- Đổ vào khoang máy đá, cát và 1 phần nước trước.- Sau đó đổ xi măng và phần nước còn lại vào khoang máy.- Bật công tắc cho máy quay đều .- Trong quá trình quay máy người thợ cần kiểm tr
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu về đơn vị thực tập
- Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 11
- Trụ sở chính: Tầng 1 – Tòa nhà Vinaconex – KĐT Trung Hòa – P.Nhân Chính – Q.Thanh Xuân – TP Hà Nội
- Người đại diện pháp luật: Ông Đặng Văn Hiếu – Giám đốc
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính
- Xây lắp các công trình dân dụng, công trình cấp thoát nước, nhà máy.
- Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản.
1.1.3 Năng lực của công ty
1.1.3.1 Năng lực tài chính Đơn vị: triệu đồng
STT Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Trình độ đại học trở lên 356
3 Trình độ trung cấp nghể 752
STT Loại máy móc Đặc điểm Số lượng
1 Máy nâng Chuyển vật liệu 24
2 Máy xới Đào và chuyển đất 28
3 Máy ủi Đào và chuyển đất 22
4 Máy san San mặt bằng 13
5 Máy xúc Đào đất, xúc đất 41
6 Máy cắt bê tông Cắt bê tông 82
7 Máy khoan Rút lõi bê tông 45
Giới thiệu về công trình
- Tên công trình: Chung cư D22 Bộ Tư Lệnh Bộ Đội Biên Phòng
- Chủ đầu tư: Bộ tư lệnh Bộ đội Biên Phòng
- Địa điểm thi công: Số 62 Trần Bình, Phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nô xi.(Nằm ngay cạnh bệnh viện 198, ĐH Thương Mại, đường Xuân Thủy, bến Xe Mỹ Đình, sân vận động Mỹ Đình, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia)
Hình 1.1: Vị trí công trình Chung cư D22 Bộ Tư Lệnh Bộ Đội Biên Phòng 1.2.2.1 Kiến trúc
- Nội dung khác: Gồm 2 tòa CT1 và CT2, tổng căn hộ 350,
- Kết cấu ngầm: 1 tầng hầm
1.2.2.3 Hiện trạng xây dựng Đã hoàn thành
Hình 1.2: Chung cư D22 Bộ Tư Lệnh Bộ Đội Biên Phòng
CÔNG TÁC BÊ TÔNG
Thành phần công việc và biên chế tổ đội
- Chuẩn bị mặt bằng sân bãi.
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc thiết bị:
+ Vật liệu: xi măng, cát, đá, nước.
+ Máy móc thiết bị: máy trộn, máy đầm, tời nâng, thùng, xô, xẻng, xe rùa, bàn cào, bàn xoa, bay,……
- Trộn bê tông: thủ công/ máy bê tông thương phẩm.
- Vận chuyển bê tông đến nơi đổ: xe rùa, xô,…
- Đổ bê tông: đổ, san gạt, đầm bê tông, làm mặt,…
- Đổ bê tông móng: 14 người, cấp bậc 3,5/7.
- Đổ bê tông cột: 14 người, cấp bậc 3,5/7.
- Đổ bê tông dầm, sàn: 14 người, cấp bậc 3,5/7.
+ 3 người làm công việc khác.
Chuẩn bị vật liệu (trường hợp đổ bê tông)
Thành phần cấp phối 1 m bê tông mác 250# 3
Hình 2.1: Biên chế tổ đội
Hình 2.2: Chuẩn bị vật liệu
2.2.2 Phương pháp cân, đong các loại vật liệu khi trộn
Ta xét đến bê tông được trộn thủ côngThành phần gồm: cát (C), đá (Đ), xi măng (X),nước
- Bê tông Mac 200 kG/cm (hay 20Mpa): 01 bao xi măng – 04 thùng cát – 06 thùng đá 2
- Bê tông Mac 250 kG/cm (hay 25Mpa): 01 bao xi măng – 03 thùng cát – 05 thùng đá 2
- Bê tông Mac 300 kG/cm (hay 30Mpa): 01 bao xi măng – 02 thùng cát – 04 thùng đá 2
2.2.3 Phương pháp trộn vữa và kiểm tra chất lượng trộn vữa a Trộn bằng máy: quy trình trộn vữa
- Đổ vào khoang máy đá, cát và 1 phần nước trước.
- Sau đó đổ xi măng và phần nước còn lại vào khoang máy.
- Bật công tắc cho máy quay đều
- Trong quá trình quay máy người thợ cần kiểm tra chất lượng bê tông để đảm bảo bê tông đạt đúng yêu cầu.
- Quay trục quay đổ bê tông ra xe thiết bị vận chuyển đến nơi đổ. b Kiểm tra chất lượng vữa sau khi trộn:
Theo TCVN 4413-2013: vữa xây dựng- yêu cầu kỹ thuật
- Độ sụt là độ lưu động của vữa bê tông, dùng để đánh giá khả năng dễ chảy của vữa bê tông Độ sụt được xác đinh theo TCVN 3105-93 hoặc ASTM C14390A Ký hiệu là SN(cm) Dụng cụ đo là hình nón cụt của Abrams, gọi là cơn Abrams, có kích thước 203x102x305mm, đáy miệng hở Que hàn hình trụ có đường kình bằng 16mm dài 600mm Độ sụt bằng 305 trừ đi chiều cao của bê tông tươi Căn cứ vào độ sụt chia bê tông tươi, bê tông thương phẩm thành 3 loại:
+ Loại cứng có SN < 1,3cm
+ Loại dẻo có SN < 8cm
+ Loại siêu dẻo có SN = 10 - 22cm
- Cách kiểm tra độ sụt:
+ Đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm nó với một số nước Hãy chắc chắn rằng đó là ẩm ướt nhưng không có nước tự do động lại.
+ Giữ vững hình nón sụt giảm tại chỗ bằng cách sử dụng 2 chân giữ.
+ Chèn hỗn hợp bê tông vòa một phần ba hình nón Sau đó, đầm chặt mỗi lớp
25 lần bằng cách sử dụng các thanh thép trong một chuyện động trịn, đảm bảo không để khuấy.
+ Thêm hỗn hợp cụ thể hơn để đánh dấu hai phần ba Lặp lại 25 lần nén cho một lần nữa Đầm chặt vừa vào lớp trước bê tông.
+ Chèn hỗn hợp bê tông sao cho đầy nón sụt có thể đầy hơn sau đó lặp lại quá trình đầm 25 lần (Nếu hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén, dừng lại, thêm tiếp hỗn hợp va tiếp tục đầm chặt như trước).
+ Gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên mở của hình nón sụt bằng cách sử dụng que đầm thép trong một chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng.
+ Từ từ thóa bỏ nón sụt bằng cách nâng nó theo chiều dọc trong thời gian(2s- 5s) và đảm bảo rằn mẫu bê tông không di chuyển.
+ Đợi cho hỗn hợp bê tông sụt.
Hình 2.3: Cách kiểm tra độ sụt bê tôngSau khi bê tông ổn định, đo sự sụt giảm theo chiều cao bằng cách chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt bên cạnh các mẫu, đặt que thép nén trên nón sụt giảm và đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu.
Phương tiện và phương pháp vận chuyển vữa
2.3.1 Phương tiện vận chuyển vữa
- Bê tông tự trộn: xe rùa, gánh, xe cải tiến, băng chuyền,….
+ Máy bơm bê tông (đường ống)
Hình 2.4: Phương tiện vận chuyển vữa bằng xe rùa
Hình 2.5: Phương tiện vận chuyển vữa bằng xe cần
2.3.2 Phương pháp vận chuyển vữa a Vận chuyển theo phương ngang:
- Vận chuyển bằng xe rùa, xe bò tự chế, cự ly nhỏ hơn hoặc bằng 70m, đường bằng phẳng, không gồ ghề, độ dốc tối đa 12%.
- Vận chuyển bằng xe ba gác: Vận chuyển bê tông ở công trường nhỏ, khoảng cách vận chuyển 70-150m.
- Vận chuyển bằng đường gong: Khi khối lượng bê tông lớn, thi công trong thời gian dài có thể làm các đường ray để vận chuyển bê tông Những thùng xe có dung tích 0,5-0,75 m bê tông, có thể di chuyển trên quãng đường 50-2000m, đẩy bằng tay hoặc 3 dùng tời tay, tời điện.
+ Xe tự đổ: Dùng phương tiện này khi cự ly vận chuyển từ 11,5km.
+ Xe chuyên dụng: Dung tích chứa 56 m 3 b Vận chuyển theo phương đứng:
- Dùng ròng rọc: Vữa bê tông được đưa vào trong xe có thể tích 10-20l rồi dùng sức người hay tời để kéo lên.
- Dùng giàn trung gian: Vữa bê tông được chuyển dần lên cao theo các bậc của giàn trung gian Giàn trung gian được cấu tạo gồm hệ khung bằng gỗ hay giàn giáo thép tạo thành các bậc cấp Mỗi bậc cấp có chiều cao từ 1-1,5m có bề rộng từ 0,9-1,5m. Mỗi cấp bậc được lớp tôn hay ván để thao tác và tránh không cho vữa bê tông rời rớt hay mất nước.
Hình 2.6: Vận chuyển vữa bằng tời
Phương pháp đổ và đầm bê tông
2.4.1 Đổ bê tông a Đổ bê tông cột:
- Bê tông cột có thể được vận chuyển lên cao bằng máy vận thăng, cần trục tháp hoặc máy bơm.
- Trước khi đổ phải tưới nước vệ sinh chân cột Sau khi bịt cửa chân cột, đổ một lớp vữa XM cát có mác bằng mác BÊ TÔNG cột dày 5cm để chống rỗ chân cột Cột có chiều cao lớn hơn 5m thì cần chia ra làm các đợt đổ nhưng vị trí mạch ngừng phải hợp lý.
- Khi đổ bê tông cần chia thành từng cụm cột để có thể luân chuyển ván khuôn cốp pha và bố trí song song, xen kẽ các công tác cốp pha, cốt thép và bê tông Bê tông được đổ từng lớp có độ dày thích hợp Sau khi đầm xong đổ lớp tiếp theo.
- Nếu vận chuyển bằng vận thăng cần lưu ý:
+ Đổ từ xa về vị trí đặt máy vận thăng.
+ Xác định tuyến vận chuyển bê tông trên sàn, lát sàn làm đường cho xe cải tiến và xe cút kít.
+ Sau khi đổ và đầm bê tông đến cửa, bịt cửa rồi đổ đợt tiếp theo.
+ Sàn công tác thi công bê tông cột thường sử dụng giáo xây trát kim loại có tấm sàn định hình Nếu bắc giáo cao từ 2 đợt trở lên phải có biện pháp ổn định chắc chắn.
- Nếu sử dụng máy bơm cần trục:
+ Đổ bê tông từng cụm cột từ một đầu công trình tiến về phía đầu công trình còn lại.
+ Sử dụng thùng chứa có ống vòi voi và cơ cấu điều chỉnh cửa xả bê tông.
- Khối lượng bê tông 1 đợt nên nhỏ hơn 30m 3 b Đổ bê tông dầm sàn:
- Lựa chọn phương án đổ phụ thuộc vào khối lượng bê tông và các điều kiện của đơn vị thi công.
- Vữa bê tông có thể được vc lên cao và đến vị trí đổ bằng xe cải tiến cần trục tháp hoặc máy bơm.
+ Khi vc vữa cần lưu ý làm đủ sàn công tác Nếu vc bằng cần trục tháp phải hạ thấp xuống cách mặt sàn 20-30cm mới mở cửa xả vữa.
+ Nếu dùng máy bơm phải nối ống đến vị trí xa nhất và ngắt dần khi đổ.
+ Đổ bê tông dầm có thể từ một đầu lại hoặc từ 2 đầu vào Nếu dầm có kích thước lớn phải đổ từng lớp.
+ Phương pháp làm phẳng và đảm bảo độ dày sàn: Căn cứ vào cốt được đánh trên thép chờ cột để xác định bệ mặt bê tông sàn khi đổ xong Sau khi trút bê tông dùng xẻng san đều, dùng thước cán phẳng, sau đó đầm bê tông cuối cùng dùng bàn xoa và các dụng cụ chuyên xoa.
Hình 2.7: Đổ bê tông cột
Hình 2.8: Đổ bê tông dầm sàn
2.4.2 Đầm bê tông a Đầm dùi:
- Chạy bằng điện thường được sử dụng với cấu kiện côt, móng.
- Phải đảm bảo sau khi đầm bê tông không được đầm quá chặt và không bị rỗ
- Sử dụng hiệu quả nhất đối với các khối bê tông có chiều dày khoảng 30 – 50cm, thời gian cho mỗi lần đầm khoảng 20 – 40 giây.
- Cần đầm tại vị trí đổ bê tông sau đó lan ra các phía và phải cắm sâu dây dùi vào khối bê tông 10cm
- Khoảng cách di chuyển đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm.
- Cần đảm bảo góc đầm 90 độ, dây đầm vuông góc với bề mặt bê tông Nếu bạn đầm nghiêng sẽ dẫn đến tình trạng phân tầng bê tông.
Hình 2.9: Máy dầm đùi b Đầm bàn:
- Sử dụng cho các cấu kiện có bề dày không quá lớn, nhỏ hơn 30cm, diện tích mặt thoáng lớn như sàn, nền, lớp bê tông lót.
- Đầm bàn là máy dùng ở cuối quá trình đổ bê tông, dùng để đầm chặt cát, đá, xi măng trong khối bê tông làm tăng cường độ bê tông, đảm bảo chất lượng So với cách đầm thủ công, dùng máy tăng chất lượng và tính chịu lực của bê tông, tiết kiệm xi măng.
2.4.3 Các biện pháp tránh phân tầng, kiểm tra chất lượng bê tông khi đổ a Biện pháp tránh phân tầng:
- Khống chế chiều cao rơi tự do của bê tông (tốt nhất < 1,5m)
- Hạn chế lượng nước dùng (dùng hỗn hợp bê tông với độ dẻo thấp)
- Tăng tỷ lệ xi măng trong cấp phối
- Nếu có sử dụng phụ gia: chọn loại tương thích với xi măng, sử dụng đúng liều lượng quy định.
- Đồng nhất hỗn hợp bê tông/ vữa tốt.
- Thi công đầm dùi đúng quy trình, đầm kỹ và không được đầm quá lâu.
Hình 2.11: Bê tông khi đổ b Kiểm tra chất lượng bê tông khi đổ:
- Khoan lấy mẫu bê tông cần kiểm tra.
- Lấy dấu rồi cắt phẳng 2 đầu khối mẫu.
- Đo kích thước mẫu vật.
- Kiểm tra thông số kỹ thuật của mẫu bao gồm: đường kính và khoảng cách cốt thép.
- Capping mẫu bê tông bằng thiết bị chuyên dụng.
- Kiểm tra 2 đầu capping về độ phẳng, song song hay thẳng trục.
- Phân loại khối mẫu theo từng cấu kiện, hạng mục.
- Đưa mẫu vào máy kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông.
- Gia tải mẫu từ từ với tốc độ khoảng từ 2÷10daN/cm2 đến khi mẫu bị phá hủy.
Các sự cố gặp phải và cách khắc phục
- Nguyên nhân: Do không che mặt bê tông mới đổ, làm cho trời nắng to nước bốc hơi quá nhanh
+ Bịt khe hở, trám và xử lý vết nứt để không khí và nước không ngấm vào trong, gây ảnh hưởng tới kết cấu bê tông.
+ Vệ sinh lại bề mặt sàn sau quá trình gia cố và xử lý.
+ Phủ bạt giảm lượng ánh nắng trực tiếp chiếu lên bề mặt bê tông, hạn chế tới mức tối đa việc xảy ra tình trạng nứt. b Trắng mặt:
- Nguyên nhân: Do bảo dưỡng không kĩ, bảo dưỡng ít, xi măng bị mất nước
- Biện pháp: Đắp bao tải cát hoặc mùn cưa, tưới nước thường xuyên từ 5-7 ngày, nhưng hiệu quả không cao. c Phồng rộp:
- Nguyên nhân: Do khi bề mặt bê tông tươi được miết bằng bay trong khi bọt khí và nước tách ra vẫn ở dưới bề mặt Hiện tượng này thường xảy ra trong những sàn bê tông có đọ dày hoặc trong những ngày nóng, gió khi mà dễ bị khô hanh.
- Biện pháp: Loại bỏ lớp bê tông yếu, mài phẳng lại. d Nở hoa bề mặt:
- Nguyên nhân: Do muối khoáng được hòa tan vào nước.
- Biện pháp: Sử dụng nước sạch, không muối hòa tan, và cát được rửa Tránh để tách nước nhiều. e Rỗ tổ ong: cốt liệu lớn (đá, sỏi) xuất hiện quá nhiều trên bề mặt.
- Biện pháp: Sử dụng cấp phối tốt hơn Cẩn thận trong quá trình đổ để tránh phân tầng Lèn chặt bê tông đúng cách Ván khuôn kín nước tốt.
Nếu tổ ong chỉ xảy ra trên bề mặt, có thể phục hồi bằng một lớp vữa mới Nếu tổ ong xuyên suốt kết cấu thì cần loại bỏ và thay thế.
Hình 2.12: Bê tông bị rạn nứt
Hình 2.13: Bê tông bị trắng mặt
- Chuẩn bị máy cắt Máy cắt phải chắc chắn, có đủ đá cắt, các ốc hãm và nguồn cấp điện cho máy.
- Vận hành thử máy cắt: Bấm công tắc nghe tiếng kêu của động cơ êm, đều.
- Đo chiều dài đoạn thép cần cắt.
- Dùng dao vạch dấu hoặc phấn đánh dấu vị trí cắt.
- Đặt thanh thép vào vị trí má dao cố định, sao cho vị trí cần cắt trùng với lưỡi vị trí lơ dao cố định.
- Kiểm tra trước khi cắt: người điều khiển máycắt, ấn nhẹ tay điều khiển sao cho lưỡi dao quay cham vào thanh thép cho thanh thép cân bằng và chắc chắn Ấn mạnh tay điều khiển tạo lực cắt thanh thép.
Hình 3.6: Cắt thép điều khiển bằng tay Cắt thép bằng máy cắt đĩa
- Chuẩn bị mặt bằng cắt thép,máy,vận hành thử máy.
- Đo kích thước (thanh có kích thước dài phải đo nhiều lần cần chú ý để tránh nhầm lẫn).
- Đưa thép vào miệng cắt: đoạn thép ngắn nên ở phía ngoài bàn kẹp.
- Vặn kẹp chặt chi tiết.
- Kiểm tra dấu với lưỡi cắt.
- Cắt thép (kiểm tra lại kích thước có thể làm thanh mẫu)
Hình 3.7: Máy cắt thép bằng máy cắt đĩa b Uốn cốt thép:
Uốn cốt thép thủ công (Uốn cốt thép có đường kính d < 10 (mm))
- Thớt uốn: Bằng thép tấm dầy 6 8 (mm), mỗi cạnh 20 30 (cm), 4 góc có lỗ để đóng đinh hoặc vít bu lông xuống bàn thao tác.
- Trên thớt uốn cố định 2 cọc là cọc tựa và cọc tâm.
- Vam uốn: Thường dùng một đoạn thép góc 40x40 (50x50) dài từ 35 40 (cm).
- Bàn thao tác: Bằng gỗ hoặc kết hợp khung bàn bằng thép, mặt bàn bằng gỗ hoặc thép Bàn cao 0,75 0,8 (m), dài nên từ 1,6 1,8 (m), rộng từ 0,5 0,6 (m).Mặt bàn nên làm bằng gỗ tốt, bằng phẳng.
- Kiểm tra chiều dài thanh thép Chiều dài thanh thép phải đủ theo yêu cầu thiết kế. Những thanh thép không đủ chiều dài thì loại ra Những thanh thép dài quá chiều dài cho phép thì phải cắt lại.
- Chọn một đầu làm đầu thanh thép, Đánh dấu những vị trí thanh thép đặt vào sau cọc tâm khi uốn.
- Bắt đầu uốn từ điểm đầu đến điểm cuối cùng theo sơ đồ phóng mẫu của thanh thép.
- Uốn thử một thanh để điều chỉnh vị trí uốn, lực uốn để thanh thép sau khi uốn đạt yêu cầu
Hình 3.8: Uốn cốt thép thủ công Uốn cốt thép bằng máy:
- Kiểm tra các loại cọc (cọc tâm, cọc uốn, cọc chặn).
- Bật công tắc đổi chiều về bên số 1 hoặc số 2 đèn báo sáng (số 1 hay số 2 tuỳ thuộc hướng thép đưa vào).
- Đặt chốt xác định góc uốn.
- Bấm nút uốn để thấy được chiều quay của mâm uốn từ đó xác định vị trí lắp cọc uốn và cọc chặn.
- Lắp cọc, chọn bạc đệm cho cọc uốn để khe hở giữa thanh thép với cọc tâm và cọc uốn không > 2mm.
- Lắp, điều chỉnh cọc chặn cho tiếp xúc với thanh thép Quan hệ vạch dấu điểm uốn với cọc tâm.
- Khi cần đúng kích thước của đoạn xiên thì vạch dấu điểm uốn của góc 45 thẳng với o mép trái của cọc tâm.
- Khi cần đúng kích thước của đoạn phía phải thì vạch dấu điểm uốn của góc uốn 90 o cách mép trái của cọc tâm 2d.
Hình 3.9: Máy uốn cốt thép
3.4 Phương pháp nối buộc các loại cốt thép a Buộc:
- Khi cốt thép có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 16mm hoặc sủ dụng với các kết cấu nằm ngang như dầm, sàn, móng
- Với nối buộc dùng dây buộc loại: dây thép mềm đường kính 1 mm.
- Quy định về nối buộc cho từng loại kết cấu:
+ Nối buộc cho thép sàn: không nối thép tại những điểm, vùng phải chịu lực lớn.
+ Nối buộc cho thép dầm: Thép có gờ phải đảm bảo cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép; không được nối thép tại các vị trí chịu lực lớn và những vị trí uốn cong Những vị trí chịu lực lớn (ví dụ các vị trí như thép giữa nhịp – thép dưới; thép gối – thép trên) là những vị trí phải chịu lực lớn nhất trong dầm nên không được thực hiện nối thép tại những vị trí này để tránh việc vị tuột mối nối rất nguy hiểm. + Nối buộc cho thép cột: Đối với thép có gờ thì cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép; Tại các vị trí phải chịu lực lớn và những vị trí cần uốn cong không được nối thép.
- Chiều dài đoạn nối chồng giữa 2 thanh thép:
+ Đối cốt thép chịu lực trong các khung và lưới không nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo, không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén.
+ Đối với thép tròn trơn: Nếu cốt thép dùng để đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì hai đầu cốt thép phải được uốn cong thành móc (uốn 180 độ) và đặt chập lên nhau một đoạn dài từ 30-45d, sau đó dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn; Nếu dùng để thi công ở những vùng bê tông chịu nén thì không cần uốn móc mác thép nhưng cần phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau của hai mác thép phải đảm bảo có độ dài từ 20-40d
Hình 3.10: Buộc cốt thép b Hàn:
- Quy định về đường hàn cho mối nối: theo TCVN 9392:2012
- Chiều dài đoạn nối hàn :Phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế: Nối hàn bắt buộc với thép có đường kính lớn hơn 16mm.
- Nếu hàn về 1 phía thì chiều dài thép chồng để hàn lớn gấp 10 lần đường kính thanh thép.
- Nếu hàn về 2 phía chiều dài ghép chồng để hàn lớn gấp 5 lầ đường kính thanh thép.
Hình 3.11: Hàn cốt thép c Bu lông: bu lông có chức năng liên kết các chi tiết cột, kèo, dầm, xà gồ với nhau.
Hình 3.12: Bu lông liên kết cốt thép
3.5 Phương tiện và phương pháp vận chuyển cốt thép a Phương tiện vận chuyển: tàu rời, xe chuyên dụng,… b Phương pháp:
+ Thép được xếp từ lớp trên tàu, viê xc lấy dỡ hàng xuống khỏi tàu sẽ thực hiê xn ngược lại, đối với những ống thép hay thép hình nằm sâu trong hầm tàu cần bố trí xe nâng để đưa hàng ra ngoài miê xng hầm tránh khả năng hàng tự sạt đổ.
+ Đối với thép tấm được chèn lót từng lớp riêng biê xt nhau để luồn cáp, đối với những mà hàng đã bị mất chèn lót thì cần dùng xà beng hoă xc dùng càng xe nâng bẫy mô xt đầu kiê xn hàng để luồn cáp.
+ Mã hàng sẽ được cẩu tàu hoă xc cẩu bờ thao tác cẩu lên và cho lên xe vâ xn chuyển nô xi bô x trong cảng để đưa hàng về bãi tâ xp kết bảo quản và giao hàng cho khách khi khách đến nhâ xn.
Hình 3.13: Vận chuyển thép bằng tàu rời
- Vận chuyển thép bằng xe chuyên dụng:
+ Tùy theo từng mă xt hàng cụ thể để bố trí phương tiê xn phù hợp (vd: đối với thép tấm có kích thước rô xng trên 2.5m thì phải sự dụng mooc lùn hay đối với thép có chiều dài trên 12m thì phải dùng mooc sàn có chiều dài hơn hoă xc thâ xm chí là dùng rơ mooc rút).
+ Trên xe hàng được xếp song song hoă xc hình cũi lợn (xếp chồng lền nhau tạo thành các ô vuông), không xếp hàng quá cao Cần chú ý đến trọng tải thực chở của phương tiê xn tránh viê xc xếp quá nhiều hàng dẫn tới không lưu thông được trên đường hoă xc dẫn tới hư hại đến phương tiê xn, cần xếp dỡ đều phân bổ trọng lực đều cho hàng trên xe tránh tình trạng mất cân bằng trọng lực.
+ Cần có các vâ xt chèn lót hoă xc đê xm lên để tiê xn cho viê xc luồn cáp để hạ hàng xuống khỏi phương tiê xn sau này, khi vâ xn chuyển cần chằng bô xc hàng tại trong hàng bị đỗ trong quá trình vâ xn chuyển.
Hình 3.14: Vận chuyển thép bằng xe chuyên dụng
3.6 Biện pháp an toàn trong quá trình gia công và lắp đặt cốt thép
- Công nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy an toàn khi sử dụng máy và thiết bị tại xưởng gia công cốt thép.
- Trước khi làm việc, cần cho máy chạy không tải để kiểm tra.
- Bụi và vẩy kim loại phát sinh khi đánh gỉ và uốn cốt thép cần được dọn sạch khỏi bàn gia công hoặc máy gia công bằng cách dùng bơm hút hay dùng chổi quét Cấm dùng tay, ngay cả khi có găng tay, để phủi bụi và vẩy sắt.
- Để đề phòng vảy hoặc gỉ sắt bắn vào mắt và làm xước tay, khi làm việc công nhân phải đeo kính và găng tay bảo hộ lao động.
- Đối với máy cắt dẫn động cơ khí, cấm cắt các đoạn cốt thép ngắn hơn 30cm nếu không có bộ phận che chắn bảo vệ.
- Đối với máy uốn, chỉ được dịch chuyển vị trí và chèn cốt thép, đặt lại chốt và cữ chặt trên máy lúc đĩa máy không quay.
- Các loại máy gia công cốt thép đều phải thực hiện nối đất hoặc nối không để đảm bảo an toàn điện.
- Cốt thép đã được gia công xong cần xếp gọn vào nơi quy định, không được để trên máy, bên cạnh máy hay trên lối đi lại.
CÔNG TÁC CỐT THÉP
Phương pháp nối buộc các loại cốt thép
- Khi cốt thép có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 16mm hoặc sủ dụng với các kết cấu nằm ngang như dầm, sàn, móng
- Với nối buộc dùng dây buộc loại: dây thép mềm đường kính 1 mm.
- Quy định về nối buộc cho từng loại kết cấu:
+ Nối buộc cho thép sàn: không nối thép tại những điểm, vùng phải chịu lực lớn.
+ Nối buộc cho thép dầm: Thép có gờ phải đảm bảo cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép; không được nối thép tại các vị trí chịu lực lớn và những vị trí uốn cong Những vị trí chịu lực lớn (ví dụ các vị trí như thép giữa nhịp – thép dưới; thép gối – thép trên) là những vị trí phải chịu lực lớn nhất trong dầm nên không được thực hiện nối thép tại những vị trí này để tránh việc vị tuột mối nối rất nguy hiểm. + Nối buộc cho thép cột: Đối với thép có gờ thì cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép; Tại các vị trí phải chịu lực lớn và những vị trí cần uốn cong không được nối thép.
- Chiều dài đoạn nối chồng giữa 2 thanh thép:
+ Đối cốt thép chịu lực trong các khung và lưới không nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo, không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén.
+ Đối với thép tròn trơn: Nếu cốt thép dùng để đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì hai đầu cốt thép phải được uốn cong thành móc (uốn 180 độ) và đặt chập lên nhau một đoạn dài từ 30-45d, sau đó dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn; Nếu dùng để thi công ở những vùng bê tông chịu nén thì không cần uốn móc mác thép nhưng cần phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau của hai mác thép phải đảm bảo có độ dài từ 20-40d
Hình 3.10: Buộc cốt thép b Hàn:
- Quy định về đường hàn cho mối nối: theo TCVN 9392:2012
- Chiều dài đoạn nối hàn :Phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế: Nối hàn bắt buộc với thép có đường kính lớn hơn 16mm.
- Nếu hàn về 1 phía thì chiều dài thép chồng để hàn lớn gấp 10 lần đường kính thanh thép.
- Nếu hàn về 2 phía chiều dài ghép chồng để hàn lớn gấp 5 lầ đường kính thanh thép.
Hình 3.11: Hàn cốt thép c Bu lông: bu lông có chức năng liên kết các chi tiết cột, kèo, dầm, xà gồ với nhau.
Hình 3.12: Bu lông liên kết cốt thép
Phương tiện và phương pháp vận chuyển cốt thép
a Phương tiện vận chuyển: tàu rời, xe chuyên dụng,… b Phương pháp:
+ Thép được xếp từ lớp trên tàu, viê xc lấy dỡ hàng xuống khỏi tàu sẽ thực hiê xn ngược lại, đối với những ống thép hay thép hình nằm sâu trong hầm tàu cần bố trí xe nâng để đưa hàng ra ngoài miê xng hầm tránh khả năng hàng tự sạt đổ.
+ Đối với thép tấm được chèn lót từng lớp riêng biê xt nhau để luồn cáp, đối với những mà hàng đã bị mất chèn lót thì cần dùng xà beng hoă xc dùng càng xe nâng bẫy mô xt đầu kiê xn hàng để luồn cáp.
+ Mã hàng sẽ được cẩu tàu hoă xc cẩu bờ thao tác cẩu lên và cho lên xe vâ xn chuyển nô xi bô x trong cảng để đưa hàng về bãi tâ xp kết bảo quản và giao hàng cho khách khi khách đến nhâ xn.
Hình 3.13: Vận chuyển thép bằng tàu rời
- Vận chuyển thép bằng xe chuyên dụng:
+ Tùy theo từng mă xt hàng cụ thể để bố trí phương tiê xn phù hợp (vd: đối với thép tấm có kích thước rô xng trên 2.5m thì phải sự dụng mooc lùn hay đối với thép có chiều dài trên 12m thì phải dùng mooc sàn có chiều dài hơn hoă xc thâ xm chí là dùng rơ mooc rút).
+ Trên xe hàng được xếp song song hoă xc hình cũi lợn (xếp chồng lền nhau tạo thành các ô vuông), không xếp hàng quá cao Cần chú ý đến trọng tải thực chở của phương tiê xn tránh viê xc xếp quá nhiều hàng dẫn tới không lưu thông được trên đường hoă xc dẫn tới hư hại đến phương tiê xn, cần xếp dỡ đều phân bổ trọng lực đều cho hàng trên xe tránh tình trạng mất cân bằng trọng lực.
+ Cần có các vâ xt chèn lót hoă xc đê xm lên để tiê xn cho viê xc luồn cáp để hạ hàng xuống khỏi phương tiê xn sau này, khi vâ xn chuyển cần chằng bô xc hàng tại trong hàng bị đỗ trong quá trình vâ xn chuyển.
Hình 3.14: Vận chuyển thép bằng xe chuyên dụng
Biện pháp an toàn trong quá trình gia công và lắp đặt cốt thép
- Công nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy an toàn khi sử dụng máy và thiết bị tại xưởng gia công cốt thép.
- Trước khi làm việc, cần cho máy chạy không tải để kiểm tra.
- Bụi và vẩy kim loại phát sinh khi đánh gỉ và uốn cốt thép cần được dọn sạch khỏi bàn gia công hoặc máy gia công bằng cách dùng bơm hút hay dùng chổi quét Cấm dùng tay, ngay cả khi có găng tay, để phủi bụi và vẩy sắt.
- Để đề phòng vảy hoặc gỉ sắt bắn vào mắt và làm xước tay, khi làm việc công nhân phải đeo kính và găng tay bảo hộ lao động.
- Đối với máy cắt dẫn động cơ khí, cấm cắt các đoạn cốt thép ngắn hơn 30cm nếu không có bộ phận che chắn bảo vệ.
- Đối với máy uốn, chỉ được dịch chuyển vị trí và chèn cốt thép, đặt lại chốt và cữ chặt trên máy lúc đĩa máy không quay.
- Các loại máy gia công cốt thép đều phải thực hiện nối đất hoặc nối không để đảm bảo an toàn điện.
- Cốt thép đã được gia công xong cần xếp gọn vào nơi quy định, không được để trên máy, bên cạnh máy hay trên lối đi lại.
- Để đề phòng cốt thép bị đứt do bị căng quá mức khi kéo, trên cáp kéo phải có thiết bị đo lực căng hoặc đơn giản hơn có thể dùng đối trọng với trọng lực cân bằng với sức căng yêu cầu.
- Để đề phòng cốt thép bị tuột, đầu cốt thép phải được cố định vào đầu cáp kéo bằng thiết bị kẹp, không được nối theo cách buộc.
- Để tránh cốt thép bị đứt, tuột và văng quật vào người, công nhân không được đứng gần cốt thép khi đang kéo căng Khu vực kéo căng cốt thép phải được rào ngăn không để người lạ vào Khi cốt thép đã được kéo thẳng phải từ từ hãm tời để giảm lực căng cho đến khi tời dừng hẳn, lúc đó công nhân mới được đến gần tháo đầu cốt thép ở kẹp và lấy cốt thép đã được nắn thẳng ra.
- Khi chặt thép thủ công, phải sử dụng các dụng cụ thật tốt: búa phải có cán chắc, đầu búa không được có ba via, xờm và được chêm chặt vào cán Đục phải sắc, mồm chạm phải khít với đường kính cốt thép chặt Người quai búa tạ không được đeo găng tay. Người quai búa và người giữ chạm phải phối hợp thật nhịp nhàng Trong khi làm việc phải tập trung chú ý vào công việc.
- Có thể uốn cốt thép thủ công nếu khối lượng cốt thép ít và đường kính cốt thép không lớn quá 20mm.
- Khi uốn thép thủ công, chú ý cố định bàn uốn thật chắc chắn xuống nền nhà và đóng thật chắc các chốt thép trên bàn uốn (dùng làm điểm tựa để uốn cốt thép).
Hình 3.15; 3.16: Biện pháp an toàn khi thi công cốt thép
CÔNG TÁC VÁN KHUÔN
Thành phần công việc và biên chế tổ đội
4.1.1 Thành phần công việc a Quá trình lắp đặt giàn giáo
- Xác định tim, cốt cao độ của chân cột chống Dựng các cột chống theo vị trí đã xác định, neo chống tạm thời các cột bằng các tấm thanh văng.
- Đặt thanh dầm ngang lên cột chống để tạo thành khung đỡ.
- Đóng các thanh văng chéo liên kết các cột chống với nhau để khung ổn định.
- Lắp dựng các thanh dầm dọc và tấm ván mặt phía trên khung đỡ.
- Trường hợp sử dụng giàn giáo làm cầu công tác để vận chuyển vật liệu( sắt, thép, bê tông,….) thì cần phải xếp tấm mặt liên tục khít vào nhau thành đường đi cho phương tiện thô sơ vận chuyển Trong trường hợp này còn phải đặt thêm hai thanh dầm dọc phía trên những ván mặt ở vị trí phía ngoài để làm dầm chắn cho bánh xe thô sơ vận chuyển đảm bảo.
- Lắp đặt các thanh đứng và ngang của lan can bảo vệ hai bên giàn giáo.
- Lắp đặt các thanh văng ngang, dọc theo tuyến giàn giáo để tăng sự liên kết, ổn định của giàn giáo. b Quá trình gia công, lắp đặt cầu công tác
- Theo tính chất công việc mà lựa chọn kích thước cầu công tác.
- Đóng nẹp để liên kết các tấm gỗ nhỏ thành tấm lớn.
- Có thể gác cố định lên giàn giáo hoặc sử dụng các thanh chống.
- Với thép cỡ lớn có thể kê trực tiếp cầu công tác lên thép còn thép cỡ nhỏ phải làm chân chống kê trực tiếp lên ván đáy của ván khuôn. c Quá trình lắp đặt ván khuôn cột
- Ván khuôn cột dùng trong công trình là ván khuôn thép định hình, cây chống thép kích vít PS16 và tang đơ được vận chuyển lên cao bằng cần trụ tháp.
- Lắp dựng sau khi đã nghiệm thu phần cốt thép ,cốp pha trước khi lắp dựng phải được quét dầu chống dính
- Ván khuôn cột được công nhân tổ hợp sẵn thành từng mảng, sau đó 2 mảng được ghép lại với nhau bằng hệ thống chốt và bu long, sau đó công nhân luồn hộp cốp pha đã có 2 mặt vào cốt thép cột đã được xác đinh tim cột theo 2 phương và ghép phần còn lại
- Trên 4 mặt cốp pha vạch sẵn các đường tim, công nhân tiến hành lắp dựng và hiệu chỉnh côp pha sao cho đường tim vạch trên mặt côppha trùng vớ iđường tim vạch tại chân cột, dùng hệ chống thép PS16 và tăng đơ để chỉnh cho cốp pha thẳng đứng theo
- Kiểm tra tim cột và tim ván khuôn bằng máy kinh vĩ hoặc dây rọi nếu sai lệch công nhân thực hiện tăng giảm tăng đơ, vị trí cột chống và cốp pha vào đúng vị trí d Quá trình lắp ván khuôn dầm sàn
- Chuẩn bị Ván khuôn thép định hình, xà gồ,thanh chống bằng thép loại kích vít PS16, giáo Pal định hình được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp.
- Ván khuôn, cột chống được lựa chọn và gia công phù hợp kích thước cấu
- Công nhân đặt bộ kích (gồm đế và kích) và lien kết các bộ kích với nhau bằng giằng nằm ngang ; sau đó lắp khung cho từng bộ kích rồi lồng khớp nối và làm chặt chúng bằng chốt giữ : tiếp theo công nhân ghép hệ xà gồ, cuối cùng lắp ghép các tấm ván khuôn dầm , sàn rồi dung chốt ghép chúng lại với nhau: ván khuôn sàn được lắp dựng sau khi đã lắp xong ván dầm khi làm ván khuôn dầm lắp xong ván đáy là tiến hành làm cốt thép xong mới lắp 2 ván thành ,rồi lắp tấm ván sàn.
- Đối với ván khuôn dầm sàn kiểm tra cao độ của các thanh chống bằng dây rọi, nếu có sai lêch thì thực hiện tăng giảm kích vít; nếu xuất hiện khe hở trên mặt sàn dùng miếng ván phẳng mỏng lấp lại cho kín. e Quá trình lắp đặt ván khuôn móng
- Chuẩn bị ván khuôn, cột chống cọc cừ được lựa chọn và gia công phù hợp cấu kiện; mặt ván khuôn được quét lớp dầu chống.
- Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp dựng sau khi đã lắp dựng cốt thép.
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn.
- Ghép ván khuôn ,xác định vị trí trung điểm đóng các nẹp gỗ với nhau để gia cường.
- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ.
- Đối với ván khuôn móng kiểm tra tim móng theo 2 phương và tim ván khuôn bằng dây rọi nếu xảy ra sai lệch thực hiện đóng lại nẹp gỗ và chống lại cọc cừ đúng vị trí f Quá trình lắp đặt khuôn cửa gỗ
- Lắp khuôn cửa gỗ sau khi xây xong và phải lắp xong trước khi công tác trát được thực hiện
- Dựng khuôn vào vị trí.
- Tiến hành căn chỉnh sao cho khuôn ốp đúng và sát tường.
- Cố định tạm thời khuôn phải có người giữ.
- Vít cố định khuôn vào tường. g Quá trình lắp đặt cửa gỗ vào khuôn
- Đóng bộ phận bản lề vào cửa và khuôn sao cho khi ghép cửa với khuôn phải khớp nhau.
- Dựng cửa đã đóng sẵn bản lề vào vị trí khuôn.
- Tiến hành nâng cửa sao cho ghép được cửa vào bộ phận bản lề ở khuôn.
- Cuối cùng hạ cửa khớp với bản lề ở khuôn.
4.1.2 Biên chế tổ đội Đối với tổ đội làm ván khuôn
- Ván khuôn cột: Bố trí 4 người – cấp bậc 3,5/7
+ 2 người lắp ghép các tấm ván thành và dựng ván thành lên.
- Ván khuôn dầm sàn: Bố trí 4 người – cấp bậc 3,5/7
+ 1 người giữ, cố định tạm thời khuôn.
+ 1 người tiến hành bắt vít cố định. Đối với tổ đội làm ván khuôn cửa gỗ
+ 1 người giữ, cố định tạm thời khuôn.
+ 1 người tiến hành bắt vít cố định. Đối với công tác lắp dựng giàn giáo
- Khi lắp dàn giáo thấp kê lên đất thì cần 2 người.
- Khi lắp giàn giáo ở trên cao cần tối thiểu 4 người:
+ 1 người vận chuyển các bộ phận của giàn giáo như các thanh dầm ngang,dọc, thanh văng xiên tấm ván làm sàn công tác.
+ 1 người lắp thanh dầm ngang,thanh văng xiên.
Các công cụ thi công và thao tác
4.2.1 Các loại ván khuôn, giàn giáo
- Ván khuôn ván ép: Có hai loại ván ép làm cốp pha phổ biến tại Việt Nam đó là Ván ép cốp pha phủ phim và ván ép cốp pha phủ keo đỏ Trong đó ván ép cốp pha phủ phim với nhiều đặc tính ưu việt hơn hẳn so với ván ép cốp pha phủ keo
Hình 4.1: Ván khuôn ván ép
- Ván khuôn gỗ: Ván khuôn được làm từ gỗ xẻ là loại vật liệu khởi nguồn của ván khuôn Do đó, cũng có thể nói đây là vật liệu ván khuôn truyền thống, do đó nó phổ biến và được nhiều người biết đến.
- Ván khuôn nhôm: Được làm từ chất liệu nhôm
- Ván khuôn thép: Được làm từ chất liệu nhôm
- Ván khuôn nhựa: Được làm từ chất liệu nhựa
Hình 4.5: Ván khuôn nhựa Giàn giáo: gồm 4 loại phổ biến:
- Giàn giáo khung: Hệ giàn giáo khung bao gồm các bộ phận: khung giàn giáo, giằng chéo, kích tăng, cầu thang, cây chống tăng, mâm giàn giáo.
- Giàn giáo nêm: Hệ giàn giáo nêm bao gồm: thanh giằng, chống consol, cột chống, kích tăng, thanh chống,…
- Giàn giáo đĩa: Hệ giàn giáo gồm: đà chống, thanh giằng, chống consol,… Song các khớp nối được cải tiến để tăng độ chắc chắn.
- Giàn giáo pal: Giàn giáo coma, giàn giáo chữ a là các tên khác của giàn giáo pal Vì có sức chịu tải lớn nên giàn giáo pal được sử dụng chủ yếu trong các công trình cầu đường.
4.2.2 Phương pháp ghép và điều chỉnh ván khuôn, giàn giáo a Ván khuôn móng cột
- Chuẩn bị: Ván khuôn, cột chống cọc cừ được lựa chọn và gia công phù hợp cấu kiện; mặt ván khuôn được quét lớp dầu chống dính.
+ Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép. + Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn.
+ Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể.
+ Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
+ Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ.
Hình 4.10: Ván khuôn móng cột b Ván khuôn cột
- Chuẩn bị: Chuẩn bị ván khuôn cột dùng trong công trình là ván khuôn thép định: hình, cây chống thép kích vít PS16 và tang đơ được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp.
+ Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
+ Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột. + Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
+ Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50 cm.
+ Chú ý: phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.
+ Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền
+ Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ
+ Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau, lắp gông và nêm chặt.
+ Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.
+ Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.
Hình 4.11: Ván khuôn cột c Ván khuôn dầm, sàn
- Chuẩn bị: Ván khuôn thép định hình, xà gồ ,thanh chống bằng thép loại kích vít PS16, giáo Pal định hình được vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp.
Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy Cách lắp dựng như sau:
+ Rải ván lót để đặt chân cột.
+ Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.
+ Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T, cố định 2 đầu bằng các giằng. + Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông
+ Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế
+ Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ
+ Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.
+ Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:
+ Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995
+ Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.
+ Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
+ Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
+ Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
+ Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu.
+ Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.
+ Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
Hình 4.12: Ván khuôn dầm, sàn d Kiểm tra và điều chỉnh ván khuôn
- Kiểm tra tim cột và tim ván khuôn bằng máy kinh vĩ hoặc dây rọi nếu sai lệch công nhân thực hiện tăng giảm tăng đơ, vị trí cột chống và cốp pha vào đúng vị trí
- Đối với ván khuôn dầm sàn kiểm tra cao độ của các thanh chống bằng dây rọi, nếu có sai lêch thì thực hiện tăng giảm kích vít; nếu xuất hiện khe hở trên mặt sàn dùng miếng ván phẳng mỏng lấp lại cho kín.
- Đối với ván khuôn móng kiểm tra tim móng theo 2 phương và tim ván khuôn bằng dây rọi nếu xảy ra sai lệch thực hiện đóng lại nẹp gỗ và chống lại cọc cừ đúng vị trí.
Biện pháp đảm bảo an toàn
- Dựng cốt pha ở độ cao ≤ 6m được dùng giá đỡ để đứng thao tác, ≥ 6m phải dùng sàn thao tác
- Cốt pha ghép sẵn thành tấm hoặc khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu,tranh va chạm vào kết cấu đã lắp đặt trước.
- Không đặt hoặc chất xếp các tấm cốt pha,các bộ phận của cốt pha lên chiếu nghỉ của cầu thang, ban công, các mặt dốc,các lối đi gần lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình.
- Khi tháo dỡ ván khuôn phải theo trình tự hợp lí,phải có đề phòng ván khuôn rơi hoặc kết cấu cong trình bị sập bất ngờ.Nơi tháo ván khuôn phải có rào ngăn ,biển báo.Không được để cốt pha đã tháo trên sàn thao tác hoặc ném cốt pha từ trên cao xuống.
- Cốt pha dùng để đỡ các kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.
- Chỉ được đặt cốt pha ở tầng trên khi đã cố định cốt pha ở tầng dưới.
- Khung treo phải liên kết chắc chắn.Chỉ được đặt ván khuôn treo vào khung sau khi các bộ phận của khung đã liên kết
- Khi lắp dựng các kết cấu ở trên cao phải có dây an toàn.
CÔNG TÁC XÂY TRÁT
Thành phần công việc và biên chế tổ đội
5.1.1 Thành phần công việc a Công tác xây
- Chuẩn bị mặt bằng: Cốt pha dầm, sàn, cốt và hệ giằng chống đã được tháo ra và dọn dẹp gọn gàng đảm bảo ko vướng trong quá trình xây.Có mặt bằng thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu xây đến đúng chỗ và bố trí vật liệu xây như gạch, máng hồ…khi xây lên cao cần bố trí giàn giáo
+ Dây xây: căng ở mép biên ngoài của lớp gạch chung để chỉnh phẳng cho lớp gạch cục bộ trong từng lớp dây của mặt bên khối xây.
+ Dây dọi: dùng để xác định, điều chỉnh, kiểm tra độ thẳng đúng của khối xây. + Dao xây: dùng để chặt gạch
+ Bay xây: dùng để dải vữa, chỉnh gạch.
+ Xẻng, bàn vét: xúc , dải vữa, trộn vữa.
+ Ni vô: dùng để đánh thăng bằng các lớp gạch
+ Hộp chứa vữa: đựng vữa trước lúc xây tại nơi xây
+ Hộp đong vật liệu: là hộp chữ nhật đóng bằng gõ , để đong đếm thể tích vật liệu.
+ Thước cữ: để điều chỉnh động dày của các lớp xây
+ Cột lèo: kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây.
+ Thước tầm: dùng để kiểm tra độ phẳng của mặt bên khối xây.
+ Xe rùa: dùng để vận chuyển vật liệu và vữa.
+ Máy trộn: dùng để trộn vữa.
+ Thang nâng, cần trục tháp, vận thăng: dùng để chuyển vật liệu lên cao.
+ Gạch, đá khô phải tưới nước để đảm bảo gạch đá không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây
+ Cát dùng là cát sạch,mịn không lẫn tạp chất,kích thước đồng đều đúng yêu cầu trong cấp phối vữa xây.
+ Nước sạch phải được lấy từ nguồn nước của khu vực
+ Trộn vữa theo đúng cấp phối đã thiết kế:có thể trộn thủ công hoặc trộn bằng máy. b Công tác trát
- Chuẩn bị mặt bằng: cốt pha dầm, sàn, cốt và hệ giằng chống đã được tháo ra và dọn dẹp gọn gàng đảm bảo ko vướng trong quá trình xây Có mặt bằng thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu xây đến đúng chỗ và bố trí vật liệu xây như gạch, máng hồ…khi xây lên cao cần bố trí giàn giáo.
+ Bay xây: dùng để vào vữa
+ Xẻng, bàn vét: xúc , trộn vữa.
+ Xô: dung để đựng vữa khi vận chuyển gần.
+ Hộp chứa vữa: đựng vữa trước lúc trát.
+ Hộp đong vật liệu: là hộp chữ nhật đóng bằng gõ , để đong đếm thể tích vật liệu.
+ Bàn xoa: dùng để trát tường, trần.
+ Xe rùa : dùng để vận chuyển vật liệu và vữa.
+ Máy trộn: dùng để trộn vữa.
+ Cát dùng là cát sạch,mịn không lẫn tạp chất,kích thước đồng đều đúng yêu cầu trong cấp phối vữa xây.
+ Nước sạch phải được lấy từ nguồn nước của khu vực
+ Trộn vữa theo đúng cấp phối đã thiết kế:có thể trộn thủ công hoặc trộn bằng máy.
- Vệ sinh,tạo độ nhám cho bề mặt trát:
+ Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt trát,nếu bề mặt gồ ghề,lồi lõm thì cần phải đục đẽo hay đắp thêm tạo cho bề mặt tương đối bằng phẳng rồi mới tiến hành trát.
+ Tạo nhám cho bề mặt cần trát để cho vữa trát dính vào.
+ Nếu bề mặt trát khô quá thì phải tưới nước.
- Lắp dựng giàn giáo,sàn công tác đối với các vị trí trên cao và bề mặt ngoài.
- Tiến hành trát: vào vữa,cán phẳng và xoa nhẵn bề mặt.
Hình 5.2:Công tác trát tường
5.1.2 Biên chế tổ đội a Công tác xây
- Trong khâu chuẩn bị cần bố trí:
+ 1 công nhân vận chuyển vật liệu từ kho bãi ra vận thăng.
+ 1 công nhân điều khiển vận thăng.
+ 1 công nhân vận chuyển vật liệu từ vận thăng ra vị trí sắp thi công.
+ 2-3 công nhân lắp dựng giàn giáo nếu xây ở những vị trí trên cao.
+ 2 công nhân trộn vữa và vận chuyện vữa từ nơi trộn đến các hộc đựng vữa tại vị trí xây.
- Trong khâu xây cần bố trí: 3 – 4 công nhân xây. b Công tác trát
- Trong khâu chuẩn bị vật liệu bố trí:
+ 1 công nhân vận chuyển vật liệu từ kho bãi ra vận thăng.
+ 1 công nhân điều khiển vận thăng.
+ 1 công nhân vận chuyển vật liệu từ vận thăng ra vị trí sắp thi công.
+ 2-3 công nhân lắp dựng giàn giáo nếu xây ở những vị trí trên cao.
+ 2 công nhân trộn vữa và vận chuyện vữa từ nơi trộn đến các hộc đựng vữa tại vị trí xây.
- Trong khâu trát cần bố trí:
+ 1 công nhân (khi diện tích tường không quá lớn)
+ 2 công nhân (khi diện tích tường lớn)
Phương pháp xây trát
Lấy mốc là khâu quan trọng, có tính chất quyết định chất lượng của công tác trát tường.
- Lấy mốc trên mặt tường bừng những cột vữa thẳng đứng: Những cột vữa mốc có chiều rộng từ 8 đến 12cm, dày bằng lớp vữa chát, được trát lên mặt tường từng khoảng cách 2m.
- Lấy mốc vữa trên trần nhà: Lấy mốc vữa trên trần nhà cũng làm giống như ở tường. Ở giữa trần đặt một bệt xi măng mắc cao dày bằng chiều dầy lớp vữa (khoảng 1,5 –2cm) làm tiêu chuẩn.
- Lấy mốc bằng cách nẹp gỗ, thép (hoặc nhôm): Phương pháp này dùng thước đặt mốc vữa cho tường.
Hình 5.3: Lấy mốc trên tường
5.2.2 Phương pháp và thao tác xây, trát a Phương pháp và thao tác xây
- Xây theo từng hàng: Xây toàn bộ chiều dài tường xong xây hàng này xong xây hàng khác
- Xây để mõ: Dùng để xây tiếp chiều dài tường có các cách
- Cầm dao xây, nhặt gạch:
+ Khi cầm dao ngón tay cái đặt lên cổ dao, bốn ngón kia và lòng bàn tay nắm chặt chuôi dao.
+ Khi nhặt gạch: bàn tay trái úp xuống cầm vào giữa viên gạch Trường hợp gặp viên gạch bị cong thì phải cầm sao cho mặt cong ở phía dưới để khi đặt gạch vào khối xây gạch dễ ổn định.
- Xúc vữa: Đưa lưới dao chéo xuống hộc vữa, lấy một lượng vữa vừa đủ để xây một viên gạch Trường hợp viên gạch phải sửa: Chặt ngắn cho đúng kích thước, làm vệ sinh bề mặt thì phải sửa thì mới xúc vữa.
- Đổ, dàn vữa: Vữa được đổ theo chiều viên gạch đinh xây, tùy theo viên gach xây ngang hay dọc Dùng mũi dao dàn đều vữa và sửa gọn mạch ở hai bên.
- Đặt gạch: Tay cầm gạch đưa từ ngoài vào hơi chếch để đùn vữa lên mạch đứng. Đồng thời tay hơi day nhẹ (khi xây tương 220 trở lên) theo chiều dọc tường để chiều mặt trên viên gạch ăn phẳng vơi dây cữ.
- Gạt miết gạch: Khi viên gạch đã nằm đúng vị trí, dung dao gạt vữa thừa ở ngoài tường đổ vào mạch ruột hoặc vào chỗ định xây tiếp Dùng mũi dao miết dọc theo mạch cho mạch được gọn và chặt Mạch ngoài của khối tường phải miết sâu vào từ 1 – 2mm để vữa trát dễ bám vào tường
Hình 5.4: Xây tường b Phương pháp và thao tác trát
- Theo vật liệu: Trát bình thường và trát cao cấp.
- Theo hình thức: Trát phổ thông và trát trang trí đặc biệt.
Thường có 2 thao tác cơ bản: Vào vữa, cán phẳng và xoa nhẵn mặt trát
- Vào vữa và cán phẳng
+ Chuẩn bị bay, dao xây, bàn xoa mặt phẳng, bàn xoa góc, bàn tà lột, gáo múc vữa, thước tầm, thước ngắn, thước cạnh, dây dọi.
+ Thao tác vào vữa: bao giờ cũng tiến hành trát từ trên xuống dưới, làm như vậy để đảm bảo chất lượng mặt trát, các đợi vữa sau ở bên dưới có chỗ bám chắc, các taho tác sau không phá hỏng mặt trát trước đó.
+ Thao tắc cán phẳng: Dùng bàn xoa với lớp trát đệm, thước thép hơạc mốc gỗ với lớp trát mặt để cán phẳng Sau mỗi lượt cán phải bù vữa cho các vị trí lõm và tiếp tục cán lại Chờ cho vữa se, ta bắt đầu xoa nhẵn mặt trát Không nên để lâu mặt trát bị khô xoa tường sẽ bị xờm.
- Xoa phẳng nhẵn mặt trát: Làm cho các lớp mặt có chiều dày theo đúng thiết kế. + Thường dùng bàn xoa gỗ, dùng chổi đót vẩy nước cho ẩm mặt để xoa dễ dàng hơn.
+ Thao tác: Tay xoa nhẹ, hơi nghiêng bàn xoa về phía mặt trát, đưa bàn xoa về phía nào thì nghiêng về phía đó một cách linh hoạt để bàn xoa không vập vào mặt vữa Có thể xoa theo vòng tròn hoặc theo hình số tám.
5.2.3 Các loại dàn giao phục vụ công tác xây, trát (có thể trùng với công tác ván khuôn)
Có 3 loại dàn giáo phục vụ công tác xây, trát: Giàn giáo tre, gỗ và thép.
- Giàn giáo tre: Là giàn giáo làm băng các loại tre già, không mục không bị dập; chân cột phải chôn sâu 0,5 m và lèn chặt, dùng dây buộc để liên kết giàn dáo không được dùng đinh.
- Giàn giáo gỗ: Làm từ gỗ tốt (từ nhóm 6 trở lên không bị mục mọt Giàn giáo gỗ chịu tải trọng nặng phải được liên kết bằng bulông).
- Giàn giáo thép: Được làm từ thép mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện tăng độ bền sử dụng. Chân cột bằng thép phải lồng vào chân đế và kê đệm đúng quy định Giàn giáo dựng cao đến đâu phải neo dựng vào công trình chắc đến đấy
Hình 5.6:Giàn giáo phục vụ công tác xây trát
5.2.4 Biện pháp kiểm tra tim, cốt và chất lượng khối xây
- Chỉ tiêu chất lượng khối xây:
+ Khối xây phải đúng vị trí,hình dáng,kích thước theo thiết kế.
+ Khối xây đặc chắc, mạch vữa đầy được miết gọn.
+ Các lớp gạch thẳng hàng, ngang bằng.
+ Khối xây thẳng đứng, phẳng mặt, không dính vữa bẩn.
+ Góc cạnh khối xây đúng thiết kế.
+ Trong khi xây, sau khi xây phải tưới nước giữ ẩm cho trường.
+ Đối chiếu giữa bản vẽ với thực tế để kiểm tra vị trí và hình dáng.
+ Dùng thước thợ để kiểm tra kích thước.
+ Bằng mắt thường kiểm tra độ đặc chắc,các mạch vữa.
+ Kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây: dùng thước tầm áp sát theo phương thẳng đứng của khối xây,sau đó dùng quả dọi để ngắm xem thước đã thẳng đứng chưa. + Kiểm tra độ ngang bằng: mỗi mét xây theo chiều cao phải kiểm tra độ ngang bằng ít nhất 2 lần.Người ta dùng thước thủy bình( ni vô) dài 1,2m đặt song song với dây căng ngang để kiểm tra.
+ Kiểm tra độ phẳng của mặt khối xây: dùng thước gỗ hoặc thước hợp kim nhôm có các cạnh song song và dài 2-2,5m.Độ gồ ghề của bức tường khi dùng thước2m không quá 2mm.
Biện pháp bảo đảm an toàn
5.3.1 An toàn công tác xây tường
- Trong lúc bắt đầu xây cũng như trong quá trình xây phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của hố móng Đặc biệt trong mùa mưa cần chú ý đến hiện tượng sụt lở của mái dốc Dọc theo mép các hố óng và đường hào phải chừa một dải đất trống, rộng ít nhất là 50cm.
- Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc làm các bậc thang theo thành hố móng Thang tựa làm rộng ít nhất là 60cm và mỗi bậc thang cách nhau 35cm.
- Khi chuyển các vật liệu xây xuống hố móng(như gạch, đá, vữa) phải dùng các thiết bị cơ khí hoặc dùng ván nghiêng, không được đứng trên hố móng để vứt hoặc lật xe đổ vật liệu xuống hố móng Khi đưa vật liệu xuống hố móng sâu và hẹp cần đựng vật liệu vào thùng và thả xuống từ từ.
- Không để người đi lại hoặc vận chuyển vật liệu trên bờ thành hố móng khi đang có người ở dưới
- Không được làm việc ở hố móng khi trời mưa to Cấm công nhân dưới hốm óng khi giải lao hoặc khi đã ngừng công việc.
5.3.2 An toàn lao động trong công tác trát
- Người thợ phải làm đúng các thao tác Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay như dao, thước bay, bàn xoa phải cầm chắc chắn không bị trượt, rơi.
- Không được với để thao tác dễ bị hụt hẫng gây tai nạn.
- Khi thao tác trát vẩy cần chú ý taọ hướng bắn của vật liệu để khỏi ảnh hưởng đến cá nhân và đồng đội.
- Khi trát vảy, trát bằng máy chú ý tạo hường bắn của vật liệu để khỏi ảnh hưởng đến cá nhân, đồng đội.