1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần môn xây dựng văn bản pháp luật

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

***

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN

XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Giảng viên : Ts Trần Nho Thìn

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

Trang 2

Mục lục

Mục đích và phương pháp nghiên cứu 1

1 Định nghĩa và vai trò của việc yêu cầu soạn thảo văn bản pháp luật 2

1.1 Định nghĩa của việc yêu cầu soạn thảo văn bản pháp luật 2

1.2.Vai trò của việc yêu cầu soạn thảo văn bản pháp luật 2

2 Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản 3

3 Một số lỗi thường gặp của việc yêu soạn thảo văn bản và cách khắc phục 8

4 Tổng kết 9

Danh mục tài liệu tham khảo: 10

Trang 3

Mục đích và phương pháp nghiên cứu

Xây dựng văn bản pháp luật là một môn học trong chương trình đào tạo cử nhân tại

khoa Luật- ĐHQGHN Mặc dù, là môn tự chọn nhưng nó có giá trị vô cùng quan trọng đối với sinh viên sau khi ra trường; đặc biệt là những người làm việc trong môi trường nhà nước Họ phải soạn thảo các văn bản pháp luật và chất lượng của việc đưa ra quyết định soạn thảo loại văn bản nào, soạn thế nào để ra được một văn bản pháp luật hoàn chỉnh, chính xác phụ thuộc vào nhiều khâu Một trong những khâu đó đòi hỏi người soạn thảo phải nắm được các yêu cầu khi soạn thảo văn bản pháp luật

Văn bản khi đã được ban hành, nó có ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… Bởi, văn bản theo nghĩa hẹp chứa đựng những thông tin, ghi nhận hay truyền đạt thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hoặc ngôn ngữ nhất định nào đó Vì vậy, các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc soạn thảo một văn bản pháp luật

Vì những lý do trên, em muốn chọn đề tài về những yêu cầu của việc soạn thảo văn bản Bài tiểu luận gồm những nội dung sau:

1 Định nghĩa và vai trò của việc soạn thảo văn bản pháp luật chung 2 Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật chung

3 Một số lỗi thường gặp của việc yêu cầu soạn thảo văn bản pháp luật và cách khắc phục

Trang 4

1 Định nghĩa và vai trò của việc yêu cầu soạn thảo văn bản pháp luật 1.1 Định nghĩa của việc yêu cầu soạn thảo văn bản pháp luật

Trước tiên, ta tìm hiểu về khái niệm của kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật: “Soạn

thảo văn bản là tổng thể những quy tắc, những yêu cầu trong quá trình soạn thảo văn bản bao gồm cả những quy tắc, nguyên tắc tổ chức hoạt động của chủ thể ban hành văn bản, đến những yêu cầu đòi hỏi có tính chất kỹ thuật nghiệp vụ của người được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản.” a

Từ khái niệm soạn thảo văn bản pháp luật trên ta hiểu yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật như sau:

Yêu cầu của việc việc soạn thảo văn bản pháp luật được hiểu là khi soạn thảo một văn bản pháp luật thì các yêu cầu được đề ra trong việc soạn thảo văn bản bắt buộc phải đạt được; phải thực hiện được đúng các vấn đề, ý chí, nội dung,… dựa trên tinh thần các yêu cầu đó quy định

1.2.Vai trò của việc yêu cầu soạn thảo văn bản pháp luật

Thứ nhất, vì văn bản pháp luật thể hiện ý chí, vai trò của nhà nước chi phối, ảnh hưởng tới các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… nên các yêu cầu khi soạn thảo một văn bản pháp luật có vai trò quan trọng trong việc soạn thảo văn bản Nó thể hiện tính trang nghiêm, đặc thù của từng loại văn bản pháp luật với chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thứ hai, các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật để người soạn thảo văn bản tránh những sai sót trong quá trình soạn thảo và tránh được tối đa lượng văn bản không xác đinh được trọng tâm của vấn đề, không tương xứng hoặc thống nhất trong một hệ thống pháp luật

Thứ ba, những yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật giúp người đọc dễ phân biệt văn bản ở nghĩa hẹp tức là những văn bản chứa đựng thông tin, ghi nhận hay truyền đạt thông tin từ chủ thể này với chủ thể khác bằng một ký hiệu hoặc một ngôn ngữ nhất định nào đó với văn bản có nghĩa rộng ( các loại văn bản khác như: các tác phẩm văn học, các tác phẩm khoa học, thư từ…) Khi người đọc nhìn vào họ dễ dàng nhận ra và dễ tra cứu dễ hơn

Thứ tư, những yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật giúp hạn chế được tối đa những sai sót về nội dung và tên gọi của văn bản không tương xứng với nhau

a Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản,NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2014, trang 39

Trang 5

Thứ năm, những yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật giúp việc soạn thảo văn bản pháp luật tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hơn

2 Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản

Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản gồm có 6 yêu cầu:

Thứ nhất là, yêu cầu đảm bảo tính hợp pháp của văn bản pháp luật Yêu cầu này có nghĩa là: trong quá trình soạn thảo, chủ thể phải nắm vững quy định của hiến pháp, pháp luật Văn bản soạn thảo phải phù hợp hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan cấp dưới phải thống nhất với văn bản của cơ quan cấp trên và phù hợp cơ quan ngang cấp, thống nhất với văn bản do chính cơ quan đó ban hành

Yêu cầu này là yêu cầu đầu tiên trong quy trình soạn thảo văn bản pháp luật đồng thời nó cũng là yêu cầu quan trọng trong trong quá trình soạn thảo các văn bản khác Nước ta là nhà nước pháp quyền nên các chủ thể trong nhà nước phải tuân thủ pháp luật Đặc biệt là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các mệnh lệnh mà họ ban hành phải thống nhất với nhau, tránh chồng chéo các văn bản mang tính mệnh lệnh có ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức… tất cả những chủ thể nằm trong nhà nước đó Hơn thế nữa, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải thống nhất với các văn bản pháp luật khác để tạo thành một hệ thống pháp luật của một quốc gia Khi soạn thảo, phải tuân thủ nguyên tắc hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật; buộc chủ thể phải xác định rõ thẩm quyền nội dung và hình thức của văn bản, phân định được mối quan hệ biện chứng giữa các quy định của văn bản được soạn thảo với các cơ quan được quy định hiện hành trong hệ thống pháp luật

Thứ hai là, yêu cầu nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa Cụm từ “nội dung” ở đây gồm hai mặt Đầu tiên, nội dung văn bản được chuẩn bị ban hành phải thiết thực, đáp ứng được tối đa yêu cầu của thực tế, phù hợp với luật đang hiện hành Tiếp theo, nội dung đó phải được thể hiện trong một văn bản thích hợp hay phải có sự lựa chọn cần thiết trong quá trình văn bản hóa để văn bản được soạn thảo có tính năng phù hợp Để làm được yêu cầu này đòi hỏi người soạn thảo văn bản phải có kiến thức cả về lý thuyết và thực tế, am hiểu về pháp luật

Một số vấn đề thường gặp trên thực tế ở vấn đề này là: không nắm vững được yêu cầu, không xác định đúng trọng tâm của vấn đề cần được đề cập trong văn bản, nội dung và tên gọi của văn bản không tương xứng với nhau theo quy định của pháp luật hiện hành…

Trang 6

Thứ ba là, yêu cầu đảm bảo tính cụ thể của văn bản Nội dung của yêu cầu này được hiểu là các thông tin để đưa vào văn bản phải được xử lý và đảm bảo tính xác thực của thông tin Khi viết văn bản không nên viết chung chung và lặp lại các từ của văn bản khác Nói cách khác, đó là thông tin thiếu cụ thể, không chính xác, không có ý nghĩa thiết thực

Thứ tư là, yêu cầu đảm bảo cho văn bản được ban hành đúng thể thức Thể thức ở đây được hiểu là toàn bộ các thành phần cấu tạo nên văn bản bao gồm cả hình thức và nội dung Thể thức đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và có tính “thọ” trong hoạt động quản lý của các cơ quan

Thể thức theo Điều 8 quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư như sau:

“ Điều 8: Thể thức văn bản

1 Thể thức văn bản là tập hợp cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định

2 Thể thức của văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính: a) Quốc hiệu và tiêu ngữ

b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản c) Số, ký hiệu của văn bản

d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản e) Nội dung văn bản

g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền h) Dấu, chữ ký số của tên cơ quan, tổ chức

Trang 7

d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax…” b

Cụ thể là về thể thức của văn bản qua bài tập tình huống sau ( không chứa các thành phần bổ sung khác ở khoản 3 nêu trên): Ông Nguyễn Văn A là Hiệu trưởng trường Đại học X, được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Hãy soạn thảo văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc điều động và bổ nhiệm trên

b Quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

Trang 8

Điều 1: Điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A, hiệu trưởng trường Đại học X giữ

chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Thời hạn là 05 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày… tháng… năm 2020

Điều 3: Bộ trưởng – Chánh văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục

và Đào Tạo và ông Nguyễn Văn A chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Nơi nhận:

- Ban bí thư; - Các thứ trưởng; - Như điều 3;

- Ban tổ chức trung ương; - VPCP, các phó chủ nhiệm; - VPBSCĐ, TGĐ cổng TTĐT; - Trường Đại học X;

- Lưu: VT, TCCB

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

(Ký và đóng dấu xác nhận)

Nguyễn Xuân Phúc

Trang 9

Như vậy, thể thức việc soạn thảo văn bản theo một thể thức nhất định là một yếu tố cơ bản của việc soạn thảo văn bản pháp luật Người đọc dễ dàng nhận ra các loại văn bản và dễ hiểu Nếu hình thức (thể thức) của văn bản pháp luật bị sai thì người đọc có thể dễ dàng nhận ra và giá trị của văn bản đó sẽ bị ảnh hưởng Vì vậy, thể thức của văn bản pháp luật nên đồng nhất với nhau

Thứ năm là, yêu cầu sử dụng các thuật ngữ và văn phong thích hợp.Thuật ngữ và văn phong giúp truyền đạt thông tin qua văn bản pháp luật giúp người đọc hiểu được nội dung của văn bản pháp luật đồng thời nó cũng thể hiện ý chí của nhà nước Việc lựa chọn không đúng thuật ngữ và văn phong cho từng loại văn bản khi soạn thảo sẽ dẫn đến việc truyền đạt thông tin thiếu chính xác và ảnh hưởng đến nội dung của văn bản pháp luật và ý chí của cơ quan ban hành văn bản pháp luật, cung cấp tài liệu,… về vấn đề mà họ nêu ra Ngược lại, nếu người soạn thảo văn bản sử dụng đúng ngôn ngữ và văn phong trong từng loại văn bản pháp luật thì ngôn ngữ của văn bản sẽ truyền đạt được đúng nội dung mà chủ thể truyền đạt muốn người đọc hiểu được, người đọc cũng dễ dàng hiểu được thái độ của chủ thể truyền đạt, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật có thể ngày một phong phú hơn mà không bị mất đi giá trị của nó

Soạn thảo văn bản pháp luật yêu cầu người soạn thảo văn bản pháp luật phải biết cách chọn lựa các thuật ngữ và văn phong thích hợp, chính xác Cách hành văn phải đảm bảo: đầu tiên là, lời văn phải mang tính khách quan; sự việc được nói đến với lối trình bày trực tiếp, khách quan và không thiên vị Tiếp theo là, lời văn nên mang tính trang trọng tránh màu mè, tượng hình, khoa trương vì lời nói trong văn bản là lời nói của chính quyền, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên văn bản có tính trang trọng uy nghiêm đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng đối với bên nhận văn bản pháp luật Tiếp đó là, lối hành văn lễ độ, lịch sự Bên cạnh việc khách quan, trang trọng, uy nghiêm thì lối hành văn cũng cần phải thể hiện sự lịch sự, lễ độ Lời văn phải rõ ràng, ngắn gọn và đầy đủ Lập luận chặt chẽ, chuẩn xác theo logic Câu trong văn bản phải diễn tả hết được ý tưởng, nội dung mà câu văn đó muốn truyền đạt tới người đọc

Thứ sáu là, yêu cầu phải phù hợp với mục đích sử dụng Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định về các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

“ 1 Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính hợp hiến và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật

2 Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trang 10

3.Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật

4 Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính yêu cầu cải cách thủ tục hành chính

5 Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên 6 Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.” c

Như vậy, các nguyên tắc được nêu trên thể hiện rõ các yêu cầu về việc xây dựng và ban hành các văn bản chứa có quy phạm pháp luật nói riêng và các văn bản pháp luật nói chung trong hệ thống pháp luật

Với yêu cầu này, đòi hỏi người soạn thảo văn bản phải phân biệt được rõ các loại văn bản trước khi đưa ra lựa chọn sẽ sử dụng loại văn bản nào vào vấn đề nào

3 Một số lỗi thường gặp của việc yêu soạn thảo văn bản và cách khắc phục.

Đầu tiên là, một số lỗi thường gặp

Thứ nhất, văn bản mang tính mệnh lệnh chồng chéo nhau, văn bản cấp dưới không phù hợp với văn bản của cấp trên

Thứ hai, một số văn bản không mang tính thiết thực, thông tin thiếu chính xác Ví dụ: thông tin được đề cập đến trong văn bản đã cũ chưa cập nhật lại thông tin mới do người soạn thảo chưa cập nhật

Thứ ba, tên gọi của văn bản không tương xứng với nội dung của văn bản theo quy định của pháp luật Ví dụ: tên văn bản là loại quyết định hành chính nhưng nội dung của văn bản đó lại viết theo nội dung của nghị quyết

Thứ tư, văn bản được ban hành không xác định đúng nội dung trọng tâm mà vấn đề cần điều chỉnh

Thứ năm, sử dụng một số thuật ngữ chưa chính xác làm người đọc chưa hiểu hết về nội dung, ý tưởng mà văn bản muốn truyền đạt

c Quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Trang 11

Thứ sáu, người soạn thảo văn bản pháp luật chưa nắm vững được kiến thức, phân biệt được các loại văn bản pháp luật

Thứ bảy, nội dung của văn bản pháp luật chưa phù hợp với lối hành văn của văn bản Lời nói chung chung chưa trực tiếp

Tiếp theo là, một số cách để khắc phục những sai sót trên

Thứ nhất, em nghĩ đây là yếu tố quan trọng nhất, đó là người được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản phải có năng lực thực sự, có kiến thức phong phú cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, có nhiều trải nghiệm thực tế Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi họ là cả quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện kỹ năng, liên tục

Thứ hai, người soạn thảo văn bản có vốn từ phong phú, biết áp dụng những từ ngữ chuẩn xác vào từng văn bản, từng vấn đề cụ thể

Thứ ba, người soạn thảo văn bản cần nắm vững được các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật

Thứ tư, nâng cao nhận thức về tác hại của việc không đáp ứng được yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật, xử lý trách nhiệm đối với người soạn thảo văn bản pháp luật Vì khi các văn bản pháp luật được ban hành sẽ có ảnh hưởng tới nhiều đối tượng chịu sự tác động của văn bản pháp luật đó, việc người soạn thảo văn bản pháp luật soạn thảo ra những văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu của việc soạn thảo văn bản sẽ làm cho người đọc hiểu chưa đúng và có thể có những hậu quả xảy ra

4 Tổng kết.

Nói tóm lại, có 6 yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật Đó là: Yêu cầu đảm bảo tính hợp pháp của văn bản Yêu cầu nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa Yêu cầu đảm bảo tính cụ thể hóa của văn bản.Yêu cầu đảm bảo cho văn bản được ban hành đúng thể thức Yêu cầu phải sử dụng các thuật ngữ và văn phong thích hợp Yêu cầu văn bản phải thích hợp với mục đích sử dụng Mặc dù, các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản là một trong rất nhiều khâu để có được một văn bản pháp luật hoàn chỉnh nhưng nó có vai trò rất trọng trong việc soạn thảo văn bản pháp luật Nó giúp người đọc hiểu được thông tin mà chủ thể truyền đạt truyền đạt đến họ, giúp việc soạn thảo văn bản giảm tối đa những sai sót không đáng có,… Và quan trọng nhất là mỗi cá nhân, người có nhiệm vụ xây dựng và soạn thảo văn bản phải luôn trau dồi kiến thức, rèn luyện,… nắm vững các

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w