1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay?

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Giá Trị Cơ Bản Của Tư Tưởng Chính Trị Phương Đông. Liên Hệ Với Thực Tiễn Việt Nam Hiện Nay?
Tác giả Phùng Quốc Huy
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Minh Tâm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 465,5 KB

Nội dung

Các tư tưởng Triết học phương Đông đặt ra các luân lý, đạo đức, chính trị, văn hóa xã hội cùng với sự phát triển đồng thời của các hoạt động tín ngưỡng làm hình thành các tôn giáo lớn nh

Trang 1

Họ và tên: Phùng Quốc Huy

Lớp: K62-LKDA

MSV: 17061065

Học phần: Chính trị học (thứ 5 tiết 9-10)

Giảng viên: Ts Nguyễn Minh Tâm

BÀI TIỂU LUẬN THAY THẾ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đề 2 Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Đông Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay?

Phần 1: Phân tích các học thuyết, quan điểm phương Đông và giá trị tư tưởng chính trị đến từ các học thuyết đó

Có thể nói phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại Trong

đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai trung tâm văn hóa bậc nhất của phương Đông cổ đại, có ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia Châu Á và toàn thế giới sau này Các tư tưởng Triết học phương Đông đặt ra các luân lý, đạo đức, chính trị, văn hóa xã hội cùng với sự phát triển đồng thời của các hoạt động tín ngưỡng làm hình thành các tôn giáo lớn như Hin-du giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo,… Tuy nhiên không thể phủ định ảnh hưởng của các tôn giáo này đến tư tưởng chính trị Đặc biệt, triết học Trung Quốc cổ đại mang nhiều tính chính trị hơn cả

Triết học Trung Quốc có lịch sử hình thành lâu đời, xuất hiện từ cuối thiên niên kỉ thứ II TCN Trong đó có hai nhân vật lớn ảnh hưởng rất đến hệ thống tư tưởng chính trị của Trung Quốc Đó là Lão Tử và Khổng Tử, đại diện cho hai hệ thống triết học Đạo gia và Nho gia Ngoài ra cũng tồn tại một vài tư tưởng chính trị khác nhưng còn tản mạn, hình thành trước thời của Khổng Tử Nổi bật là tư tưởng thần quyền, đề cao tính siêu nhiên của quyền lực chính trị, cho rằng nhà vua là thiên tử, ý của vua là thiên ý (ý trời)…1

1 Nguyễn Đăng Dung: Chính trị học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 26

Trang 2

Đạo gia do Lão Tử sáng lập hình thành sớm hơn Lão Tử có họ là Lý, tên là Nhĩ, húy là Đam, sống trong thời Xuân Thu Ông làm quan ở thời nhà Chu xong do thời thế loạn lạc nên ông cáo quan về ở ẩn Trong thời gian này, ông viết cuốn Đạo Đức Kinh với 37 chương bàn về Đạo, 44 chương bàn về Đức Cuốn sách có tổng cộng

81 chương và khoảng 5000 chữ Đạo Đức Kinh tổng hợp hệ thống học thuyết của Lão Tử và có thể coi đây là kinh điển duy nhất của Đạo giáo còn tồn tại cho đến ngày nay Tư tưởng của Lão Tử xoay quanh phương pháp “vô vi”, một khái niệm

vô cùng quan trọng trong triết lý của Lão Tử Từ “vô vi” được dịch ra là “không làm” Tuy nhiên vô vi không phải là không làm gì mà là không làm gì trái với tự nhiên, không bị chi phối bởi tình cảm và ý chí của con người Như vậy có thể hiểu chủ trương chính của ông là sống thuận theo sự tư nhiên Có truyền thuyết kể rằng, Lão Tử đã đắc đạo khi đang ngồi dưới gốc cây nhưng ông ấy không làm gì cả Lão

Tử chỉ đơn giản nhìn chiếc lá rơi, có lẽ đó là ông và chiếc lá đều đang thuận theo lẽ

tự nhiên Kể cả các tư tưởng chính trị của ông cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi khái niệm “vô vi” này, ca ngợi cai trị bằng phương pháp vô vi Lão Tử cho rằng: “Vi vô

vi, tắc vô bất trị”2 tức là “Làm theo vô vi, ắt không có gì là không trị” Như vậy, có thể thấy tư tưởng cai trị của Lão Tử qua hai chữ “vô vi”, đây là tư tưởng khá mới

mẻ vào thời đại đó Thậm chí cho đến nay vẫn không có học phái chính trị nổi bật nào giống hoặc tương tư học thuyết của Lão Tử

Tuy nhiên, có thể do thế giới quan mới lạ của Lão Tử mà tư tưởng cai trị của ông không được áp dụng quá nhiều Thay vào đó tư tưởng của Nho gia mới là tư tưởng chính trị chính, được áp dụng ở nhiều triều đại Trung Quốc và có ảnh hưởng đến tận sau này Trong đó, Khổng Tử chính là người là người mở đầu phong trào Nho gia nên có thể coi là người khai sáng Nho giáo Khổng Tử có họ là Khổng, tên Khâu, hiệu là Trọng Ni, là người nước Lỗ thời Xuân Thu Tác phẩm chủ yếu thể hiện tư tưởng của Khổng Tử là bộ Luận ngữ do ông và những đệ tử của mình biên soạn Luận ngữ được phổ biến từ thời Tiên Tần, gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau Đặc biệt, tư tường cai trị để ổn định xã hội của Khổng Tử là chính sách nhân trị Chính sách nhân trị đề

2 Lão Tử: Đạo Đức Kinh, chương 3

Trang 3

cập đến hai vấn đề chính là chính sách cai trị và quan chức cầm quyền Chính sách này chủ yếu xoay quanh tư tưởng lấy Nhân làm gốc Những chuẩn mực khác như:

Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu đều là những biểu hiện của Nhân Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội, cho nên nền giáo dục Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người Nho gia giáo dục người dân học lễ, còn người cai trị phải học hành sự cho đúng, hợp với đạo đức Chính vì thế, Nho gia có câu “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Ông cho rằng do vua không giữ đúng đạo vua, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con nên thiên hạ vô đạo Khi mà mỗi cá thể hành sự đúng thì xã hội sẽ không cần đến các mệnh lệnh và điều luật để quản lý Mỗi người cần phải thực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của mình, như vậy mỗi gia đình sẽ yên ổn hạnh phúc, lúc đó mới nghĩ đến việc cai trị một đấy nước

Ngoài Khổng Tử, phong trao Nho giáo cũng được phát triển nhờ Mạnh Tử - người

kế thừa xuất sắc và chính thống học thuyết của Khổng Tử Ông đưa ra tư tưởng hai hạng người và thuyết tính thiện: Kế thừa quan điểm của Khổng Tử về phân chia hai hạng người trong xã hội là quân tử và tiểu nhân, nhưng cụ thể hóa hơn, ông xác định rõ ràng quân tử là những người cai trị và được mọi người cung phụng Ngược lại, tiểu nhân là những người bị cai trị và phải cung phụng người người khác Bản tính con người là thiện, tính thiện là bốn đức tốt nhân, nghĩa, lễ, trí Bốn cái đó là trời phú, có giữ được không là do mỗi người lựa chọn Ông coi vương đạo - dùng nhân nghĩa mà trị dân và phản đối bá đạo - dùng bạo lực để cai trị mà mục đích là tranh lợi Theo Mạnh Tử, tranh giành lợi ích chính là nguồn gốc của mọi rối loạn, cướp đoạt lẫn nhau

Sau thời của Khổng Tử, một nhân vật khác khởi xướng học thuyết mới Học thuyết

đó sau này gọi là Mặc gia, đối đầu với Nho gia và Đạo gia Mặc gia do Mặc Tử và các môn đồ của ông sáng lập Mặc Tử có họ Mặc, tên là Địch Ông là người phản đối chiến tranh và chủ trương học thuyết “kiêm ái” Nhìn từ góc độ từ vựng, „kiêm‟ tức là „gồm‟, xem ai cũng như mình, trái với „biệt‟ là chia rẽ, xem mình phân biệt với người, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người, vị kỷ „Ái‟ tức là „yêu‟, trái với „ố‟ là ghét Do đó kiêm ái là yêu thương tất cả mọi người, không phân biệt địa

Trang 4

vị cao thấp, thân sơ, giàu ngh o, và yêu mọi người như yêu chính mình Mặc Tử cho rằng kiêm ái đem đến cái lợi cho thiên hạ, giúp cai trị đất nước Vì khi đó mọi người xem người khác như mình; xem nhà người khác như nhà mình; xem nước người khác như nước mình; nếu yêu thương nhau như thế thì không còn những điều loạn Ngược lại, chính sự tư lợi cho bản thân, làm hại người khác sẽ gây chia rẽ, làm rối loạn, mất trật tự xã hội Lấy kiêm ái làm gốc, các tư tưởng chính trị khác của Mặc Tử cũng phát triển dựa trên khái niệm đó Chính thuyết kiêm ái đã làm nảy sinh ý tưởng về chính sách thượng đồng trong cai trị Mặc Tử cho rằng người cai trị phải yêu thương nhân dân, lấy quyền lợi người dân làm gốc Như vậy các chính sách của nhà nước cũng cần phải có sự đồng tình của nhân dân Ngoài ra, Mặc Tử còn ủng hộ nhân tài vô tư, việc làm các công việc trong triều chính cần phải có tài năng chứ không phải quan hệ huyết thống Học thuyết Mặc gia của Mặc

Tử đã chống lại các nghi thức Nho giáo Tuy nhiên, về sau tư tưởng của Mặc gia đã biến mất, không còn là một trường phái độc lập sau thời nhà Tần Các tư tưởng hành chính của Mặc gia sau đó đã được Pháp gia tiếp thu, phần đạo đức thì hòa nhập với tư tưởng Nho gia và các cuốn sách của nó cũng được hợp nhất vào giáo luật Đạo giáo.3

Sau sự hình thành của ba học thuyết lớn trên, phái Pháp gia được thành lập vào cuối thời Chiến Quốc Pháp gia mang nhiều tính chính trị thực tiễn, tán thành sự cai trị của pháp luật Tư tưởng pháp trị này được tập hợp thành một học phái chính trị bởi Hàn Phi Tử Trên cơ sở tiếp thu từ Mặc gia, Hàn Phi Tử phản đối tư tưởng nhân trị của Nho giáo Ông cho rằng không có gì nghiệm chứng cho tính xác thực của nên nhân trị, do các thánh nhân theo lí giải của Khổng Tử sống quá xa với thời kì của Hàn Phi Tử.4 Tư tưởng nhân trị khó có thể áp dụng vào thời đại của Hàn Phi nên ông đã xây dựng một học thuyết hoàn chỉnh về cách thức cai trị bằng pháp trị Pháp gia là tư tưởng trung tâm trong triều đình nhà Tần, lên tới cực điểm của nó khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần Thủy Hoàng Tuy nhiên, trong lịch sử của Trung Quốc thời phong kiến, Tần Thủy Hoàng luôn được miêu tả như một vị vua

3 Tham khảo Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/Triết_học_phương_Đông#Mặc_gia)

4 Nguyễn Đăng Dung: Chính trị học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 29

Trang 5

tàn bạo Sau này, ông bị các nhà sử học Nho giáo lên án việc ông cho đốt sách và chôn sống Nho sĩ Cũng chính vì sự liên quan giữa tư tưởng pháp trị và sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng đã góp phần nên sự suy tàn của phái Pháp gia Pháp gia bị mất uy tín và không còn là một trường phái tư tưởng độc lập nữa

Đó là bốn trường phái triết lý của Trung Hoa cổ đại, đươc hình thành vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc Các trường phái này đều có các học thuyết riêng và

từ đó phát triển thành các tư tưởng chính trị riêng biệt Mỗi một tư tưởng cai trị đều

có các ưu điểm và nhược điểm Các nhà chính trị Trung Quốc và các nước lân cận sau này đều nghiên cứu, tiếp thu chủ yếu từ bốn học thuyết này để phát triển nền chính trị hiện đại

Ngoài Trung Quốc, nền văn hóa phương Đông cũng có rất nhiều hệ thống học thuyết khác có tầm ảnh hưởng Nổi bật là các học thuyết của Hin-du giáo và Phật giáo đến từ Ấn Độ Người Ấn cổ đại sống dựa trên các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh và tôn giáo nhiều hơn Tuy nhiên, chính những tôn giáo này đã đưa ra các học thuyết lớn ảnh hưởng đến đời sống xã hội của các nước lận cận trong thời đại về sau, kể cả Trung Quốc Hình thành sớm nhất chính là nền văn minh Vệ-đà với đại diện là Hin-đu giáo (hay Ấn Độ giáo) Các triết lý của Hin-đu giáo chủ yếu xoay quanh các vấn đề về đạo đức, sự thịnh vượng, nghiệp, giải thoát,… Ngoài các yếu

tố tinh thần này, Hin-đu giáo cũng phần ra 04 loai người theo thứ tự trong xã hội, bao gồm:

 Bà-la-môn là các học giả và các vị lãnh đạo tinh thần Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma (được xem như vị thần sáng tạo, một trong tam thần Ấn giáo)

 Sát-đế-lợi là hàng vua chúa quý phái, Ấn Độ giáo coi họ sinh từ cánh tay của Brahma, thay mặt cho Brahma nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng

 Vệ-xá là những người bình dân, thương gia, nông dân Ấn Độ giáo coi họ sinh ra từ bắp vế Brahma, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước

 Thủ-Đà-La là hàng tiện dân Ấn Độ giáo coi họ sinh từ gót chân của

Brahma, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên

Trang 6

Do có sự phân loại này đã tạo nên sự phân biệt giai cấp, thể hiện chế độ nô lệ của

Ấn Độ thời xưa Cũng chính vì thế việc việc cai trị chủ yếu được thực hiện bởi hai tầng lớp Bà-la-môn và Sát-đế-lợi Một thời gian sau bộ luật Manu được ra đời, được tổng từ các tập quán pháp của giai cấp cai trị Như vậy, tuy có sự tồn tại của

bộ luật nhưng quyền lực vẫn thuộc về giai cấp cầm quyền, khác với chế độ Pháp trị của Hàn Phi Tử Cho đến khi Phật giáo được thành lập vào khoảng 2500 năm

trước Đức Thích-ca-mâu-ni – người sáng lập Phật giáo đã tiếp thu nhiều kiến thức

từ nền văn minh Vệ-đà và cải tiến nó Học thuyết của ông xoay quanh về nhân quả,

vô thường, khổ, vô ngã… và tối thượng là giải thoát Niết-bàn (Nibbana) Đồng thời, ông cũng phản đối thực trạng phân biệt giai cấp, trọng nam khinh nữ và các hoạt động tín ngưỡng khác ở Ấn Độ thời đó Tuy nhiên, Phật giáo gần như không tham gia vào hoạt động chính trị, cai trị của nhà nước Ấn Độ Song, sự xuất hiện của các tư tưởng Phật giáo khiến sự phân biệt giai cấp ở Ấn Độ không còn nặng nề như trước Sau này, khi Thích-ca-mâu-ni viên tịch, Phật giáo xảy ra mẫu thuẫn trong nội bộ phân chia thành hai trường phái chính Một trường phái lưu truyền lên hướng phía Bắc Ấn Độ, phát triển ở khu vực Tây Tạng, Bhutan, Nepal,… kinh điển của trường phái được viết bằng tiếng Phạn (tiếng Sanskirt) Trường phái còn lại lưu truyền về phía Nam Ấn Độ, phát triển ở các nước Tích Lan, Myanmar, Thái Lan… kinh điển của trường phái này viết bằng tiếng Pali và là kinh điển truyền thống do các đệ tử thân cận của Thích-ca-mâu-ni tập kết Sau này, Trung Quốc được thừa hưởng tư tưởng của Phật giáo Bắc truyền, nổi bật là câu truyện đi thỉnh kinh của Đường Huyền Trang vào thời nhà Đường Từ đó, Phật giáo Trung Quốc phát triển mạnh, đồng thời hòa nhập với tư tưởng của Nho giáo vốn đã tồn tại lâu đời, tạo nên bản sắc riêng cho Phật giáo Trung Quốc

Như vậy có thể thấy, tuy các học thuyết của Ấn Độ không mang nhiều tư tưởng chính trị Song những luân lí về đạo đức, xã hội,… đã phần nào tác động đến các hoạt động cai trị của nhà nước Ấn Độ và các quốc gia lân cận sau này

Trang 7

Phần 2: Liên hệ với thực tiễn Việt Nam ngày nay

Lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tư tưởng khác như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo… Đã có thời kỳ Phật giáo giữ vai trò chính yếu, nổi bật như nước Đại Việt dưới thời vua Trần Nhân Tông Nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng phát triển mạnh mẽ và trở thành tư tưởng cai trị chủ yếu cho các triều đại phong kiến Việt Nam Do có thời gian tồn tại lâu dài, các tư tưởng triết học phương

Đông cổ đại, đặc biệt là Nho giáo đã trở thành cơ sở đạo đức của nhiều thế hệ người dân Việt Nam và ngày nay ảnh hưởng của nó vẫn còn

Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, gia đình Điều này giúp con người phát triển đạo đức, tạo cho con người nếp sống đức hạnh giúp con người xử thế đúng trong các quan hệ xã hội Đặc biệt, tư tưởng nhân trị của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức của người cầm quyền Chính đạo đức là một phương tiện để nhận được lòng dân Đây có lẽ là một tư tưởng chính trị cao cả mà giai cấp cầm quyền cần phải chú ý Hiện nay tại Việt Nam, trong bộ máy chính quyền có những cá nhân đã không tu dưỡng tâm tính Những cá nhân này là “con sâu làm rầu nồi canh”, có những hành động vi phạm đạo đức và pháp luật khiến niềm tin của người dân đối với nhà nước bị suy giảm Hiện nay, nhiều người khi có chức quyền lại đưa người thân, họ hàng vào cơ quan nhà nước Việc bố trí cán bộ không theo năng lực, trình độ khiến cho một bộ phận nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thậm chí tạo hiệu ứng tiêu cực cho nền chính trị nước ta Nên lấy hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạo đức và phẩm hạnh cho các quan chức nhà nước để việc cai trị thực hiện đúng chuẩn mực và được lòng dân Bác đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Đây cũng là bài học cho chính phủ và nhân dân, việc xét tuyển người vào bộ máy nhà nước phải dựa trên tài năng và đạo đức

Ngoài ra, chúng ta cũng cần học hỏi tư tưởng chính trị của Mặc gia Nhà nước phải đặt lợi ích của nhân dân lên đầu Việt Nam ta có chủ trương xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân Vậy nên việc thực hiện quản lý nhà nước suy cho cùng để

Trang 8

phát triển đời sống cho nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ Chỉ có như vậy, việc quản lý của nhà nước mới có hiệu quả, người dân được sống trong một quốc gia dân chủ Đồng thời, cũng cần xây dựng một hệ thống pháp luật công bằng, nghiêm minh Sử dụng pháp luật để bảo vệ trật tự xã hội kỷ cương, tốt đẹp

Như vậy, qua những liên hệ thực tiễn, có thể thấy rằng, tư tưởng chính trị phương Đông đã có ảnh hưởng đáng kể đến nền chính trị ở Việt Nam Chúng ta cần phải tiếp thu những tinh hoa ấy sao cho phù hợp với xã hội hiện đại Từ đó xây dựng nền chính trị nước nhà phát triển tích cực vì tương lai của đất nước Đây là quá trình lâu dài, cần phải thực hiện thường xuyên, kiên trì

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w