Khái niệm về cạnh tranh- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia pháttriển sản xuất kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
TIỂU LUẬN MÔN KT & QTKDXD KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA
Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Mùi
Họ và tên: Phạm Huy Nam
Lớp: 2306
MSSV: 2306039
HÀ NỘI-2023
Trang 2KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia phát triển sản xuất kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được lợi ích cao nhất cho mình Mục tiêu của cạnh tranh là giành lơi ích, giành lợi nhuận lớn nhất đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của các chủ thể tham gia cạnh tranh
- Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân giữa các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường lớn nhất
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm tạo lợi thể cho mình và thu được nhiều lợi nhuận hơn, là sự tranh giành
về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, bao gồm những người mua và người bán
1.2 Phân loại cạnh tranh
- Theo chủ thể tham gia thị trường bao gồm: cạnh tranh giữa người bán với người bán, giữa người mua với người mua, giữa người bán với người mua
Theo tính chất cạnh tranh: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền
- Theo thủ đoạn cạnh tranh: cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh
Theo phạm vi cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và cạnh tranh quốc tế
1.3 Khả năng cạnh tranh:
1.3.1 Các quan niệm về khả năng cạnh tranh
Trang 3Có nhiều quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Quan niệm tương quan phổ biến: khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài
- Quan niệm khác cho rằng: khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực
và lợi thế của nó so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình
- Cũng có quan niệm khác cho rằng: khả năng cạnh tranh mang tính chiến lược thể hiện ở việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mà các đối thủ khác không thể hoặc rất khó có thể bắt chước hoặc sao chép được
- Quan niệm tổng quát: khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh
a) Khả năng duy trì và mở rộng thị phần
Nếu chỉ xem xét thị phần của doanh nghiệp ở một thời kì nhất định thì chưa thấy hết khả năng của doanh nghiệp vì ở một thời kì cụ thể thì thị phần chủ yếu thể hiện ở vị thế doanh nghiệp hơn là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Cần nghiên cứu khả năng tăng giảm thị phần trong các thời kì khác nhau để hiểu rõ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
b) Tính hiệu quả trong hoạt động
Tiêu chí đơn giản nhất để đo lường hiệu quả hoạt động là lượng đầu vào cần thiết để sản xuất một mức đầu ra nhất định
Doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả thì năng suất càng cao chi phí đầu vào càng thấp nên doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn so với doanh nghiệp khác./
c) Chất lượng của sản phẩm và các quá trình sản xuất
Trang 4Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng danh tiếng của sản phẩm tạo uy tín đối với khách hàng Nâng cao chất lượng quá trình sản xuất sẽ giảm được thời gian giảm lãng phí do sản xuât ra những sản phẩm hỏng
d) Khả năng đổi mới của doanh nghiệp
Đổi mới bao gồm cải tiến và sáng tạo sản phẩm mới, quá trình sản xuất cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đổi mới thể hiện sự linh hoạt và năng động thich ứng với các điều kiện của môi trường kinh doanh
Đổi mới có thể được coi là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh do đó tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nên đổi mới thành công sẽ tạo nên tính độc đáo của doanh nghiệp mà doanh nghiệp khác không có được
e) Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Khả năng cung cấp cho khách hàng đúng hàng hoá, dịch vụ mà họ cần tại thời điểm
mà họ yêu cầu Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt tính năng ưu việt hơn những sản phẩm còn lại trên thị trường được coi là phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng
- Sự hoàn hảo của dịch vụ trước, trong và sau bán hàng ngày càng trở
thành nhân tố quan trọng thu hút sự trở lại của khách hàng, tăng uy tín của doanh nghiệp, nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
f) Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ kinh doanh
- Khả năng tiếp cận và xử lý các nguồn thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh : thông tin về nhu cầu thị trường, thông tin về đối thủ cạnh tranh thông tin
về khả năng cạnh tranh của hàng hoá, sản phẩm cùng loại
- Khả năng thu hút và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên
sâu từng hoạt động
- Khả năng tiếp cận và sử dụng có hiệu suất cao các nguồn lực vật chất Ưu thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thu mua các yếu tố đầu vào với giá
Trang 5cả hợp lý Doanh nghiệp càng có khả năng tiếp cận và sử dụng chúng có hiệu quả thì giá thành sản phẩm sẽ giảm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện thông qua quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh
Các phân tích tỷ lệ tài chính phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn, các chi tiêu tính toán hiệu quả sử dụng vốn lợi nhuận để lại và chính sách cổ tức đều có thể được sử dụng
để nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
g) Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác
- Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới lựa chọn đúng đối tác liên minh
và khả năng vận hành liên minh đó một cách có kết quả và hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đã đặt ra
- Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trưởng Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh và hợp tác với các đối thủ khác, nó sẽ bỏ qua nhiều
cơ hội kinh doanh
h) Uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp và của sản phẩm
- Chữ“tín" trong kinh doanh ngày nay ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì
nó giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch nuôi dưỡng các mối quan hệ bên vững giữa doanh nghiệp với các đối tác Nhờ có sự tín nhiệm với doanh nghiệp, với sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng sẽ quay trở lại mua hàng
- Một vấn đề rất quan trọng liên quan đến nâng cao uy tín của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích khách hàng nhanh chóng đi đến quyết định mua hàng, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp gia tăng Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng các thượng hiệu mạnh hiện doanh nghiệp đang có mà quan trọng là phải đánh giá được khả năng phát triển của doanh nghiệp
Trang 62 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN DELTA
2.1 GiỚI thiệu khái quát về Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta
- Được thành lập từ năm 1993, DELTA Group là Tập đoàn Xây dựng tư nhân
có tuổi đời lâu nhất tại Việt Nam, chuyên thi công các công trình dân dụng và công nghiệp Đây cũng là doanh nghiệp đã tiên phong áp dụng thành công nhiều công nghệ xây dựng mới, từ biện pháp thi công cho tới sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường Với trình độ vượt trội về công nghệ xây dựng
và quản lý tổng thầu, Delta Group thường xuyên đồng hành trong những dự án bất động sản đẳng cấp nhất
- Luôn giữ vị trí một trong những Tập đoàn xây dựng lớn mạnh nhất Việt Nam, Delta Group đã chứng tỏ tiềm lực mạnh mẽ trong các lĩnh vực như xây dựng công trình, tư vấn thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển mạnh lĩnh vực tổng thầu với sự vượt trội về trình độ quản lý lẫn kỹ thuật công nghệ Nhờ
sự nhiệt huyết và nỗ lực nâng cao chuyên môn không ngừng nghỉ của một tập thể vững mạnh, tại lĩnh vực nào Delta Group cũng gặt hái được những thành tựu đáng nhớ
- Với các đối tác – các quý khách hàng, Delta Group luôn cam kết sẽ đảm bảo chất lượng, tiến độ và tuân thủ những quy định của pháp luật về an ninh, an toàn lao động, vệ sinh môi trường Delta Group đã tham gia triển khai hàng loạt
dự án tầm cỡ, có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhờ vào những giải pháp tổng thể tối ưu về thiết kế, thi công, vật liệu, thiết bị
- Đối với xã hội, Delta Group hiểu rằng “trao đi là nhận lại”, sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với ý thức và trách nhiệm cộng đồng Không chỉ xây dựng môi trường phát triển toàn diện cho người lao động, Delta Group còn thường xuyên có các hoạt động từ thiện, hỗ trợ cơ sở vật chất giáo dục tại vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ đồng bào khó khăn Đây cũng
Trang 7chính là cam kết của Delta Group đối với xã hội và cộng đồng, là mục tiêu phát triển bền vững mà doanh nghiệp luôn hướng tới
2.2 Phân tích khả năng cạnh tranh của CTY
a Thị phần của cty
DELTA Group đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín năm 2022
Trang 8b Hiệu quả hoạt động của công ty
- Dù không cạnh tranh thầu bằng mọi giá nhưng trong các năm qua, biên lợi nhuận gộp của Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta vẫn giữ vững ở mức trên 3,6% Năm 2021, chỉ số này của Delta đã cao hơn Coteccons, Ricons, Newtecons và chỉ thấp hơn Xây dựng Hòa Bình mà thôi Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Delta là hơn 5.329 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng 6% Bên cạnh đó, phải thu ngắn hạn cũng chiếm tới 34% và chiếm 37% tổng tài sản Trong khoảng thời gian 3 năm, từ năm 2019 đến năm 2021, Delta luôn duy trì nợ vay ngắn hạn chiếm phần lớn khi so với nợ vay dài hạn Đồng thời, tổng nợ vay luôn gần gấp đôi so với vốn chủ sở hữu Tại thời điểm năm 2021, nợ vay của Delta là 1.165 tỷ đồng, so với năm trước đã giảm 7%
Trang 9- Trong 3 năm gần đây, doanh thu của công ty không có nhiều biến động lớn
và thường chỉ dao động trong khoảng 2.500 tỷ đồng Cụ thể, trong năm
2021 doanh thu của Tập đoàn Xây dựng Delta là 2.979 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng 18% Với những con số này, Delta đã hoàn thành được 60%
kế hoạch năm Doanh thu không đạt so với kế hoạch đề ra là do ảnh hưởng
từ dịch bệnh Covid-19 Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế cũng đã tăng 2% so với năm trước và đạt 108 tỷ đồng Theo ông Hoàng Ngọc Tú, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Delta, năm 2022 giá trị backlog của công ty là 12.000 tỷ đồng Bên cạnh đó, những dự án đã được bàn thảo kỹ lưỡng cũng như đạt được thống nhất với đối tác có giá trị khoảng 25.000 tỷ đồng
- Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, thị trường xây dựng bất động sản gặp nhiều khó khăn và có phần chững lại, DELTA Group vẫn đang thể hiện chiến lược phát triển đúng đắn để ổn định doanh thu, tăng trưởng, giữ vững TOP đầu trong ngành
c Chất lượng của sản phẩm
Trang 10- DELTA là tập đoàn xây dựng đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới vào thi công xây dựng tại Việt Nam Có thể kể tới hàng loạt các biện pháp thi công tiên tiến được DELTA ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam như: công nghệ cọc khoan khồi, cọc ép ly tâm bằng robot, bơm vữa gia cường đáy cọc, thí nghiệm osterberg, thi công tầng hầm bằng các phương pháp Topdown, semitopdown, tường bê tông cốt thép; nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới polyme, nuce wall…
- Bằng việc đầu tư phát triển công nghệ đúng hướng, DELTA đã thành công trong việc xây dựng nhiều đại dự án quy mô và có độ khó nhất tại Việt Nam, góp phần làm đổi thay bộ mặt đô thị Việt Nam như: Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lotte Center Hanoi, Bitexco Financial Tower; Royal City, Vincom Center; Vinhomes Center, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vincity Gand Park, Vinhomes Center Park, Gold Mark City, Sun Grand City Ancora, Raemian Galaxy City …
d Khả năng đổi mới của doanh nghiệp
- Bắt nhịp xu hướng đầu tư bất động sản 4.0, DELTA triển khai thi công các loại hình bất động sản mới Condotel, officetel, resort villa,… bằng việc ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác chiến lược với các chủ đầu tư trong các lĩnh vực như du lịch, phát triển khu
đô thị, trở thành tổng thầu của hàng loạt các siêu dự án như: Cocobay Đà Nẵng (Emprie Group), Sunbay Park Hotel & Resort (Crystal Bay), khu đô thị An Phú An Khánh (HDTC Group)
- DELTA tận dụng lợi thế có sẵn là kinh nghiệm cùng sự vượt trội về trình độ quản lý lẫn kỹ thuật công nghệ thi công để đẩy mạnh đầu tư phát triển lĩnh vực tổng thầu Đây
là một bước đi thông minh và tất yếu của DELTA Group phù hợp với xu hướng thời đại Trên cương vị tổng thầu thiết kế thi công toàn bộ dự án, những giải pháp thiết kế hợp lý – biện pháp thi công hoàn chỉnh, loại vật liệu và thiết bị tương ứng với mức độ cao cấp của tòa nhà – nguồn cung ứng – trình độ quản lý của DELTA Group đưa đến hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư nói riêng và cho xã hội nói chung
e Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác
Trang 11- Với công nghệ cao, chất lượng vượt trội của nguồn nhân lực, DELTA luôn đảm bảo cho khách hàng về chất lượng mỗi công trình, tạo dựng được uy tín với đối tác khách hàng Các Chủ đầu tư bắt tay hợp tác lâu năm cùng DELTA phải kể đến như: Vin Group, Sun Group, Viettel, HDTC Group, Novaland, Tân Hoàng Minh Group, Bim Group, TNG Group…
Đây đều là những Tập đoàn có tiếng trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam Những cái
“bắt tay” của các doanh nghiệp uy tín tạo nên những dự án đáng sống, chất lượng nâng tầm, đáp ứng nhu cầu thực tế và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Hàng loạt siêu dự án, công trình phủ sóng khắp cả nước khẳng định giá trị thương hiệu bền vững của DELTA, nổi bật trong số đó là: Chuỗi dự án đô thị hiện đại của Vin Group: Royal City, Times City, Vinhomes Central Park, chuỗi dự án Vincom, Vinhomes, Vincity tại các tỉnh thành phố, chuỗi Vinpearl Resort tại các thành phố biển Việt Nam; Loạt dự án chung cư cao cấp của Tân Hoàng Minh: D’ Eldorado I, D’ Eldorado II, Dự án 94 Lò Đúc, D’Le Roi Soleil, D’.San Rafles, D’ Palais de louis; Các
dự án: Gold Mark City (HDTC Group), Sun Grand City Ancora (Sun Group), Sun Grand City 58 Tây Hồ (Sun Group), HD Mon City (HD Holding)…
Trang 12f Uy tín và danh tiếng của Cty
Việc liên tục có tên trong danh sách những thương hiệu uy tín bền vững Quốc Gia và giữ vững danh hiệu Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 10 nhà thầu xây dựng bất động sản uy tín, giải thưởng của Bộ xây dựng cho công trình chất lượng tốt nhất chính là sự ghi nhâ •n của xã hô •i dành cho hoạt động đầu tư và kinh doanh hiê •u quả của DELTA Group cũng như những đóng góp quan trọng vào sự phát triển quốc gia; thể hiê •n sự tin tưởng của khách hàng đối với các sản phẩm bất đô •ng sản mà DELTA cung cấp Nhờ đó, DELTA ngày càng khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường xây dựng trong nước và khẳng định giá trị thương hiệu Việt trên trường quốc tế
3 KẾT LUẬN
Với tốc độ toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, sự bất ổn định chính trị và những tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nhất là khi Việt Nam trở thành điểm đến đầu
tư hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài Để tồn tại và phát triển bền vững như tập đoàn xây dựng DELTA với kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng quả
là một tín hiệu đáng mừng cho sự bứt phá và phát triển của các doanh nghiệp Việt với 100% vốn tư nhân