vấn đề đô thị

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
vấn đề đô thị

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triểncủa thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đờisống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như:tổng số thành phố

Trang 1

I VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ.

1 Khái niệm đô thị hóa là gì?

Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứuquá trình đô thị hóa và đưa ra không ít định nghĩa cùng vớinhững định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tươnglai của quá trình này

“Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triểncủa thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đờisống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như:tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị Theo khái niệmnày thì quá trình đô thị hóa chính là sự di cư từ nông thônvào thành thị Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đôthị trong tổng số dân của một quốc gia

Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhânkhẩu học như trên thì sẽ không thể nào giải thích được toànbộ tầm quan trọng và vai trò của đô thị hóa cũng như ảnhhưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại.

Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu đô thịhóa như một phạm trù kinh tế – xã hội, phản ánh quá trìnhchuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sảnxuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới – phương thứcđô thị Đây là một quá trình song song với sự phát triểncông nghiệp hóa và cách mạng khoa học công nghệ Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố cáclực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dâncư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sốngtheo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theochiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật vàtăng quy mô dân số

Trang 2

2 Phân loại quá trình đô thị hóa:

Quá trình đô thị hóa diễn ra trên thế giới có thể phân chiathành 2 loại:

- Quá trình đô thị hóa ở các nước đã phát triển: đặc

trưng cho sự phát triển này là nhân tố chiều sâu và sự tậndụng tối đa những lợi ích, hạn chế những ảnh hưởng xấucủa quá trình đô thị hóa đô thị hóa diễn ra do nhu cầu côngnghiệp phát triển, mang tính tự nhiên.

- Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển: có

đặc trưng là ĐTH không đi đôi với CNH (trừ một số nướccông nghiệp mới – NIC) Sự bùng nổ dân số đô thị quá tảikhông mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cáchbiệt sâu sắc về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nôngthôn

Quá trình đô thị hóa diễn ra theo 2 xu hướng

- Đô thị hóa tập trung (đô thị hóa “hướng tâm”): đó

chính là sự tích tụ các nguồn lực tư bản và chất xám hìnhthành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập trung caođộ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul,…

Điều này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó,chỉ những khu vực đô thị trung tâm là nơi thu hút vốn đầutư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnhvực vẫn chỉ là nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫnchiếm vai trò chủ đạo tạo ra sự đối lập giữa đô thị và nôngthôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái

- Đô thị hóa phân tán (đô thị hóa “ly tâm”): là xu hướng

dịch chuyển đầu tư và hoạt động sản xuất công nghiệp từcác lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo nên hiệuứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâmvệ tinh công nghiệp.

2

Trang 3

Điều này dẫn đến tiến trình “công nghiệp hóa lan toả”,các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướngdịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động côngnghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vựckinh doanh, thương mại, dịch vụ Xu hướng này sẽ đảmbảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt vànghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và nông thôn.

3 Lý luận chung về đô thị hóa

Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sơ hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong huyện, trong tỉnh.

- Đô thị hóa là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế, xã hội, văn hóa không gian, môi trường sâusắc gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động.

- Sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế là điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội - Làm nền cho sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên.

- Đô thị hóa mang tính xã hội, tính lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành cỏc chựm đô thị.

- Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công

Trang 4

nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ…do đó đô thị hóa không thể tách rời một chế độ kinh tế-xã hội.

- Đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Ngày nay, đô thị hóa chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp với nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau của một xã hội hiện đại.

- Đô thị hóa có hai hình thức biểu hiện là đô thị hóa theo chiều rộng và đô thị hóa theo chiều sâu Đô thị hóa theo chiều rộng tức là đô thị hóa diễn ra tại các khu vực trước đây không phải là đô thị Đó là quá trình mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có dựa trên cơ sở hình thành các đô thị mới Với hình thức này, dân số và diện tích đô thị không ngừng gia tăng, các hoạt động phi nông nghiệp và các hoạt động kinh tế đô thị không ngừng mở rộng Sự hìnhthành các khu đô thị mới dựa trên cơ sở phát triển các khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở vùng nông thôn và ngoại ô Đô thị hóa theo chiều rộng là hình thức phổ biến hiện nay ở các nước đang phát triển trong thời kỳ đầu - Đô thị hóa theo chiều sâu là quá trình hiện đại hóa và nâng cao các đô thị hiện có Mật độ dân số có thể tiếp tục tăng cao, phương thức và các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, thực lực khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng tăng cường, hiệu quả kinh tế và xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao.

- Ở các nước phát triển đô thị hóa đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố chiều sâu (điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi, hạn chế bất lợi của quá trình đô thị hóa) Đô thị hóa nâng cao điều kiện sống và làm việc, công bằng xã hội, xóabỏ khoảng cách thành thị và nông thôn.

- Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng nổ về dân số, còn sự phát triển côngnghiệp tỏ ra yếu kém Sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế Những

4

Trang 5

vấn đề như giao thông, môi trường nảy sinh và không thể giải quyết một sớm một chiều Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trở lên sâu sắc do sự mất cân đối do độc quyền trong kinh tế.

3.1 Mặt tích cực của đô thị hóa:

- Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường đạt hiệu quả caotại những đô thị lớn – nơi có quy mô mật độ dân số tươngđối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt độngkinh tế đủ lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệthống phân phối rộng khắp trên một không gian đô thị nhấtđịnh.

Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt tới độ tăngtrưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan toả kích thíchmạnh tới tăng trưởng kinh tế của cả nước

- Đô thị hóa đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình đô thị hóa, cơ cấu ngành kinh tế thay đổitheo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và giatăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, đô thị hóa gópphần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấugiá trị sản xuất Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụngnhiều lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích Cácloại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao hơnđang được tăng dần diện tích canh tác.

Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì xuhướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt vàtăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

- Đô thị hóa cải tạo kết cấu hạ tầng.

Trang 6

Xu hướng ĐTH tạo ra sự tập trung sản xuất công nghiệpvà thương mại, đòi hỏi phải tập trung dân cư, khoa học, vănhóa và thông tin Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó làsự phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ phục vụcho sản xuất và đời sống dân cư Do đó mà hệ thống giaothông vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thông và cấpthoát nước cũng sẽ được cải tiến về quy mô và chất lượng Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang đượcthực hiện với chủ trương “điện, đường, trường, trạm” tạođiều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng caođời sống của người nông dân.

- Đô thị hóa nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật vàcông nghệ.

Các đô thị ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vàkỹ năng quản lý tổ chức sản xuất hiện đại, làm tăng năngsuất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình đô thị hóa cungcấp những cơ sở kỹ thuật cần thiết cho người nông dânnhư thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa đểlàm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hànghoá có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn lương thực, đápứng nhu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trongngoài nước.

- Đô thị hóa góp phần cải thiện đời sống của dân cưđô thị và các vùng lân cận.

Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà cácđô thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho ngườidân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập chohọ.

Khi mức thu nhập bình quân người/ tháng tăng lên thìnhu cầu chi tiêu đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa

6

Trang 7

mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân Điều đó cho thấyđô thị hóa làm mức sống của dân cư được cải thiện đángkể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.

- Đô thị hóa cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xãhội đó là: nâng tuổi thọ trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của

trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ dân cưdùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,…

3.2 Mặt tiêu cực của đô thị hoá

Bên cạnh những mặt mạnh của đô thị hóa như trên thìđô thị hóa cũng kéo theo hàng loạt vấn đề tiêu cực khác, đólà:

- Đô thị hóa làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.

Quá trình đô thị hóa nhanh đã làm cho nhu cầu về sửdụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vàđất đô thị tăng lên rất nhanh.

Điều này dẫn đến tình trạng nuốt chửng những diện tíchđất nông nghiệp vốn rất cần thiết cho một đô thị như: sảnxuất lương thực thực phẩm, tạo mảng không gian xanh cóvai trò “giải độc” cho môi trường sống, tạo khu nghỉ ngơicho thị dân… Đồng thời sự suy giảm diện tích đất nôngnghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải thiện mứcsống của nhiều người dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nênthiếu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống

- Đô thị hóa khiến khoét sâu hố phân cách giàu nghèo.

Quá trình đô thị hóa nhanh đã làm cho hố phân cách giàunghèo giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị, giữa nôngthôn và thành thị trở nên trầm trọng hơn

- Đô thị hóa làm gia tăng tình trạng di dân.

Chính sự chênh lệch về mức sống, điều kiện sống, khảnăng tìm kiếm việc làm và cơ hội tăng thu nhập đã và đang

Trang 8

được coi là những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhấtthúc đẩy một bộ phận lớn người dân rời khỏi khu vực nôngthôn để di dân tới thành thị.

Lực lượng lao động ở nông thôn chỉ còn lại những ngườigià yếu và trẻ nhỏ, không đáp ứng được những công việcnhà nông vất vả Cơ cấu lao động ở nông thôn hoàn toàn bịthay đổi theo hướng suy kiệt nguồn lực lao động Đồng thờithị trường lao động ở thành thị lại bị ứ đọng

- Đô thị hóa gây nên môi trường bị ô nhiễm.

Chất lượng môi trường đô thị bị suy thoái khá nặng nề domật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp pháttriển mạnh làm phát sinh một lượng chất thải, trong đó chấtthải gây hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giớigây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn

- Đô thị hóa dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội.

Đây chính là mặt trái của đời sống đô thị hay của cả quátrình đô thị hóa Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp của vănhóa truyền thống bị mai một, thì lối sống lai căng, khônglành mạnh lại đang ngự trị trong lối sống đô thị hiện nay.Những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay đều được phátsinh và phát triển tại các trung tâm đô thị lớn

Tóm lại, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước thì quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng… Vậychúng ta phải làm thế nào để quá trình đô thị hóa phát triểnlành mạnh và bền vững Tăng trưởng kinh tế do quá trìnhnày đem lại phải được chú trọng đồng thời việc phát triểnvăn hóa, lấy việc biến động nguồn nhân lực con người làmtrọng tâm.

8

Trang 9

II LIÊN H B N THÂN:Ệ Ả1 Ho t đ ng chuyên môn.ạ ộ

- Đ a ra các gi i pháp thích ng v i biếến đ i khí h u.ư ả ứ ớ ổ ậ - Nghiến c u khoa h c đ tìm gi i pháp, công ngh trong lĩnh ứ ọ ể ả ệv c kĩ thu t môi trự ậ ườ ng.

- Có nếền t ng chuyến môn tiếếng Anh đ tiếếp t c h c t p b c ả ể ụ ọ ậ ở ậcao h n.ơ

2 Nh ng ho t đ ng c a b n thân góp phâần gìn gi ữ ạ ộ ủ ả ữmôi trườ ng:

- Chấếp hành chính sách và pháp lu t vếề b o v tài nguyến môi ậ ả ệtrường.

- Tích c c tham gia các ho t đ ng b o v tài nguyến môi ự ạ ộ ả ệtrường đ a phở ị ươ ng

- V n đ ng m i ngậ ộ ọ ườ i cùng th c hi n đôềng th i phòng tránh ự ệ ờcác hành vi vi ph m b o b tài nguyến môi trạ ả ệ ườ ng.

Trang 10

M C L C:Ụ Ụ

I VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ

1 Khái niệm đô thị hóa là gì? 1

2 Phân loại quá trình đô thị hóa 2

3 Lý luận chung về đô thị hóa 3

3.1 Mặt tích cực của đô thị hóa: 5

3.2 Mặt tiêu cực của đô thị hoá 7

II LIÊN HỆ BẢN THÂN: 1 Hoạt động chuyên môn……… …9

2 Những hoạt động của bản thân góp phần gìn giữ môi trường:………… 9

10

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan