thái Lan, Indonesia… Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính củadiễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệnhất trong năm 2020

Trang 4

http://consosukien.vn/kinh-te-the-gioi-nam-2020-di-qua-nhung-khoang-toi-va-con-duong-2 Thực trạng chung tình hình kinh tế Việt Nam trong quý I năm 2020.

Kinh tế – xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giớităng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chungchâu Âu đang chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế; giá dầu thô giảmmạnh do căng thẳng giữa A-rập Xê-út và Liên bang Nga, chiến tranh thương mại Mỹ –Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Iran, cùng với biến đổi khíhậu và đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19)bùng phát mạnh trên toàn cầu đã tác động tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia trên thế giới.Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ

mô ổn định nhưng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, dịch Covid-19 diễn biếnphức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại, tỷ lệ thấtnghiệp, thiếu việc làm tăng cao Bên cạnh đó, thời tiết những tháng đầu năm không thuậnlợi, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng,dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ,hiệu quả các giải pháp vừa phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa phòngchống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 Ngày 4/3/2020, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTG về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khókhăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19

3 Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quý I năm 2020.

Khu vực doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong quý I/2020 do chịu ảnh hưởng trực tiếp từdịch Covid-19 Trong 3 tháng đầu năm, cả nước có 29,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thànhlập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; 14,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạtđộng, giảm 1,6%; đáng chú ý là số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới

Trang 5

các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọngdịch Covid-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II khảquan hơn quý I.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến,chế tạo trong quý I/2020 cho thấy: Có 20,9% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuấtkinh doanh quý I/2020 tốt hơn quý IV/2019; 42% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và37,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quýI/2020, có 55,8% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trongnước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;48% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 31,3% số doanhnghiệp cho rằng thiếu nguyên, nhiên, vật liệu; 30,7% số doanh nghiệp cho rằng gặp khókhăn về tài chính; 28,5% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêucầu; 26,6% số doanh nghiệp cho rằng lãi suất vay vốn cao; 24,4% số doanh nghiệp cho rằngnhu cầu thị trường quốc tế thấp; 22,6% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàngnhập khẩu cao; 21,1% số doanh nghiệp cho rằng thiết bị công nghệ lạc hậu

xa-hoi-quy-i-nam-2020/

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/03/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-4 Về tính cấp thiết của đề tài.

Việc đánh giá đúng chi phí, doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàngcũng như lợi nhuận đạt được sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểmtrong quá trình thực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng, giảm doanh thu

Từ đó, hạn chế những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực nhằmphát huy thế mạnh của doanh nghiệp

II Câu hỏi nghiên cứu đề tài.

Phân tích chi phí doanh thu lợi nhuận của một doanh nghiệp cụ thể trong một giai đoạnnhất định

Trang 6

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: Công ty cổ phần Sữa - Vinamilk

- Về đề tài và nội dung nghiên cứu: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của

Vinamilk

- Về không gian: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của Vinamilk được nghiên cứu trong

phạm vi toàn quốc và quốc tế (thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu)

- Về thời gian: Các thông tin, số liệu được phản ánh trong giai đoạn quý I năm 2020.

IV Mục tiêu nghiên cứu đề tài.

- Phát hiện các ưu nhược điểm của Vinamilk trong hoạt động kinh doanh quý I năm2020

- Chỉ ra những khó khăn, hạn chế tác động đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận củaVinamilk trong quý I năm 2020

V Nguồn số liệu nghiên cứu

Nguồn số liệu nghiên cứu dựa trên bản báo cáo kinh doanh quý I/2020 của Công ty cổphần sửa Việt Nam (Vinamilk)

https://kiemsat.vn/vinamilk-cong-bo-ket-qua-kinh-doanh-quy-1-nam-2020-57245.html

VI Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích số liệu, đánh giá chi phí, lợi nhuận, doanh thu của doanhnghiệp

- Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứuliên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài vàcác số liệu thống kê

- Thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt nội dung các nghiên cứu

Trang 7

2 Nội dung của doanh thu.

Bao gồm 2 bộ phận:

Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc những hoạt độngsản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm:

- Doanh thu do liên doanh mang lại

- Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền lãi gửi ngânhàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, tráiphiếu

- Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vàothiệt hại

- Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; giátrị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát minh, sáng chế; tiêuthụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm

3 Vai trò của doanh thu

Trang 8

- Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có

ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tếquốc dân

- Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổchức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải cáckhoản chi phí về tư liệu lao động, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảohiểm xã hội, nộp thuế theo luật định Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán hàng cóảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp

4 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu

- Việc đánh giá đúng tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặthàng, giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thựchiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng, giảm doanh thu Từ đó, hạnchế những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực nhằm pháthuy thế mạnh của doanh nghiệp

- Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi (lỗ) sau một quá trình sảnxuất kinh doanh

5 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là:

- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, dịch vụcung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn

- Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương đối giảnđơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao Nhưng cũng có nhữngmặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp Do đó, việcthay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

Trang 9

- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng caokhông những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ Sảnphẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ cao

- Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay đổi giábán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng Doanhnghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải

bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợinhuận để thực hiện tái đầu tư

II Về lợi nhuận.

1 Khái niệm

Lợi nhuận hay còn gọi là lợi nhuận ròng (net profit hay bottom line) là khoản thu nhậpcòn lại sau khi đã trừ đi các khoản phải trả nợ, dòng thu nhập bổ sung (additional income) vàchi phí vận hành

- Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết

- Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại

tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu

- Lợi nhuận khác: Thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thuđược các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, thu các khoản nợkhông xác định được chủ, các khoản lợi nhuận bị sót những năm trước nay mới pháthiện

3 Vai trò của lợi nhuận

Trang 10

- Phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánhkết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như: lao động, vật tư, tài sản cốđịnh

- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền kinh tếquốc dân và doanh nghiệp

- Tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên

- Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động vàcác đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

4 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận

- Giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đề

ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếuđến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềmtàng của doanh nghiệp

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp Các nhân tố chủ yếu là:

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có tiêu thụ mớixác định được lãi (lỗ) và lãi (lỗ) ở mức độ nào Sản phẩm, hàng hoá phải được tiêuthụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận

- Giá thành sản xuất của sản phẩm: Giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiếnlược cạnh tranh về giá Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp dụng giábán thấp hơn đối thủ, để thu được lợi nhuận cao hơn

- Giá bán sản phẩm: Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bùđắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng để tái đầu tư

Trang 11

- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có một chiphí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức

độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế, rất khác nhau Bởi vậy, khidoanh nghiệp có cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp

- Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các sự thayđổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chếtổn thất

- Chi phí mua nguyên liệu, vật liệu

- Chi phí thuê lao động, vay vốn, thuê đất đai

- Chi phí khấu hao tài sản cố định…

2 Chi phí kế toán và chi phí kinh tế

- Dưới giác độ kế toán, chi phí kế toán: Là những khoản phí thực tế bỏ ra và được ghichép trong sổ sách kế toán (mua thiết bị máy móc, khấu hao, thuê lao động…)

- Chi phí kinh tế: Là toàn bộ phí tổn của việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trong quátrình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Chi phí kinh tế là chi phí cơhội của việc sử dụng nguồn lực

Chi phí kinh tế > chi phí kế toán

3 Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế

- Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí

Trang 12

- Công thức tính Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Lợi nhuận kế toán = Doanh thu - Chi phí kế toán

Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu - Chi phí kinh tế

4 Trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn chi phí sản xuất là phí tổn mà doanh nghiệp phải chịu khi tiến hành sảnxuất trong ngắn hạn trong đó

a Tổng chi phí trong ngắn hạn = Chi phí biến đổi + Chi phí cố định

b Chi phí biến đổi (VC, TVC): Khoản chi phí thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi

c Chi phí cố định (FC, TFC):

Chi phí gần như cố định: Quan trọng đối với ngắn hạn đây là khoản chi phí không đổi dùcho doanh nghiệp có sản xuất bao nhiêu sản lượng, đây là khoản phí cần cân nhắc liệu cónên ngừng sản xuất hay không

Chi phí chìm: Là khoản chi phí không thể giảm dù doanh nghiệp có ngừng sản xuất, quantrọng trong sản xuất dài hạn, đây là yếu tố cân nhắc gia nhập hay rời bỏ ngành

d Ngoài ra còn có một vài chi phí như: chi phí bình quân (ATC), chi phí cố định bình quân(AFC), chi phí biến đổi bình quân (AVC), chi phí cận biên (MC)

e Mối liên hệ giữa MC và MPL:

MC = MPLw (với w là giá thuê 1 đơn vị lao động)

f Mối liên hệ giữa AVC và APL:

AVC =APLw (với w là giá thuê 1 đơn vị lao động), nên APLmax APL=MPL vàAVCmax MC=AVC

5 Trong dài hạn

Trang 13

a Tổn chi phí (LTC) là toàn bộ phí tổn mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuấtkinh doanh hang hóa dịch vụ trong điều kiện yếu tố đầu vào có thể thay đổi, ngoài rachi phí trong dài hạn còn là chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn là tốtnhất.

b Ngoài ra trong dài hạn còn có một số loại chi phí: chi phí bình quân dài hạn (LAC),chi phí cận biên dài hạn (LMC)…

c Trong dài hạn còn có đường đồng phí thể hiện tập hợp tối đa về đầu vào mà doanhnghiệp có thể mua hay thuê với một lượng chi phí nhất định và giá của đầu vào là chotrước

Phương trình đường đồng phí: C = Wl+Rk

L và K là số lượng lao động và vốn dùng trong sản xuất

W, r là giá thuê 1 đơn vị lao động và 1 đơn vị vốn

6 Chi phí hoạt động kinh doanh

- Các doanh nghiệp phải theo dõi chi phí liên quan phát sinh khi doanh nghiệp hoạtđộng và chi phí liên quan phát sinh khi doanh nghiệp không hoạt động

- Bởi vì lợi nhuận được xác định bằng doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được trừ sốtiền doanh nghiệp bỏ ra để hoạt động, lợi nhuận có thể được tăng lên bằng cách tăngdoanh thu và giảm chi phí hoạt động Bởi vì việc cắt giảm chi phí thường có vẻ như làmột cách dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn để tăng lợi nhuận, do đó các nhà quản lýthường sẽ nhanh chóng chọn phương pháp cắt giảm chi phí

- Tuy nhiên, cắt giảm chi phí hoạt động quá nhiều có thể làm giảm năng suất của doanhnghiệp và do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị giảm Mặc dù giảm bất kỳ chiphí hoạt động cụ thể nào thường sẽ làm tăng lợi nhuận ngắn hạn, nó cũng có thể ảnhhưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn Ví dụ: Nếu một doanh nghiệpcắt giảm chi phí quảng cáo, lợi nhuận ngắn hạn của họ sẽ có khả năng cải thiện, vì họđang chi tiêu ít tiền hơn cho chi phí hoạt động Tuy nhiên, bằng cách giảm quảng cáo,doanh nghiệp cũng có thể giảm khả năng tạo doanh thu mới và lợi nhuận trong tươnglai có thể bị ảnh hưởng

Trang 14

- Lý tưởng nhất, các doanh nghiệp nên tìm cách giữ chi phí hoạt động càng thấp càngtốt trong khi vẫn duy trì khả năng tăng doanh số Để có thể làm được điều này, nhàquản lý cần hiểu rõ chi phí hoạt động và cách quản lý chi phí hoạt động một cách hiệuquả.

Chương 2: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA – VINAMILK TRONG QUÝ I -2020

I Tổng quan tình hình của công ty trong quý I-2020:

1 Giới thiệu sơ lược về Vinamilk.

- Tên gọi: Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vietnam Dairy

Products Joint Stock Company) là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từsữa cũng như những thiết bị máy móc liên quan

- Logo:

- Trụ sở (chính): Số 10, đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp.HCM

- Website:

https://www.vinamilk.com.vn/

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w