1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Đảng chính trị và Đảng cầm quyền – Vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Chính Trị Và Đảng Cầm Quyền – Vai Trò Của Các Đảng Chính Trị Trong Đời Sống Chính Trị Hiện Đại
Tác giả Nguyễn Hà Phương Chi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Tâm
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính Trị Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 364,43 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thông qua tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, bao gồm các đảng chính trị,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT 

Học phần: Chính trị học (CAL3008-2)

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐẢNG CẦM QUYỀN

VAI TRÒ CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI

SỐNG CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI

GV hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Tâm

Họ và tên: Nguyễn Hà Phương Chi MSV: 17061026

Ngày sinh: 05/12/1999 Lớp: K62 LKD-A

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: ĐẢNG CHÍNH TRỊ 3

1.1 Khái niệm đảng chính trị 3

1.2 Sự ra đời của đảng chính trị 3

1.2.1 Sự ra đời đảng ở Anh 3

1.2.2 Sự ra đời đảng tại Mỹ 4

1.2.4 Sự lan rộng ra toàn cầu 5

1.3 Đặc điểm của đảng chính trị 6

CHƯƠNG II: ĐẢNG CẦM QUYỀN 6

2.1 Khái niệm đảng cầm quyền 6

2.2 Sự ra đời của đảng cầm quyền 7

2.3 Đặc điểm của đảng cầm quyền: 8

CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI 9

3.1 Vai trò của các đảng chính trị trong tổ chức và hoạt động Bộ máy nhà nước 10

3.2 Vai trò của các đảng chính trị với bầu cử 12

3.3 Vai trò của đảng chính trị với văn minh chính trị 13

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thông qua

tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, bao gồm các đảng chính trị, thể chế Nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp), thể chế và các tổ chức chính trị -

xã hội Các bộ phận này tham gia vào quá trình chính trị nhằm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội Nhà nước giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia Nhìn chung trên thế giới, các đảng chính trị là lực lượng hoạt động ở hậu trường nhưng có vai trò chi phối hoạt động của Nhà nước Tùy thuộc vào truyền thống và thể chế chính trị của mỗi quốc gia, các đảng chính trị có các phương thức khác nhau để thể hiện

ý chí chính trị của đảng và tích cực tham gia vào các công việc của Nhà nước Sự tồn tại của một đảng gắn bó với cuộc đấu tranh để giành chính quyền, thỏa mãn những lợi ích giai cấp và đạt tới mục tiêu cuối cùng của nó là trở thành đảng cầm quyền

Việc nghiên cứu các đảng chính trị, đảng cầm quyền và vai trò của đảng trong đời sống chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khoa học xã hội nói chung và khoa học hiến

pháp nói riêng Vì vậy, em đã chọn đề tài “Đảng chính trị và Đảng cầm quyền – Vai trò của

các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại” làm tiểu luận kết thúc học phần

Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương I: Đảng chính trị

Chương II: Đảng cầm quyền

Chương III: Vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy cô để nội dung của bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn./

Trang 4

CHƯƠNG I: ĐẢNG CHÍNH TRỊ 1.1 Khái niệm đảng chính trị

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đảng chính trị, một nhà khoa học

chính trị nổi tiếng người Mỹ là Anthony Downs có đưa ra định nghĩa: “Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc kiểm soát chính quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một cuộc bầu cử”

Một người khác là Neumann thì cho rằng đảng chính trị là: “Một tổ chức công khai của các nhà hoạt động chính trị trong xã hội có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, những người này cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một hay nhiều nhóm khác nhau Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian để kết nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thống giá trị từ các định chế nhà nước và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động chính trị trong một cộng đồng chính trị rộng hơn”

Đảng chính trị là một tổ chức được liên kết dựa trên một hệ thông tư tưởng, thể hiện lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp xã hội, bao gồm những người tiêu biểu nhất của giai cấp hay tầng lớp xã hội ấy, với mục tiêu, lý tưởng nhất định Đảng chính trị là sản phẩm của các cuộc đấu tranh giai cấp đã đạt tới trình độ tự giác cao: có cương lĩnh, chương trình hành động, nghệ thuật tổ chức, đấu tranh chính trị Đảng chính trị còn được hiểu là một nhóm những người được tổ chức nhằm mục đích giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước

Khái quát lại, đảng chính trị là một thiết chế tổ chức quy tụ những người có chung lợi ích và khuynh hướng tư tưởng nhằm vươn tới quyền lực chính trị để hiện thực hóa lợi ích cũng như khuynh hướng đó trên quy mô xã hội

1.2 Sự ra đời của đảng chính trị

1.2.1 Sự ra đời đảng ở Anh

Hệ thống đảng xuất hiện ở nước Anh thời kỳ đầu hiện đại được coi là một trong những

hệ thống đảng xuất hiện đầu tiên trên thế giới, với nguồn gốc từ các phe phái xuất hiện từ Cuộc khủng hoảng loại trừ và Cách mạng Vinh quang cuối thế kỷ XVII Hai đảng đầu tiên

Trang 5

được biết đến với cái tên là đảng Whig và đảng Tory1 Giữa hai Đảng này luôn có sự đối lập

về tư tưởng

Về sau, Nghị viện Anh đã nắm quyền kiểm soát vương quyền, còn đảng Whig và đảng Tory đã trở thành những đảng được tổ chức chặt chẽ Giai đoạn từ năm 1832 – 1846 là giai đoạn hình thành hệ thống chính trị lưỡng đảng ở Anh quốc Năm 1830 đảng Whig đổi tên là đảng Bảo thủ và có một số thay đổi mới

Tuy nhiên, một nhánh của đảng Whig đã tách ra và phát triển theo một hướng khác và hình thành nên đảng Tự do (Liberal) Đến năm 1918 thì đảng Tự do suy thoái dần dần Và một đảng mới xuất hiện thay thế vai trò của đảng Tự do, đó chính là Công đảng Hiện nay, hệ thống chính trị Anh quốc có hai đảng thay nhau cầm quyền (nên các nhà nghiên cứu gọi là hệ thống chính trị lưỡng đảng) là Công đảng và đảng Bảo thủ

1.2.2 Sự ra đời đảng tại Mỹ

Còn tại Mỹ, Alexander Hamilton và một số người ủng hộ muốn xây dựng một chính quyền trung ương mạnh, cho nên, năm 1787, họ đã thành lập một liên minh chính trị và gọi

đó là đảng Người liên bang (the Federalists), đây chính là đảng chính trị đầu tiên ở Hoa Kỳ Năm 1796, một nhóm đối lập với quan điểm của Người liên bang đã tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của Thomas Jefferson, họ muốn hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang Các thành viên trong nhóm này đã gọi tên đảng của họ là đảng Cộng hoà – Dân chủ.2

Kể từ 1820 trở đi, đời sống chính trị Hoa Kỳ đã có những sự thay đổi đáng kể, xuất hiện thêm nhiều quan điểm đối chọi nhau của các chính khách trên khắp đất nước Các tranh chấp chính trị của Mỹ được tổ chức chủ yếu xung quanh các đảng chính trị, những tranh cãi chính trị vào đầu những năm 1790 về phạm vi quyền lực của chính phủ liên bang Chính điều

đó đã dẫn tới cuộc nội chiến Hoa Kỳ

Sự chia rẽ của Đảng Cộng hòa - Dân chủ sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1824 gây tranh cãi đã dẫn đến sự tái xuất hiện của các đảng chính trị Hai đảng lớn sẽ thống trị bối cảnh

1 Bách khoa toàn thư mở - Đảng phái chính trị, truy cập trên https://vi.wikipedia.org/

2 Bách khoa toàn thư mở - Đảng phái chính trị, truy cập trên https://vi.wikipedia.org/

Trang 6

chính trị trong một phần tư thế kỷ tiếp theo: Đảng Dân chủ, do Andrew Jackson, và Đảng Whig, do Henry Clay thành lập từ Đảng Cộng hòa Quốc gia và từ các nhóm Anti-Jackson khác Khi Đảng Whig tan rã vào giữa những năm 1850, vị trí là một đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ đã được Đảng Cộng hòa lấp đầy

Lúc này Hoa Kỳ gồm rất nhiều đảng chính trị, lịch sử ghi nhận giai đoạn này Hoa Kỳ

có 6 đảng chính trị khác nhau, tuy nhiên sau cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, Hoa Kỳ đã chuyển sang giai đoạn lưỡng đảng chi phối toàn bộ nền chính trị Hoa Kỳ dù vẫn còn có những đảng chính trị khác cùng tồn tại Cho đến nay, mặc dù có nhiều đảng chính trị cùng tồn tại, nhưng thực chất Hoa Kỳ chỉ là hệ thống chính trị lưỡng đảng, với hai đảng thay nhau và cạnh tranh với nhau để cầm quyền là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa

1.2.4 Sự lan rộng ra toàn cầu

Dưới sự ảnh hưởng của học thuyết Marx và bối cảnh ra đời của nhiều đảng xã hội ở các nước châu Âu, cho đến nay, nước Đức đã có 7 đảng chính trị, bao gồm: Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo; đảng Dân chủ xã hội; đảng Dân chủ tự do; đảng Xanh; đảng Cánh tả; Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo; đảng Hải tặc

Tại Pháp, sau cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789, đã dẫn đến việc thành lập các đảng chính trị, ở Pháp hiện nay bao gồm 6 đảng chính trị khác nhau

Sau đó, ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây cùng với việc thực hiện các chương trình bầu cử đã lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới Từ Tây Âu cho tới Bắc Mỹ, cũng như nhiều quốc gia tại Châu Mỹ La tinh và Châu Á, nền dân chủ được tổ chức thực hiện dựa trên

sự cạnh tranh của các đảng chính trị đã trở thành một khuôn mẫu cho các thể chế chính trị khác học tập và xây dựng Nhưng ở một số nước tại khu vực Đông Âu cùng với Nga và Trung Quốc đã thay đổi từ một quốc gia quân chủ tuyệt đối sang một hệ thống chính trị dựa trên một đảng duy nhất cầm quyền

Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ trên thế giới, các

hệ thống chính trị độc đảng ở Đông Âu đã thất bại trong việc duy trì phát triển kinh tế quốc gia, trong khi đó các hệ thống chính trị lưỡng đảng và đa đảng của các nước phương Tây lại

Trang 7

đạt được nhiều thành tựu lớn trong quá trình phát triển Cho đến cuối những năm 1980, trước

sự thất bại của mô hình chính trị độc đảng, sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, nhiều quốc gia Đông Âu đã phải chuyển từ chế độ độc đảng sang chế độ đa đảng để kiến tạo

và phát triển nền dân chủ Cũng trong thời gian này, nhiều quốc gia châu Á cũng như châu Phi đã phải chịu nhiều áp lực trong việc dân chủ hóa hệ thống chính trị của họ

1.3 Đặc điểm của đảng chính trị

Trong xã hội hiện đại, đảng chính trị có những đặc điểm sau:

- Có mục đích giành và thực hiện quyền lực nhà nước

- Là tổ chức bao gồm những cá nhân hoạt động chính trị chuyên nghiệp

- Đưa ra một phạm vi rộng những vấn đề thuộc về chính sách của chính phủ

- Được thống nhất bởi đại hội chính trị và bởi những dấu hiệu về tư tưởng

CHƯƠNG II: ĐẢNG CẦM QUYỀN 2.1 Khái niệm đảng cầm quyền

Khái niệm đảng cầm quyền xuất hiện rất sớm trong đời sống chính trị các nước tư bản chủ nghĩa ngay sau khi các đảng chính trị đầu tiên ra đời, các đảng đó đã trở thành chỗ dựa chính trị cho các đại biểu tư sản nắm giữ, chi phối các cơ quan nhà nước như chính phủ, quốc hội Sự ra đời của Đảng Tô-ry và Đảng Uých (nước Anh) sau những năm 1688 là ví dụ điển hình

Đảng cầm quyền là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp mình Khái niệm đảng cầm quyền lần đầu tiên được V.I.Lênin nêu ra Sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thuật ngữ này để nói về vai trò cầm quyền của Đảng như: Đảng giành được chính quyền, Đảng nắm chính quyền, Đảng

lãnh đạo chính quyền, Đảng cầm quyền Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng

Trang 8

ta là một đảng cầm quyền” Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội toàn quốc lần thứ

X, XI thông qua cũng ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền” 3

Đảng nắm giữ chính quyền (ruling party/ governing party hay chấp chính đảng), lại gọi tắt đảng cầm quyền hoặc đảng lãnh đạo, là chỉ chính đảng thông qua bầu cử mang tính chế độ hoặc cách mạng bạo lực mà nắm giữ và quản lí chính quyền của một nước, nó có thể là một chính đảng, cũng có thể là liên minh của nhiều chính đảng

2.2 Sự ra đời của đảng cầm quyền

Lịch sử ra đời của các chính đảng tư sản trong cách mạng tư sản cho thấy, do cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến, nhiều đảng tư sản đại diện cho các tập đoàn tư bản khác nhau, cùng hợp tác đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến, nên thành quả của cách mạng là thành quả chung, được phân chia cho các chính đảng khác nhau tuỳ theo thế

và lực của mỗi đảng Từ đó, hình thành chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, các đảng vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau cho mục tiêu cầm quyền của đảng mình Hiện nay, để trở thành đảng cầm quyền ở các nhà nước dân chủ tư sản, vận hành trong khuôn khổ pháp quyền

tư sản, các đảng chính trị nhất thiết phải qua đấu tranh nghị trường giành sự tín nhiệm của cử tri, thông qua việc nhân dân bầu cử cho đảng, hoặc cho các đại biểu của đảng vào Nghị viện (Quốc hội), đảng nào giành được đa số các ghế trong nghị viện, sẽ đứng ra lập chính phủ và trở thành đảng cầm quyền Nếu không giành được số ghế cần thiết thì phải liên minh với một trong các đảng chính trị khác để thành lập chính phủ (liên minh cầm quyền)

Về vấn đề đảng cộng sản cầm quyền, tuy C.Mác và Ph.Ăng-ghen chưa dùng cụm từ

“Đảng Cộng sản cầm quyền” nhưng các cụm từ “giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”,

“giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị”, “chuyên chính của giai cấp vô sản”… được

các ông sử dụng khá thường xuyên và phân tích ở những khía cạnh khác nhau Trong Tuyên

ngôn của đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen chỉ ra rằng: “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành

3 Bài viết “Một số vấn đề về đảng cầm quyền”, đăng tải trên web http://tuyengiaohungyen.vn/

Trang 9

chính quyền” Trong Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương gửi Liên đoàn những người cộng sản, tháng 3-1850, C.Mác và Ph.Ăng-ghen nhấn mạnh: “Lợi ích của chúng ta và nhiệm

vụ của chúng ta là phải làm cho cách mạng trở thành cách mạng không ngừng, cho đến khi tất cả các giai cấp ít hay nhiều hữu sản đều bị gạt ra khỏi chính quyền, cho đến khi giai cấp

vô sản giành được chính quyền nhà nước” Đặc biệt, khi tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pa-ri (1871), tư tưởng cơ bản về “đảng cộng sản cầm quyền” đã được thể hiện trong tác phẩm

Nội chiến ở Pháp và một số lời tựa Ph.Ăng-ghen viết cho các lần xuất bản các tác phẩm của

C.Mác thời kỳ này C.Mác viết: “Giữa những hành vi đớn hèn và phản bội của giai cấp thống trị, những người vô sản Pa-ri đã hiểu rõ rằng đã đến lúc phải tự mình quản lý lấy công việc

xã hội để cứu vãn tình thế… Giai cấp vô sản hiểu rõ rằng nghĩa vụ tối cao và quyền tuyệt đối của mình là phải tự mình làm chủ vận mệnh của mình, tự mình nắm lấy chính quyền”

Trước Cách mạng Tháng Mười, trong một số tác phẩm, V.I.Lê-nin đã khẳng định vấn

đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng; đi sâu làm rõ nội hàm của khái niệm nhà nước chuyên chính vô sản, một nhà nước kiểu mới, chỉ xuất hiện sau thắng lợi của cách mạng vô sản do đảng tổ chức và lãnh đạo Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười năm 1917, V.I.Lê-nin thường dùng các thuật ngữ: Người cộng sản giành chính quyền, giữ

chính quyền, đảng cầm quyền, đảng chấp chính V.I.Lê-nin cho rằng: “Sự phát triển của Đảng Bôn-sê-vích, là đảng hiện nay đang cầm quyền ở Nga, đã chỉ ra một cách đặc biệt rõ ràng cho chúng ta thấy rằng bước ngoặt lịch sử mà chúng ta đang trải qua - cái bước ngoặt nói lên đặc điểm của tình thế chính trị hiện nay và đòi hỏi chính quyền Xô-viết phải tìm ra phương hướng mới tức là cách thức mới để đề ra những nhiệm vụ mới là như thế nào”

Như vậy, có thể hiểu, đảng cộng sản cầm quyền là thuật ngữ phản ánh thời kỳ cách mạng thành công, chính quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng được giai cấp công nhân và nhân dân uỷ quyền xây dựng, bảo vệ và sử dụng chính quyền cách mạng

để thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của nhân dân

2.3 Đặc điểm của đảng cầm quyền:

Giữa các đàng cầm quyền, không phân biệt chế độ chính trị, cũng có những điểm giống nhau, tạo nên tính phổ biến mang tính quy luật là:

Trang 10

- Thực hiện sự cầm quyền vì lợi ích giai cấp và lợi ích quốc gia mà đảng đại diện

- Lấy việc cầm quyền lâu dài là mục tiêu để chăm lo xây dụng, củng cô và phát tnên đảng toàn diện

- Có cương lĩnh cầm quyền được sự ùng hộ đa số cử tri

- Sự cầm quyền của đảng tuân thủ những nguyên tấc vận hành của nhà nước pháp quyền

và xã hội dân sự

- Tăng cường giám sát những người nắm giữ quyền lực, ngăn ngừa sự tha hóa

quyền lực dẫn đến quan liêu, tham nhũng

- Thích ứng và điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường và điều kiện cầm quyền

- Quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ với nhà nước, với xã hội, với các đảng đối lập khác (ở những nước có chế độ đa đảng), và trong nội bộ đảng; mở rộng quan hệ quốc tế với các đảng cầm quyền và các đảng khác trên thế giói

- Tìm mọi biện pháp xóa bỏ sự đe dọa đến vị trí cầm quyền của đảng

CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG

CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI

Đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị của các nước

Nó có vai trò là một trong những thành phần cơ bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính trị Ngày nay, trên thế giới không có quốc gia nào lại không có đảng chính trị Sự

ra đời và phát triển của các đảng chính trị có liên quan chặt chẽ với quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã hội, quyền các nhóm được kiểm soát, chi phối lãnh đạo và hạn chế quyền của đảng cầm quyền Chúng phải có tổ chức, phải luôn tìm kiếm sự ủng hộ từ dân chúng và phải khác biệt với các nhóm khác

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w