Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơtheo quy định tại Khoản 1 Điều này trong đó đề xuất dự án đầu tư được thaybằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư
Trang 1BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT KINH TẾ
ĐỂ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ TRÊN
TOÀN LÃNH THỔ VIỆT NAM
THÀNH VIÊN NHÓM
:
LỚP : K31QL1
GIÁO VIÊN HD : Dương Nguyệt Nga
Bùi Thị Thanh Huyền Trần Anh Bằng
Vũ Hải Yến Nguyễn Trung Thực
Đỗ Thị Thu Hà Hoàng Nguyễn MạnhNguyễn Hồng Nhung Nguyễn Ngọc ToảnPhan Mỹ Anh
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Chương 1: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư 6
1 Khái niệm giấy chứng nhận đầu tư 6
2 Vai trò của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 6
3 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư 8
3.1 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Điều 29 NĐ 118/2015/NĐ-CP) 8
3.2 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 30 Nghị định 118/2015/NĐ-CP) 8
4 Một số nội dung, thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận đầu tư 11
4.1 Điều chỉnh Dự án đầu tư là gì? 11
4.2 Tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư 14
4.3 Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư 14
4.4 Thanh lý dự án đầu tư 18
5 Những điểm mới trong quy định liên quan đến Giấy chứng nhận đầu tư.Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2023 19
Chương 2 Thực trạng thi hành pháp luật về cấp GCNĐT 21
1 Thành công trong hooạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư 21
1.1 Thủ tục, trình tự cấp GCNĐT tại các địa phương, Ban quản lý các khu CN 21 1.2 Tình hình các địa phương, Ban quản lý các khu CN cấp GCNĐT 25
Trang 31.3 Tình hình cấp GCNĐT thuộc lĩnh vực đầu tư nước ngoài trên phạm
vi cả nước 29
1.4 Tình hình đầu tư ra nước ngoài 30
1.5 Đánh giá chung 31
2 Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cấp GCNĐT 31
2.1 Đánh giá chung 31
2.2 Nguyễn nhân của những tồn tại, hạn chế trong hooạt động cấp GCNDT 32
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp GCNĐT và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp GCNĐT 34
1 Quan điểm, phương hướng hoàn thiện PL về cấp GCNĐT và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp GCNĐT tại VN 34
1.1 Tiếp tục duy trì GCNĐT 34
1.2 Yêu cầu đối với quy định về GCNĐT và hoạt động cấp GCNĐT 35 2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp GCNĐT và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp GCNĐT tại VN 36
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 4MỞ ĐẦU
Pháp luật về đầu tư là lĩnh vực quan trọng của chuyên ngành luật kinh tế
Để thi hành Luật Đầu tư, Chỉnh phủ, các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bảnhướng dẫn Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư chung đã gópphần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực đầu
tư tại Việt Nam kể từ năm 2020 tới nay Trong các quy định pháp luật về đầu tư,Giấy chứng nhận đầu tư là nội dung quan trọng
Về lý luận, sẽ làm rõ vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư; quytrình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến công táccấp Giấy chứng nhận đầu tư Về thực tiễn, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng quản lý đầu tư góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trườngđầu tư đồng thời đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, nângcao hiệu quản quản lý sau cấp phép, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển hiệuquả và bền vững Đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đây về địa vị pháp lýcủa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vấn đề thu hút đầu tư trong phạm vi
cả nước hoặc ở một số địa phương , song có rất ít công trình nghiên cứu vềGiấy chứng nhận đầu tư, đặc biệt là chưa thấy có công trình nào nghiên cứu đánhgiá một cách có hệ thống, toàn diện và khảo sát kỹ hoạt động cấp Giấy chứngnhận đầu tư trên phạm vi cả nước Do đó, đề tài này ngoài việc phân tích vai trò,
ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư, quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầutư; đánh giá thực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư ở Việt Nam còn phân tíchcác nhân tố tác động đến công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư, từ đó đề ra cácgiải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Đề tài nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện các quy định vềcấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời đánh giá thực trạng thi hành pháp luật vềcấp Giấy chứng nhận đầu tư ở nước ta hiện nay, trong đó chỉ ra những bất cập,tồn tại trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư Trên cơ sở đó, đề xuất một
số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư nói
Trang 5riêng, pháp luật về đầu tư nói chung hiện nay cũng như khắc phục những hạn chếđang tồn tại trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vựcnày
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật, văn bảnpháp quy về Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư 2020; thực trạng cấp Giấychứng nhận đầu tư trên phương diện quy định của luật và thực tiễn, chú trọng đềcập đến những hạn chế, bất cập của hoạt động này
Bài làm phân tích các khía cạnh pháp lý có liên quan đến pháp luật về cấpGiấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2020 đồng thời đánh giáthực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian qua, chỉ ra những hạnchế, tồn tại trong quy định của pháp luật và thực tiễn cấp Giấy chứng nhận đầu
tư Trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, luận văn đưa ra những giải pháp,kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật quy định về Giấy chứng nhận đầu
tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư nói riêng và Luật Đầu tư 2020 nói chung.Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương
Chương 1: Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy chứng nhận
đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Trang 6Chương 1: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận
đầu tư
1 Khái niệm giấy chứng nhận đầu tư
Khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư 2020 định nghĩa như sau:
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện
tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư”.
Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy phép hoạt độngđược cơ quan có thẩm quyền ban hành cho những chủ thể là cá nhân hoặc tổchức đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định Đây là một trong nhữnggiấy tờ cần thiết để có thể thành lập một doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.Thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư được ghi nhận gồm:
- Tên dự án đầu tư
- Nhà đầu tư
- Mã số dự án đầu tư
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng
- Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư
- Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huyđộng)
- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy độngcác nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu
tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độthực hiện từng giai đoạn
- Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có)
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có)
2 Vai trò của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thứ nhất, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giúp cho cơ quan nhà nước có
thể quản lý và kiểm soát được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư
Trang 7Thứ hai, đối với các trường hợp bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư, loại giấy tờ này đóng vai trò cần thiết không thể thiếu để một dự án đầu
tư có thể được hoạt động bình thường
Thứ ba, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn có vai trò như là giấy chứng
nhận về dự án để các nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vào dự án cụ thể
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Điều 39 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, cơ quan có thẩm quyền cấpGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Cấp Giấy chứng nhận đầu tư với dự án trong khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp nêu tại mục 3 dưới đây
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án ngoài khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp nêu tại mục 3 dướiđây
Cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án, đặt/dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án
Cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án sau:
- Dự án được thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Dự án được thực hiện ở cả trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao, khu kinh tế/không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Trang 8Theo đó, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyềncấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ các dự án đầu tư thuộc diện xin chấpthuận chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
Sở kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao và khu kinh tế; Cơ quan đăng ký đầu tư
3 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư
3.1 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Điều 29 NĐ 118/2015/NĐ- CP)
– (1) Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư
– (2) Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơtheo quy định tại Khoản 1 Điều này trong đó đề xuất dự án đầu tư được thaybằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thờiđiểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– (3) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chonhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;+ Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này (nếu có)
3.2 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 30 Nghị định 118/2015/NĐ-CP)
– (1) Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủyban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư
– (2) Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản
1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự ánđầu tư
– (3) Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước
Trang 9có thẩm quyền về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó,gồm:
+ Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội,quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất;
+ Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mụcđích sử dụng đất (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyểnmục đích sử dụng đất);
+ Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đối với dự án có mục tiêuthuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);
+ Ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (đối với dự án thuộc đối tượnghưởng ưu đãi đầu tư);
+ Công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư (đối với dự án sử dụng công nghệ hạnchế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy địnhtại Điểm b Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư)
– (4) Trình tự, thủ tục, nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 33 Luật Đầu tư.
– (5) Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quyđịnh tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chủtrương đầu tư
– (6) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bảnquyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng kýđầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư
– (7) Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất khôngthông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sảngắn liền với đất, dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy địnhtại Điểm a Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến thẩm định theo quy
định tại Khoản 3 Điều 30 NĐ 118/2015 để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
cho nhà đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ màkhông phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư
4.3.Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (Điều 31 nđ 118/2015/NĐ-CP)
– (1) Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của
Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư.
– (2) Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản
Trang 101 Điều 34 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự ánđầu tư.
– (3) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệtheo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ cho
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền liên quan đến dự án đầu tư để lấy ý kiến về các nội dung quy định tạiKhoản 3 Điều 30 Nghị định này
– (4) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan
đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều 31
NDD118/2015/NĐ-CP có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi
Cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
– (5) Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quyđịnh tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấptỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung sau đây:+ Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mụcđích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với dự án được giaođất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
+ Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có) đối với dự án đầu
tư đề nghị giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;+ Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).– (6) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy bannhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nộidung quy định tại Khoản 6 Điều 33 Luật Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủquyết định chủ trương đầu tư
– (7) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trươngđầu tư gồm các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 33 Luật Đầu tư Văn bảnquyết định chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhândân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư
– (8) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bảnquyết định chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư cho nhà đầu tư
– (9) Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lênquy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và cơ quan có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định
này để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định
sau:
+ Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 28 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ
Trang 11Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báocáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của
Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủtrương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư;
+ Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này, trong thờihạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
và cơ quan có liên quan, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư
4 Một số nội dung, thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận đầu tư
4.1 Điều chỉnh Dự án đầu tư là gì?
Điều chỉnh Dự án đầu tư là việc Nhà đầu tư nước ngoài thay đổi một hoặcmột số nội dung về Dự án đầu tư đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩmquyền Theo đó, khi có sự thay đổi, Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điềuchỉnh Giấy phép đầu tư đã được cấp trước đó
4.1.1 Các trường hợp phải điều chỉnh Dự án đầu tư.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các trường hợp phải điều chỉnh Dự án đầu tư bao gồm:
Thay đổi thông tin của Chủ đầu tư;
Thay đổi Tên Dự án;
Thay đổi Mục tiêu dự án, Quy mô Dự án;
Thay đổi Địa điểm thực hiện Dự án;
Thay đổi Diện tích đất sử dụng;
Thay đổi Vốn đầu tư;
Thay đổi Tiến độ góp vốn;
Thay đổi Tiến độ thực hiện của dự án;
Thay đổi Thời hạn hoạt động của dự án
4.1.2 Thủ tục điều chỉnh Dự án đầu tư
Thủ tục điều chỉnh Dự án đầu tư gồm 4 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Trang 12Theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành,khi Nhà đầu tư nước ngoài muốn điều chỉnh Dự án đầu tư thì Nhà đầu tư phảichuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định Bạn có thể xem thành phần hồ sơ nhưhướng dẫn chi tiết tại Mục 5 bên dưới.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại Mục 5, Nhà đầu tư tiến
hành nộp hồ sơ tại Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Để biết cơ quan nào đã cấp Giấy phép đầu tư cho bạn, bạn có thể xem trongGiấy chứng nhận đầu tư ở phần trên cùng bên trái của Giấy giấy phép đầu tư.Hình ảnh: Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Trang 13Ngoài ra, bạn có thể xem ở trang cuối cùng của Giấy chứng nhận đầu tư,phần con dấu của Cơ quan nhà nước cũng có tên cơ quan đã cấp phép.
Bước 3: Cơ quan nhà nước thẩm định hồ sơ.
Khi nhận đầy đủ hồ sơ từ Nhà đầu tư, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽtiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ điều chỉnh Dự án đầu tư Trongtrường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không chính xác, Cơ quan nhà nước có thẩmquyền sẽ yêu cầu và hướng dẫn Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung
Bước 4: Nhận kết quả.
Sau thời gian thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽcấp Giấy phép đầu tư đã ghi nhận những thông tin điều chỉnh của Dự án choNhà đầu tư
Trong trường hợp từ chối điều chỉnh Dự án đầu tư, Cơ quan có thẩm quyềnđiều chỉnh phải thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối
4.1.3 Hồ sơ điều chỉnh Dự án đầu tư.
Khi có nhu cầu điều chỉnh Dự án đầu tư, Nhà đầu tư cần lưu ý chuẩn bịđầy đủ các giấy tờ tương ứng với những nội dung điều chỉnh, cụ thể như sau:– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
– Giải trình và cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dungsau:
Khi thay đổi địa điểm thực hiện dự án, Nhà đầu tư cung cấp giấy tờ liênquan đến địa điểm mới như thỏa thuận thuê địa điểm, hợp đồng thuê đất,hợp đồng thuê văn phòng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy
tờ tương đương chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê;
Khi thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư, Nhà đầu tư cung cấp tài liệuliên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư như: Bản sao
Hộ chiếu của Nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi thông tin của Nhà đầu tư là tổchức;
Khi thay đổi vốn đầu tư, Nhà đầu tư cung cấp tài liệu liên quan như Báocáo tài chính, Xác nhận của ngân hàng về việc Nhà đầu tư đã góp thêmvốn, Giải trình nội dung thay đổi vốn;
Trang 14 Các giấy tờ khác có liên quan đến nội dung điều chỉnh.
4.1.4 Thời gian điều chỉnh Dự án đầu tư.
Theo quy định hiện hành, thời gian điều chỉnh Dự án đầu tư sẽ tùy thuộcvào nội dung điều chỉnh, cụ thể như sau:
– Trường hợp thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư thì thời gian điều chỉnh Dự án đầu tư là 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền điều
chỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
– Trường hợp thay đổi những nội dung khác của dự án đầu tư thì thời gian điềuchỉnh Dự án đầu tư là 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền điều chỉnhnhận được hồ sơ hợp lệ
4.1.5 Phí, lệ phí điều chỉnh Dự án đầu tư.
Hiện nay, Nhà đầu tư nước ngoài không phải nộp phí, lệ phí nhà nước khithực hiện thủ tục điều chỉnh Dự án đầu tư
4.2. Tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư
Thủ tục tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư được tư vấn về quyđịnh pháp luật, điều kiện, thủ tục, thời gian tiến hành và các vấn đề khác liênquan đến tạm ngừng và giãn tiến độ thực hiện như sau:
1 Nhà đầu tư khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư màlàm thay đổi tiến độ thực hiện dự án đầu tư đã cam kết thì phải thông báo bằngvăn bản với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư về lý do và thời hạn tạm ngừng,giãn tiến độ thực hiện dự án chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng
dự án đầu tư
2 Trường hợp cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư không chấp nhận việctạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án thì phải có văn bản trả lời cho nhàđầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của nhàđầu tư
4.3 Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
4.3.1 Các trường hợp chấm dứt dự án đầu tư
Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợpsau đây:
– Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
Trang 15– Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng,điều lệ doanh nghiệp;
– Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của
dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư do Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừnghoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư không có khảnăng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thựchiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày khôngđược tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoảnnày;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngàyngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tưhoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sửdụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theoquy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự ánđầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạotheo quy định của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài
4.3.2 Thủ tục Chấm dứt dự án đầu tư
Bước 1: Nộp Hồ sơ đề nghị Chấm dứt dự án đầu tư
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Văn bản đề nghị chấm dứt dự án
Báo cáo tình hình thực hiện dự án tính đến thời điểm hiện tại
Quyết định của chủ sở hữu với công ty TNHH 1 thành viên ; Biên bảnhọp HĐTV và Quyết định của HĐTV với công ty TNHH 2 thành viên,Biên bản họp và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổphần
Trang 16 Giấy ủy quyền cho Luật Hùng Phúc thực hiện thủ tục chấm dứt dự ánđầu tư
Các bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp , 01 bản sao
y Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
01 Bản khai online trên trang: https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi
Cơ quan trực tiếp giải quyết : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố hoặcBan quản lý các Khu công nghiệp (nếu dự án đặt địa điểm tại Khu công nghiệp,Khu chế xuất, Khu công nghệ cao)
Thời gian xử lý hồ sơ : 01 ngày làm việc
Ngoài ra nếu Nhà đầu tư có nhu cầu giải thể công ty của dự án Nhà đầu tưcần nộp 01 bộ hồ sơ giải thể công ty đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kếhoạch và Đầu tư để tiến hành giải thể công ty theo pháp luật Doanh nghiệp
2020 Luật sư sẽ giúp khách hàng hoàn thiện các thủ tục chốt thuế để giải thểcông ty một cách nhanh nhất
Bước 2: Nộp hồ sơ giải thể công ty
Công ty sẽ chấm dứt hoạt động, tư cách pháp nhân , chấm dứt các quyền vànghĩa vụ của doanh nghiệp
1 Xin xác nhận không nợ thuế Hải quan:
Hồ sơ bao gồm :
01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên, BBHhọp HĐTV và Quyết định của HĐTV với công ty TNHH 2 thành viêntrở lên, BBH đại hội đồng cổ đông và Quyết định của đại hội đồng cổđông với công ty cổ phần
Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ
Công văn xin xác nhận không nợ thuế hải quan
Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục hải quan địa chỉ tại : Đường Dương Đình Nghệ,phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Thời gian xử lý: 5 ngày làm việc
2 Chốt thuế chấm dứt MST
Hồ sơ bao gồm :
Trang 17 Công văn xin chấm dứt hiệu lực MST
Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên, BBHhọp HĐTV và Quyết định của HĐTV với công ty TNHH 2 thành viêntrở lên, BBH đại hội đồng cổ đông và Quyết định của đại hội đồng cổđông với công ty cổ phần
Giấy ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ
Cơ quan trực tiếp giải quyết : Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trungương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Thời gian xử lý: 10-15 ngày làm việc
3 Giải thể công ty
Hồ sơ bao gồm :
Thông báo giải thể công ty
Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên, BBHhọp HĐTV và Quyết định của HĐTV với công ty TNHH 2 thành viêntrở lên, BBH đại hội đồng cổ đông và Quyết định của đại hội đồng cổđông với công ty cổ phần
Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp
Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán
Giấy ủy quyền cho Luật Hùng Phúc trực tiếp xử lý hồ sơ
Cơ quan trực tiếp giải quyết : Phòng đăng ký kinh doanh nơi cấp thay đổiGiấy chứng nhận doanh nghiệp lần gần nhất
Thời gian xử lý : 5-7 ngày làm việc
Lưu ý : kể từ khi có quyết định Giải thể các hoạt động sẽ bị cấm là :– Cất giấu, tẩu tán tài sản;
– Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảmbằng tài sản của doanh nghiệp;
– Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;– Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
– Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
Trang 18– Huy động vốn dưới mọi hình thức
Sau khi giải thể công ty, Nhà đầu tư có thể chuyển vốn còn lại về nước nếuNhà đầu tư là công ty mẹ ở nước ngoài
4.4 Thanh lý dự án đầu tư
Trong quá trình hoạt động đầu tư nếu dự án đầu tư chấm dứt theo các điềukiện quy định về chấm dứt hoạt động của dự án đầu tưthì nhà đầu tư thông báocho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, trừtrường hợp Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứthoạt động và theo quyết định của tòa án, bản án
2 Thủ tục thanh lý dự án đầu tư như sau:
a) Trường hợp thanh lý dự án đầu tư mà không gắn với việc giải thể tổ chứckinh tế thì việc thanh lý thực hiện theo quy định pháp luật về thanh lý tài sản,thanh lý hợp đồng;
b) Trường hợp thanh lý dự án gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì nhàđầu tư thực hiện thủ tục giải thể tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Doanhnghiệp và pháp luật có liên quan
3 Việc chấm dứt dự án có gắn với giải thể tổ chức kinh tế quy định tại điểm
2 trên đây, tổ chức kinh tế phải tiến hành thủ tục thanh lý dự án đầu tư Thời hạnthanh lý dự án đầu tư không được vượt quá 6 tháng kể từ ngày quyết định chấmdứt hoạt động Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh lý có thể kéo dài và phảiđược chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng tối đa không quá
5 Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư gắn với việc giải thể tổ chức kinh
tế quy định tại khoản 3 Điều này, nếu tổ chức kinh tế không có khả năng thanhtoán các khoản nợ thì việc thanh lý sẽ chấm dứt và được đưa ra giải quyết theothủ tục của pháp luật về phá sản
Trang 19Thủ tục cấp, đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư đượcchấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư và thuộcđối tượng được cấp Giấy chứng nhận đầu tư như sau:
- Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuậnđiều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấychứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điềuchỉnh chủ trương đầu tư;
- Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của
từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Thủ tướng Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiếnđặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng kýđầu tư
Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư
đã trúng đấu giá, trúng thầu;
Dự án đầu tư phải được sự chấp thuận của nhà đầu tư theo quy định tại Điều
29 khoản 3 của Luật Đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tưphải gửi văn bản đề nghị đăng ký đầu tư đến cơ quan đăng ký đầu tư trong thờihạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan đăng
ký đầu tư
Đối với dự án đầu tư do Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận chủ đầu tư,Ban quản lý khu kinh tế quyết định việc chấp thuận chủ đầu tư đồng thời cấpGiấy chứng nhận đăng ký của nhà đầu tư
Trang 20Đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tưphải nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư, bản sao quyết định điều
lệ xác nhận chủ trương đầu tư và bản sao hợp lệ quyết định chấp thuận đầu tư(nếu có) đến Cơ quan đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thờihạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ
5.1.1 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về thẩm quyền cấp,điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tưtrong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều này
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng kýđầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
Trang 21Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dựkiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồiGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao và khu kinh tế;
Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lýcủa Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khukinh tế
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 củaLuật này
5.1.2 Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự ánđầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và
32 Luật Đầu tư 2020 trong thời hạn sau đây:
Trường hợp 1:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu
tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư;
1 Thành công trong hooạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư
1.1 Thủ tục, trình tự cấp GCNĐT tại các địa phương, Ban quản lý các khu CN
Hiện nay tại các tỉnh thành trên cả nước đều áp dung cơ chế “một cửa” ở hầu hếtcác lĩnh vực hành công đặc biệt là tại các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư Điều này