Cũng có quan điểm nói, Đảng chính trị thể hiện sự phát triển của xã hội đó vì nó ra đời gắn với các cuộc đấu tranh giai cấp và sự hình thành của nhà nước.. B.Konstan đại diện cho các trư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
~~~~~~~~~~~~~
ĐỀ 5 : ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐẢNG CẦM QUYỀN ? VAI TRÒ CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ HIỆN TẠI
Tiểu luận kết thúc môn học: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã học phần : CAL3008 3 Giảng viên : PGS.TS Đỗ Đức Minh
Họ và tên : Nguyễn Linh Hương
Lớp : K64 LKD – A
Mã sinh viên : 19063082
Hà Nội - 2021
Trang 2Mục lục
I Lời mở đầu……… 1
II Nội dung……… 2
1 Đảng chính trị và Đảng cầm quyền……… 2
1.1 Đảng chính trị……… 2
1.2 Đảng cầm quyền……… 8
2 Vai trò của các Đảng chính trị……… 9
III Kết luận……… 12
Tài liệu tham khảo……… 13
Trang 31
I Mở đầu
Từ thời xa xưa, các đảng phái chính trị đã bắt đầu nhen nhóm sự xuất hiện của mình Bắt đầu từ xã hội Chiếm hữu nô lệ, xã hội đã có sự xuất hiện các bè đảng, băng đảng, phe đảng, nhóm đảng – là những người có cùng quan điểm, cùng lợi ích hợp tác với nhau để đấu tranh bảo vệ quan điểm, lợi ích của chính mình Sau
đó đến thời Trung cổ, các bè đảng, nhóm đảng, băng đảng – là những người tự nguyện liên minh với nhau ở các bàn trà, tiệc rượu để đòi triều đình phải nhượng
bộ (bao gồm địa vị và những yêu sách cụ thể) Họ cam kết với nhau chỉ bằng lời thề hoặc lời hẹn…, không có cương lĩnh hay điều lệ, tất cả chỉ mang tính tự phát Thế nên tổ chức của họ rất lỏng lẻo, phụ thuộc vào người đứng đầu, khi có biến động chính trị thì tan vỡ Còn đến thời Cận đại, các đảng phái chính trị đã
tự lập được tổ chức của chính mình, tự đứng ra tranh cử… Việc thành lập các Đảng phái chính trị ở các nước tư bản thường gắn liền với các hoạt động Nghị viện, các nghị sĩ sẽ tập hợp với nhau thành 1 nhóm (tập hợp các ý chí chung) để biến thành quyết định của Nghị viện Như vậy qua thời gian cho đến hiện nay, mỗi khi xuất hiện sự khủng hoảng về nền chính trị của quốc gia nào, các Đảng chính trị sẽ xuất hiện và đấu tranh trở thành Đảng cầm quyền Cũng có quan điểm nói, Đảng chính trị thể hiện sự phát triển của xã hội đó vì nó ra đời gắn với các cuộc đấu tranh giai cấp và sự hình thành của nhà nước Vậy chúng ta có thể tìm hiểu xem Đảng chính trị là gì ? Đảng cầm quyền là gì? Và vai trò của các Đảng chính trị trong cuộc sống hiện nay
Trang 42
II Nội dung
1 Đảng chính trị và đảng cầm quyền
1.1 Đảng chính trị
a) Khái niệm
Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Marx – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động
Có rất nhiều định nghĩa về các đảng phái B.Konstan đại diện cho các trường phái bảo thủ ở Anh quốc cho rằng, đảng phái là tập hợp những người theo những học thuyết chính trị giống nhau.1 Nhà triết học chính trị Xô viết Anatôli Bu ten kô đưa ra định nghĩa:
"Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại diện tích cực nhất của các giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong văn kiện cương lĩnh và các văn kiện khác) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó Chức năng quan trọng nhất của đảng là tìm ra những phương hướng và phương tiện thực hiện những lợi ích đó, là người tổ chức những hoạt động của giai cấp
và của các đồng minh của nó" 2
Đảng là một tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của giai cấp xã hội nhất định (các đảng công nhân, tư sản, nông dân, dân chủ cách mạng v.v ) Sự tồn tại của một đảng gắn bó với cuộc đấu tranh để giành chính quyền, thỏa mãn những lợi ích giai cấp và đạt tới mục tiêu cuối cùng của nó là trở thành giai cấp cầm quyền Có thể nói một cách chắc chắn rằng không có một đảng phái nào không
có mục tiêu trở thành đảng cầm quyền Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng đứng ra thành lập chính phủ để thể hiện ý chí thống trị xã hội của giai cấp mình
Vì vậy, chức năng duy nhất của đảng phái chính trị là tập hợp lực lượng để trở thành đảng cầm quyền Nếu không có mong muốn giành chính quyền thì không thể là đảng phái chính trị
1 (1)Xem, Chính trị học, 1, Nxb Thông tin khoa học xã hội, tr 43 H1992
(2) Xem, Bu ten Kô Anatôli, Đảng trong hệ thống chính trị của xã hội XHCN Nxb APN, Matxcơva, 1987, tr 19
Trang 53
Muốn trở thành một đảng phái chính trị, thì đảng đó phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định Thứ nhất, về bản chất là người đại diện cho hệ tư tưởng hoặc ít nhất cũng phải thể hiện một định hướng nhất định về thế giới quan hoặc nhân sinh quan Thứ hai, đảng là một tổ chức, nghĩa là có một sự liên kết con người tương đối lâu dài theo thời gian thành các thành viên (đảng viên) hợp thành, là một thiết chế mà nhờ đó đảng khác với các tập hợp người khác Thứ
ba, mục tiêu của đảng là giành và thực hiện quyền lực nhà nước Trong hệ thống
đa đảng tự thân đảng khó có thể trở thành đảng cầm quyền Vì vậy yếu tố thứ tư
là, mỗi đảng phải cố gắng bảo đảm cho mình một sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.1
Dựa trên cơ sở các yếu tố xác định các đảng phái của giáo sư La PaLombara, Quaermonne đưa ra định nghĩa về các đảng phái như sau: "Các đảng là lực lượng chính trị có tổ chức, liên kết công dân có cùng khuynh hướng chính trị nhằm động viên ý kiến về một số mục tiêu nhất định và để tham gia vào các cơ quan quyền lực để hướng quyền lực đến chỗ đạt được những yêu cầu đó".2
Tóm lại, Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức nhất của một
giai cấp hay một bộ phận của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp
b) Đặc điểm
Đảng chính trị bao giờ cũng cần và phải có một học thuyết làm nền tảng
tư tưởng Đó chính là hệ tư tưởng của giai cấp sản sinh ra đảng đó
Các Đảng chính trị là thiết chế quyền lực thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội Vì vậy, nó bị quyết định bởi cơ sở hạ tầng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó Tuy nhiên, trong chừng mực Đảng chính trị cũng có tác động trở lại làm thay đổi quan hệ sản xuất xã hội theo hai hướng - tích cực và tiêu cực Nhất là khi đảng chính trị với vị trí là đảng cầm quyền, nó sẽ có tác động to lớn tới cơ sở
2
(1) Xem, Chính trị học Sđd, tr 44
(2) Xem, Chính trị học tr 44
Trang 64
hạ tầng của một xã hội Thậm chí có thể làm khuynh đảo nền sản xuất xã hội thông qua các cuộc cách mạng xã hội mà nó vận động quần chúng nhân dân thực hiện
Đảng chính trị là đội quân tiên phong của một giai cấp Điều này là hiển nhiên đúng, vì bất cứ một đảng chính trị nào lập ra cũng là được thành lập bởi một giai cấp, hoặc một liên minh giai cấp Đảng đó mang bản chất của chính giai cấp sản sinh ra nó, và đến lượt mình Đảng đó bảo vệ cho lợi ích của giai cấp
mà nó được sinh ra
Đảng chính trị bao giờ cũng là công cụ thực hiện mục tiêu chính trị của một giai cấp Điều đó có nghĩa, mục tiêu cao nhất của Đảng chính trị luôn luôn
là đấu tranh giành vị trí thống trị
Đảng chính trị có tư tưởng thống nhất, hệ thống tổ chức chặt chẽ thông qua Điều lệ, đồng thời Đảng chính trị tác động tới quần chúng, tới xã hội thông qua con đường tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục Đồng thời đảng chính trị khi trở thành đảng cầm quyền cũng sử dụng các công cụ như Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo và định hướng xã hội
c) Phân loại
Thứ nhất, từ phương diện giai cấp – dân tộc, ta phân thành: Đảng tư sản, đảng cộng sản, đảng địa chủ, đảng nông dân, đảng tiểu tư sản, đảng liên minh giai cấp tư sản- địa chủ, đảng dân tộc, đảng tôn giáo, đảng sắc tộc
Thứ hai, từ khuynh hướng vận động của các Đảng, ta phân ra thành Đảng bảo thủ và Đảng cấp tiến Đảng bảo thủ là đảng tôn trọng truyền thống quá khứ không muốn tiến hành các cuộc cải cách hoặc cải cách chậm chạp Đảng cấp tiến là những đảng không tôn trọng quá khứ, muốn tiến hành một cách nhanh mạnh các cuộc cải cách Trong một số trường hợp, đảng bảo thủ thường được gọi là đảng cánh hữu, và đảng cấp tiến thường được gọi là đảng cánh tả để phân
Trang 75
biệt giữa trường phái không cách mạng và cách mạng Cho đến hiện nay đảng theo khuynh hướng bảo thủ thường là đảng giữ chính quyền Giải thích hiện tượng này, nhiều người cho rằng, bảo thủ là sự thể hiện tính cẩn trọng, chậm chắc, bình tĩnh để suy đoán từng vấn đề Ít nhiều chính những tính cách này (phương pháp chủ đạo này) đã tạo nên thế ổn định cho sự phát triển của xã hội, góp phần đưa đất nước đi lên Đó là sự nhận định của thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ II, thời kỳ thế giới hình thành hai cực Sau khi Liên xô tan rã và hệ thống các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu bị sụp đổ, thì uy tín của các đảng thuộc khuynh hướng bảo thủ ở một số nước đang giảm sút như ở Anh và nhất là
ở Nhật Bản
Thứ ba, từ vai trò thực tế của các đảng trong hệ thống chính trị và đời sống
xã hội ta có Đảng lãnh đạo: là một hình thức của đấu tranh giai cấp, giai cấp công nhân thực hiện vai trò tiền phong, gương mẫu để có được sự đồng tình, ủng
hộ (tự nguyện) của đại đa số nhân dân lao động với đảng (kể cả khi đảng chưa giành được chính quyền) nhằm xây dựng một xã hội tiến bộ theo mục tiêu của đảng” Sau đó là Đảng cầm quyền: là Đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp mình Và cuối cùng là Đảng đối lập
Thứ tư, từ phương diện tham gia của các đảng phái ở các loại hình tổ chức
hệ thống chính trị, ta phân thành bốn loại: Hệ thống chính trị 1 đảng; Hệ thống chính trị 1 đảng chi phối (chiếm ưu thế); Hệ thống chính trị 2 đảng luân phiên cầm quyền: Conservative Party/ Labour Party, Republican Party/Democratic Party và Hệ thống chính trị đa đảng: đa nguyên chính trị (Pluralism), đa đảng đối lập
Cách phân loại được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là phân thành các nhà nước có hệ thống đa đảng, và các nhà nước có hệ thống lưỡng đảng Hệ thống đa đảng là hệ thống của các nước có nhiều đảng phái tồn tại, các đảng phái này buộc phải liên minh với nhau để thành lập chính phủ, không có đảng nào chiếm
Trang 86
đa số tuyệt đối trong nghị viện Đây là trường hợp của Pháp, Italia, Cộng hòa liên bang Đức Hệ thống lưỡng đảng là hệ thống ở các nước có hai đảng thay phiên nhau cầm quyền Một đảng cầm quyền và một đảng đối trọng với đảng cầm quyền Đó là hệ thống đảng của nhà nước Anh, nhà nước Mỹ Bên cạnh việc hình thành hệ thống đa đảng và lưỡng đảng, còn có hệ thống một đảng độc
quyền lãnh đạo chính quyền
Trong một nước đa đảng, chính phủ được thành lập là một chính phủ liên hiệp vì không có một đảng nào chiếm được đa số ghế trong quốc hội Chính phủ (nội các) kho thi hành được những chính sách có chương trình quy mô và liên tục, dễ xảy ra những trường hợp bất ổn định chính trị Sự cạnh tranh không ngừng choán hết tâm trí và thời gian của các nhà cầm quyền Họ phải mất nhiều thời giờ để đối phó với sự công kích liên tục của nhiều đảng đối lập Số đảng quá nhiều là một trở ngại cho việc điều hành chính phủ Chính cuộc chính biến 13-5-1958 đưa đến việc thành lập Đệ ngũ cộng hoà để chống lại “chế độ đa đảng phái” của Đệ tứ cộng hoà Pháp 1
Chính vì những khuyết điểm trên cho nên có rất nhiều quan điểm cho rằng, đa đảng đến mức độ nhiều quá sẽ khó khăn cho đời sống chính trị ở mỗi nước Ngược lại một đảng cầm quyền, tức là chế độ một đảng, thì họ lại cho rằng sẽ dễ quan liêu, dễ trở thành độc tài chuyên chế Vì vậy, có nhiều khuynh hướng cho rằng nên chăng là chế độ lưỡng đảng như của Anh, và của Mĩ là tốt nhất
Trong xã hội Anh, người Anh quan niệm hết sức giản đơn sự hoạt động và hình thành chế độ lưỡng đảng Chính trị cũng như một trò chơi thể thao vậy, cần phải có một bên thắng và bên bại Còn ở Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) trong tiềm thức của nhân dân Mỹ, chỉ muốn có hai đảng, không bao giờ người ta muốn có một đảng thứ ba hoặc độc đảng Đã hơn 200 năm nay kể từ khi thành
3 (1) Trần Thị Hoàn Trân, Chính đảng, Sđd, tr 177
Trang 97
lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nếu có nguy cơ là ba đảng thì người ta lại tìm cách loại trừ đi một đảng, hoặc tìm cách nhập chúng lại tại những nơi đầu phiếu Khi
mà có nguy cơ một đảng, thì họ lại khơi dậy một khả năng sinh ra một đảng khác
Mặc dù cùng nằm trong hệ thống lưỡng đảng, nhưng cách thức tổ chức hai đảng của Anh cũng có những điểm khác của Mỹ Nếu như đảng Bảo Thủ, và Công đảng ở Anh có một tổ chức chặt chẽ, thì ở Mỹ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ lại không phải như vậy
Điểm giống nhau giữa hai hệ thống lưỡng đảng của hai nước tư bản phát triển này, đồng thời cũng là đặc điểm của hệ thống đảng phái chính trị tư sản, là chúng không dựa trên một nền tảng tư tưởng nào nhất định Đảng Cộng hòa gần giống như đảng Bảo thủ, thường đại diện cho quyền lợi của dòng dõi tư sản quý tộc gắn liền với tầng lớp phong kiến, tầng lớp thượng lưu của giai cấp tư sản Công đảng và đảng Dân chủ đại diện cho tầng lớp tư sản mới, và đồng thời hai đảng này đều mệnh danh bảo vệ quyền lợi cho quần chúng nhân dân lao động Nhưng nhìn chung các đảng trên đều đặt lợi ích của giai cấp tư sản lên hàng đầu, cho nên chính sách của các đảng nhiều khi khó phân biệt Mặc dù qua mỗi lần bầu cử, các đảng cầm quyền có thể thay đổi, nhưng nhìn chung chính sách thì lại không thay đổi
Hệ thống lưỡng đảng của Anh vì có tổ chức chặt chẽ và có kỷ luật, khác
hệ thống lưỡng đảng Hoa Kỳ Ở Anh, hệ thống lưỡng đảng đã đưa đến một chính quyền đảng trị, sự lãnh đạo quốc gia của một đảng cầm quyền Hành pháp
và lập pháp đều được tập trung cho đảng cầm quyền Chính phủ (nội các) của Anh chẳng khác gì một Ban chấp hành trung ương của đảng cầm quyền Trọng tâm của các quyết định quan trọng được Quốc hội Anh thông qua là hợp lý hoá các dự án của chính phủ Nhưng chỉ có một điều khác làm cho nền chính trị Anh
ổn định là ở Quốc hội có tồn tại một đảng đối lập
Trang 108
Ở Hoa Kỳ, thì ngược lại, không có một chính quyền đảng trị Các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ và bầu cử tổng thống không được tiến hành đồng thời (lệch nhau), cho nên có thể có trường hợp Tổng thống và đa số nghị sĩ không cùng một đảng Trong trường hợp này nếu như đảng phái có tổ chức chặt chẽ như kiểu của Anh, thì chính quyền sẽ dễ đi đến chỗ mâu thuẫn giữa hành pháp và lập pháp Nhưng ở Mỹ không có tổ chức đảng chặt chẽ cho nên giữa lập pháp và hành pháp rất dễ dàng hợp tác với nhau để quản lý nhà nước
1.2 Đảng cầm quyền
Từ Đảng chính trị muốn trở thành Đảng cầm quyền, đảng đó phải có chương trình vận động tranh cử, phải được nhân dân tính nhiệm, có được sự ủng
hộ rộng rãi
Đảng nắm giữ chính quyền (chữ Anh : ruling party hoặc governing party, chữ Hán - Việt : chấp chính đảng), lại gọi tắt Đảng cầm quyền hoặc Đảng lãnh đạo, là chỉ chính đảng thông qua bầu cử mang tính chế độ hoặc cách mạng bạo lực mà nắm giữ và quản lý chính quyền của một nước, nó có thể là một chính đảng, cũng có thể là liên minh của nhiều chính đảng Đảng nắm giữ chính quyền
ở quốc gia dân chủ chế độ đa đảng lại gọi là Đảng đương quyền, thông thường chỉ chính đảng mà phụ trách tổ chức chính phủ (nội các), nắm giữ và khống chế quyền lực thi hành chính trị quốc gia
Ở mỗi quốc gia chính thể không giống nhau, phương thức mà đảng nắm giữ chính quyền thực hiện cũng không giống nhau, ở quốc gia dân chủ thực hiện chế
độ nội các nghị viện, đảng nắm giữ chính quyền là chỉ chính đảng giành được đa
số chỗ ngồi nghị viên; ở quốc gia dân chủ thực hiện chế độ tổng thống, đảng nắm giữ chính quyền là chỉ chính đảng lấy được chức vị tổng thống ở trong cuộc tranh cử tổng thống; ở quốc gia dân chủ thực hiện một chế độ đa đảng, nội các nếu như mà do mấy chính đảng liên hợp tổ thành thì mấy chính đảng này đều là