1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Đảng chính trị và đảng cầm quyền? Vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng chính trị và đảng cầm quyền? Vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại
Tác giả Nguyễn Minh Hà
Người hướng dẫn TS. Đỗ Đức Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Luật
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 738,98 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUVới mục đích tác động vào quá trình đời sống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với các lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền, các Đảng chính t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP TIỂU LUẬN CUỐI KÌ II

MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC

ĐỀ BÀI: Đảng chính trị và đảng cầm quyền? Vai trò

của các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại

Thực hiện:

Họ và tên sinh viên:

Mã Sinh Viên:

Ngày sinh:

Mã lớp học phần:

Giảng viên giảng dạy:

Hà Nội – Năm 2021

Nguyễn Minh Hà

19061089 16/12/2001 CAL-3008-3

TS Đỗ Đức Minh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

PHẦN NỘI DUNG - 2 -

I KHÁI NIỆM CHUNG - 2 -

II KHÁI NIỆM ĐẢNG CHÍNH TRỊ - 3 -

1 Đảng chính trị (political party) - 3 -

2 Phân loại các đảng chính trị: - 3 -

III KHÁI NIỆM ĐẢNG CẦM QUYỀN (Ruling party) - 4 -

IV VAI TRÒ CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ HIỆN TẠI - 5 -

1 Vai trò của các Đảng chính trị trong tổ chức và hoạt động Bộ máy nhà nước: - 6 - 1.1 Khái quát chung về vai trò của các Đảng phái trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước - 6 -

1.2 Vai trò của các Đảng phái trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước ở một vài nước tư sản: - 6 -

2 Vai trò của đảng phái với bầu cử: - 7 -

2.1 Khái quát chung về vai trò của đảng phái với bầu cử: - 7 -

2.2 Vai trò của đảng phái trong bầu cử của một số nước điển hình - 7 -

3 Vai trò của Đảng chính trị tại Việt Nam - 8 -

KẾT LUẬN - 9 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 10 -

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Với mục đích tác động vào quá trình đời sống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với các lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền, các Đảng chính trị cũng là một phần trong hệ thống chính trị Vì thế các đảng chính trị cũng mang bản chất của giai cấp cầm quyền Ở Việt Nam, giai cấp nhân dân lao động và nhân dân chính là chủ

thể của quyền lực Bởi vậy, hệ thống chính trị tại Việt Nam sẽ là công cụ thực hiện quyền

làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả Chính vì vậy, khi nghiên cứu sự tham gia của các đảng chính trị một số nước trên thế giới vào hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước trong bài tiểu luận này, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Đảng chính trị và đảng cầm quyền? Vai trò của

các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại”

Mục đích nghiên cứu: Làm rõ về vai trò của các Đảng chính trị trong đời sống

chính trị hiện tại trên phạm vi toàn thế giới và cả Việt Nam Chỉ ra sự tương đồng

ở Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nêu trên, tiểu luận tập trung phân tích

những vấn đề cụ thể sau đây:

- Khái niệm hai đảng (đảng chính trị và đảng cầm quyền)

- Phân tích vị trí, vai trò các đảng phái trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản và Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logic,

liên hệ thực tế…

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM CHUNG

Từ lâu, chính trị đã được khái quát là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước Đến ngày nay, chính trị được hiểu như một

lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ giữa

các chủ thể trong đời sống xã hội liên quan đến việc nhận diện và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội, nhất là những vấn đề có tính tranh chấp, xung đột mang tính phổ biến

Đảng chính trị cũng chính là một phần của hệ thống chính trị; để trở thành một đảng phái chính trị thì đảng đó phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định J.Lapalombara người

Mỹ, một trong những chuyên gia có uy tín nhất về đảng phái học đã nêu bật bốn yếu tố cấu thành đảng [4]:

1 Đảng đó phải có hệ tư tưởng - mọi đảng phái về bản chất là người đại diện cho hệ tư tưởng hoặc ít nhất cũng phải thể hiện một định hướng nhất định về thế giới quan hoặc nhân sinh quan

2 Đảng là một tổ chức, nghĩa là có một sự liên kết con người tương đối lâu dài theo thời gian thành các thành viên (đảng viên) hợp thành là một thiết chế mà nhờ đó đảng khác với các tập hợp người khác

3 Mục tiêu của đảng là giành và thực hiện quyền lực nhà nước Trong hệ thống đa đảng

tự thân đảng có thể trở thành đảng cầm quyền Muốn trở thành đảng cầm quyền, đảng

đó phải có chương trình vận động tranh cử, phải được nhân dân tín nhiệm

4 Mỗi đảng phải cố gắng bảo đảm cho mình một sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân Dựa trên cơ sở các yếu tố xác định các đảng phái của giáo sư Lapalombara, Quermonne đưa ra định nghĩa về các đảng phái như sau: “Các đảng là các lực lượng chính trị có tổ chức, liên kết công dân có cùng khuynh hướng chính trị nhằm động viên ý kiến về một số mục tiêu nhất định và để tham gia vào các cơ quan quyền lực để hướng quyền lực đến chỗ đạt được những yếu tố đó”

Trang 5

II KHÁI NIỆM ĐẢNG CHÍNH TRỊ

1 Đảng chính trị (political party)

Cho đến nay, chưa thể có một định nghĩa nào hoàn hảo về Đảng chính trị mà được tất

cả mọi người chấp nhận Những khác biệt về nhận thức, quan điểm, và cách tiếp cận của mỗi người đối với đảng chính trị đã dẫn tới những định nghĩa khác nhau và tạo ra rất nhiều

tranh cãi về khái niệm: Đảng chính trị là gì?

Một nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ là Anthony Downs có đưa ra định

nghĩa: “Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc kiểm soát chính

quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một cuộc bầu cử” [1]

Một người khác là Neumann thì cho rằng đảng chính trị là: “Một tổ chức công

khai của các nhà hoạt động chính trị trong xã hội có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, những người này cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một hay nhiều nhóm khác nhau Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian để kết nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thống giá trị từ các định chế nhà nước

và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động chính trị trong một cộng đồng chính trị rộng hơn” [3]

Song, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn khẳng định: Đảng chính trị là đội tiên phong của một giai cấp (hay một tầng lớp) nào đó, được tổ chức dựa trên nền tảng

hệ tư tưởng nhất định, hoạt động theo điều lệ, cương lĩnh, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng xác định [2]

Trong xã hội đương đại, các Đảng chính trị đều giành quyền lực thông qua việc bỏ phiếu của người dân và chiụ trách nhiệm dựa trên những cam kết Đảng chính trị đã đưa ra

trong chiến dịch tranh cử Cũng với ý nghĩa này, có thể xem chính trị đảng phái là cơ cấu

chính trị trong đó nhiều đảng tranh giành quyền lãnh đạo chính quyền nhà nước một cách hòa bình với nhau thông qua hình thức bầu cử

2 Phân loại các đảng chính trị:

Các đảng chính trị được phân loại bởi nhiều phương diện thể hiện qua tính chất tranh đấu của nó (tính chất tranh đấu ở đây hiểu là khát vọng trong việc giành và giữ chính quyền) Các cuộc tranh đua này giữa các đảng chính trị có tác dụng như một phương tiện giành quyền lực chính trị Có thể phân loại các đảng theo các phương diện sau:

Trang 6

1) Từ phương diện giai cấp - dân tộc: Đảng tư sản, đảng cộng sản, đảng địa chủ,

2) Từ phương diện tham gia của các đảng phái ở các loại hình tổ chức hệ thống chính trị

- Hệ thống chính trị 1 đảng

- Hệ thống chính trị 1 đảng chi phối (chiếm ưu thế)

- Hệ thống chính trị 2 đảng luân phiên cầm quyền: Conservative Party/ Labour

Party; Republican Party/Democratic Party

- Hệ thống chính trị đa đảng: đa nguyên chính trị (Pluralism), đa đảng đối lập

3) Từ khuynh hướng vận động của các đảng

- Đảng bảo thủ: right-wing

- Đảng cấp tiến: left-wing

4) Từ vai trò thực tế của các đảng trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội

- Đảng lãnh đạo

- Đảng cầm quyền

- Đảng đối lập

Từ tất cả sự phân tích trên có thể đưa ra một quan niệm chung về Đảng chính trị như

sau: “Đảng chính trị (hay còn gọi là chính đảng), là một tổ chức chính trị đại diện của một

giai cấp, một lực lượng xã hội, có (hoặc không có) tư cách pháp nhân, gồm những người

có cùng chứng kiến, tự nguyện tham gia hoạt động liên tục, nhằm thực hiện mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước bảo vệ lợi ích của một giai cấp, một tầng lớp xã hội.”

III KHÁI NIỆM ĐẢNG CẦM QUYỀN (Ruling party)

Thuật ngữ “Đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I.Lênin nêu ra từ trước Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, khi cho rằng: “bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng đứng ra nắm toàn

bộ chính quyền”

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga, ngày

27-3-1922, lần đầu tiên V.I Lê-nin đưa ra khái niệm “Đảng cộng sản cầm quyền” có nghĩa

là đảng lãnh đạo chính quyền, làm cho mọi hoạt động của chính quyền được thực hiện theo Cương lĩnh chính trị của Đảng và phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động.”

Trong xã hội dân chủ, đảng cầm quyền là đảng giành chiến thắng trong các cuộc bầu

cử dân chủ và cạnh tranh; đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt trong hệ thống quyền lực nhà

Trang 7

nước để kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi chính sách công; đảng lãnh đạo những người của đảng trong hệ thống quyền lực nhà nước thực hiện mục tiêu của đảng thông qua chính sách của nhà nước Bản chất của đảng cộng sản cầm quyền là đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân; nhân dân làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội Vấn đề chủ yếu đối với một đảng cộng sản cầm quyền là cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và theo pháp luật trên cơ sở giữ vững sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và quan hệ gắn bó máu thịt giữa

quyền lực của Đảng với quyền lực nhà nước Quyền lực của đảng cầm quyền là quyền lực

về chính trị, đề ra chủ trương, đường lối, còn quyền lực nhà nước là quyền lực quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật

Trong một xã hội có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, có thể có nhiều đảng phái, trong

đó có đảng cầm quyền, đảng không cầm quyền Đối với các nước theo chế độ đa đảng (có nhiều hơn một đảng cầm quyền); khái niệm đảng cầm quyền gồm hai trường hợp:

1) Một đảng duy nhất cầm quyền khi đảng đó chiếm đa số trong nghị viện, có quyền lập chính phủ (trong nhiệm kỳ của Quốc hội, nghị viện)

2) Một số đảng liên minh cầm quyền lập nên chính phủ liên hợp với một đảng làm nòng cốt

Từ đó, ta có thể đi đến kết luận về khái niệm Đảng cầm quyền là khái niệm chỉ vị thế,

tư cách chính trị cầm quyền của Đảng chính trị sau khi giành được chính quyền nhà nước trước khi nắm chính quyền và so với các đảng khác chưa hoặc không nắm được chính quyền, thực hiện sự lãnh đạo chủ yếu bằng quyền lực của bộ máy công quyền để phục vụ cho lợi ích của nhân dân

IV VAI TRÒ CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH

TRỊ HIỆN TẠI

Một nhà nước quản trị tốt cần nhiều hơn chỉ là dân chủ với việc bầu cử, ứng cử tự do hay đơn thuần là sự phát triển trong các đảng chính trị Theo đó, các đảng chính trị cũng là

Trang 8

một yếu tố then chốt tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và luật pháp quốc gia nói chung

1 Vai trò của các Đảng chính trị trong tổ chức và hoạt động Bộ máy nhà nước:

1.1 Khái quát chung về vai trò của các Đảng phái trong tổ chức và hoạt động của Bộ

máy nhà nước

Trong mục nói về sự xuất hiện và định nghĩa các đảng phái như đã trình bày ở trên, ít nhiều đã đề cập đến vị trí, vai trò của các đảng phái chính trị trong xã hội Phần này chỉ tập trung phân tích vị trí, vai trò các đảng phái trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

tư sản

Trong các nước tư sản, hình thái chủ yếu của chính trị đảng phái là có chế độ nội các nghị viện và chế độ tổng thống Để bảo đảm cho Quốc hội và các Đảng được điều hành ổn định, điều quan trọng là sự bảo đảm tự do về chính trị, ngôn luận, lập hội, bầu cử công bằng

và giảm bớt những căng thẳng trong nội bộ xã hội Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh luận để tạo ra các lợi ích cho chính thể

Một đảng chính trị luôn được mong chờ sẽ thể hiện các hoạt động của đảng liên quan đến chính phủ, bao gồm các hoạt động đối nội và đối ngoại, các chính sách kinh tế và xã hội, các chính sách giáo dục hay chính sách liên quan thiết thực đến đời sống công dân Các chính đảng phải hành động như những cơ quan xúc tác phối hợp những nguyện vọng ý kiến khác nhau, đôi khi là mâu thuẫn thành một chương trình hành động cụ thể, thể hiện đường lối xây dựng pháp luật, thiết chế Nhà nước cần thiết để bảo vệ quyền con người, trật tự xã hội

1.2 Vai trò của các Đảng phái trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước ở một

vài nước tư sản:

Ở Anh, Mỹ và những nơi có hệ thống lưỡng đảng, một trong hai đảng này thay nhau cầm quyền Còn những nước có hệ thống đa đảng, không có đảng nào chiếm đa số ghế trong quốc hội, thì buộc phải thành lập chính phủ liên minh các đảng phái Vì vậy, nhiệm

vụ chủ yếu của các đảng phái chính trị là phấn đấu trở thành đảng cầm quyền

Việc nhân dân Mỹ, lựa chọn bầu tổng thống, cũng như nhân dân Anh lựa chọn bầu hạ nghị sĩ vào Hạ viện chính là việc nhân dân các nước này lựa chọn một đảng phái chính trị làm đại diện cho họ

Trang 9

Một trong những vai trò quan trọng của các đảng phái chính trị tư sản là vai trò đối lập của các đảng phái chính trị không cầm quyền Sự đối lập này thể hiện rất rõ trong hoạt động các đảng phái chính trị của nhà nước Anh, Mỹ nơi điển hình của hệ thống lưỡng đảng

2 Vai trò của đảng phái với bầu cử:

2.1 Khái quát chung về vai trò của đảng phái với bầu cử:

Đảng phái được sinh ra từ những quan điểm nhìn nhận về xã hội khác nhau, chính vì vậy, việc vận động tranh cử và thắng cử trở thành đảng cầm quyền là một phương tiện để đảng phái thực hiện ước muốn được xã hội tôn trọng, thực hiện những lý tưởng của mình

Để thực hiện chức năng này, các đảng phái có nhiệm vụ giới thiệu ứng cử viên Việc giới thiệu này có nước quy định thành quy phạm pháp luật, có nước không quy định Nhưng trên thực tế các đảng phái chính trị đóng vai trò rất lớn trong việc giới thiệu ứng cử viên Cho dù có quy định hay không thì việc giới thiệu ứng cử viên tranh cử đã trở thành đặc quyền hay một trong những chức năng chính trị lớn nhất của các đảng phái chính trị Trong thế giới tư bản, bầu cử là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt giữa các đảng chính trị Thông qua bầu cử, xác định được đảng cầm quyền - đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập chính phủ Mọi hoạt động của chính phủ này đều phải thể hiện ý chí của đảng cầm quyền thông qua ý chí của người thủ lĩnh

2.2 Vai trò của đảng phái trong bầu cử của một số nước điển hình

Ở Mỹ, đảng cộng hòa, đảng dân chủ giành độc quyền trong việc giới thiệu ứng cử viên Tổng thống và ứng cử viên vào Quốc hội Mỹ Các đảng phái khác chỉ giành được

quyền giới thiệu khi trong cuộc bầu cử lần trước giành được từ 3 đến 5% phiếu bầu trong

mỗi bang Các đảng Cộng hòa và Dân chủ thực hiện quyền đề cử của mình bằng cách tiến hành các cuộc bỏ phiếu bầu ứng cử viên trong các hội nghị đảng viên

Tại Cộng hòa Liên bang Đức, việc giới thiệu các ứng cử viên là đặc quyền của các đảng phái chính trị Những đảng có từ 5 ghế trở lên trong nghị viện mới được giới thiệu ứng cử viên bầu vào Nghị viện khóa tiếp theo Những đảng mới được thành lập, muốn được giới thiệu phải trình cơ quan phụ trách bầu cử cấp Liên bang những chứng từ có liên quan đến hoạt động của đảng mình như: Điều lệ, cương lĩnh, số lượng đảng viên và các cơ quan cấu thành

Trang 10

3 Vai trò của Đảng chính trị tại Việt Nam

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng và củng cố Đảng, coi

đó là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và của mỗi đảng viên chân chính Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ mục đích của Đảng: “không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của tổ quốc và của nhân dân” Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân

Trong bản Di chúc lịch sử, Người đã khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền” Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng được Đại hội X của Đảng thông qua cũng khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”

Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo, can thiệp vào chính quyền (Nhà nước) thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, chính sách, kế hoạch… và tổ chức nhân dân

thực hiện Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và bằng sức

mạnh của quyền lực công tổ chức, tập hợp, hướng dẫn, tạo động lực cho nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng cầm quyền đã đề ra

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w