Văn hóa quân sự việt nam

189 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Văn hóa quân sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên một nền văn hoá với bản sắc dân tộc đậm đà và độc đáo. Và trong đó, không thể không nói tới văn hoá quân sự Việt Nam như một bộ phận quan trọng hàng đầu. Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước đã làm nảy sinh trong di sản dân tộc những nét đẹp văn hoá quân sự mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, trở thành các tín niệm phổ biến trong những câu nói cửa miệng đời thường như: ra ngõ gặp anh hùng, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, trẻ thơ cũng là dũng sĩ, tiếng hát át tiếng bom... Có thể nói rằng, tổ tiên ta không chỉ thắng giặc ngoại xâm về quân sự, chính trị, mà một lĩnh vực có ý nghĩa hết sức quan trọng là chiến thắng về văn hoá, và dân tộc ta cũng thắng giặc chính bằng sức mạnh văn hoá giữ nước của mình. Nối tiếp truyền thống lịch sử oai hùng đó, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay cần hiện thực hoá quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân như một nhiệm vụ cách mạng thấm đầy giá trị sáng tạo và nhân văn cao cả. Nghiên cứu văn hoá quân sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quán triệt và thực hiện đúng đắn quan điểm đó. Bởi vì, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay không chỉ đơn thuần là sức mạnh quân sự, mà là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sức mạnh ấy chỉ được phát huy cao độ khi mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội và mỗi người dân thấm nhuần văn hoá giữ nước và phát huy cao độ ý thức cộng đồng dân tộc của con người Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Kết quả nghiên cứu về văn hoá quân sự Việt Nam còn góp phần luận giải cơ sở khoa học của nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tiếp tục đưa cuộc vận động xây dựng môi trường văn hoá và đời sống văn hoá trong các đơn vị quân đội đi vào chiều sâu, đồng thời góp phần nhận thức và giải quyết một cách thống nhất, khoa học về mối liên hệ giữa truyền thống với hiện đại trong phát triển văn hoá quân sự Việt Nam và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm của Đảng ta.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ViệtNam đã hun đúc nên một nền văn hoá với bản sắc dân tộc đậm đà và độc đáo.

Và trong đó, không thể không nói tới văn hoá quân sự Việt Nam như một bộ

phận quan trọng hàng đầu Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước đã làm nảysinh trong di sản dân tộc những nét đẹp văn hoá quân sự mà cho đến nay vẫncòn nguyên giá trị, trở thành các tín niệm phổ biến trong những câu nói cửamiệng đời thường như: ra ngõ gặp anh hùng, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, trẻthơ cũng là dũng sĩ, tiếng hát át tiếng bom Có thể nói rằng, tổ tiên ta không chỉthắng giặc ngoại xâm về quân sự, chính trị, mà một lĩnh vực có ý nghĩa hết sứcquan trọng là chiến thắng về văn hoá, và dân tộc ta cũng thắng giặc chính bằng

sức mạnh văn hoá giữ nước của mình.

Nối tiếp truyền thống lịch sử oai hùng đó, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay cần hiện thực hoá quan điểm củaĐảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dânvà xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân như một nhiệm vụ cách mạng thấmđầy giá trị sáng tạo và nhân văn cao cả Nghiên cứu văn hoá quân sự Việt Namcó ý nghĩa rất quan trọng trong việc quán triệt và thực hiện đúng đắn quan điểmđó Bởi vì, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng tangày nay không chỉ đơn thuần là sức mạnh quân sự, mà là sức mạnh tổng hợpcủa khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Sức mạnh ấy chỉđược phát huy cao độ khi mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội và mỗi người dân thấm

nhuần văn hoá giữ nước và phát huy cao độ ý thức cộng đồng dân tộc của con

người Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Kết quả nghiên cứu về văn hoá quân sự Việt Nam còn góp phần luận giải cơsở khoa học của nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh vềchính trị, tiếp tục đưa cuộc vận động xây dựng môi trường văn hoá và đời sốngvăn hoá trong các đơn vị quân đội đi vào chiều sâu, đồng thời góp phần nhậnthức và giải quyết một cách thống nhất, khoa học về mối liên hệ giữa truyền

Trang 2

thống với hiện đại trong phát triển văn hoá quân sự Việt Nam và xây dựng nền

văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm của Đảng

Hà Nội, 26 tháng 4 năm 2022

Trang 3

Phần I

TIẾP CẬN QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ QUÂN SỰ

Để có quan niệm đúng đắn về văn hoá quân sự, không thể không đi từ cáchnhìn khái quát về văn hoá với những khía cạnh bản chất của nó, đến các dạngthức biểu hiện của văn hoá trong môi trường hoạt động quân sự, và đến phươngthức tồn tại đặc thù của văn hoá quân sự Những cách nhìn sai lạc về văn hoáquân sự, thậm chí không thừa nhận sự tồn tại thực tế của văn hoá quân sự, trướchết là do không thấu hiểu sâu sắc về văn hoá Điều đó có lí do của nó, bởi hiệnnay có quá nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, đến mức nếu ai đó càng cốgắng mô tả hòng "sáng tác" thêm một định nghĩa nữa về văn hoá thì càng cảmthấy dường như lọt thỏm chơi vơi trong một "bể" kiến thức vô tận Tuy nhiên,nói như thế không có nghĩa là đối với văn hoá thì không có cách nào để tiếp cận,

mà vấn đề đặt ra là tiếp cận nhằm mục đích gì, trên cơ sở phương pháp luận

nào Trong tình hình có quá nhiều "học thuyết" như hiện nay thì việc luận giải

quan niệm về văn hoá quân sự chỉ mang tính khoa học khi tiếp cận văn hoá trêncơ sở phương pháp luận mác-xít.

1 Tiếp cận văn hoá trên cơ sở phương pháp luận mác-xít

Phương pháp luận mác-xít cho chúng ta cách tiếp cận văn hoá không nhữngdưới góc độ một thực thể xã hội, một phương diện của đời sống xã hội, mà còndưới góc độ tổng hoà các vòng cộng đồng văn hoá trong lịch sử Chỉ khi tíchhợp được tất cả các góc độ này mới có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về văn hoá,và từ đó đi vào các khía cạnh bản chất của văn hoá quân sự, tránh sự phiến diện,hời hợt.

Tiếp cận văn hoá dưới góc độ một thực thể xã hội là cách tiếp cận đòi hỏi

phải tìm nguồn gốc của văn hoá trong lịch sử đời sống nhân loại Ngay từ thuởsơ khai của loài người, những giá trị văn hoá đầu tiên đã ra đời; hay nói cáchkhác, con người xuất hiện như thế nào thì văn hoá xuất hiện như thế ấy; lịch sửvăn hoá và lịch sử nhân loại là một Trong lao động sản xuất, con người chế tạora công cụ lao động, đấu tranh chinh phục tự nhiên, tạo ra "tự nhiên thứ hai", từ

Trang 4

những vật dụng hàng ngày tới những kì quan vĩ đại mà tự nhiên - trước con

người không hề có và không thể có Trong hoạt động xã hội, con người sáng

tạo ra những quan hệ người - mà về bản chất thì khác hẳn với sự liên hệ giữacác cá thể trong một quần thể động vật - vì đó là những mối liên hệ được ý thức.Con người còn sáng tạo ra chính mình, tự mình trở thành văn hoá và tạo chomình một sức mạnh văn hoá để nhận biết được những gì mà động vật không thểnào bì kịp (dù được tự nhiên ban tặng những giác quan thính nhạy hơn), để càngngày càng tự nâng mình lên tầm "tách" khỏi động vật và "thoát" khỏi động vật Như vậy, nói văn hoá là một thực thể xã hội không có nghĩa là ngộ nhận văn hoánhư một khách thể "tự nó", mà phải khẳng định rằng văn hoá bao giờ cũng tồntại gắn với con người và chỉ gắn với con người mà thôi Hơn nữa, cách tiếp cậnnày còn cho thấy văn hoá là một phạm trù gắn liền với lịch sử con người và xãhội loài người Đó là một phạm trù luôn được mở rộng và làm phong phú cả vềngoại diên lẫn nội hàm, cả về bề rộng đồng đại và chiều sâu lịch đại mà khôngthể có một định nghĩa nào chuyển tải một cách kiệt cùng về nó được.

Dưới góc độ một thực thể xã hội thì bản chất của văn hoá chính là quá trìnhphát triển và không ngừng hoàn thiện từ con người bản năng đến con người -văn hoá, từ đời sống bầy đàn "trước văn hoá" đến các cộng đồng văn hoá củaloài người Điều đó luôn đòi hỏi sự phát triển văn hoá phải là quá trình sáng tạokhông ngừng của nhân loại theo những tiêu chí nhân văn: cái chân, cái thiện, cáimĩ Văn hoá trước hết là dấu ấn sáng tạo Mọi "lối mòn" trong tư duy và hànhđộng đều không có chỗ đứng chân cho giá trị văn hoá Song không phải bất cứsự sáng tạo nào cũng là văn hoá, mà chỉ có những dấu ấn sáng tạo mang ý nghĩaxã hội là xuất phát từ con người, vì con người và do con người - tức là mang ýnghĩa nhân văn - mới được bao hàm trong phạm trù văn hoá Cho nên, thuộctính sáng tạo và thuộc tính nhân văn là bản chất cốt lõi của văn hoá, được "hoáthân" vào hệ tiêu chí của đời sống và hoạt động ở mỗi con người và cộng đồngngười Cái chân, thiện, mĩ lan toả, thâm nhập vào mọi "đường gân thớ thịt" củaxã hội; nó vừa là cái "quả" phát triển của văn hoá, vừa là phương tiện để không

Trang 5

ngừng nâng cao sự phát triển văn hoá của mỗi người và của mỗi cộng đồngtrong tiến trình lịch sử không ngừng.

Từ bản chất sáng tạo và nhân văn, dưới góc độ một thực thể xã hội, văn hoáphải được nhìn nhận trong tổng thể các đặc trưng, chức năng, dạng thức tồn tạivà khuynh hướng xã hội của nó - cái thuộc tính tổng thể làm cho nó trở thànhmột "cơ thể sống song trùng" - tức là vừa tồn tại ngay trong con người, vừa tồntại như một thực thể do con người sáng tạo ra và quay trở lại nuôi dưỡng đờisống cộng đồng - được hình thành và phát triển lâu dài trong tiến trình lịch sử,gắn chặt với toàn bộ đời sống của loài người Không có văn hoá, con người

không thể trở thành Người theo đúng nghĩa của mình; ngược lại, nếu không nói

đến con người và xã hội loài người thì văn hoá chỉ là một khái niệm trống rỗng.Rất nhiều nhà khoa học đã bàn đến đặc trưng của văn hoá dưới nhiều góc độtiếp cận khác nhau, khi thì quá rộng, khi lại quá hẹp Và vì thế có rất nhiều đặctrưng khác nhau của văn hoá đã được người ta khái quát nên Tuy nhiên, để tiếpcận đúng đắn quan niệm về văn hoá quân sự từ khái niệm văn hoá, trên cơ sởphương pháp luận mác-xít, thì không thể không đề cập đến đặc trưng hệ thốngvà đặc trưng giá trị của văn hoá.

Đời sống và hoạt động của con người cùng cộng đồng xã hội bao giờ cũnglà một chỉnh thể thống nhất gồm các thành tố có quan hệ hữu cơ khăng khít vớinhau, quy định lẫn nhau, chế ước lẫn nhau và tương tác với nhau theo nhữngquy luật khách quan nhất định Là sự kết tinh về phương diện giá trị của đờisống và hoạt động ấy, văn hoá luôn biểu hiện ra như một đại hệ thống bao gồmnhiều bộ phận (hay còn gọi là tiểu hệ thống) thống nhất một cách biện chứngtrong một chỉnh thể Mỗi bộ phận (tiểu hệ thống) lại là một thể phức hợp củanhiều yếu tố (vi hệ thống) Tất nhiên, ranh giới giữa các các cấp độ ấy chỉ cótính tương đối, nhưng nhận thức và xử lí văn hoá thì phải giải quyết đúng đắnquan hệ giữa cái bộ phận với cái toàn thể và giữa các bộ phận với nhau Chẳnghạn, khi nghiên cứu văn hoá quân sự, cần tiếp cận nó không những trong mốiquan hệ với đại hệ thống văn hoá mà còn trong tư cách một chỉnh thể bao gồm

Trang 6

hệ thống các giá trị văn hoá quân sự, hệ thống các quan hệ văn hoá quân sự, hệthống các hình thái hoạt động văn hoá quân sự và hệ thống các thiết chế vănhoá quân sự.

Trong các hệ thống yếu tố văn hoá thì hệ thống giá trị văn hoá cần đượcquan tâm trước hết, vì văn hoá và giá trị là hai khái niệm đồng bậc và thườngđược coi như đồng nhất Theo đó, có thể coi văn hoá là tổng thể hữu cơ cácgiá trị, và giá trị văn hoá quy định đặc điểm, nội dung, quy luật phát triển với

tư cách thực thể xã hội của bản thân văn hoá Các lí thuyết văn hoá học hiện

đại đều cố gắng biểu đạt giá trị văn hoá cả về mặt cấp độ và mặt tính chất củanó Về cấp độ, hệ thống giá trị văn hoá bao gồm các giá trị nền tảng (giá trịgốc, mang tính định hướng chung), giá trị chuẩn mực (biểu đạt giá trị nềntảng trong hoàn cảnh nhất định), giá trị cụ thể (chi tiết hoá các giá trị nền tảngvà giá trị chuẩn mực thành tiêu chuẩn, quy định mà mỗi cộng đồng có thểchấp nhận) Về định tính, hệ thống giá trị văn hoá được phân định theo dạngthức tồn tại (giá trị vật chất và giá trị tinh thần), theo thời gian (giá trị nhấtthời, giá trị lâu bền), theo mục đích (giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá trịthẩm mĩ)

Với tư cách một thực thể xã hội, văn hoá luôn thấm sâu vào nhân cách conngười và đời sống cộng đồng một cách bền vững Tuy nhiên, đó không phải làsự bền vững tuyệt đối, bất biến, mà là sự bền vững luôn gắn với tính lịch sử;ngay cả những giá trị văn hoá mang tính phổ quát, "vĩnh hằng" nhất cũngkhông ngừng được đổi mới về nội hàm và tính chất xã hội Đấu tranh trên lĩnhvực văn hoá là đấu tranh cho thắng lợi của giá trị và ngăn chặn, loại trừ phảngiá trị, cho nên có nắm vững đặc trưng giá trị mới có thể phân định được vănhoá với "phản văn hoá", cả về định tính và định lượng, dù ở thời điểm lịch sửcụ thể nào và tuân theo những chuẩn mực văn hoá cụ thể nào.

Từ bản chất và những đặc trưng cơ bản như đã đề cập trên đây cho thấy,văn hoá có nhiều chức năng xã hội quan trọng, đồng thời có những phươngthức hết sức đặc biệt để thực hiện các chức năng ấy

Trang 7

Thông qua hệ thống các giá trị văn hoá, quan hệ văn hoá, hoạt động văn hoá

và thiết chế văn hoá mà chức năng giáo dục của văn hoá - hay chức năng văn hoá

hoá con người - được thực hiện nhằm trực tiếp tác động tới sự hình thành và phát

triển toàn diện của nhân cách, định hướng lí tưởng, đạo đức, hành vi của mỗingười và cộng đồng theo hệ chuẩn chân, thiện, mĩ Chức năng giáo dục của vănhoá được coi như sợi dây nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai, làm cho lịchsử loài người và mỗi dân tộc không ngừng phát triển

Gắn liền với chức năng giáo dục là chức năng nhận thức của văn hoá, được

thực hiện bằng sự tác động trực tiếp của giá trị văn hoá vào lí trí, tình cảmnhằm nâng cao trí tuệ con người, góp phần trang bị hệ thống tri thức mà nhờđó, thế hệ sau "đứng được trên vai" thế hệ trước Trong thực hiện chức năngnhận thức của văn hoá thì các vấn đề giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoahọc là cơ bản và trực tiếp nhất, đặc biệt là trước sự phát triển như vũ bão củacách mạng khoa học - công nghệ cùng xu hướng quốc tế hoá hiện nay.

Cùng với nhu cầu, khả năng hoàn thiện nhân cách và nâng cao hiểu biết,con người còn có nhu cầu, khả năng vươn tới cái đẹp Nhu cầu, khả năng ấy

được văn hoá thực hiện bằng chức năng thẩm mĩ, biểu hiện tập trung ở văn hoá

nghệ thuật Đó là quá trình định hướng cảm xúc, thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ và"đánh thức", bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ, góp phần hoàn thiện con người vàxã hội theo tiêu chí cái đẹp Chức năng thẩm mĩ gắn liền với chức năng nhậnthức và hướng tới chức năng bao quát là giáo dục con người cùng cộng đồng.Chính vì vậy mà quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh" có chỗ đứng và sức sốngxã hội vững chắc hơn hẳn quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật".

Văn hoá còn có chức năng điều chỉnh nhờ hệ thống những chuẩn mực văn

hoá Bởi vì, dù tự phát hay tự giác thì đời sống xã hội của bất cứ cộng đồngngười nào cũng hình thành nên những hệ thống chuẩn mực bảo đảm sự tồn tại,phát triển thống nhất của mình, bảo vệ sự an bình cho cuộc sống cá nhân vàcộng đồng Trong đó, hệ thống những chuẩn mực văn hoá với các giá trị chân,thiện, mĩ của mình bao giờ cũng định hướng cho từng cá nhân và cả cộng đồng

Trang 8

theo lí tưởng, mục tiêu nhất định Đồng thời, chức năng điều chỉnh của văn hoácòn có ý nghĩa tự thân, tức là bảo đảm sự phát triển lành mạnh, đúng hướngcủa chính văn hoá, đấu tranh loại bỏ phản văn hoá.

Dưới góc độ một thực thể xã hội, văn hoá tồn tại ở nhiều dạng thức và vìthế mà có nhiều cách phân định khác nhau: theo hình thái tồn tại, theo lĩnh vựcsáng tạo, theo chủ thể sáng tạo, theo loại hình sinh hoạt xã hội, theo các dạnghoạt động và lĩnh vực hoạt động, theo đặc điểm địa lí, môi trường, phươngthức sống, theo sắc thái văn hoá và tín ngưỡng tôn giáo Tuy nhiên, để tiếpcận bản chất của văn hoá nhằm xác định cách hiểu khoa học về văn hoá quânsự, cần nhìn nhận các dạng thức tồn tại của văn hoá trong các cực đối lập cóquan hệ biện chứng không thể tách rời

Theo đó, xét theo dạng thái tồn tại, nếu văn hoá vật thể bao gồm toàn bộ

những giá trị văn hoá tồn tại dưới dạng hữu thể (trống đồng, đàn bầu, đê điều,

công trình kiến trúc ), thì văn hoá phi vật thể bao gồm toàn bộ những giá trị

văn hoá tồn tại dưới dạng các biểu hiện tượng trưng vô hình (thơ, ca nhạc,phong tục, kinh nghiệm sản xuất ) Còn xét theo lĩnh vực sáng tạo giá trị, nếu

văn hoá văn hoá vật chất là tổng thể các giá trị chân, thiện, mỹ do quá trình sảnxuất vật chất và tổ chức đời sống vật chất tạo nên, thì văn hoá tinh thần là hiện

thân của cái chân, cái thiện, cái mỹ phản ánh quá trình sáng tạo tinh thần và tổ

chức đời sống tinh thần, và văn hoá tổ chức xã hội là tổng thể các giá trị vănhoá phản ánh trình độ người trong tổ chức đời sống cộng đồng Nếu văn hoá

cá nhân là trình độ người của mỗi cá nhân, là dạng thái văn hoá nằm sâu trong

mỗi người, thì văn hoá cộng đồng không phải là phép cộng đơn thuần của văn

hoá cá nhân mà là toàn bộ thành tựu sáng tạo, giá trị và chuẩn mực văn hoáđược hình thành thông qua hoạt động của cả cộng đồng, là dạng thái văn hoá"thoát thai" khỏi từng cá nhân để được cộng đồng chấp nhận, coi là đại biểu.Song, tất cả sự phân định đó chỉ là tương đối, vì trên thực tế, các dạng thức tồntại của văn hoá gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau.

Trang 9

Khuynh hướng xã hội của văn hoá cũng cần được khái quát ở những tính chấttrong mối quan hệ biện chứng giữa các cực đối lập, cũng như cả ở chiều không

gian và thời gian Trong khi khẳng định tính bản sắc riêng nhất của văn hoá tồntại trong văn hoá cá nhân và tính phổ quát cao nhất trong văn hoá nhân loại, thì

đồng thời phải làm rõ sự chuyển hoá từ tính bản sắc đến tính phổ quát: cá nhân gia đình - tập thể - giai cấp - dân tộc - nhân loại, và từ phổ quát đến bản sắc

-theo chiều ngược lại Trong khi khẳng định bất cứ "lát cắt" đồng đại nào củavăn hoá cũng là kết quả quá trình phát triển theo chiều lịch đại, thì phải thừa

nhận bất cứ nét bản sắc văn hoá nào phát triển theo chiều lịch đại cũng "uốn

mình" theo cái đồng đại Tiếp cận tính giai cấp của văn hoá trong xã hội cógiai cấp không bao giờ được tách khỏi tính nhân dân, vì sự thống nhất giữa

tính giai cấp và tính nhân dân của văn hoá biểu hiện ở các chức năng vừa đápứng nhu cầu của quảng đại quần chúng, vừa phục vụ lợi ích của một giai cấpnhất định Đồng thời, cần thấy tính giai cấp và tính nhân dân có quan hệ khăng

khít với tính dân tộc và tính nhân loại, vì đều thể hiện các cấp độ bản sắc và

phổ quát của văn hoá; hơn nữa, tính dân tộc và tính nhân loại phổ biến là hai

mặt thống nhất nhưng không "hoà tan" Cuối cùng, khi nhìn nhận tính kế thừa

của văn hoá biểu hiện sự tiếp nối văn hoá theo chiều lịch đại, phản ánh sự "ditruyền" văn hoá, sự gắn liền từ quá khứ đến hiện tại và tương lai của văn hoá,

thì phải thừa nhận nó không bao giờ tách khỏi tính hợp dung của văn hoá biểu

hiện sự đan xen, hỗn dung các giá trị, các yếu tố trong một lát cắt đồng đại,phản ánh sự "trao đổi chất" văn hoá giữa các dân tộc và trong nội bộ từng dântộc.

Hiểu văn hoá dưới góc độ một thực thể xã hội còn phải nắm vững sự hìnhthành và phát triển khách quan theo các quy luật cơ bản của nó Đối tượngnghiên cứu đặc biệt này đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận đúng đắn thôngqua sự trừu tượng hoá, khái quát hoá cao độ.

Để phân tích những quy luật cơ bản của sự phát triển văn hoá, trước hếtcần có phương pháp tiếp cận đúng đắn trên cơ sở vận dụng phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đó là bảo đảm tính khách

Trang 10

quan của quá trình tiếp cận các quy luật phát triển văn hoá thông qua nhận thứcvà giải quyết kịp thời mâu thuẫn khách quan giữa văn hoá và phi văn hoá, giữaxu hướng thúc đẩy văn hoá phát triển với những lực cản; thông qua luận giảiphương thức phát triển văn hoá như quá trình tích luỹ về lượng để nhảy vọt vềchất trong điều kiện nhất định; thông qua khẳng định sự tất thắng của cái tiêntiến, hợp quy luật và đào thải cái lỗi thời, lạc hậu theo quá trình phủ định biệnchứng tựa như "đường xoáy ốc" Đó là tiếp cận các quy luật phát triển văn hoámột cách toàn diện - hệ thống nhằm nhận thức đúng sự tác động tổng hợp củachúng và định hướng tích cực sự tác động của từng quy luật trong cả hệ thống,tránh sai lầm phiến diện và hạn chế sự chồng chéo, tác động ngược chiều, cảntrở sự phát triển Đó là tiếp cận các quy luật phát triển văn hoá một cách chỉnhthể - logic, tuân thủ logic tiếp cận để nhận thức đúng thực chất, phân định rõ vịtrí, vai trò của từng quy luật và quan hệ hữu cơ giữa các quy luật, cũng nhưkhẳng định vai trò con người trong nhận thức và vận dụng quy luật.

Từ những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản đó, có thể khẳng định rằng,văn hoá phát triển dưới sự tác động khách quan, mang tính bản chất, tất nhiên,ổn định, phổ biến của rất nhiều khía cạnh đa dạng như: tác động của quá trìnhsáng tạo văn hoá, tác động của các phương diện xã hội khác đến văn hoá và tácđộng lẫn nhau giữa các yếu tố nội tại của văn hoá Sự phát triển văn hoá bắtđầu từ hoạt động sáng tạo của con người, cả trong sản xuất vật chất, trong "sảnxuất" tinh thần và trong tổ chức đời sống xã hội Sự phát triển văn hoá đồngthời còn là kết quả những mối tương tác hợp quy luật giữa văn hoá với cácphương diện khác của đời sống xã hội như cơ sở kinh tế, chế độ chính trị, quanhệ xã hội, đạo đức, lối sống, pháp luật, tôn giáo, y tế, thể thao, bảo vệ môitrường

Đặc biệt, cần nhấn mạnh sự phát triển văn hoá là kết quả tác động trực tiếpcủa những mối liên hệ nội tại, vì tác động nội tại luôn mang tính quyết định vàlà cơ sở tất yếu để tiếp nhận sự tác động, chi phối, quy định từ bên ngoài Đó làquy luật tích hợp và lan toả văn hoá, làm cho văn hoá phát triển như một quá

trình tích luỹ, dung hợp các yếu tố văn hoá theo cơ chế "hướng nội" - cơ chế

Trang 11

nhận giá trị với một hệ quy chiếu nhất định và lây lan, mở rộng ảnh hưởng,

phổ biến hoá các yếu tố văn hoá theo cơ chế "hưóng ngoại" - cơ chế truyền giá

trị với định hướng nhất định Đó là quy luật kế thừa và vượt gộp văn hoá, làm

cho nền văn hoá vừa đứng vững chắc trên nên tảng truyền thống, nối liền quákhứ với hiện tại và chuẩn bị cho tương lai để phát triển liên tục, có sức sốngsâu bền, vừa có khả năng phản ánh vượt trước và phát huy vai trò sáng tạo, đitắt, đón đầu to lớn của cộng đồng Đó là quy luật giao thoa và tiếp biến vănhoá làm cho văn hoá phát triển thông qua sự trao đổi, vay mượn, đan xen, hỗn

dung và tiếp nhận, cải biến, chuyển hoá các yếu tố văn hoá; làm cho mỗi

nền văn hoá tích hợp được yếu tố tích cực trong giao lưu để phát triển đa dạng,phong phú, sinh động, đồng thời kết tinh được những yếu tố tiên tiến từ các"tiểu cộng đồng" thành những đặc trưng chung, khắc phục xu hướng khu biệthoá và góp phần mở thông, hội nhập với các nền văn hoá đương đại để xích lạigần nhau trong quá trình phát triển đồng đại.

Tiếp cận văn hoá dưới góc độ một thực thể xã hội tạo cơ sở lí luận để nhậnthức văn hoá quân sự đúng với bản chất và quy luật vận động, phát triển vốn cócủa nó Bởi vì, bất cứ vòng cộng đồng văn hoá nào cũng thể hiện bản chất chungcủa văn hoá và vận động, phát triển theo những quy luật khách quan của vănhoá Tất nhiên, bản chất và quy luật chung đó luôn được thể hiện một cách đặcthù do phản ánh tính đặc thù của mỗi cộng đồng văn hoá nhất định.

Tiếp cận văn hoá dưới góc độ một phương diện của đời sống xã hội thường dẫn

đến một quan niệm về "không gian văn hoá", trong đó diễn ra mối quan hệ giữacon người và hoàn cảnh, tức là mối quan hệ biện chứng mà "con người tạo rahoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy"[1] .Thực chất, "không gian văn hoá" này là môi trường sống của con người vàcộng đồng được nhìn dưới bình diện giá trị văn hoá, tức là nó đem lược quytoàn bộ "chất" văn hoá từ đời sống và hoạt động của con người cùng cộng đồngvào trong đó.

Trang 12

Việc "bóc tách" một cách tương đối không gian văn hoá từ tổng hoà môitrường sống của con người và cộng đồng là cần thiết để thấy hết các khía cạnhphong phú, đa dạng của văn hoá trong đời sống cộng đồng, cũng như của sựphát triển mỗi nền văn hoá Song về nguyên tắc phương pháp luận, cần phảiđặt sự bóc tách ấy trong mối quan hệ không thể tách rời với việc khẳng địnhrằng, văn hoá luôn "hoà nhập" trong mọi phương diện của đời sống xã hội, làdấu ấn sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí chân, thiện mĩ của toàn bộ đời sốngvà hoạt động xã hội Ngay cả những hoạt động "thuần" văn hoá, tức là hoạtđộng nhằm trực tiếp đáp ứng nhu cầu văn hoá của con người và xây dựng conngười về văn hoá, nếu không thấm đậm tinh thần sáng tạo và nhân văn, khôngtheo kịp hệ chuẩn chân, thiện, mĩ đương đại, thì "chất" văn hoá chứa đựngtrong đó cũng chẳng được là bao, thậm chí những hoạt động đó còn bị gạt rakhỏi con đường đi lên của nền văn hoá đương đại.

Hơn nữa, không nên hiểu một cách hạn hẹp rằng văn hoá chỉ là một phạmtrù bộ phận của phạm trù xã hội "Không gian" văn hoá không chỉ bao hàmtrong đó môi trường xã hội với "chất" văn hoá của toàn bộ các quan hệ nhântính, mà còn bao hàm cả môi trường tự nhiên khi được xem xét trong quan hệgiữa tự nhiên với con người về mặt văn hoá Con người chinh phục thiênnhiên, cải tạo và bồi bổ thiên nhiên, cảm thụ cái hay, cái đẹp từ thiên nhiên,đồng thời "thổi" cái hay, cái đẹp của mình vào thiên nhiên không chỉ để thoảmãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, mà còn để "lớn lên" về mặt vănhoá, "học hỏi" cái hay, cái đẹp từ thiên nhiên Đó là mối quan hệ "có đi có lại"mà nếu vi phạm nó, con người cùng cộng đồng phải gánh chịu "báo ứng nhãntiền" Tổ tiên ta rất thấm thía điều này khi luôn luôn tâm niệm rằng con ngườilà một "tiểu vũ trụ" trong đại vũ trụ bao la Và thực tiễn phát triển của vănminh công nghiệp tư bản theo kiểu "đào đến cạn, vắt đến kiệt" ngày nay đangkhiến các nhà khoa học có lương tri phải nhớ lại lời cảnh báo của các nhà kinhđiển mác-xít: "Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắnglợi của chúng ta đối với giới tự nhiên Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắnglợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta"[2] .

Trang 13

Tiếp cận văn hoá dưới góc độ một phương diện của đời sống xã hội còn làtiếp cận sự tương tác biện chứng giữa văn hoá với sự phát triển kinh tế - xã hộimột cách toàn diện, trước hết là đối với phương diện kinh tế Văn hoá đóng vaitrò to lớn trong phát triển lực lượng sản xuất thông qua việc chuẩn bị nhân tốngười lao động, việc đưa công nghệ hiện đại vào đổi mới quy trình sản xuất,việc tìm ra những tư liệu sản xuất hiện đại và ưu việt Văn hoá góp phần hoànthiện quan hệ sản xuất thông qua điều chỉnh quan hệ sở hữu, tổ chức phân cônglại lao động xã hội, cải tiến phương thức phân phối sản phẩm Những điều đólàm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao, chất lượng và hiệuquả kinh tế không ngừng phát triển Nhờ tác động mạnh mẽ của cách mạngkhoa học và công nghệ hiện đại, của kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết văn hoáđang có vai trò cực kì to lớn Nếu chỉ thuần tuý vì lợi ích kinh tế, không tínhđến ảnh hưởng của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế, đồng thời không coitrọng tính nhân văn cùng ý nghĩa xã hội của sự tăng trưởng kinh tế, thì sẽ dẫnđến phát triển kinh tế sai mục đích, tách rời phát triển kinh tế với phát triển conngười, phát triển văn hoá - xã hội và phát triển xã hội một cách toàn diện

Đối với phương diện chính trị, chỉ có đứng vững trên cơ sở phương phápluận mác-xít mới có thể hiểu được văn hoá - dưới góc độ một phương diện củađời sống xã hội - trong mối quan hệ hữu cơ với cách mạng xã hội và tiến bộ xãhội Cách mạng xã hội là "ngày hội của quần chúng bị áp bức", là "đầu tàu củalịch sử", là sự phá bỏ xã hội cũ và thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới tiếnbộ, hợp quy luật, nên tất yếu gắn bó một cách nhân - quả chặt chẽ với nền văn hoátiên tiến Những giá trị văn hoá, cái ý nghĩa sáng tạo và nhân văn theo tiêu chíchân, thiện, mĩ đã được chứa đựng ngay trong mục tiêu, phương pháp, hìnhthức cách mạng xã hội do giai cấp cách mạng, tiên tiến lãnh đạo; trong lí luậnvà thực tiễn cách mạng; trong trí tuệ, năng lực của giai cấp lãnh đạo; trongtrình độ giác ngộ, ý chí quyết tâm và sự sáng tạo của quần chúng cách mạng.Sự chín muồi của tất cả những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chothắng lợi của một cuộc cách mạng xã hội phải là kết quả phát triển văn hoáchính trị của một giai cấp, một chính đảng, một dân tộc nhất định Đồng thời,

Trang 14

sự thắng lợi của cách mạng sẽ tạo tiền đề và động lực làm cho văn hoá pháttriển cao hơn, làm thay đổi căn bản nhận thức về nhiều mặt của cộng đồng, tạođiều kiện để cộng đồng tiếp thụ tinh hoa văn hoá thế giới, giao lưu với tư tưởngtiến bộ, đổi mới các quan hệ xã hội theo hướng ngày càng văn hoá hơn.

Sự tương tác giữa văn hoá với các phương diện khác của đời sống xã hộicòn được biểu hiện trực tiếp ở mối quan hệ giữa văn hoá với sự phát triển đờisống tinh thần của xã hội, mà trước hết là tư tưởng, đạo đức, lối sống Ngay cảhiểu văn hoá theo nghĩa hẹp thì cũng không thể phủ nhận được khía cạnh này.Bởi vì tư tưởng, đạo đức, lối sống được coi là những phạm trù "cặp đôi" vớivăn hoá, là bản thân văn hoá trong lề lối suy nghĩ và hành động, ứng xử Chỉ cóthể phân định một cách tương đối giữa văn hoá với các phạm trù đó ở chỗ: vănhoá luôn là nền tảng tinh thần và là diện mạo của tư tưởng, đạo đức, lối sống;còn tư tưởng, đạo đức, lối sống luôn chắt lọc những tinh tuý của nó để chuyểnhoá thành những giá trị văn hoá mang tính phổ quát Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX đã khẳng định: "Về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc: hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Namphát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lựcsáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoa dung, tôn trọng nghĩa tình,lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội"[3]

Như vậy, dưới góc độ một phương diện của đời sống xã hội, văn hoá thểhiện ra như "cầu nối" đặc biệt giữa tổng thể môi trường sống với quá trình hìnhthành, phát triển những giá trị bản chất người của các thành viên trong cộngđồng Một mặt, đó là quá trình con người cùng cộng đồng sáng tạo ra các giátrị văn hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thông qua đó cải biến vàhoàn thiện môi trường sống của mình Mặt khác, do gắn liền với con người,văn hoá thể hiện như "thước đo" cơ bản nhất sự tăng lên không ngừng các chỉsố sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí chân, thiện, mĩ ở tất cả các phương diệncủa đời sống xã hội, đồng thời chuẩn bị con người, quy tụ các động lực ngườithâm nhập và xây dựng, phát triển mọi phương diện xã hội Điều đó làm cho

Trang 15

văn hoá phát triển phong phú, đa dạng mà vẫn hài hoà với các phương diện xãhội khác.

Tiếp cận văn hoá dưới góc độ một phương diện của đời sống xã hội có ýnghĩa rất lớn để nhận thức phạm trù văn hoá quân sự Bởi vì quân sự cũng làmột phương diện của đời sống xã hội, cho nên trong lĩnh vực quân sự và hoạtđộng quân sự cách mạng, tiến bộ, chắc chắn có chứa đựng những giá trị vănhoá Tất nhiên, văn hoá quân sự không thể là các giá trị văn hoá chung được"di chuyển", áp đặt vào lĩnh vực đặc biệt này mà là tổng hoà các giá trị văn hoáđược nảy sinh từ bản thân tổ chức và hoạt động quân sự cách mạng.

Tiếp cận văn hoá dưới góc độ tổng hoà các vòng cộng đồng văn hoátrong lịch sử là góc độ đòi hỏi văn hoá phải được tiếp cận như một tiến trình

lịch sử phát triển nền văn hoá nhân loại, trong đó nhất định bao gồm lịch sửvăn hoá các khu vực, văn hoá các dân tộc và văn hoá các tiểu cộng đồng Dướigóc độ này, có thể hiểu lịch sử văn hoá thông qua những nền văn hoá khácnhau, với những đặc điểm cơ bản, sự vượt gộp và lan toả các giá trị văn hoáđặc sắc của các cộng đồng ấy Tuy nhiên, có sự phân định tương đối giữa khái

niệm "cộng đồng văn hoá" và khái niệm "vòng cộng đồng văn hoá" Cộng

đồng văn hoá chỉ tổng thể các yếu tố văn hoá trong một cộng đồng người cụ

thể, như văn hoá dân tộc Chăm, vùng văn hoá Kinh Bắc, nền văn hoá Việt

-Mường cổ Còn vòng cộng đồng văn hoá chỉ sự khái quát những đặc trưng

chung về văn hoá của một dạng thức cộng đồng người nhất định, chẳng hạnvòng cộng đồng văn hoá tộc người, vòng cộng đồng văn hoá làng xã, vòngcộng đồng văn hoá dân tộc, vòng cộng đồng văn hoá nhân loại Chính vì vậymà trong một cộng đồng văn hoá nhất định, có thể chứa đựng nhiều vòng cộngđồng văn hoá; và ngược lại, mỗi vòng cộng đồng văn hoá được "chiết xuất" từnhiều cộng đồng văn hoá khác nhau.

Tiếp cận văn hoá dưới góc độ tổng hoà các vòng cộng đồng văn hoá tronglịch sử trước hết phải khẳng định được sự xuất hiện, hình thành văn hoá nhânloại và sự thể hiện phong phú, đa dạng của nó ở từng khu vực, từng dân tộc.

Trang 16

Văn hoá nhân loại là cộng đồng văn hoá lớn nhất và cũng là vòng cộng đồngvăn hoá mang tính phổ quát nhất, nên lịch sử của nó chính là hiện thân của bảnchất, quy luật phát triển văn hoá nói chung Từ bản chất và quy luật chung ấy,

cần đứng vững trên nguyên tắc phương pháp luận toàn diện - lịch sử cụ thể để

khái quát những nét đặc sắc của văn hoá khu vực, văn hoá các dân tộc, văn hoácác vùng miền, văn hoá các định chế xã hội Chỉ như vậy mới có thể hiểu biếtsâu sắc lịch sử các nền văn hoá và các vòng cộng đồng văn hoá tiêu biểu, cũngnhư sự đóng góp các giá trị điển hình của chúng vào nền văn hoá chung củanhân loại.

Dưới góc độ tổng hoà các vòng cộng đồng văn hoá trong lịch sử, văn hoávừa thể hiện ra như một tập hợp của các giá trị văn hoá theo chiều lịch đại, tứclà sự kế tiếp nhau trong tiến trình lịch sử, vừa bao hàm các giá trị văn hoá đượctích hợp trong một lát cắt đồng đại Tất nhiên, đó không phải là tổng số những"sợi dây" lịch đại cứng nhắc, cùng những "lát cắt" đồng đại chồng lên nhaumột cách ngẫu nhiên mà là sự kết nối mang tính chỉnh thể Song, cũng khôngthể đồng nhất sự kết nối chỉnh thể ấy với trạng thái nhất thể hoá văn hoá, đồnghoá văn minh đã từng diễn ra đây đó trong lịch sử Trong khi hội nhập vàovòng cộng đồng văn hoá lớn hơn và hấp thụ, tiếp biến các giá trị cần thiết ở đó,cộng đồng văn hoá nào vẫn giữ được cho mình cái bản sắc riêng, không thểtrộn lẫn qua chiều dài thăng trầm của lịch sử, thì sẽ tiếp tục không ngừng pháttriển.

Bản chất quá trình giao lưu giữa các cộng đồng văn hoá và sự phát triển củaquá trình giao lưu đó là một đối tượng nghiên cứu rất phức tạp, đòi hỏi khôngnhững phải tính đến các mối quan hệ song phương, đa phương về kinh tế, chínhtrị, quân sự, ngoại giao của các quốc gia, khu vực và ảnh hưởng của chúng đếngiao lưu văn hoá, mà còn phải thấy được tính độc lập, đặc điểm của giao lưu vănhoá giữa các vòng cộng đồng Phương pháp tiếp cận thích hợp để làm rõ tínhchất phổ biến trong giao lưu giữa các cộng đồng văn hoá và nhận thức nét đặcthù của từng vòng cộng đồng văn hoá trong giao lưu phải dựa trên cơ sở tínhnguyên tắc về sự thống nhất trong đa dạng, sự hài hoà giữa cái phổ biến với cái

Trang 17

đặc thù, giữa hiện đại và truyền thống trong hội nhập và phát triển văn hoá Chỉnhư vậy thì trong thực tiễn mới có thể "hội nhập mà không hoà tan".

Tiếp cận văn hoá dưới góc độ tổng hoà các vòng cộng đồng văn hoá tronglịch sử có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu vòng cộng đồng văn hoá đặcthù - văn hoá quân sự cách mạng Với tư cách tổng hoà các cộng đồng văn hoáđương đại, nền văn hoá nhân loại luôn bao hàm tất cả các cộng đồng văn hoádù chúng thuộc vòng cộng đồng văn hoá nào, do đó không thể không bao hàmvòng cộng đồng văn hoá quân sự cách mạng Một mặt, phải thấy rằng văn hoáquân sự là vòng cộng đồng văn hoá nằm trong tổng hoà các vòng cộng đồngvăn hoá của lịch sử xã hội có giai cấp, nên đương nhiên không tách biệt vớinền văn hoá chung của xã hội Mặt khác, phải vạch ra rằng đây là vòng cộngđồng văn hoá đặc thù, mang những nét đặc trưng riêng trong bản chất và quyluật phát triển, nên phải có phương pháp tiếp cận đặc thù thì mới hiểu được nómột cách thấu đáo.

Duới góc độ phương pháp luận, việc khẳng định một vòng cộng đồng văn

hoá nào đó có thực sự tồn tại hay không phải dựa trên hai căn cứ cơ bản: một

là, vòng cộng đồng này có đại biểu cho các cộng đồng văn hoá trong cùng một

dạng thức nhất định hay không, và hai là, vòng cộng đồng này có thể hiện ra

như một hệ thống giá trị mang tính sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí của cáichân, cái thiện và cái mĩ hay không Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì sựđối lập về mặt chính trị - xã hội giữa giai cấp cách mạng, tiến bộ và giai cấpphản cách mạng, kìm hãm tiến bộ xã hội là một thực tại khách quan Và để tạora vị thế xã hội có lợi, giai cấp nào cũng cố gắng chứng minh rằng lợi ích củamình gắn liền với các giá trị chân, thiện, mĩ, đồng thời cố gắng thể hiện tưtưởng và hoạt động của mình, kể cả tư tưởng và hoạt động quân sự, như "chuẩnvăn hoá" chung của xã hội Song, rõ ràng là trong mọi lĩnh vực, nhất là tronglĩnh vực quân sự, thì cái chân, cái thiện, cái mĩ không bao giờ đi cùng với cácgiai cấp thống trị, bóc lột đã lỗi thời, phản động Vòng cộng đồng văn hoá quânsự dứt khoát không thể được "chiết xuất" từ những cộng đồng kiểu này.

Trang 18

Chính vì thế, để xác định rõ những khía cạnh bản chất của văn hoá tronglĩnh vực đặc thù quân sự, cần phải làm rõ tính chất chính trị - xã hội của lí luậnquân sự, tổ chức quân sự và hoạt động quân sự Ngày nay, tiếp cận văn hoáquân sự dưới góc độ một vòng cộng đồng văn hoá đặc thù của nhân loại thựcchất là khẳng định và làm rõ giá trị văn hoá trong lí luận về bạo lực cách mạng,trong các tổ chức quân sự cách mạng, trong các cuộc chiến tranh chống xâmlược, nội chiến cách mạng, chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốcxã hội chủ nghĩa Đồng thời, phải khẳng định rõ các giá trị văn hoá ấy là mộtbộ phận không thể thiếu của nền văn hoá mỗi dân tộc và cũng hợp thành nềntảng, động lực, tiền đề cho sự phát triển xã hội nói chung và phát triển văn hoánói riêng Mặt khác, phải vạch rõ tính chất phản tiến bộ, phản nhân văn của líluận và thực tiễn quân sự trong các học thuyết quân sự, tổ chức quân sự và hoạtđộng quân sự phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực phảnđộng đàn áp nhân dân trong nước và xâm lược, nô dịch nước ngoài

Như vậy, tiếp cận văn hoá trên cơ sở phương pháp luận mác-xít ở tất cả cácgóc độ trên đây không những cho phép có cái nhìn khái quát về những khíacạnh bản chất của văn hoá nói chung, mà còn tạo cơ sở phương pháp luận khoahọc để nghiên cứu những khía cạnh bản chất của văn hoá quân sự, tức là khẳngđịnh văn hoá quân sự tồn tại và phát triển vừa như một hệ giá trị đặc biệt của tổchức và hoạt động quân sự cách mạng, vừa như một bộ phận của văn hoá nóichung, song mang tính đặc thù quân sự

2 Vai trò của văn hoá quân sự Việt Nam trong xây dựng con người vàtổ chức quân sự

Khẳng định những đặc điểm tổ chức và hoạt động quân sự tác động, ảnhhưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển của văn hoá quân sự thực chất làkhẳng định vai trò chủ thể sáng tạo của con người và tập thể quân sự trong môitrường quân sự Mặt khác, còn phải nghiên cứu khẳng định vai trò của văn hoáquân sự đối với đời sống và hoạt động quân sự, như cách nói của C.Mác vàPh.Ăng-ghen: "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo

Trang 19

ra con ngườiđến mức ấy"[1] Đó là phương pháp luận biện chứng phản ánh logicbiện chứng hiện thực của bất cứ vòng cộng đồng văn hoá nào, một khi văn hoáđược coi là "nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội"[2]

Vai trò của văn hoá quân sự Việt Nam trong xây dựng con người và tổ chức

quân sự trước hết được biểu hiện trong quá trình phát triển phẩm chất tinhthần của con người quân sự và xây dựng quân đội một cách toàn diện.

Văn hoá, với tư cách là sự tổng hoà các giá trị bản chất người trong lịch sử,đương nhiên có vai trò cực kì quan trọng trong xây dựng con người một cáchtrực tiếp và toàn diện Đặc biệt, văn hoá tạo ra tổng thể những điều kiện đểnuôi dưỡng, vun đắp, phát triển bản chất người, tức là về mặt tinh thần như lítrí, tâm hồn, cảm xúc, lí tưởng, niềm tin Văn hoá quân sự Việt Nam trongnền quốc phòng toàn dân và trong quân đội ta nói riêng cũng như vậy Vì thế,luận giải vai trò của văn hoá quân sự Việt Nam đối với quá trình phát triểnphẩm chất tinh thần của con người quân sự và xây dựng quân đội một cáchtoàn diện chính là trung tâm điểm của việc luận giải những tác động toàn diệncủa văn hoá quân sự đến tổ chức và hoạt động quân sự trong nền quốc phòngtoàn dân

Phẩm chất và năng lực là những khái niệm "cặp đôi" Song, giữa chúng cósự phân định tương đối ở chỗ: phẩm chất là cái chứa đựng bên trong con ngườicũng như cộng đồng, và ở những điều kiện nhất định thì được biểu hiện thànhnăng lực trong hành động Phẩm chất tinh thần của con người quân sự đượchiểu như sự tổng hợp mọi yếu tố, khả năng và tiềm năng vốn có về nhận thức,tình cảm, ý chí đối với việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong lĩnh vựcquân sự, đồng thời còn bao hàm cả những khả năng phát triển trí tuệ, đạo đức,thẩm mĩ của quân nhân với tư cách công dân trong xã hội Phẩm chất tinhthần ấy, cùng với phẩm chất thể chất như sức khoẻ, khả năng chịu đựng giankhổ, kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn nghiệp vụ và những phẩm chất khác trong

Trang 20

từng cán bộ, chiến sĩ cũng như mỗi người dân, hợp thành nhân tố con ngườiquân sự - nhân tố xét đến cùng quyết định thành bại của chiến tranh nhân dân.

Trong tất cả các phẩm chất hợp thành nhân tố con người, phẩm chất tinhthần bao giờ cũng giữ vai trò chi phối, làm bền vững, định hướng và điều tiếtcác phẩm chất khác, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự V.I.Lênin nói: "Trongmọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quầnchúng đang đổ máu trên chiến trường"[3] Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳngđịnh: "Có tinh thần cách mạng làm trọn nhiệm vụ thì làm gì cũng có thể trởthành anh hùng được"[4] Tất nhiên, đây không phải là thứ tinh thần thuần tuý,tinh thần trừu tượng, mà là tinh thần thấm sâu vào hoạt động của quần chúngcách mạng, là "tinh thần của con người phải truyền qua súng"[5] .

Việc giữ gìn, phát triển phẩm chất tinh thần, nhất là tinh thần chiến đấu,càng trở nên quan trọng trong xây dựng sức mạnh quân sự của quốc gia, tiếnhành chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Ở cáchoạt động xã hội khác, tình huống căng thẳng thường chỉ xuất hiện khi conngười trực tiếp đối mặt với khó khăn, vướng mắc cần giải quyết Còn tronghoạt động quân sự, tình huống căng thẳng cả về cơ bắp và thần kinh xuất hiệnbất cứ khi nào thực hiện nhiệm vụ quân sự, không những ở những người trựctiếp tham gia chiến đấu, mà còn ở cả đội ngũ phục vụ, bảo đảm chiến đấu Đặcbiệt là đối với nhiệm vụ chiến đấu, sẽ không thể thực hiện thắng lợi nếu khôngxây dựng và phát huy được phẩm chất tinh thần của con người quân sự, tức làkhông hình thành được sự sáng suốt và nhạy bén trong nhận thức, vững vàngvà kiên quyết trong ý chí, sâu sắc và bền chặt trong tình cảm.

Trong mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể cũng nhưtính chất nhiệm vụ của từng tổ chức quân sự nhất định, có những phẩm chấttinh thần nổi bật thành tiêu chí quy tụ và định hướng các phẩm chất và giá trịkhác Nếu như trong xây dựng kinh tế, phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính" phảiđặt lên hàng đầu thì trong chiến đấu, "phải luôn luôn phát triển cái kỉ luậtnghiêm như sắt, cái tinh thần vững như đồng, cái chí khí quật cường tất thắng,

Trang 21

cái đạo đức: trí, dũng, liêm, trung "[6] Quá trình xây dựng nền quốc phòngtoàn dân ở nước ta cũng chính là quá trình giữ gìn, phát triển và phát huy phẩmchất tinh thần đã trở thành truyền thống đó, đồng thời là quá trình hình thành,phát triển, kết tinh thành truyền thống những phẩm chất tinh thần quý báu đangnảy sinh trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc hiện nay.Đó là ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi trở ngại, xây dựng lực lượng từkhông đến có, từ yếu đến mạnh; là tư tưởng tiến công dám đánh và biết đánhthắng, nhưng không phiêu lưu mạo hiểm, đánh bừa đánh ẩu Đó là tinh thầnsáng tạo tìm ra những cách đánh phù hợp để thắng giặc, lập nên những kì tíchtrong lịch sử, là tinh thần kiên định, vững vàng, hết lòng, hết sức phấn đấu vìsự nghiệp đổi mới đất nước Đó còn là ý chí quyết tâm vươn lên không mệtmỏi nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của mọi lựclượng vũ trang nhân dân.

Để giữ gìn, phát triển và phát huy các phẩm chất tinh thần của con ngườiquân sự, có nhiều con đường, biện pháp như tuyên truyền giáo dục chính trị tưtưởng, huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ, rèn luyện và thử thách trong chiếnđấu, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ quân sự khác Đặc biệt, việc rènluyện, thử thách và chuẩn bị tâm lí sát với tình huống chiến đấu có ý nghĩa hếtsức quan trọng đối với việc hình thành những yếu tố đặc trưng trong phẩm chấttinh thần của con người quân sự Nhưng cần thấy rằng, dưới góc độ văn hoá,tất cả các con đường, biện pháp ấy đều chỉ được thực hiện có hiệu quả trongmột môi trường thấm đậm những giá trị văn hoá quân sự lành mạnh Bởi vì,văn hoá quân sự không những trực tiếp tác động đến việc hình thành phẩm chấttinh thần của con người quân sự mà còn tạo ra những điều kiện thuận lợi đểhiện thực hoá những con đường, biện pháp trên, góp phần quan trọng hàng đầutrong giữ gìn, phát triển phẩm chất tinh thần đó Hơn nữa, khác với các hệthống biện pháp hành chính - quân sự được đặc trưng bởi mệnh lệnh chỉ thị,văn hoá quân sự luôn tác động vào tình cảm, ý chí của con người quân sự bằngnhững giá trị văn hoá - thẩm mĩ, do đó có chiều sâu nhân văn, có tính bền vữngvà tính thuyết phục cao.

Trang 22

Đất nước ta càng vững bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoáthì đối tượng tác động của văn hoá quân sự sẽ là những con người có mặt bằngvăn hoá ngày càng cao Các yêu cầu của nếp sống chính quy, của quá trình rènluyện về mọi mặt luôn trở nên cứng nhắc nếu được áp đặt trực tiếp vào conngười thông qua con đường hành chính quân sự đơn thuần, hoặc hiệu quảkhông cao, gượng ép nếu chỉ bằng biện pháp giáo dục rèn luyện chung chung.Nhưng nếu được chuyển hoá thành những yếu tố của văn hoá quân sự, nhữngyêu cầu đó sẽ được thấm vào đời sống và hoạt động của con người quân sự mộtcách "hoàn toàn tự nhiên", trở thành phẩm chất tinh thần với tư cách thuộc tínhbên trong của họ với độ bền vững cao Tất nhiên, cần thấy rằng, để đạt đượchiệu quả cao nhất, cần phải kết hợp tốt quá trình ấy với các con đường, biệnpháp hành chính quân sự và giáo dục, rèn luyện cũng như những con đường,biện pháp khác.

Văn hoá quân sự làm cho phẩm chất tinh thần của con người quân sự đượckết tinh thành truyền thống và trở thành giá trị văn hoá chủ đạo Đồng thời, vănhoá quân sự còn kết tinh trong phẩm chất tinh thần đó những yếu tố đang đượcsáng tạo trong tổ chức và hoạt động quân sự phản ánh những bước phát triểnmới của nền quốc phòng toàn dân và của con người quân sự Việt Nam hiệnnay Xây dựng và phát triển văn hoá quân sự cũng chính là xây dựng và pháttriển phẩm chất tinh thần của con người quân sự Văn hoá quân sự còn là hệđiều tiết bên trong bảo đảm sự phát triển phẩm chất tinh thần cao đẹp trongnhân cách con người quân sự Việt Nam, chống lại một cách hiệu quả sự xâmnhập của những yếu tố phản văn hoá có thể làm xói mòn phẩm chất tinh thầnấy, nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường và tình hình biến động củabối cảnh quốc tế cũng như sự phức tạp trong môi trường xã hội hiện nay.

Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tương laisẽ là chiến tranh nhân dân hiện đại diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt Kẻ xâmlược sẽ sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất, bằng sức mạnh tổng hợp vũ trangvà phi vũ trang với nhiều lực lượng khác nhau; trên một không gian rộng lớn củavùng trời, vùng biển, đất liền, biên giới, hải đảo, thủ đoạn tiến hành chiến tranh

Trang 23

sẽ có những bước phát triển mới; diễn trình chiến tranh sẽ có những biến tháimới và đặc biệt là thời gian hết sức "cô đặc", ẩn chứa những sự biến động hếtsức khó lường Song thực chất về phía chúng ta, đây vẫn là cuộc đấu tranh giaicấp, đấu tranh dân tộc gay go quyết liệt nhằm tiếp tục thực hiện toàn diện vàtriệt để mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nên vẫn là cuộc chiếntranh mang tính chính nghĩa cao Nhân tố văn hoá không chỉ là mục tiêu xuyênsuốt cuộc chiến tranh của chúng ta, mà còn thẩm thấu vào trong tư duy - phươngpháp luận, nội dung chỉ đạo hoạt động quân sự và phương thức tổ chức, xâydựng con người quân sự

Trước hoàn cảnh đặc biệt ấy, vai trò của văn hoá quân sự trong sự nghiệpquốc phòng toàn dân, với tư cách yếu tố trực tiếp tham gia vào sức mạnh quânsự quốc gia, sẽ càng trở nên vô cùng quan trọng Tiếp cận văn hoá từ góc độgiá trị cho phép khẳng định, văn hoá phải là một trong những mục tiêu hàngđầu của sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành chiến tranhnhân dân và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là xây dựngQuân đội nhân dân Việt Nam Sở dĩ như vậy bởi vì, xét về bản chất, quân độita là công cụ bạo lực sắc bén của Nhà nước của dân, do dân, vì dân Chúng taxây dựng quân đội nhằm mục đích bảo vệ sự tồn tại và phát triển của dân tộcViệt Nam trước nguy cơ xâm lược của bọn đế quốc và các thế lực phản động,bảo vệ quyền được sống, quyền được hưởng hoà bình của mỗi người dân, bảovệ truyền thống văn hoá, giá trị văn hoá thiêng liêng của dân tộc Quân đội talà quân đội cách mạng, là lực lượng vũ trang nhân danh lương tri và nhânphẩm, nhân danh văn hoá chống lại phản văn hoá, nhân danh văn minh chốnglại dã man Tất cả các cuộc chiến tranh mà chúng ta tiến hành (trong lịch sử vàcả trong tương lai nếu xảy ra) đều là chiến tranh chính nghĩa, dùng sức mạnhcủa chân, thiện, mĩ chống lại cái phản chân, phản thiện, phản mĩ Như vậy,mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hàm chứa giá trị văn hoá,đồng thời đó cũng chính là mục tiêu của văn hoá quân sự Việt Nam.

Đảng ta chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng"cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại"1 Những thành tố "cách

Trang 24

mạng", "chính quy", "tinh nhuệ", "hiện đại" là những giá trị văn hoá, cho nênxây dựng quân đội phải chú trọng xây dựng về văn hoá Nếu không xuất pháttừ văn hoá, không xây dựng được nền tảng văn hoá vững chắc thì những thànhtố đó thiếu hẳn "điểm tựa" cơ bản, lâu dài, thiếu sự bảo đảm phát triển bềnvững của quân đội Mỗi thành tố có đặc trưng riêng, song chúng có quan hệchặt chẽ, thâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp,thành một trong những phương diện cấu thành bản chất, bản lĩnh văn hoá củaquân đội ta.

Bản chất cách mạng là giá trị văn hoá cao nhất của quân đội ta Tính cáchmạng trước hết được thể hiện ở trình độ giác ngộ lí tưởng, mục tiêu chiến đấucủa quân đội: trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, trung thành với lítưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đồng thời, bản chất cách mạng củaquân đội phải được biểu hiện trong nhận thức và nếp sống hàng ngày của mỗiquân nhân Vấn đề cốt lõi để xây dựng một quân đội cách mạng là phải bảo đảmcho quân đội đó vững mạnh về chính trị, làm cho cán bộ, chiến sĩ tinh nhuệ vềchính trị Đây là phương châm và giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lượccon người trong chiến tranh công nghệ cao Bản chất cách mạng chỉ có được vàđược củng cố, hoàn thiện thông qua quá trình bồi dưỡng, nâng cao sự giác ngộvề mục tiêu, lí tưởng chiến đấu, niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cuộc chiếntranh chính nghĩa cho mỗi quân nhân, nâng cao chất lượng tinh thần của quânđội.

Quá trình xây dựng chính quy của quân đội cũng chỉ có thể có được trên nềncủa văn hoá quân sự Bởi vì, thực chất của chính quy là phong cách làm việckhoa học, lấy chất lượng huấn luyện, chiến đấu, lao động, công tác, học tập,nghiên cứu làm thước đo giá trị; là sự thống nhất chặt chẽ trong điều lệnh, điềulệ, chế độ, lễ tiết, tác phong sinh hoạt, huấn luyện và các hoạt động khác Trongxây dựng chính quy, vai trò động lực của văn hoá thể hiện ở khả năng kíchthích, định hướng các quân nhân suy nghĩ có văn hoá, hành động có văn hoá, ănở có văn hoá, giải quyết mọi quan hệ có văn hoá, vui chơi có văn hoá, nghỉ ngơicó văn hoá và nâng cao tính văn hoá, văn minh trong toàn bộ các hoạt động

Trang 25

quân sự Đồng thời, văn hoá quân sự còn "chiết xuất" những yếu tố chân, thiện,mĩ từ bản thân quá trình xây dựng chính quy để làm thành giá trị văn hoá.

Quân đội tinh nhuệ trước hết là tinh nhuệ về chính trị, tư tưởng và văn hoá;đồng thời phải tinh thông về kĩ - chiến thuật, về khả năng nắm vững khoa họcvà nghệ thuật quân sự, sử dụng thành thạo vũ khí, trang bị để có thể chiếnthắng Trình độ tinh nhuệ về quân sự phải dựa trên nền tảng vững chắc về vănhoá và đây là hai mặt thống nhất không thể tách rời Hơn nữa, chính văn hoáquân sự là nhân tố trực tiếp hình thành nên trình độ tinh nhuệ về mọi mặt củabộ đội, và làm cho trình độ tinh nhuệ đó trở nên có ý nghĩa hiện thực Nếuthiếu cái nền nhân văn, xa rời bản chất cách mạng thì dẫu có trình độ kĩ - chiếnthuật giỏi, trang bị hiện đại, tập tành đội ngũ đi đứng đẹp mắt , quân đội vẫnkhông bảo vệ được vững chắc thành quả cách mạng của Tổ quốc, của nhân dân.

Xây dựng quân đội hiện đại là một trong những mục tiêu trọng yếu trongxây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay Chiều sâu văn hoá của quân độihiện đại chính là ở tầm cao của tư tưởng, ở tri thức tiên tiến, thể hiện rõ néttrong mọi hoạt động quân sự Nói cách khác, giá trị văn hoá và ý nghĩa văn hoácủa quân đội hiện đại là ở thế giới quan cách mạng và khoa học, tri thức hiệnđại, khoa học và kĩ thuật quân sự hiện đại, phong cách, nếp sống hiện đại trênnền tảng của văn hoá và khoa học nghệ thuật quân sự truyền thống Quá trìnhxây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện đại, do vậy, hoàn toàn tuỳ thuộcvào khả năng và mức độ "trí tuệ hoá" quân đội, trong đó văn hoá quân sự ViệtNam phải là động lực trực tiếp.

Chỉ có thể đạt được điều đó khi chúng ta thực sự xác định đúng đắn vănhoá quân sự là một trong những động lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựngQuân đội nhân dân Việt Nam Và trên thực tế, vai trò động lực của văn hoáquân sự Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua việc kích thích, thúc đẩy sựphát triển của các yếu tố văn hoá trong hệ giá trị "cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, hiện đại" Mặt khác, khi được chuyển hoá thành yếu tố của văn hoá quânsự, hệ giá trị "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại" ấy mới thực sự phát

Trang 26

huy cao nhất vai trò động lực xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam một cáchtoàn diện và nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.

Ngày nay, chiến tranh hiện đại (nếu xảy ra) sẽ là sự thử thách khắc nghiệtđối với con người quân sự về bản lĩnh chính trị, độ bền bỉ về tâm lí, sức khoẻ; làsự tranh đua thực sự về trình độ khoa học và công nghệ cao Để đáp ứng nhữngđòi hỏi mới của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhântố văn hoá phải thực sự xuyên thấm vào toàn bộ các yếu tố cấu thành sức mạnhtoàn diện của con người quân sự Chỉ có như vậy, văn hoá quân sự Việt Nammới thực sự trở thành một trong những mục tiêu cơ bản và là động lực quantrọng của sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân của chúng ta hiện nay.

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển phẩm chất tinh thần của

con người quân sự và xây dựng quân đội một cách toàn diện, văn hoá quân sự

Việt Nam còn thể hiện vai trò quan trọng trong xây dựng sức mạnh tổng hợpcủa nền quốc phòng toàn dân.

Xét đến cùng thì văn hoá là do con người sáng tạo ra và đóng vai trò chủthể Nhưng nền văn hoá mà con người đang tồn tại và hoạt động trong đó chủyếu bao gồm những giá trị văn hoá được sáng tạo từ nhiều thế hệ kế tiếp tronglịch sử truyền đến hiện tại và chi phối trở lại đời sống cộng đồng, định hướnggiá trị để con người phát triển một cách toàn diện Khẳng định điều đó chophép nhìn nhận vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá quân sự Việt Nam đốivới xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dânvà tiến hành chiến tranh nhân dân Nền quốc phòng toàn dân của chúng ta cótrở nên vững chắc hay không, các lực lượng vũ trang nhân dân có phát huyđược sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù hay không, một phần nhờ cónền văn hoá quân sự tốt đẹp, lành mạnh.

Trong lịch sử quân sự Việt Nam cũng như của thế giới, có rất nhiều danhnhân đã nhận ra vai trò đó của văn hoá quân sự Ngô Khởi, một nhà quân sựnổi tiếng của Trung Quốc, nêu rõ trong binh pháp của mình rằng có sáu điềukiện của kẻ địch nên tránh giao chiến: "Một là, (kẻ địch) đất rộng người đông,

Trang 27

nhân dân giàu có Hai là, trên thương yêu dưới, ân huệ rộng khắp Ba là,thưởng phạt nghiêm minh, hành động kịp thời Bốn là, xét công phong chức, sửdụng người tài Năm là, quân số đông, trang bị tốt Sáu là, có các nước lánggiềng giúp đỡ, nước lớn chi viện"[7] Lịch sử dựng nước và giữ nước của chaông ta cũng để lại những bài học sâu sắc về nghệ thuật "lấy yếu chống mạnh","lấy ít địch nhiều"[8] , bài học về sức mạnh đoàn kết toàn dân như Hội nghị DiênHồng, về ý chí độc lập tự cường "thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vươngđất Bắc", về tinh thần thượng võ cùng trí thông minh sáng tạo, tinh thần sẵnsàng hi sinh vì lợi ích dân tộc Tất cả những yếu tố đó kết tinh thành truyềnthống văn hoá quân sự tốt đẹp của dân tộc, được giữ gìn, vun đắp và nối tiếp từđời này sang đời khác để trở thành sức mạnh tiềm tàng trong nghệ thuật quânsự Việt Nam hiện đại.

Trên nền tảng truyền thống bản sắc văn hoá quân sự của dân tộc và nhữnggiá trị văn hoá quân sự tiên tiến mới được sáng tạo ra, ngày nay văn hoá quânsự đang thấm đượm vào tất cả các yếu tố chính trị quân sự, kinh tế quân sự,khoa học kĩ thuật quân sự, đường lối phương pháp chỉ đạo tiến hành chiếntranh, con người và vũ khí Văn hoá quân sự cách mạng trở thành một trong

những động lực quan trọng hàng đầu do có vai trò dính kết giá trị tất cả các

yếu tố đó thành sức mạnh tổng hợp của của nền quốc phòng toàn dân Sự thâmnhập giữa văn hoá quân sự cách mạng với các yếu tố trên còn tạo môi trườngthuận lợi cho sự phát triển khoa học kĩ thuật quân sự, kích thích tinh thần saymê sáng tạo, cải tiến vũ khí kĩ thuật và tinh thần làm chủ trong sử dụng vũ khítrang bị để đánh thắng kẻ thù.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của những đặc điểm tổ chức và hoạt động quân sự,vai trò của văn hoá quân sự Việt Nam trong xây dựng sức mạnh tổng hợp củanền quốc phòng toàn dân được thể hiện trong việc giáo dục, rèn luyện conngười quân sự và xây dựng tập thể quân sự về mọi mặt, đặc biệt là xây dựngnhững phẩm chất và năng lực hoạt động quân sự cũng như hoàn thiện nhữngquan hệ trong tổ chức quân sự Vai trò của văn hoá quân sự còn thể hiện trongviệc đáp ứng các nhu cầu văn hoá chính đáng, trong đó trước hết và chủ yếu là

Trang 28

những nhu cầu văn hoá quân sự, của cán bộ, chiến sĩ quân đội và đội ngũ dânquân, tự vệ, lực lượng quân dự bị động viên; nâng cao tri thức quốc phòng và ýthức cảnh giác sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân Như vậy, sở dĩ văn hoáquân sự có thể góp phần tạo lập và nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp củacác lực lượng vũ trang nhằm hoàn thành mọi chức năng, nhiệm vụ của mìnhchính là do nó có vai trò quan trọng đặc biệt trong xây dựng con người và tổchức quân sự, bởi lẽ, quyết định thắng lợi của trận đánh không phải là khẩusúng mà là con người Đặc biệt là đối với những người trực tiếp cầm súngchiến đấu, văn hoá quân sự không những tạo điều kiện thuận lợi để nâng caođời sống tinh thần của họ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xâydựng chính quy, đưa kỉ luật quân sự vào nền nếp tự giác, làm cho tổ chức vàhoạt động quân sự được đặt trên nền tảng văn hoá và ngày càng nâng lên về giátrị văn hoá.

Trong xây dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, văn hoáquân sự Việt Nam còn đóng vai trò hệ điều tiết chủ yếu để giải quyết các mốiquan hệ phức tạp giữa xây dựng sức mạnh quân sự với các nhân tố khác nhưtiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực xã hội, tiềm lực khoahọc Do tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa, việc giải quyết các mối quan hệ đó luôn được thể chế hoá bằng đườnglối lãnh đạo, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, nên mang tínhđịnh hướng chính trị và tính pháp chế cao Song, tính định hướng chính trị vàtính pháp chế ấy chỉ có hiệu lực thực tiễn khi thấm sâu vào nhận thức và hànhđộng của quần chúng nhân dân lao động, vào mọi tổ chức xã hội và mọi côngdân Vai trò đó trước hết thuộc về văn hoá quân sự

Là một lĩnh vực xã hội (theo nghĩa hẹp), văn hoá có mối liên hệ biện chứngvới tất cả các mặt và các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó quan trọng nhấtlà kinh tế, chính trị và xã hội Cho nên, thông qua các mối liên hệ đó và bằngsức mạnh thuyết phục con người, văn hoá quân sự luôn khơi dậy và quy tụđược tiềm năng và khả năng tổng hợp của tất cả các phương diện của đời sốngxã hội nhằm xây dựng, phát triển nền quốc phòng toàn dân Đây là vấn đề có

Trang 29

tính quy luật rất quan trọng cần phải luận giải để vạch cơ sở phương pháp luậncho quá trình xây dựng văn hoá quân sự Việt Nam hiện nay.

Mối liên hệ biện chứng giữa quốc phòng với tiềm lực kinh tế là mối liên hệ

trực tiếp mà như Ph.Ăngghen nhận định: "Không có gì lại phụ thuộc vào tiềnđề kinh tế hơn là chính ngay quân đội và hạm đội"[9] Với tư cách là một thànhtố của sức mạnh quân sự quốc gia, tiềm lực kinh tế phản ánh khả năng đáp ứngcủa toàn xã hội đối với mọi yêu cầu vật chất cho nền quốc phòng toàn dântrong cả thời bình và thời chiến Xã hội càng phát triển, chiến tranh càng hiệnđại thì vai trò của tiềm lực kinh tế đối với quốc phòng ngày càng tăng Điều đólý giải tại sao trong chiến tranh hiện đại, các bên tham chiến coi việc phá hoạicơ sở kinh tế của đối phương, nhất là kinh tế - quân sự, có ý nghĩa quan trọngngang tầm với những chiến thắng trực tiếp về mặt quân sự Chính vì vậy màĐảng ta khẳng định: "Đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang bịkĩ thuật hiện đại cho quân đội, công an Tận dụng năng lực công nghiệp dânsinh phục vụ quốc phòng và an ninh"[10] .

Văn hoá quân sự thể hiện vai trò trong xây dựng sức mạnh tổng hợp củanền quốc phòng toàn dân bằng việc tác động vào mối liên hệ biện chứng giữaquốc phòng với tiềm lực kinh tế để thúc đẩy mối liên hệ ấy theo chiều hướngcó lợi Trước hết, văn hoá quân sự thông qua vai trò xây dựng nhân tố conngười, nhân tố quyết định nhất của tiềm lực kinh tế, để tác động một cách tíchcực đến chính sự phát triển của kinh tế và kinh tế - quân sự Văn hoá quân sự,với sức mạnh thuyết phục bằng chân, thiện, mỹ, còn khai thác và phát huy tấtcả các tiềm lực kinh tế để huy động vào xây dựng sức mạnh quốc phòng toàndân một cách có hiệu quả Đảng ta khẳng định: "Kết hợp chặt chẽ phát triểnkinh tế - xã hội với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trậnan ninh nhân dân, được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương và trong cácdự án đầu tư lớn Phân bố hợp lí việc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật trên cácvùng của đất nước, vừa phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa sử dụng đượccho quốc phòng, an ninh khi cần thiết"[11] Quan điểm đó của Đảng chỉ đi vào

Trang 30

cuộc sống xã hội một cách mạnh mẽ trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc của mọingười dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội về quan hệ biện chứng giữa quốcphòng với tiềm lực kinh tế, nghĩa là cần phải có trình độ văn hoá quân sự nhấtđịnh.

Đặc biệt, trong quân đội, quá trình phát triển văn hoá quân sự có ý nghĩarất quan trọng đối với việc giải quyết mối liên hệ biện chứng giữa kinh tế vớiquân sự, mà hiệu quả kinh tế trong hoạt động quân sự chính là việc thực hiệnnhiệm vụ trung tâm của từng đơn vị Trong điều kiện được trang bị phươngtiện chiến đấu ngày càng hiện đại, cơ sở vật chất kĩ thuật đòi hỏi cao về chi phíkinh tế, văn hoá quân sự sẽ phát huy vai trò xây dựng con người một cách đồngbộ, toàn diện, hướng vào việc giáo dục ý thức giữ tốt dùng bền, sử dụng cóhiệu quả và phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật Nếu không phát huy đượcvai trò của văn hoá quân sự nhằm giải quyết mối liên hệ biện chứng giữa kinhtế với quân sự một cách thoả đáng thì không những không huy động được mọinguồn lực kinh tế trong việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm của đơn vị, mà ngaycả khi được trang bị hiện đại, vẫn không thể sử dụng một cách hiệu quả, gâythất thoát, lãng phí, thậm chí gây phản tác dụng Đối với các nguồn lực kinh tếtrong con người quân sự cũng vậy, nếu không phát huy được vai trò của vănhoá quân sự, sẽ không thể giải quyết một cách hài hoà giữa lợi ích vật chất vàlợi ích tinh thần, giữa quyền lợi với chức trách, sẽ làm nảy sinh hiện tượng sobì vị thế xã hội, tính toán lợi ích cá nhân, tâm lý vun vén gia đình, thiếu quantâm đến thực hiện nhiệm vụ và xây dựng đơn vị.

Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu cao trong chiến tranh nhân dân hiện đại bảovệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phải tập trung nâng cao văn hoá quânsự cho đội ngũ làm công tác hậu cần và kinh tế quân sự ở mọi cấp, mọi ngànhtrong nền quốc phòng toàn dân Quá trình hình thành, phát triển trình độ vănhoá quân sự chính là quá trình chuyển hoá những phẩm chất và năng lực toàn

diện thành hệ thống những giá trị văn hoá quân sự phù hợp với yêu cầu nhiệmvụ, chức trách của "binh chủng kinh tế" này.

Trang 31

Có xác định tuyệt đối trung thành với Đảng, nắm vững quan điểm giai cấp,đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thì những người

làm công tác hậu cần và kinh tế quân sự mới xác định được thái độ phục vụđúng đắn, thực sự xuất phát từ nhiệm vụ và hết lòng vì bộ đội, "chăm lo đội

viên đủ ăn, đủ mặc"[12] Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng làmcông tác hậu cần và kinh tế quân sự luôn gắn với của cải, tiền bạc mà Nhànước và nhân dân cung cấp cho nền quốc phòng toàn dân, đặc biệt là cho quânđội Trình độ văn hoá quân sự cao giúp cho đội ngũ này luôn nêu cao ý thứctrách nhiệm trong quản lý, bảo quản, cấp phát, sử dụng các nguồn lực hậu cần -tài chính, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm, khắc phục khó khăn trở ngại,phục vụ tận tình, chu đáo Trình độ văn hoá quân sự cao còn giúp cho họ tạođược nhãn quan quân sự sắc bén, toàn diện, từ đó chủ động đề xuất và tổ chứcthực hiện công tác bảo đảm phù hợp với mọi loại hình hoạt động quân sự, mọiphương án tác chiến, mọi lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu vàcác hoạt động quân sự khác trong nền quốc phòng toàn dân; đồng thời có khảnăng xử lý một cách nhanh nhạy các tình huống phức tạp trong phục vụ, bảođảm hậu cần chiến đấu.

Trình độ văn hoá quân sự của đội ngũ làm công tác hậu cần và kinh tế quânsự trước hết là trình độ tri thức khoa học và phương pháp tư duy quân sự Chỉkhi đạt được một trình độ nhất định thì họ mới có thể phát huy sáng kiến, cảitiến kỹ thuật, vận dụng sáng tạo tri thức khoa học và phương pháp tư duy quânsự vào giải quyết các nhiệm vụ của công tác bảo đảm hậu cần và kinh tế quânsự Chiến tranh càng hiện đại thì càng đòi hỏi cao về trí tuệ ở lực lượng vũ trangnói chung, lực lượng làm công tác hậu cần và kinh tế quân sự nói riêng Do vậyhiện nay, đội ngũ này phải tích cực học tập nâng cao tri thức và vốn văn hoáquân sự một cách toàn diện để không những làm chủ những phương tiện khoahọc công nghệ hiện đại trong bảo đảm hậu cần và kinh tế quân sự, mà còn giảiquyết mọi mối quan hệ công tác một cách có cơ sở khoa học và ngày càng hiệuquả.

Trang 32

Trình độ văn hoá quân sự còn giúp họ rèn luyện được phẩm chất đạo đứcnghề nghiệp quân sự trong sáng, thực sự "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm và mọi nhiệm vụ được giao Chịutrách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác một khối lượng vật chất hậu cần - tàichính lớn của Nhà nước phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩacủa các lực lượng vũ trang trong nền quốc phòng toàn dân là một nhiệm vụ rấtkhó khăn, phức tạp, nhất là sau khi đã chuyển sang phương thức bảo đảm mớitrong nền kinh tế thị trường Do đặc thù nhiệm vụ, chức trách và phương thứchoạt động cho nên yêu cầu quan trọng hàng đầu của lực lượng làm công tác hậucần và kinh tế quân sự không chỉ là thực hiện mà "càng phải làm kiểu mẫu vềcần, kiệm, liêm, chính"[13].

Xây dựng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính ở đội ngũ này cònphải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chống tham ô, lãng phí, cửa quyền, vôtrách nhiệm - những căn bệnh dễ mắc phải ở những người đang được giao trựctiếp quản lí, phân phối những cơ sở vật chất mang giá trị lớn Và điều đó chỉ cóthể đạt hiệu quả cao khi đội ngũ cán bộ hậu cần quân sự có trình độ văn hoáquân sự nhất định.

Trong mối liên hệ biện chứng giữa quốc phòng với tiềm lực chính trị- tinhthần thì xét đến cùng, chính trị - tinh thần bao giờ cũng giữ vai trò quyết định

trong việc chi phối toàn bộ định hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân.Nói cách khác, nếu tiềm lực kinh tế là cơ sở vật chất thì tiềm lực chính trị -tinh thần là nền tảng tư tưởng và định hướng chính trị - giai cấp của nền quốcphòng toàn dân Nền tảng ấy tạo ra: "Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnhtổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnhđạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh củalực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh và thế trận an ninhnhân dân"[14] Trong các nhân tố hợp thành sức mạnh quân sự quốc gia, chỉ cótiềm lực chính trị - tinh thần mới đủ sức liên kết các nguồn lực khác thành sứcmạnh tổng hợp, bởi đó là hạt nhân cốt lõi do gắn chặt với lợi ích chính trị của

Trang 33

con người quân sự, mà suy cho cùng thì "chính trị là biểu hiện tập trung củakinh tế".

Song, cái làm cho nhân tố chính trị - tinh thần trở thành hạt nhân trong hệthống tiềm lực quốc phòng một cách sâu bền nhất lại chính là văn hoá và trựctiếp là văn hoá quân sự Văn hoá tạo ra cái nền móng cộng đồng - xã hội rộnglớn của chính trị - tinh thần , tạo ra môi trường cho sự phát triển của hệ thốngchính trị và là phương thức có hiệu quả đặc biệt để tiến hành các hoạt độngchính trị - tinh thần Hơn nữa, theo nghĩa rộng nhất của văn hoá thì bản thânchính trị - tinh thần cũng là một thành tố - thành tố quan trọng nhất - của vănhoá Khi đã xây dựng được nền móng vững chắc của văn hoá quân sự và khivăn hoá quân sự đã thấm sâu được vào mọi phương diện xã hội, thì đời sốngchính trị - tinh thần của nhân dân sẽ được hướng vào việc quán triệt và thựchiện có hiệu quả các nhiệm vụ quốc phòng Với sức mạnh chinh phục conngười bằng cái chân, thiện, mĩ, văn hoá quân sự củng cố lòng tin vững chắccủa mọi người dân với Đảng, nâng cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, xâydựng ý thức chăm lo cho mọi nguồn lực quốc phòng của đất nước Hơn nữa,văn hoá quân sự còn phát huy vai trò trong việc làm cho mọi khía cạnh đó trởthành sức sống tiềm tàng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trở thành đặctrưng cơ bản của đời sống chính trị - tinh thần trong nền quốc phòng toàn dân.

Do khả năng đặc thù của nó, văn hoá quân sự luôn phát huy vai trò trongviệc huy động sức sống tiềm tàng ấy vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân,sẵn sàng ứng phó với các cuộc chiến tranh nếu xảy ra Điều đó cho phép cácnhân tố hợp thành sức mạnh quân sự quốc gia không những vượt qua đượcnhững hạn hẹp của từng nhân tố riêng lẻ, mà còn vượt qua những hạn hẹp củatừng cá nhân, địa phương, ngành giới, vị thế xã hội khi đứng trước lợi íchquốc phòng toàn dân và sự mất - còn của vận mệnh quốc gia dân tộc Đồngthời, vai trò quan trọng nhất của văn hoá quân sự chính là ở khả năng chuyểnhoá nền tảng chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân từ trạng tháitiềm tàng trong thời bình sang trạng thái hiện thực và được phát huy cao độtrong thời chiến, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của sự nghiệp bảo vệ Tổ

Trang 34

quốc xã hội chủ nghĩa Đó là vai trò văn hoá quân sự trong củng cố quyết tâmcủa nhân dân và quân đội, tạo động lực tinh thần nâng cao khả năng chịu đựngmọi khó khăn, thử thách khốc liệt của chiến tranh nhằm giữ vững ý chí quyếtchiến quyết thắng, thực hiện đến cùng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Vai trò của văn hoá quân sự trong giải quyết mối liên hệ biện chứng giữaquốc phòng với chính trị - tinh thần còn được biểu hiện tập trung ở việc giữvững trận địa chính trị tư tưởng, củng cố và tăng cường bản chất chính trị xãhội của tổ chức quân sự với việc xây dựng, phát triển nền quốc phòng toàn dân.Nó đòi hỏi và tạo nền tảng văn hoá làm cho sự phát triển của nền quốc phòngtoàn dân dựa chắc vào định hướng chính trị - tư tưởng, đường lối quan điểmcủa Đảng, lập trường và lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Đồng thời, văn hoá quân sự phải thực sự góp phần vào trận tuyến đấu tranhnhằm củng cố và phát triển trận địa chính trị - tư tưởng của Đảng ta trongphạm vi toàn xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Văn hoá, nghệthuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trongkinh tế và chính trị"[15] .

Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, văn hoá quân sự có vai trò rất lớntrong giải quyết mối liên hệ hữu cơ giữa nhiệm vụ quân sự với nhiệm vụ chínhtrị Nhưng trong điều kiện những đặc điểm tổ chức và hoạt động quân sự củacác đơn vị quân đội, do tầm quan trọng của nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàngchiến đấu và chiến đấu, nghĩa là các hoạt động "thuần" quân sự, nên dễ xuấthiện xu hướng quá tập trung cho các mặt chiến thuật, kỹ thuật mà lơi lỏng cácmặt nhiệm vụ khác, đặc biệt là các nhiệm vụ của công tác đảng, công tác chínhtrị và nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá quân sự của bộ đội Thậm chí, ởkhông ít đơn vị, các cấp lãnh đạo chỉ huy, kể cả cán bộ chính trị, cũng ít quantâm đến các nhu cầu văn hoá đa dạng khác của bộ đội mà thường chỉ quan tâmđến mặt chính trị của văn hoá quân sự; hoặc có tình trạng tách rời việc xâydựng văn hoá quân sự ra khỏi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, coi đó chỉ đơnthuần là việc bảo đảm những nhu cầu thường ngày trong đời sống văn hoá tinh

Trang 35

thần của cán bộ, chiến sĩ mà thôi Hiểu và làm như vậy là đã làm hạn chế vaitrò của văn hoá quân sự.

Để khắc phục xu huớng lệch lạc đó, đòi hỏi phải nâng cao trình độ nhậnthức và khả năng vận dụng của tất cả cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đội ngũ cánbộ lãnh đạo, chỉ huy trong việc xác định: văn hoá quân sự là phương thức cóhiệu quả đặc biệt để xây dựng trận địa tư tưởng và phẩm chất tinh thần của bộđội theo đúng định hướng chính trị; đến lượt nó, chất lượng chính trị trong trậnđịa tư tưởng của đơn vị và trong phẩm chất tinh thần của bộ đội là cơ sở và tiềnđề không thể thiếu để thực hiện các nhiệm vụ quân sự Mặt khác, phải thấyđược quá trình xây dựng, phát triển văn hoá quân sự trong khi nhằm bảo đảmngày càng tốt hơn những nhu cầu văn hoá đa dạng của cán bộ, chiến sĩ, vẫnluôn phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giữ vững trận địa chính trị - tư tưởng.Thực tiễn quá trình chiến đấu trưởng thành của quân đội cho thấy, chất lượngchính trị cao luôn là cơ sở để quân đội phát huy sức mạnh tổng hợp chiến đấuthắng lợi và cũng là điều kiện cơ bản để xây dựng văn hoá quân sự Song, khảnăng của bộ đội về giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị và quân sựnảy sinh trong đơn vị luôn gắn với sự phát triển của văn hoá quân sự.

Mối liên hệ biện chứng giữa quốc phòng với tiềm lực xã hội là mối liên hệ

mà trong đó, tiềm lực xã hội bao giờ cũng là cơ sở tạo nên khả năng đoàn kết

thống nhất của toàn thể nhân dân và quân đội nhằm thực hiện thắng lợi nhiệmvụ quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến Tiềm lực xã hội trong tổ chứcvà hoạt động quân sự được biểu hiện đặc trưng ở những khía cạnh là: vị thế xãhội của con người và tổ chức quân sự có được coi trọng hay không; quan hệ vềmặt xã hội giữa các quân nhân, giữa quân nhân với người dân, giữa quân độivới các tổ chức xã hội khác là bình đẳng hay không bình đẳng; phương thứcđiều chỉnh quan hệ xã hội trong các tổ chức quân sự là dân chủ hay quân phiệt,"vị tình" hay "vị lí"; quan hệ giữa trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ vàquyền lợi, cống hiến và hưởng thụ ra sao Tính chất của những khía cạnh đóbao giờ cũng xuất phát từ bản chất chính trị của tổ chức quân sự: cách mạnghay phản cách mạng Đồng thời, sức mạnh quân sự của quốc gia cũng một

Trang 36

phần lớn được nhân lên dựa trên việc giải quyết đúng đắn, khoa học nhữngkhía cạnh đó.

Vai trò tác động của văn hoá quân sự đối với mối liên hệ này được biểuhiện trước hết với tư cách "văn hoá là bộ mặt của xã hội, bộ mặt của con ngườivà cộng đồng con người, diện mạo bên trong với những phẩm chất cao quý củanó và phong cách bên ngoài với hoạt động đa dạng của nó"[16] Để thúc đẩy quátrình xây dựng nền quốc phòng toàn dân một cách hiệu quả, văn hoá quân sựcần tham gia giải quyết đúng đắn mối liên hệ biện chứng giữa quốc phòng vàtiềm lực xã hội ngay ở trong mỗi tổ chức quân sự Dưới cách thức giải quyếtcủa văn hoá quân sự thì không thể không thừa nhận có sự khác nhau giữa cácchủ thể quân sự cả về chuyên môn quân sự, về sự đãi ngộ, quan tâm đến đờisống vật chất cũng như nhu cầu và cách thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, songsự thừa nhận ấy phải đi liền với điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể

quân sự đó với nhau nhằm khắc phục dần khoảng cách giữa họ về vị thế xã hội.

Giải quyết mối liên hệ biện chứng giữa quốc phòng và tiềm lực xã hội ở đâythực chất là mở rộng dân chủ và nâng cao văn hoá dân chủ, tôn trọng nhân

cách con người quân sự nhằm bảo đảm công bằng xã hội trong thực hiện

nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của mọi công dân Việt Nam.

Mặt khác, văn hoá quân sự luôn mở thông với sự phát triển của môi trườngvăn hoá xã hội nhằm giải quyết những vấn đề vĩ mô về tiềm lực xã hội củaquốc phòng Vấn đề cần giải quyết ở đây cũng là công bằng xã hội trong thựchiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân; nhưng không phải là sự "cào bằng" tuyệtđối giữa các chủ thể quân sự đến mức tước bỏ sắc thái phát triển phong phú, đadạng của bản thân họ, cũng như gò ép khả năng vốn không tương hợp của họvào những nhiệm vụ mà họ không thể thực hiện nổi hoặc thực hiện không hiệuquả Điều đó chỉ có thể được giải quyết tối ưu dưới tác động của văn hoá quânsự trong nền quốc phòng toàn dân Hơn nữa, chỉ dưới tác động của văn hoáquân sự thì giữa các chủ thể quân sự mới có sự thừa nhận, quan tâm lẫn nhau,hoà đồng với nhau trên cơ sở phân công phân nhiệm hợp lí; các hiện tượng kèncựa, suy bì, tranh công đổ lỗi mới được khắc phục.

Trang 37

Trên thực tế, vai trò của văn hoá quân sự trong giải quyết mối liên hệ biệnchứng giữa quốc phòng với tiềm lực xã hội là rất lớn Tuy nhiên, cả hai khíacạnh nói trên đều đòi hỏi khả năng tinh tế của các chủ thể quân sự, đặc biệt làđội ngũ cán bộ chủ chốt của các lực lượng vũ trang trong nền quốc phòng toàndân Và dù đề ra giải pháp nào thì vấn đề cốt yếu trong phát huy vai trò vănhoá quân sự nhằm giải quyết mối liên hệ biện chứng giữa quốc phòng với tiềmlực xã hội vẫn phải là quán triệt sâu sắc và vận dụng đúng đắn quan điểm của

Đảng về chiến lược con người.

Ngoài ra, văn hoá quân sự còn đóng vai trò quan trọng đối với quá trìnhxây dựng các nguồn lực cho nền quốc phòng toàn dân thông qua mối liên hệmật thiết với khoa học kỹ thuật, đạo đức, lối sống, pháp luật, văn học nghệthuật Trong hoạt động quân sự hiện nay, sự liên hệ hữu cơ giữa văn hoá vớicác phương diện và lĩnh vực xã hội đó được biểu hiện hết sức đa dạng Song,vấn đề là ở chỗ thông qua những mối liên hệ đa dạng ấy, văn hoá quân sự đóngvai trò là một trong những phương thức hiệu quả nhất xây dựng nguồn lực con

người một cách toàn diện cho nền quốc phòng toàn dân Bởi vì, muốn xây

dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, trước hết phải cónhững con người có văn hoá quân sự

[1] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội, 1995, tr 55

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 110

[3] V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Bản tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va,1977, tr 147

[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,tr 43

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,tr 466

Trang 38

[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,tr 330

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 118

[7] Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tôn Ngô binh pháp, Nxb Công annhân dân, tr 191.

[8] Viện Sử học, Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1976, tr 79.

[9] Ph.Ăngghen, Tuyển tập luận văn quân sự, quyển 1, Nxb Quân độinhân dân, Hà Nội, 1982, tr 20

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 119

Trang 39

Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành "điểm sáng văn hoá quânsự" trong nền quốc phòng toàn dân là một trong những vấn đề cơ bản của quátrình xây dựng, phát triển văn hoá quân sự Việt Nam, đồng thời là vấn đề có ýnghĩa to lớn đối với quá trình xây dựng quân đội ta vững mạnh về chính trị,góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang trước yêucầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đó chínhlà quá trình làm cho nhiều đơn vị quân đội phấn đấu trở thành điển hình tiêntiến có môi trường văn hoá quân sự trong sạch, lành mạnh, có đời sống văn hoáphong phú, tốt đẹp, từ đó nhân rộng ra toàn quân và tất cảc các tổ chức quân sựtrong nền quốc phòng toàn dân.

Mấu chốt của quá trình này là làm cho hệ giá trị văn hoá quân sự tiêu biểucho bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam thấm sâu vào phẩmchất nhân cách bộ đội, vào các quan hệ văn hoá trong tập thể quân nhân cũngnhư các hình thái hoạt động văn hoá và các thiết chế bảo đảm đời sống văn hoácủa bộ đội Đó chính là quá trình điển hình hoá văn hoá quân sự Việt Nam từnhững giá trị văn hoá quân sự phản ánh trực tiếp đời sống văn hoá của bộ đội,đồng thời là quá trình nhân rộng điển hình ấy trong toàn bộ môi trường văn hoáquân sự của nền quốc phòng toàn dân như những điển hình của sự chuyển hoácác dấu ấn quân sự thành giá trị văn hoá.

Cơ sở lý luận và thực tiễn sâu xa của quá trình xây dựng Quân đội nhân

dân Việt Nam thành "điểm sáng văn hoá quân sự" trong nền quốc phòng toàndân xuất phát từ hệ thống những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.Trong đó, quan điểm khẳng định sự thay thế tất yếu và hợp quy luật của "cáimới" có ý nghĩa hết sức quan trọng Tuy nhiên, chỉ có thể tiếp cận, làm rõ sựtất thắng của "cái mới" trong lĩnh vực văn hoá quân sự khi vạch rõ được nhữngcon đường cụ thể của sự tích hợp và lan toả các giá trị văn hoá điển hình trongđiều kiện đặc thù của tổ chức và hoạt động quân sự của Quân đội nhân dânViệt Nam trong tổng thể nền quốc phòng toàn dân hiện nay

Trang 40

Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều vận động, phát triển theo phươngthức tích luỹ dần dần, hoàn thiện dần dần từng mặt, từng bộ phận, từng thuộctính bên trong của nó cả về tính chất và trình độ, để đến một thời điểm nhấtđịnh, khi đã đạt tới một trình độ hoàn thiện nhất định và trong những điều kiệnnhất định, nó sẽ chuyển hoá thành cái "vượt trên nó" Thành thử, khi con ngườimuốn tác động một cách hợp quy luật vào một quá trình vận động, phát triểnnhất định, thì không những phải nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện về bảnthân quá trình ấy trong tính chỉnh thể của nó, mà còn phải biết tìm ra những"mắt xích" chủ yếu, những "đột phá khẩu" để từ đó nhân rộng ra một cách toàndiện Mặt khác, các quá trình phát triển nói chung luôn có một đặc trưng cơbản không thể thiếu là sự xuất hiện, khẳng định, chiếm vị trí ưu trội và hoànthiện của những cái mới, cái tiến bộ Song, cái mới, cái tiến bộ ấy ra đờithường lúc đầu non yếu, nên rất cần đến sự chăm sóc, bồi dưỡng để khôngngừng nảy nở và không ngừng phát triển, hoàn thiện theo chiều sâu.

Trong thực tiễn, các giá trị văn hoá không phải là một hệ thang bậc xã hộiđã có sẵn, từ đâu đó, một cách tiên nghiệm, để con người chỉ việc cứ thế mà ápđặt vào đời sống cộng đồng Cái chân, cái thiện, cái mỹ để trở thành chuẩnmực xã hội như một hệ giá trị lý tưởng, mang ý nghĩa phổ quát mà chỉ cónhững người lạc lõng trong cộng đồng mới không nhận ra được, thì trước hếtphải đấu tranh vật lộn với những phản giá trị, phi giá trị, "giả" giá trị để đóngtrọn vai trò điển hình văn hoá Thế nhưng, trước khi trở thành điển hình vănhoá thì cái chân, cái thiện, cái mỹ phải được sáng tạo ra đã Xây dựng Quân độinhân dân Việt Nam thành "điểm sáng văn hoá" với tư cách một trong nhữngcon đường, biện pháp chủ đạo xây dựng văn hoá quân sự Việt Nam phản ánhsâu sắc sự vận động tổng hợp của toàn bộ quá trình này.

Công cuộc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành "điểm sáng vănhoá quân sự" trong nền quốc phòng toàn dân chịu tác động trực tiếp của quyluật tích hợp và lan toả văn hoá, tất nhiên là trong điều kiện đặc thù của tổ chứcvà hoạt động quân sự Thực chất của quá trình này là sự vận dụng phương thứcđặc trưng của hoạt động thi đua để xây dựng văn hoá quân sự Việt Nam từ

Ngày đăng: 21/05/2024, 06:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan