Một phần tác động nữa bởi nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng một lúc, các doanh nghiệp này yêu cầu cần có những yếu tố đặc biệt để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường Xuất phát từ n
Trang 1-
NGUYỄN BÁ ĐÔNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2023
Trang 2-
NGUYỄN BÁ ĐÔNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc & hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện & không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà nội, ngày tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Bá Đông
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 7 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh 7
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh bền vững 8
1.1.3 Tổng quan nghiên cứu về kết quả hoạt động của doanh nghiệp 11
1.2 Tổng quan nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp 18 1.3 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài 20 1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu 20
1.3.2 Cách tiếp cận của đề tài 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 24
2.1 Lợi thế cạnh tranh bền vững 24 2.1.1 Khái niệm lợi thế cạnh tranh 24
2.1.2 Khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững 25
2.1.3 Yếu tố cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững 28
2.2 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản 33 2.2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp bất động sản 33
2.2.2 Khái niệm kết quả hoạt động của doanh nghiệp 35
2.2.3 Phân loại kết quả hoạt động 39
2.2.4 Đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp 40
2.3 Các lý thuyết nền tảng 45 2.3.1 Lý thuyết dựa trên nguồn lực 45
2.3.2 Học thuyết cạnh tranh của Porter 47
Trang 52.3.3 Lý thuyết về sự khan hiếm nguồn cung 49
2.3.4 Lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 51
2.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết 52 2.4.1 Mô hình nghiên cứu 52
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ 63
GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 63
3.1 Thiết kế nghiên cứu 63 3.2 Phương pháp định tính 65 3.2.1 Mục đích của phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính 66
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 66
3.2.3 Thang đo nghiên cứu 72
3.3 Phương pháp định lượng 78 3.3.1 Mẫu nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu 79
3.3.2 Phân tích dữ liệu 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 85
4.1 Thống kê mô tả, kiểm định T-Test & Anova 85 4.1.1 Thống kê mô tả 85
4.1.2 Kiểm định T-Test & Anova 88
4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (Reliability Statistics) 93 4.2.1 Nhóm nhân tố tác động lên lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) 94
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của các nhân tố ảnh hưởng lên Kết quả hoạt động của doanh nghiệp 97
4.3 Kiểm định kết quả của mô hình 99 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 99
4.3.2 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) 106
4.3.3 Mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 114
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 115
Trang 65.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 115
5.1.1 Thảo luận về các nhân tố cấu thành lên lợi thế cạnh tranh bền vững của các
doanh nghiệp bất động sản khu vực Bắc Trung Bộ 115
5.1.2 Thảo luận về mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản khu vực Bắc Trung Bộ 118
5.1.3 Thảo luận về các biến điều tiết 119
5.2 Khuyến nghị 120 5.2.1 Đối với doanh nghiệp 120
5.2.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 125
5.3 Đóng góp của đề tài 128 5.3.1 Đóng góp về mặt lý luận 128
5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 128
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 129 5.4.1 Hạn chế của đề tài 129
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 129
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 131
KẾT LUẬN 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 133
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC 155
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
Structures Phân tích cấu trúc mô măng
3 CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
7 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
11 RBV Resource-Based View Quan điểm dựa trên nguồn lực
Advantage Lợi thế cạnh tranh bền vững
14 SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính
15 SPSS Statistical Package for the
Social Sciences
Giải pháp sản phẩm & dịch vụ
thống kê
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp cách đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên số liệu
kế toán của Al-Matari & cộng sự (2014) 42
Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của Al-Matari & cộng sự (2014) 44
Bảng 2.3 Thang đo khả năng tài chính 53
Bảng 2.4 Thang đo khả năng đổi mới 54
Bảng 2.5 Thang đo Tài sản trí tuệ 55
Bảng 2.6 Thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 57
Bảng 2.7 Thang đo lợi thế cạnh tranh bền vững 59
Bảng 2.8 Thang đo quản trị quan hệ 60
Bảng 3.1 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 65
Bảng 3.2 Thang đo về khả năng tài chính 73
Bảng 3.3 Thang đo về khả năng đổi mới 73
Bảng 3.4 Thang đo về Tài sản trí tuệ 74
Bảng 3.5 Thang đo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 75
Bảng 3.6 Thang đo về lợi thế cạnh tranh bền vững 76
Bảng 3.7 Thang đo về quản trị mối quan hệ 77
Bảng 3.8 Thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp 78
Bảng 4.1 Thống kê mô tả theo “Số loại hình của doanh nghiệp bất động sản” 85
Bảng 4.2 Thống kê mô tả theo “Loại hình bất động sản của doanh nghiệp” 86
Bảng 4.3 Thống kê mô tả theo “Chức vụ” 86
Bảng 4.4.Thống kê mô tả theo “Vị trí trụ sở chính” 87
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Welch của Quy mô doanh nghiệp 88
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh theo quy mô doanh nghiệp 89
Bảng 4.7 Kiểm định Welch của Quy mô doanh nghiệp 90
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động theo quy mô doanh nghiệp 90 Bảng 4.9 Kiểm định Anova “Thời gian hoạt động của doanh nghiệp” 91
Bảng 4.10.Kết quả kiểm định sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh theo thời gian hoạt động 92
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động theo thời gian hoạt động 92 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định sự khác biệt về kết quả hoạt động theo thời gian hoạt động 93 Bảng 4.13 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhân tố Khả năng tài chính 94
Bảng 4.14 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhân tố Khả năng đổi mới 94
Bảng 4.15 Kiểm định Cronbach’s Alpha của “Tài sản trí tuệ” 95
Trang 9Bảng 4.16 Kiểm định Cronbach’s Alpha của Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 96
Bảng 4.17 Kiểm định Cronbach’s Alpha của Lợi thế cạnh tranh bền vững 97
Bảng 4.18 Kiểm định Cronbach’s Alpha “Quản trị quan hệ” 98
Bảng 4.19 Kiểm định Cronbach’s Alpha của Kết quả hoạt động của doanh nghiệp 98
Bảng 4.20 Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 99
Bảng 4.21 Kết quả EFA cho nhóm biến độc lập tác động lên Lợi thế cạnh tranh bền vững 100
Bảng 4.22 Kết quả EFA (lần 2) cho nhóm biến độc lập tác động lên Lợi thế cạnh tranh bền vững 102
Bảng 4.23 Kết quả EFA cho biến Lợi thế cạnh tranh bền vững 104
Bảng 4.24 Kết quả EFA cho biến Quản trị quan hệ 105
Bảng 4.25 Kết quả EFA cho biến Quản trị quan hệ 106
Bảng 4.26 Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình 107
Bảng 4.27 Kết quả độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích của các nhân tố 108
Bảng 4.28 Kết quả chỉ tiêu phù hợp mô hình cấu trúc tuyến tính 111
Bảng 4.29 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 112
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 52Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 63
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp có nhiều khía cạnh,
từ bên trong và bên ngoài Trong hướng nghiên cứu tìm hiểu về những tác động đó, có một xu hướng nổi lên nhằm giải thích: đối với những ngành khác nhau tại sao lại có kết quả hoạt động khác nhau? Bản thân trong cùng một ngành nhưng hoạt động ở các khu vực khác nhau với những thể chế khác nhau cũng đưa ra kết quả hoạt động không giống nhau Một trong những câu trả lời của vấn đề này là lợi thế cạnh tranh bền vững - một nhánh nghiên cứu mới được phát triển trong giai đoạn hiện nay Các nhánh nghiên cứu
về vấn đề này được chú trọng nhằm trả lời cho các câu hỏi: bản thân các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực và từng khu vực có thể tận dụng các lợi thế này hay không, và ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp ra sao Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh bền vững có tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Barney, 1991; Cantele & Zardini, 2018; Nguyễn Đức Khương & Phạm Trường Thi, 2022) Những yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh bền vững như thương hiệu, quy
mô doanh nghiệp, đổi mới đều có thể mang lại những ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều với sự phát triển của doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối quan
hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể Các nghiên cứu này tập trung vào các khu vực của các nước phát triển, không nghiên cứu vào các lĩnh vực khác nhau của các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam
Về mặt lí thuyết, các nghiên cứu phát triển từ lí thuyết gốc bao gồm lý thuyết phát triển dựa trên nguồn lực và lí thuyết cạnh tranh – và sau đó là một số lí thuyết khác như khan hiếm nguồn lực - đã chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh được cấu thành bởi các nhân
tố như khả năng tài chính, khả năng đổi mới… Tuy nhiên, trong bối cảnh của các nước
có nền kinh tế có đặc điểm của nước đang chuyển đổi mô hình, lại vừa mới nổi, vấn đề quản trị quan hệ (với các cơ quan quản lý nhà nước hoặc khách hàng) cũng cần xem xét Liệu nó có phải là nhân tố cấu thành đến lợi thế cạnh tranh bền vững không, hay có tác động đến kết quả kinh doanh hay không? Đây là một trong những khoảng trống nghiên cứu cần được đề cập đến Một mặt khác, vấn đề trách nhiệm xã hội cũng là khía cạnh được thảo luận đến Những nghiên cứu gần đây cho rằng nó là lí thuyết gốc, nhưng cũng
có nghiên cứu cho rằng nó góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp theo xu hướng bảo vệ môi trường Vậy trách nhiệm xã hội có cấu thành nên lợi thế cạnh
Trang 12tranh và sau đó tác động đến kết quả kinh doanh hay không cũng là một khoảng trống cần tìm hiểu
Bên cạnh đó, nhánh các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trở thành động lực phát triển của nhiều quốc gia Chuyển đổi các mô hình kinh doanh cũng như phát triển lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển cho nhóm doanh nghiệp này nhận được nhiều sự quan tâm của các nghiên cứu (Porter, 1990; Teece & Pisano, 1994; Newbert, 2007; Marques & Ferreira, 2009; Fonseka & cộng sự, 2013) Những nghiên cứu này đánh giá trên nhiều khía cạnh như xây dựng cơ bản, thực phẩm, vận chuyển… và đã đưa ra nhiều hàm ý chính sách để hỗ trợ chính doanh nghiệp trên Theo hiểu biết của tác giả, các nhánh nghiên cứu về từng ngành đang để lại một khoảng trống đối với nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản – do thị trường bất động sản các nước phát triển có nhiều thông tin hơn Những vấn đề cần được đánh giá về ảnh hưởng của lợi thế theo quy
mô, thời gian hoạt động hay quản trị mối quan hệ - vốn được cho là có ảnh hưởng lớn đến nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản – chưa được kiểm chứng Như vậy, đây là khía cạnh thứ hai về mặt lí thuyết – xem xét những đóng góp về lí thuyết nguồn lực hay lý thuyết khan hiếm
Về khía cạnh thực tiễn, khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam bao gồm 6 tỉnh ven biển với đường ven biển dài tới 670km từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có những lợi thế về vị trí địa lý cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực đáng kể để phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành thủy sản, du lịch, logistics, bất động sản Các nhân tố then chốt, đột phá để phát triển nền kinh tế khu vực bao gồm: là cầu nối miền Bắc và miền Nam với các trục đường Bắc Nam chạy qua, phía Tây giáp Lào thuận tiện buôn bán qua các cửa khẩu, vùng biển rộng lớn, dân cư đông đúc, Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế trên, Bắc Trung Bộ còn có nhiều thử thách Đó là thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, bão lũ xảy ra thường xuyên, nạn cát bay cát chảy ven biển & chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn đề môi trường biển gần đây Bắc Trung Bộ chiếm 15% dân số toàn quốc nhưng số doanh nghiệp chỉ chiếm 5,5% (Lê Vũ Sao Mai, 2017) Thêm vào đó, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021 riêng tại Nghệ An, trong số 16.300 doanh nghiệp thì có đến hơn 10 nghìn doanh nghiệp giải thể Điều này cho thấy, doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn về các yếu tố nguồn nhân lực, công nghệ cốt lõi, vốn huy động ảnh hưởng không tích cực đến với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài
ra, các doanh nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ còn đối mặt với những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực trong khi các điều kiện tự nhiên khá giống nhau (Phạm Việt Bình
& Phạm Tấn Phát, 2020)
Trang 13Thị trường bất động sản ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; khi nó góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa hiện đại hóa, thu hút nhiều vốn đầu
tư cũng như tạo ra nhiều cơ sở hạ tầng và nâng cao mức sống của người dân Mặc dù thị trường bất động sản tại Bắc Trung Bộ mới được hình thành & còn non trẻ so với các thị trường bất động sản trong khu vực & thế giới nhưng thị trường bất động sản tại Bắc Trung Bộ lại được đánh giá là có tiềm năng với các điều kiện thuận về mặt tự nhiên & đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung toàn khu vực Bản thân khu vực Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế đệm, có năng lực cạnh tranh không mạnh như các vùng khác (như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh) về vốn, về nhân lực nhưng lại có lợi thế cạnh tranh về du lịch biển Tổng số doanh nghiệp bất động sản của khu vực này chỉ chiếm 1/12 tổng số doanh nghiệp bất động sản cả nước, nhưng số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này thì lại chiếm đến 42% tổng số doanh nghiệp (Đậu Vĩnh Phúc & Bùi Ngọc Quỳnh, 2021; Nguyễn Hải Dương & Hoàng Văn Hoa, 2021; Phạm Việt Bình
& Phạm Tấn Phát, 2020) Đối diện với những mặt tích cực thì thị trường bất động sản Bắc Trung Bộ cũng gặp không ít những thử thách như nhu cầu về nhà ở sinh hoạt của nhân dân phức tạp; sự mất cân đối cung – cầu dẫn đến tâm lý nhà đầu tư hay thay đổi; các chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước Điều đó cũng dẫn tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản Bắc Trung Bộ tồn tại khá ít các doanh nghiệp, quy mô chỉ tập trung vào mức vừa và nhỏ Thực tế cho thấy rất ít các doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể duy trì lâu dài hay phát triển lên thành quy mô vừa và lớn hơn Một phần các doanh nghiệp này phải đối mặt với nhiều khó khăn nói trên Một phần tác động nữa bởi nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng một lúc, các doanh nghiệp này yêu cầu cần có những yếu
tố đặc biệt để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Xuất phát từ những cơ sở mang tính thực tiễn và lý luận nói trên, đề tài: “Mối
quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ” đã được lựa chọn để nghiên cứu
2 M
2 Mụụục tiêu nghiên cc tiêu nghiên cc tiêu nghiên cứứứu và câu hu và câu hu và câu hỏỏỏi nghiên ci nghiên ci nghiên cứứứuuu
2.1 M
2.1 Mụ ụ ục tiêu nghiên c c tiêu nghiên c c tiêu nghiên cứ ứ ứu u u
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các cấu phần
và mức độ ảnh hưởng của các cấu phần đó tới lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ Từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ
Trang 14Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, tổng quan lý thuyết về lợi thế cạnh tranh bền vững, kết quả hoạt động,
và xác định các nhân tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ
Thứ hai, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ
Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao những nhân tố tác động tích cực và hạn chế những nhân tố tác động tiêu cựu đến đến kết quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh bền vững, đồng thời cải thiện hệ thống quản lý trong các doanh nghiệp BĐS khu vực Bắc Trung Bộ
2.2 Câu h
2.2 Câu hỏ ỏ ỏi nghiên c i nghiên c i nghiên cứ ứ ứu u u
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau được thiết lập:
Câu hỏi 1: Lý thuyết nền tảng nào sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ?
Câu hỏi 3: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện như thế nào trong các doanh nghiệp bất động sản tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ?
Câu hỏi 4: Hàm ý chính sách nào cần được đưa ra để tạo lập và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp BĐS tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ?
3 Đ
3 Đốốối tưi tưi tượợợng và phng và phng và phạạạm vi nghiên cm vi nghiên cm vi nghiên cứứứuuu
3.1 Đ
3.1 Đố ố ối tư i tư i tượ ợ ợng nghiên c ng nghiên c ng nghiên cứ ứ ứu u u
Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ Cũng chính vì đối tượng nghiên cứu này nên luận án không nghiên cứu các thông tin chung về sản phẩm BĐS, đặc điểm thị trường, qui luật cung cầu, xu hướng tiêu dùng, các đặc điểm kết quả hoạt động của doanh nghiệp: số lượng doanh nghiệp có lãi/thua lỗ, tình hình hàng tồn kho, tỷ lệ lợi nhuận, năng suất lao đông chung, các vấn đề về môi trường, các kết quả đổi mới sáng tạo…
Trang 153.2 Ph
3.2 Phạ ạ ạm vi nghiên c m vi nghiên c m vi nghiên cứ ứ ứu u u
Về mặt không gian, nghiên cứu tại 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Lý do lựa chọn khu vực này: (1) đây là khu vực có lợi thế không quá lớn tại Việt Nam Khu vực này chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, đồng thời có lượng di dân nông thôn lớn (ra các thành phố lớn ở miền Bắc và miền Nam) nên các lợi thế bị giảm đi nhiều Tuy vậy, vùng Bắc Trung
Bộ có chi phí thuê mặt bằng khá rẻ, và có lợi thế về đường giao thông, đặc biệt là đường biển rất lớn (2) khu vực Bắc Trung Bộ nhận được nhiều ưu đãi về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ - mà ngành bất động sản lại là một trong những ngành kinh doanh đột phá của nhiều nền kinh tế Khu vực này cũng chịu ảnh hưởng ít nhất của dân nhập
cư, đồng thời các chính sách về phát triển kinh tế cũng được đẩy mạnh Vì vậy, đây là khu vực sẽ thể hiện những lợi thế cạnh tranh lớn, không giống với các khu vực khác tại Việt Nam
Về mặt thời gian, nghiên cứu sinh nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2021 Năm
2011 là năm các doanh nghiệp không còn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước (trong gói kích cầu 1 tỷ đô la của chính phủ Việt Nam) Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải
tự tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình và của khu vực để tồn tại và phát triển Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà chính phủ Việt Nam bắt đầu đưa ra những chính sách đặc thù cho lĩnh vực bất động sản Lĩnh vực này được tiếp cận với nhiều nguồn vốn và đầu tư khác nhau (các ngân hàng thương mại, đầu tư tư nhân, đầu tư nhà nước, vốn FDI
4 K
4 Kếếết ct ct cấấấu cu cu củủủa đa đa đềềề tàitàitài
Đề tài bao gồm 3 phần chính với kết cấu như sau:
Phần mở đầu gồm: Tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu, câu hỏi cũng như đối tượng
và phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu của Luận án
Phần nội dung gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày các nhóm công trình nghiên cứu trước về phạm vi nghiên cứu của luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Các khái niệm; cơ sở lý thuyết gốc; mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Chương này trình bày hệ thống các khái niệm và cơ sở lý luận về các nhân tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời cũng đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Trang 16Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày nội dung cơ bản về thiết kế; quy trình nghiên cứu, giải thích các bước nghiên cứu; cũng thang đo và bảng hỏi, mẫu điều tra và cách thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày các kết quả phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách Trong chương này sẽ trình bày các thảo luận về kết quả nghiên cứu cũng như đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời cũng trình bày những đóng góp và hạn chế của đề tài
Phần kết luận: Tổng kết lại kết quả của nghiên cứu và các phụ lục, trích dẫn
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh
Tính chất của lợi thế cạnh tranh đã phát triển theo thời gian từ lợi thế so sánh (comparative) đến độc quyền (monopolistic) và khác biệt (differential) Teece và cộng
sự (1997) đã xây dựng ba mô hình làm sáng tỏ vấn đề làm thế nào để các doanh nghiệp đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh Mô hình đầu tiên về cách tiếp cận của áp lực cạnh tranh đã được phổ biến rộng rãi bởi Porter (1985) nhưng thực sự bắt nguồn từ mô hình cấu trúc – vận hành – kết quả hoạt động của ngành Mô hình thứ hai sử dụng các công
cụ lý thuyết trò chơi và nhìn nhận kết quả cạnh tranh như là một chức năng giữ cân bằng trong đầu tư chiến lược, chiến lược giá cả, tín hiệu và kiểm soát thông tin (Teece & cộng
sự, 1997) Cách tiếp cận thứ ba được gọi là quan điểm dựa vào nguồn lực Nguồn lực của doanh nghiệp sẽ tạo ra kết quả hoạt động ở cấp độ doanh nghiệp cho chủ sở hữu Trong nghiên cứu này đề cập đến cách tiếp cận thứ ba, doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh các nguồn lực thỏa mãn tiêu chí VRIN (Eisenhardt & Martin, 2000)
O’Shannassy (2008), Azeem & cộng sự (2021) cho rằng lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là việc doanh nghiệp đó có thể duy trì được một vị thế bền vững đối với các đối thủ trong cùng ngành hoặc là doanh nghiệp đó có thể triển khai một chiến lược tạo lập giá trị mà đối thủ cạnh tranh hiện tại hay trong tương lai gần không thực hiện hay bắt chước được Quan điểm này khẳng định rằng nếu một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh sẽ đương nhiên mang lại cho doanh nghiệp kết quả hoạt động vượt trội nhưng điều ngược lại thì không phải lúc nào cũng đúng (Newbert, 2008; Yasa & cộng sự, 2020) Và như vậy, kết quả hoạt động của doanh nghiệp nên được xem như là kết quả của việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tạo lập lợi thế cạnh tranh Hay nói cách khác, lợi thế cạnh tranh chính là tiền tố của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (O’Shannassy, 2008) Từ những quan điểm nêu trên về lợi thế cạnh tranh, có thể thấy có những cách tiếp cận khác nhau về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp Dù vậy, cốt lõi từ các định nghĩa trên cho thấy một doanh nghiệp khi sở hữu những nguồn lực nhất định mà từ đó có thể giúp doanh nghiệp xây dựng nên các chiến lược, các phương cách hoạt động hay các giá trị mà các đối thủ cạnh tranh trong ngành không thể hay rất khó để bắt chước để từ nền tảng đó tìm kiếm lợi thế trên thị trường tức là doanh nghiệp đó đã sở hữu những lợi thế cạnh tranh nhất định (Singh & cộng sự, 2019)
Trang 18Trên góc độ về trách nhiệm xã hội, có nhiều nghiên cứu lại cho rằng lợi thế cạnh tranh của công ty có thể là các thuộc tính mang lại giá trị trực tiếp cho khách hàng, từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả, tính năng cho tới các giá trị gián tiếp như quy trình sản xuất của doanh nghiệp đảm bảo hệ sinh thái, không làm hại môi trường (Gonzalez-Benito, 2005) hay hoặc đảm bảo sự phát triển bền vững của khách hàng trong thời gian trới (Ceglinski và cộng sự, 2017) Lợi thế cạnh tranh có thể “tĩnh” (không thay đổi) theo thời gian (Chaharbaghi và Lynch, 1999); nhưng cũng có thể là “động” (là sự đổi mới trong môi trường kinh doanh đầy biến động và là điều kiện tiên quyết quyết định lợi thế cạnh tranh) (Burns, 2008, Miotto & cộng sự, 2020) và bao gồm cả các yếu
tố cả bên trong và bên ngoài (Barney, 1991) Các học giả và nhà quản lý kinh doanh thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh như một bước chiến lược quan trọng trong việc tạo ra kết quả hoạt động vượt trội của công ty (Kaleka, 2017)
Như vậy, có thể cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là các giá trị mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng – từ giá trị trực tiếp đến gián tiếp – khiến khách hàng mua hàng của doanh nghiệp thay vì mua hàng của đối thủ cạnh tranh Trong lợi thế cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình hoặc các nguồn lực được tạo ra (như lợi thế về đất đai, địa điểm, nhân lực…) để tăng mức độ trải nghiệm của khách hàng Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại tận dụng vị thế cạnh tranh
về độc quyền hoặc về giá để tạo ra lợi thế cho riêng mình, và vì thế ảnh hưởng đến sự bình đẳng của các doanh nghiệp trong ngành (Teece và cộng sự, 1997; Bowonder và cộng sự, 2010) Điều này hình thành nên quan điểm lợi thế cạnh tranh bền vững
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh bền vững
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, lợi thế cạnh tranh bền vững đã được các nhà nghiên cứu chiến lược xem như là một phương pháp tối ưu hoá thế mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường & duy trì kết quả hoạt động trong thời gian dài Định nghĩa & các nhân tố cấu thành lợi thế cạnh tranh bền vững ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới
• Tổng quan về lợi thế cạnh tranh bền vững
Khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững đã được thảo luận rộng rãi bởi nhiều nhà nghiên cứu trước đây Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu điều tra các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và tác động đến lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA) của một công ty, chẳng hạn như trình độ trí tuệ (Hsu & Wang, 2012), đổi mới (Barrett & Sexton, 2006) hoặc năng lực năng động (Bow- man & Ambrosini, 2003; Easterby-Smith & Prieto, 2008; Macher
Trang 19& Mowery, 2009; Pandza & Thorpe, 2009; Arsawan & cộng sự, 2022) Tuy nhiên, những nghiên cứu này hiếm khi đi sâu phân tích mức độ tác động cũng như thang đo cụ thể của từng nhân tố tác động lên lợi thế cạnh tranh bền vững
Ở một khía cạnh khác, Ma (2000) lại cho rằng “thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững là một thuật ngữ quan hệ” Nó thể hiện sự tương quan giữa các nhân tố tác động lên lợi thế cạnh tranh bền vững và lợi thế cạnh tranh xuất phát từ các nguồn lực chính của doanh nghiệp thì mới được gọi là bền vững (Tracey & cộng sự, 1999; Teece, 2016; Maury & cộng sự, 2018; Pei & cộng sự, 2020)
• Tổng quan về yếu tố cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững
Wernerfelt (1984), Dierickx & Cool (1989); Mahoney & Pandian (1992); Amit
& Schoemaker (1993) khi tiến hành những nghiên cứu về quản trị chiến lược đã nhận thấy khả năng & nguồn lực của công ty cho phép họ tạo ra tỷ suất lợi nhuận vượt trội & tích luỹ để tối ưu lợi nhuận so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững Cùng bảo vệ quan điểm đó, trong nghiên cứu của mình Barney (1991) đề xuất ý kiến rằng các nhà quản trị chiến lược nên xác định và đưa ra chiến lược quản lý các tiềm năng của doanh nghiệp hiệu quả để duy trì lợi thế cạnh tranh khó sao chép và mang lại lợi nhuận siêu thường trong thời gian dài Mặc dù, kết quả của các nghiên cứu khác nhau tuy nhiên, có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp & khả năng đổi mới là các nhân tố được chứng minh có sự tác động đến lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
Các nghiên cứu về quản trị chiến lược khác cũng đã ghi nhận sự đóng góp đáng
kể của các nhóm nhân tố như: trách nhiệm xã hội (Javed & cộng sự, 2017; Rivera, Muñoz & Moneva, 2017; Pei & cộng sự, 2020), khả năng tài chính và đổi mới (Čater & Čater, 2009; Ling, 2013; Monteiro & cộng sự, 2017; Arsawan & cộng sự, 2022) Nghiên cứu thực nghiệm khảo sát tại nhiều doanh nghiệp cho thấy tồn tại sự khác nhau giữa các nhóm nhân tố cấu thành lợi thế cạnh tranh bền vững phụ thuộc mỗi khu vực kinh tế và thuộc từng nhóm ngành khác nhau được đưa vào nghiên cứu Biện minh cho những lập luận trên, Penrose (1959); Barney (1991, 1994) chứng minh rằng sự khác biệt của các nhóm nhân tố tác động là sự không đồng nhất giữa khả năng và nguồn lực được tích luỹ tại các công ty Nghiên cứu cũng khẳng định rằng việc thực hiện những chiến lược tập trung vào các nhóm nhân tố cấu thành sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị không trùng lặp, nổi trội hơn đối thủ trên cùng phân khúc thị trường và có khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh trong thời gian dài
Trang 20Bernal & de Nieves (2018); Azeem & cộng sự (2021) đi sâu hơn vào việc phân tích các nhóm nhân tố cấu thành đến lợi thế cạnh tranh bền vững, tác giả đề cập đến việc đầu tư đáng kể vào hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một xu thế thu hút
và thúc đẩy các nguồn lực vô hình bên trong doanh nghiệp như: sự đổi mới, văn hoá doanh nghiệp… và nguồn lực vô hình bên ngoài doanh nghiệp như: thương hiệu, công chúng… từ đó tạo dựng được lợi thế riêng biệt và độc nhất trên thị trường Kết quả nghiên cứu cũng đề xuất một nhân tố mới có cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững
đó là sự đổi mới
Kianto & cộng sự (2013); Ling (2013), Miotto & cộng sự, (2020) cho rằng khả năng đổi mới là nhân tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh vượt trội của doanh nghiệp Thêm vào đó, bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm rằng đổi mới dẫn đến lợi thế cạnh tranh (hiệu suất mạnh hơn) đã được chỉ ra bởi Lengnick (1992) & Rothwell (1992) Người ta đã lập luận rằng khả năng đổi mới phân biệt thành công hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển kém thành công hơn (Thống kê Canada, 1994) Theo Calantone & cộng sự (2002), Hult & cộng sự (2004), Isobe & cộng sự (2004), Pratono & cộng sự (2019) thì khả năng đổi mới là yếu
tố quyết định quan trọng nhất đối với hoạt động của một tổ chức Đổi mới được coi là tài sản chiến lược vì nó cấu thành nên lợi thế cạnh tranh và giúp cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Kalmuk & Acar, 2015) Do vậy, khả năng đổi mới thường được coi là phương tiện quan trọng để đạt được hiệu suất vượt trội trong các môi trường rất cạnh tranh (Lyon & Ferrier, 2002) Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sự đổi mới, lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những khái niệm
và quá trình được kết nối với nhau, mối quan hệ qua lại của chúng đã được nghiên cứu
và phân tích rộng rãi (Marques & Ferreira, 2009; Yasa & cộng sự, 2020; Azeem & coohj
sự, 2021; Arsawan & cộng sự, 2022)
Fonseka & cộng sự (2013) đề cập đến khả năng tài chính như là một tài sản vô hình nhưng ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh và là nhân tố chính định hình lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Một khả năng tài chính được quản lý tốt hỗ trợ các công ty huy động đủ vốn từ các nguồn trong nước hoặc bên ngoài để quản lý chi phí hoạt động đầu tư của họ, đáp ứng các kỳ vọng đa dạng của nhiều bên liên quan bao gồm nhân viên, cổ đông, chủ nợ, nhà cung cấp và môi trường (Fonseka & cộng sự, 2013; Freeman, 1984; Zou & cộng sự, 2010; Na & cộng sự, 2019, Mahdi & cộng sự, 2019)
Các nghiên cứu thực nghiệm khác về dựa trên nguồn lực cũng đã đã lập luận rằng lợi thế cạnh tranh bền vững dựa trên sự khác biệt hoá sản phẩm và dẫn đạo chi phí có
Trang 21đóng góp tích cực đáng kể vào lợi thế cạnh tranh bền vững (Lechner & Gudmundsson, 2014; Saeidi & cộng sự, 2015; Walsh & Dodds, 2017; Khan & Yang, 2018) Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Amoako-Gyampah & Acquaah (2008), Pratono & cộng sự, (2019), Singh & cộng sự (2019) đều chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa chiến lược cạnh tranh bền vững và chiến lược dẫn đạo về chi phí sản xuất và giao hàng Tuy nhiên, Prajogo (2007) lại cho rằng mục đích nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn được dự đoán bởi chiến lược khác biệt hoá không chỉ riêng dẫn đạo về chi phí Đồng tình với quan điểm đó, Mosakowski (1993), Azeem & cộng sự, (2021); Mahdi
& cộng sự (2019) thường ủng hộ các giả thuyết rằng, khi các chiến lược tập trung và khác biệt được thiết lập, hiệu suất hoạt động sẽ cao hơn so với các công ty khác Từ các công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả rút ra các kết luận sau:
Dựa theo lý thuyết về nguồn lực của Barney (1991) thì lợi thế cạnh tranh bền vững được coi là yếu tố then chốt trong quá trình nghiên cứu quản trị chiến lược giúp nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trong
và ngoài nước đều mới xem xét tác động của lợi thế cạnh tranh bền vững lên các yếu tố khác chứ chưa đi sâu phân tích các nhân tố cấu thành lên nó, hay những nhân tố đó thuộc nguồn lực bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp Đồng thời, cũng chưa có định nghĩa nào được thống nhất về lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp mà đa số nhiều học giả đưa ra đều đưa ra các khái niệm và cách giải thích khác nhau phụ thuộc vào môi trường và ngành nghề tiến hành nghiên cứu Ngoài ra, mặc dù đã có những nghiên cứu chỉ ra và nhận thấy sự tác động của các nhân tố lên lợi thế cạnh tranh bền vững nhưng
có rất ít nghiên cứu đi sâu đánh giá mối quan hệ cũng như phương pháp đo lường các nhân tố này Tuỳ thuộc vào các ngành nghề cũng như các khu vực kinh doanh khác nhau
mà việc xác định nguồn lực vốn có của doanh nghiệp cùng với các nhân tố cấu thành lên lợi thế cạnh tranh bền vững cũng khác nhau, nhưng cơ bản đều bắt nguồn từ hoạt động tổ chức kinh doanh liên quan đến vấn đề tài chính, chiến lược, thương hiệu hay quản trị quan hệ
1.1.3 Tổng quan nghiên cứu về kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Ngày nay, kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã trở thành một khái niệm phù hợp trong nghiên cứu quản lý chiến lược và thường được sử dụng như một biến phụ thuộc Mặc dù nó là một khái niệm rất phổ biến trong các tài liệu học thuật, nhưng hầu như không có sự thống nhất về định nghĩa hay các nhân tố cấu thành và cách đo lường của nó Bên cạnh đó cũng chưa có bất kỳ định nghĩa nào về kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà đa số học giả đồng ý, nên sẽ có nhiều cách giải thích khác nhau do nhiều nhà
Trang 22nghiên cứu đề xuất theo nhận thức cá nhân của họ, phụ thuộc vào những đặc điểm đặc trưng của doanh nghiệp và lĩnh vực doanh nghiệp đó hoạt động
• Cách đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Đo lường kết quả hoạt động có thể cung cấp thông tin vô giá quan trọng cho phép quản lý giám sát hiệu suất, báo cáo tiến độ, cải thiện động lực và giao tiếp, xác định các vấn đề (Wagoner & cộng sự, 1999) Tìm ra khái niệm lý tưởng để quản lý và đo lường kết quả hoạt động là một vấn đề phức tạp Từ khi khái niệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp được xây dựng từ những năm 1950 đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc chính xác hóa hệ thống chỉ tiêu đánh giá của kết quả hoạt động của doanh nghiệp Các công trình nghiên cứu trong một số năm gần đây thấy quan điểm đánh giá kết quả hoạt động trên thế giới luôn có sự thay đổi đáng kể Trước đây người ta chỉ chú ý đến kết quả hoạt động ngắn hạn thì ngày nay, các doanh nghiệp chú
ý nhiều hơn đến đánh giá kết quả hoạt động dài hạn (Schiemann & Lingle, 1999) Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cũng có nhiều thay đổi, khi các nghiên cứu trước đây tập trung vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả hoạt động
là chủ yếu thì trong những năm gần đây xu hướng kết hợp các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phổ biến hơn (Kaplan & Norton, 1992) Sự phát triển này có thể xuất phát từ những thay đổi đáng chú ý việc các công ty gặp phải sự cạnh tranh ấn tượng do những cải tiến xảy ra trong chất lượng sản phẩm, phát triển tính linh hoạt & độ tin cậy, mở rộng đa dạng sản phẩm & tầm quan trọng của nó đối với sự đổi mới (Fry & cộng sự, 1993) Xét trên khía cạnh thực tế với đa dạng ngành nghề khác nhau thì chưa một hệ thống chỉ tiêu nào có thể áp dụng cho đại đa số các ngành/lĩnh vực kinh doanh khác nhau
Theo Atkinson & cộng sự (1997), một hệ thống đo lường kết quả hoạt động về cơ bản phải thực hiện bốn điều:
• Giúp công ty đánh giá xem liệu nó có nhận được sự đóng góp mong đợi của nhân viên & nhà cung cấp hay không;
• Giúp công ty đánh giá xem từng nhóm bên liên quan có đang hỗ trợ công ty đạt được các mục tiêu chính của mình hay không;
• Hỗ trợ công ty trong việc xây dựng & thực hiện các quy trình góp phần đạt được các mục tiêu chiến lược;
• Giúp công ty đánh giá và giám sát việc hoạch định chiến lược phù hợp với các thỏa thuận đã đàm phán với các bên liên quan chính
Trang 23Nguyễn Thị Mai Hương (2008) đã tập trung nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dưới khía kết quả hoạt động tài chính trong ngắn hạn mà chưa đánh giá dưới góc
độ phi tài chính khác Tương tự, Đỗ Huyền Trang (2012) đã nghiên cứu và phân tích thực trạng phân tích kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở Khu vực Nam Trung Bộ Nội dung luận án của tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu và
đề xuất hoàn thiện phương pháp và chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh ngắn hạn, chưa
đề cập đến phân tích kết quả kinh doanh dài hạn và hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dài hạn
Các chuyên gia được đại diện bởi các công ty tư vấn, các nhà quản lý doanh nghiệp hoặc các học giả đã dẫn đầu các cuộc thảo luận khác nhau về nó Hơn nữa, có sự xung đột giữa việc sử dụng các chỉ số truyền thống để đo lường hiệu suất và các chỉ số hiện đại Nhiều công ty sử dụng các thước đo không có giá trị thống kê Tangen (2004) chỉ
ra rằng nhiều công ty vẫn dựa vào các hệ thống đo lường kết quả tài chính định lượng truyền thống Man (2006) xác định rằng các thước đo kết quả hoạt động được chia thành bốn loại: Tài chính, phi tài chính, hữu hình và vô hình Theo Gimbert & cộng sự (2010),
hệ thống đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một tập hợp các thước đo ngắn gọn và được xác định (tài chính hoặc phi tài chính) hỗ trợ quá trình ra quyết định của một tổ chức bằng cách thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu định lượng của thông tin hiệu suất Từ những điều trên, rõ ràng là chức năng quan trọng nhất của đo lường kết quả hoạt động là đánh giá xem chiến lược tổ chức có đạt được hay không
Juliana & cộng sự (2012) lập luận chứng minh rằng quy mô cũng có thể được lấy làm chỉ tiêu để mở rộng và tinh chỉnh trong tương lai với các kích thước và chỉ số đánh giá bổ sung Mô hình của Juliana & cộng sự (2012) xác định rõ ràng ít nhất năm khía cạnh: kết quả hoạt động tài chính, sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, kết quả hoạt động xã hội và hiệu quả môi trường Trong đó, kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên góc độ tài chính phụ thuộc vào khả năng sinh lời và tăng trưởng Các khía cạnh phi tài chính, đa số là các giá trị thị trường bao gồm sự hài lòng của khách hàng, nhân viên, chính phủ & cộng đồng Kết quả này bổ sung cho lập luận của Fitzgerald & Storbeck (2003) rằng mỗi bên liên quan có chương trình hoạt động riêng của mình trong mối quan hệ với công ty, vì sự hài lòng của họ gắn liền với các hành động khác nhau của công ty
Nguyễn Thanh Hải (2013) đã đề xuất chia hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn thành bốn nhóm để đảm bảo tính
Trang 24chính xác cao khi đánh giá đúng thực trạng kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao Thông vận tải:
• Nhóm 1: Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh tài chính
• Nhóm 2: Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh khách hàng
• Nhóm 3: Các chỉ tiêu đánh giá quy trình nội bộ
• Nhóm 4: Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh nhận thức và phát triển
Từ nghiên cứu các công trình ở trong và ngoài nước nêu trên, tác giả rút ra các kết luận sau:
Tồn tại đa dạng các nhân tố ảnh hưởng lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
từ yếu tố bên trong và ngoài doanh nghiệp, cũng có những yếu tố tác động trung gian tới kết quả hoạt động qua những nhân tố về lợi thế cạnh tranh, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Phụ thuộc vào những ngành nghề khác nhau, các yếu tố tác động lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng thay đổi, nhưng về cơ bản đều chịu tác động bởi đa số các yếu tố bên trong doanh nghiệp như nguồn lực, hệ thống quản lý, sự đổi mới, và đa số các yếu tố bên ngoài như khu vực kinh doanh, môi trường hoạt động
Các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp rất đa dạng và chưa có sự thông nhất chung Nhưng nhìn chung xu hướng của những năm gần đây là hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp không chỉ dựa trên các chỉ tiêu về tài chính và còn phải đánh giá các chỉ tiêu về quản trị, xã hội hay khách hàng Đồng thời cũng phải xem xét đánh giá yếu tố ngắn hạn và dài hạn của hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp Như vậy, các doanh nghiệp có thể cần tập trung vào từng nhóm theo mức độ quan trọng tương đối của chúng và xác định các chiến lược cụ thể để làm hài lòng từng nhóm Jensen (2001), dung hòa các lý thuyết xã hội và kinh tế của công ty, coi sự hài lòng của các thành phần khác nhau như một phương tiện để đạt được tối đa hóa giá trị thị trường, mục tiêu cuối cùng thực tế của công ty
• Các nhân tố tác động lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Các nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực chiến lược cung cấp một lượng phong phú các kiểu mẫu và hỗ trợ lý thuyết cho sự đóng góp của các phương pháp thực hành nguồn nhân lực hiệu suất cao tác động vào kết quả hoạt động (Becker & Huselid, 1998, Delery & Shaw, 2001) Cũng có một vài nghiên cứu về tác động tích cực của thực hành nhân sự đối với hoạt động của doanh nghiệp Huselid (1995), Delaney & Huselid (1996)
Trang 25đã tìm thấy sự hỗ trợ về tác động của thực tiễn làm việc hiệu suất cao đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Arthur (1992, 1994) đã trình bày bằng chứng về mối quan
hệ giữa hệ thống nguồn nhân lực & hiệu suất sản xuất của các máy cán thép tối thiểu Gần đây bằng chứng về tác động của việc quản lý nguồn nhân lực đối với kết quả hoạt động của các công ty ở các quốc gia khác nhau như Trung Quốc (Bjo¨rkman & Fan, 2002), Nga (Fey & cộng sự, 2000), Hàn Quốc (Bae & Lawler, 2000) & New Zealand ( Guthrie, 2001) cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ cho tầm quan trọng của việc quản lý vốn nhân lực Lismen (2004) cũng đề cập rằng khả năng quản lý vốn con người tập trung vào sự phát triển và động lực thúc đẩy hiệu suất của nhân viên sẽ luôn có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Krishna & cộng sự (2012) cũng đã đề cập đến có bốn yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động đáng kể của tần suất hoạt động kinh doanh, quản lý nguồn nhân lực, sử dụng thông tin tiếp thị và ứng dụng công nghệ thông tin đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Yếu tố có mối quan hệ tích cực nhất với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là việc sử dụng thông tin tiếp thị và ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp theo là quản
lý nguồn nhân lực phù hợp và tinh thần kinh doanh hiệu quả
Liên quan đến lợi thế cạnh tranh, Ma (2000) đã gợi ý rằng lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thực sự là hai cấu trúc khác nhau Nếu biến phụ thuộc cuối cùng là kết quả kinh doanh và câu hỏi cuối cùng "Tại sao các công ty lại khác nhau về kết quả kinh doanh?" (Barney, 1994), tức là lợi thế cạnh tranh được coi như một biến số trung gian giữa các khía cạnh cơ bản của nó và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Bài nghiên cứu cũng chứng minh lợi thế cạnh tranh trở thành một nhân tố có ý nghĩa về mặt
lý thuyết đối với phân tích chiến lược và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Xét trên khía cạnh quy mô doanh nghiệp, Marıa & cộng sự (2008) đưa ra các lập luận chứng minh các doanh nghiệp lớn hơn có xu hướng thích nghi với các thị trường thực tế vào doanh nghiệp của họ sớm hơn các doanh nghiệp nhỏ hơn trong hai lĩnh vực được nghiên cứu: du lịch và dịch vụ Tuy nhiên, quy mô không được coi là yếu tố quyết định mức độ chủ động trong phát triển quản lý môi trường Aragon-Correa & cộng sự (2008) cũng chỉ ra trong nghiên cứu của họ rằng quy mô là một điều kiện thích hợp nhưng không phải là điều kiện quyết định để phát triển quản lý môi trường chủ động nhất Mối quan hệ này cũng xuất hiện trong kết luận của Claver & cộng sự (2007), Lindell & Karagozoglu (2001), Russo & Fouts (1997) Do đó, khả năng chủ động trong các mối quan hệ với môi trường kinh doanh xung quanh của doanh nghiệp giúp tăng khả
Trang 26năng đạt được khả năng cạnh tranh và tăng thị phần của họ, từ đó ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Fraj-Andre's & cộng sự, 2008)
Nguyễn Thị Lan Anh (2014) đã ước lượng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xét trên khía cạnh tài chính trong đó có 4 nhân tố tác động bao gồm: sử dụng nguồn lực, chính sách Nhà nước, vốn, công nghệ thông tin Tác giả cũng bổ sung lập luận cho các nghiên cứu trước đó rằng sử dụng nguồn lực càng tốt
sẽ làm cho kết quả hoạt động càng cao, chính sách nhà nước thuận lợi sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh và làm cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao Khả năng tiếp cận vốn dễ dàng, doanh nghiệp có đủ nguồn lực về vốn, sẽ có cơ hội đầu tư,
mở rộng sản xuất kinh doanh tốt hơn Cơ sở về hạ tầng thông tin mạnh sẽ làm, sẽ có được thông tin nhanh, kịp thời, hữu ích, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh và kết quả hoạt động càng cao hơn
Nghiên cứu của Adnan & cộng sự (2009) trong lĩnh vực xây dựng có mẫu là các chủ sở hữu, nhà tư vấn và nhà thầu chỉ ra rằng các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các dự án xây dựng ở Gaza là: giá vật liệu leo thang, nguồn lực sẵn có theo kế hoạch trong suốt thời gian dự án, sự đình trệ do giải ngân vốn tác động tiêu cựu tới nguyên vật liệu, nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ cao, chất lượng của thiết
bị và nguyên vật liệu trong dự án, và kỹ năng lãnh đạo cho người quản lý dự án Trong
đó các yếu tố như chi phí, thời gian, chất lượng, năng suất, sự hài lòng của khách hàng, con người, sự đổi mới, đều nhận được sự quan tâm và cần có sự đồng thuận đáng kể giữa chủ sở hữu, nhà tư vấn và nhà thầu Mặt khác, đối với các yếu tố về sự hài lòng thường xuyên và của cộng đồng, sức khỏe và an toàn, và môi trường, có một mức độ thỏa thuận không đáng kể giữa các chủ sở hữu, nhà tư vấn và nhà thầu
Trong nghiên cứu của Daša (2014) đã phân tích các yếu tố bên trong bao gồm quy mô doanh nghiệp, các giai đoạn trong vòng đời, đổi mới công nghệ và sản phẩm, các đặc điểm tổ chức về quyền tự chủ, tập trung hóa và chính thức hóa, vai trò thị trường
và tầm quan trọng của các mục tiêu) và hầu hết bên ngoài bao gồm tình trạng chung của nền kinh tế, lĩnh vực và loại khách hàng), tùy thuộc vào từng giai đoạn (giai đoạn chu
kỳ sống và trạng thái chung của nền kinh tế) Các lập luận và kết quả của Daša đã chứng minh rằng tất cả các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài trên có tác động ít nhiều đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu xét theo tiêu chí tăng trưởng doanh số và đạt được mục tiêu
Về các yếu tố trong môi trường nội bộ, Sitharam (2016) chứng minh rằng những yếu tố như năng lực công nghệ, năng lực và kỹ năng quản lý và khả năng tiếp cận tài chính, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nam Phi
Trang 27Về phía đến các yếu tố bên ngoài, nghiên cứu đề cập tới các yếu tố pháp lý, yếu tố kinh
tế vĩ mô, cạnh tranh, toàn cầu hóa, tội phạm và tham nhũng được cho là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nam Phi Sitharam cũng cho thấy có mối liên hệ đáng kể giữa kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với năm trước
Phan Thanh Việt (2018) thực hiện nghiên cứu chứng minh các nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tiền Giang Các nhân
tố bên trong bao gồm: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, vốn lưu động, tuổi, chi phí bán hàng, kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: Môi trường văn hóa – xã hội, môi trường sống, con người, trình độ giáo dục, lối sống, phong tục tập quán
Lê Phan Nhân (2019) phân tích tác động của nhóm bốn yếu tố (tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn bình quân, lợi nhuận sau thuế và sự khác biệt giữa doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế) đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Long An Kết quả cho thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhận sự tác động thuận chiều của tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế, đồng thời cũng nhận tác động ngược chiều của tài sản ngắn hạn bình quân Đối với yếu tố tài sản ngắn hạn bình quân, Lê Phan Nhân đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng doanh nghiệp thuộc khu vực 2 hoạt động kém hiệu quả hơn khu vực còn lại Như vậy cả nhóm bốn yếu tố trên đều có sự tác động nhất định lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Theo Abdul (2019) các đặc điểm bên trong của công ty có thể có ảnh hưởng tích cực đến lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của công ty Thứ nhất, các nguồn lực khác làm lực đẩy cho công ty có vốn mạnh để có thể thực hiện các chiến lược độc đáo Thứ hai, các chiến lược này sau đó được tổng hợp bằng cách tính đến các động lực của môi trường hoạt động kinh doanh Thứ ba, các chiến lược kết quả có thể tiếp cận các khía cạnh mà đối thủ cạnh tranh không thể chạm tới Thứ tư, các đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước các chiến lược của công ty để công ty tiếp tục phát triển vượt trội một cách bền vững Cuối cùng, công ty có được những cải tiến chất lượng một cách an toàn ở các khía cạnh khác nhau cho thấy hiệu suất vượt trội
Theo Shen & cộng sự (2020), các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: quy mô doanh nghiệp, tỷ số tài sản trên tiêu sản, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và cổ phần nắm giữ bởi 10 cổ đông lớn nhất Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng COVID-19 gây hệ quả tiêu cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện sản xuất, vận hành & doanh số; cuối cùng, gây ảnh hưởng bất lợi tới tỷ lệ hoàn vốn
Trang 28Cùng với đó, ở các nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh thì tác động tiêu cực của COVID-19 tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ ràng hơn
Gusti (2021) đề cập đến tác động của các đổi mới bền vững (SI) và kinh doanh điện tử đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua lợi thế cạnh tranh bền vững trung bình Kết quả nghiên cứu cho dù trực tiếp hay gián tiếp, đổi mới bền vững đều có tác động phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp Trong khi đó, chỉ thông qua việc sử dụng lợi thế cạnh tranh bền vững làm trung gian thì doanh nghiệp điện tử mới có mối quan hệ tích cực và đáng kể với kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Ngoài ra khi bàn đến các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
có đa dạng quan điểm, trong đó cần phải kể đến các yếu tố: sự đầu tư vào công nghệ thông tin (Paul & cộng sự, 2002; Tippins & Sohi, 2003; Kao & Hwang, 2010; Arun Rai
& cộng sự, 2017), khả năng đổi mới sáng tạo (Calantone & cộng sự, 2002; Darroch, 2005; Thornhill, 2006; Gunday & cộng sự, 2011; Wang & Wang, 2012), khả năng đo lường hiệu suất marketing (O’Sullivan & Abela, 2007; O’Sullivan & cộng sự, 2009), khả năng quản trị nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý cấp cao (Dyer & Reeves, 1995; Fey & cộng sự, 2000; Koufopoulos & cộng sự, 2008), quản trị doanh nghiệp (Brown & Caylor, 2004; Wei, 2007; Obiyo & Lenee, 2011; Lin & cộng sự, 2011; Al Manaseer & cộng sự, 2012; sự đa dạng hóa khu vực (Qian & cộng sự, 2008), quản trị mối quan hệ khách hàng (Reimann & cộng sự, 2009; Coltman & cộng sự, 2011), ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (Shen & cộng sự, 2020; Hu & Zhang, 2021), hay quan điểm lợi thế cạnh tranh là khả năng tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn đối thủ trên thị trường sản phẩm của mình (Peteraf & Barney, 2003)
1.2 Tổng quan nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Trong thời kỳ công nghiệp hóa hậu hiện đại, lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động là yếu tố sống còn để doanh nghiệp thành công trong môi trường cạnh tranh Tuy nhiên, để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững kết quả hoạt động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và công nghệ Suhong & cộng sự (2004) nghiên cứu 196 công ty ở Hoa Kỳ cho thấy lợi thế cạnh tranh có thể có tác động trực tiếp, tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Peter (2005) tiến hành nghiên cứu dựa trên mẫu gồm 120 bảng doanh
số của các nhân viên bán hàng trong một công ty dược phẩm nằm trong danh sách Fortune 100 phát hiện ra rằng lợi thế cạnh tranh có thể làm tăng kết quả kinh doanh thông qua xem xét sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng cũng như hiệu quả
Trang 29của mối quan hệ trên Do đó, các thương hiệu có được niềm tin vững chắc của khách hàng ít gặp phải sự cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp trong ngành, do đó giúp họ tăng doanh số và lợi nhuận
Nghiên cứu của Haseeb & cộng sự (2019) dựa trên dữ liệu sơ cấp với 500 bảng câu hỏi được thu thập từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia thông qua email Bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc, các phát hiện của nghiên cứu cho thấy những thách thức xã hội và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động bền vững của doanh nghiệp Thêm vào
đó, sự liên kết chiến lược là một chìa khóa quan trọng trong việc phản ánh vai trò tích cực của các yếu tố xã hội và công nghệ đối với lợi thế cạnh tranh bền vững
Kim & cộng sự (2020) khảo sát quản lý cấp cao trong bộ phận R&D tại 409 công
ty toàn cầu để xem xét ảnh hưởng của khả năng thương mại hóa công nghệ đến lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh cũng như ảnh hưởng của lợi thế cạnh tranh bền vững đến kết quả kinh doanh Kết quả cho thấy hoạt động cạnh tranh trí tuệ và khả năng thương mại hóa công nghệ có tác động tích cực đáng kể về mặt thống kê đối với lợi thế cạnh tranh bền vững Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh bền vững có tác động tích cực
có ý nghĩa thống kê đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Tại Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp được ghi nhận rất ít và chưa rõ ràng, đặc biệt chưa có đề tài nào khai thác được mối quan hệ này trong lĩnh vực Bất động sản Các tác giả thường mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận khuôn khổ lý thuyết, tạo dựng, xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững hay nâng cao kết quả hoạt động Cụ thể, Phạm Đức Hùng (2019) sử dụng cấu trúc lập mô hình phương trình với 117 tham số được ước lượng khi tổng cỡ mẫu là 773 quan sát cho ra kết quả rằng: chất lượng nguồn nhân lực, hành vi nguồn nhân lực, thực tiễn quản lý nguồn nhân lực có mặt tích cực ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bền vững và có tác động tích cực đến hoạt động hoạt động của các doanh nghiệp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Tóm lại, kết quả hoạt động của doanh nghiệp luôn song hành cùng các quá trình hình thành, phát triển những giá trị cốt lõi, riêng biệt hay còn gọi là lợi thế cạnh tranh bền vững Bên cạnh là yếu tố quan trọng nhất khi hình thành doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh bền vững còn là điều kiện để đánh giá hoạt động hiệu quả, giá trị & tiềm năng phát triển của doanh nghiệp Nhìn vào mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp nói lên phần nào lợi thế phát triển của doanh nghiệp trong thời gian dài cũng như chính sách điều hành, quản lý của doanh nghiệp đó
Trang 301.3 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu
Dựa trên kết quả khảo lược và tổng quan từ các nghiên cứu trước, tác giả rút ra các kết luận:
Các nghiên cứu đi trước đã tạo được nhiều khung lý thuyết về lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp – dựa trên các lí thuyết gồm lý thuyết dựa trên nguồn lực và lí thuyết cạnh tranh (một số lí thuyết tham khảo bao gồm lí thuyết trách nhiệm xã hội, lý thuyết khan hiếm nguồn cung) Các thành tựu đã đạt được liên quan đã đưa ra được quan điểm về lợi thế cạnh tranh, hoặc các yếu tố cấu thành của lợi thế cạnh tranh Các đánh giá về hiệu quả của doanh nghiệp cũng đã đưa ra được những đánh giá nhất định về kết quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, một số khoảng trống mà nghiên cứu sinh đưa ra như sau:
Thứ nhất, lí thuyết RBV và cạnh tranh đã đưa ra một số cấu phần của lợi thế cạnh tranh bền vững, nhưng không xét đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trong bối cảnh mới, vấn đề trách nhiệm xã hội cần được chú ý đến như một cấu phần của lợi thế cạnh tranh bền vững bởi người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề môi trường, xã hội – hoặc xuất phát từ chính người lao động Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực bất động sản đang cần có nhiều mối quan hệ để có được nguồn đất cũng như các quy hoạch để phát triển Do đó, những nghiên cứu về ảnh hưởng xã hội có tạo nên lợi thế cạnh tranh hay không; sau đó là quản trị quan hệ có tác động đến kết quả kinh doanh hay không cũng là vấn đề cần nghiên cứu về mặt lí thuyết
Cũng chính trên quan điểm về lý thuyết RBV, một ý tưởng được đưa ra l: tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề quản trị quan hệ rất quan trọng Các nghiên cứu tại Trung Quốc nhận thấy vấn đề guanxi (hoặc quanxi – quan hệ)
có thể là nhân tố cấu thành, cũng có thể là nhân tố độc lập cùng với lợi thế cạnh tranh bền vững tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, việc nghiên cứu quản trị quan hệ là cần thiết đối với các doanh nghiệp trong các nước có nền kinh tế chuyển đổi
Thứ hai, những nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau Các nghiên cứu thực nghiệm về quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động… trong đa lĩnh vực cũng đã được đưa ra, nhưng trong một lĩnh vực cụ thể như bất động sản lại chưa có những nghiên cứu thực nghiệm Do vậy, vấn đề này cần được đánh giá tại một thị trường có nền kinh
tế mới nổi như Việt Nam
Trang 31Thứ ba, các nghiên cứu trong phần tổng quan được thực hiện trong nhiều ngành khác nhau Đối với các nghiên cứu về lĩnh vực bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ, nghiên cứu chưa tìm thấy nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa các chủ đề này tại Bắc Trung Bộ nói chung và một ngành cụ thể nói riêng Đối với một thị trường mà doanh nghiệp ở đó không có quá nhiều lợi thế cạnh tranh mạnh nổi bật như không có quá nhiều lợi thế về con người, về vốn, nhưng có những lợi thế về chi phí hoặc về đất đai hoặc thuê nhân công hoặc về quy hoạch và lĩnh vực bất động sản đang có nhiều tiềm năng phát triển thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh doanh nghiệp là cần thiết; đóng góp cả về mặt thực tế cũng như lý thuyết trong việc tìm ra các phương pháp để tối đa hóa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của ngành bất động sản vốn được nói đến là con người, nhưng liệu đổi mới, trách nhiệm xã hội – vốn là vấn đề ít được nhắc đến –
có thật sự cấu thành nên chính lợi thế cho các doanh nghiệp? Và có những bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này từ chính người quản lý doanh nghiệp hay không?
Cuối cùng, nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của khu vực Bắc Trung Bộ tại Việt Nam tuy đã có nhưng chưa nhiều Khu vực này có thể coi là khu vực đệm cho Bắc Bộ cũng như Nam Bộ - khi đa phần các lao động và nguồn vốn được đổ ra Hà Nội hay vào Thành phố Hồ Chí Minh Bản thân lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động giá rẻ, chi phí mặt bằng của khu vực Bắc Trung Bộ khá hợp với ngành công nghiệp bất động sản lại chưa được tận dụng hết Bản thân các doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh (trước năm 2020) cũng chưa thấy được ảnh hưởng của lợi thế cạnh tranh, từ đó tận dụng được lợi thế này để phát triển
1.3.2 Cách tiếp cận của đề tài
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa các nguồn lực cụ thể của công ty và lợi thế cạnh tranh bền vững được tạo ra bởi việc thiếu chiến lược và mối quan hệ của nó với kết quả hoạt động của công ty Kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp một bức tranh toàn cảnh về 2 yếu tố cốt lõi là lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có giá trị, ý nghĩa cho các công ty bất động sản Để
từ đó mỗi công ty bất động sản xác định các nguồn lực quan trọng để thúc đẩy, phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững trong doanh nghiệp, duy trì kết quả hoạt động Nghiên cứu này tiếp cận từ dữ liệu sơ cấp, tức là khảo sát các lãnh đạo doanh nghiệp – đồng thời với phỏng vấn sâu Cách tiếp cận này sẽ giúp tác giả nhận thấy được các nhân tố cấu thành đến lợi thế cạnh tranh bền vững, đồng thời tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Trang 32Các câu hỏi chính về cách quản lý các nguồn lực này để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cũng có thể được trả lời Bên cạnh đó, đối với các công ty bất động sản phải đối mặt với các vấn đề sản xuất hiện tại, kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp một hướng để hiểu rõ hơn về cách tạo ra các chiến lược cạnh tranh trong ngành khai thác Nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh, kết quả hoạt động trong các công ty bất động sản tại Việt Nam có thể cung cấp một mô hình nghiên cứu về bất động sản có ý nghĩa để so sánh giữa các quốc gia Hơn nữa, dữ liệu từ Việt Nam, nơi ngành bất động sản đóng một vai trò lớn trong đời sống chính trị xã hội và đời sống hàng ngày có thể cung cấp bức tranh về lợi thế cạnh tranh bền vững trong lĩnh vực bất động sản ở các nước đang phát triển khác
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nhận thấy, những nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã chỉ ra được những nhân tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên các nghiên cứu trên vẫn còn những khoảng trống như sau:
Thứ nhất, phần lớn những bài nghiên cứu được thực hiện ở ngoài nước và tại các nước phát triển, có những sự khác biệt về môi trường kinh doanh, các khía cạnh văn hóa, thể chế và nền kinh tế khác với Việt Nam
Thứ hai, một số nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu các nhân tố và đề xuất
mô hình, mà chưa phân tích đến mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững, và từ đó tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, những công trình nghiên cứu được đề cập trong bài viết chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh đơn lẻ về nhân tố riêng biệt cấu thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh mà không có tính bao quát, tổng hợp lại mối quan
hệ giữa các nhân tố với nhau
Thứ tư, mặc dù lợi thế cạnh tranh bền vững được coi như là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào liên quan đến lĩnh vực bất động sản và đặc biệt là tại khu vực có nền kinh tế mới nổi tại Việt Nam như Bắc Trung Bộ
Trang 34CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP 2.1 Lợi thế cạnh tranh bền vững
Lợi thế cạnh tranh bền vững từ lâu được các nhà nghiên cứu chiến lược xem như
là một phương pháp giúp duy trì thế mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường và duy trì kết quả hoạt động trong thời gian dài Chính vì thế, có rất nhiều các nhà nghiên cứu
ở trong và ngoài nước nghiên cứu về khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững và các yếu
tố cấu thành của nó
2.1.1 Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Hiện nay khái niệm về lợi thế cạnh tranh vẫn đang là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi và nhiều cách hiểu khác nhau (Rumelt, 2003; Miotto & cộng sự, 2020, Na & cộng sự, 2019) Christensen (2010) cho rằng lợi thế cạnh tranh là bất cứ yếu tố nào mà
từ đó một doanh nghiệp có thể thúc đẩy khách hàng quyết định mua sản phẩm của mình thay vì mua từ các hãng đối thủ cạnh tranh McGinnis và Vallopra (1999) cho rằng lợi thế cạnh tranh là những khía cạnh mà từ đó doanh nghiệp có thể tạo ra một vị trí có khả năng tự bảo vệ (defensive position) trước các đối thủ cùng ngành Trong khi đó, Porter (1985) cho rằng một doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó có thể thực hiện những hoạt động chiến lược với chi phí thấp hơn hoặc đạt hiệu quả tốt hơn đối thủ cạnh tranh; hoặc “giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng” Lợi thế này có thể ở dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ hoặc là việc cung cấp cho họ những lợi ích vượt trội hơn so với đối thủ và khiến cho người mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn” Điển hình như: Lợi thế cạnh tranh là những giá trị đặc thù (Burn, 2008),
là nguồn lực, đặc điểm (Sharp, 1991; Njuguna, 2009; Pei & cộng sự, 2020; Pratono & cộng sự, 2019) mà công ty làm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc thị trường Theo nhóm quan điểm này, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đến từ lợi thế về chi phí thấp và sự khác biệt hóa, trong đó thu mua được nguyên liệu thô với mức chất lượng cao là một sự khác biệt
Lợi thế cạnh tranh là những giá trị đặc thù (Burn, 2008), là nguồn lực, đặc điểm (Chaharbaghi & Lynch, 1999; Arsawan & cộng sự, 2022) mà công ty làm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc thị trường Lợi thế cạnh tranh của công ty
có thể là các thuộc tính mang lại giá trị trực tiếp cho khách hàng, từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả, tính năng cho tới các giá trị gián tiếp như quy trình sản xuất của doanh nghiệp đảm bảo hệ sinh thái, không làm hại môi trường Lợi thế cạnh tranh có thể
Trang 35“tĩnh” (không thay đổi) theo thời gian (Chaharbaghi & Lynch, 1999; Azeem & cộng sự,
2021); nhưng cũng có thể là “động” (thay đổi trong môi trường kinh doanh đầy biến động) (Burns, 2008)
Từ những quan điểm nêu trên về lợi thế cạnh tranh, có thể thấy có những cách tiếp cận khác nhau về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp Dù vậy, cốt lõi từ các định nghĩa trên cho thấy một doanh nghiệp khi sở hữu những nguồn lực nhất định mà
từ đó có thể giúp doanh nghiệp xây dựng nên các chiến lược, các phương cách hoạt động hay các giá trị mà các đối thủ cạnh tranh trong ngành không thể hay rất khó để bắt chước
để từ nền tảng đó tìm kiếm lợi thế trên thị trường tức là doanh nghiệp đó đã sở hữu những lợi thế cạnh tranh nhất định
2.1.2 Khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững
Khái niệm lợi thế cạnh tranh được bổ sung bằng thuật ngữ “bền vững” như một cách đảm bảo sự thành công trong thời gian lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường (Kandampully & Duddy, 1999; Pratono & cộng sự, 2019) Theo Wiggins & Rufli (2005), các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững là những công ty duy trì được lợi thế cạnh tranh trong một thời gian dài & ổn định, duy trì lợi thế vượt trội do đó mang lại hiệu suất vượt trội bền vững
Lợi thế cạnh tranh bền vững từ lâu được các nhà nghiên cứu chiến lược xem như
là một phương pháp giúp duy trì thế mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường và duy trì kết quả hoạt động trong thời gian dài Chính vì thế, có rất nhiều các nhà nghiên cứu
ở trong và ngoài nước nghiên cứu về khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững và các yếu
tố cấu thành của nó
Thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustainable competitive advantage) thường xuyên được các nhà khoa học nhắc đến như là “kết quả của quá trình doanh nghiệp triển khai các chiến dịch khai thác những thế mạnh nội tại của doanh nghiệp thông qua những cơ hội tại thị trường kinh doanh” (Porter, 1985; Barney, 1991; Barney, 2000; Na & cộng sự, 2019) Tuy nhiên, hiện nay, các học giả trên thế giới vẫn chưa thống nhất và đưa ra một khái niệm nhất quán về lợi thế cạnh tranh bền vững (Hamel, 1989 & Dickson, 1992) Khái niệm lợi thế cạnh tranh bền vững được bắt nguồn từ những nghiên cứu về quản trị chiến lược trong doanh nghiệp (Porter,1990; Cole Ehmke, 2008; Bowonder & cộng sự, 2010; Pei & cộng sự, 2020; Pratono & cộng sự, 2019) Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng : “Lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustainable competitive advantage) là khái niệm thường dùng để chỉ các tài sản của công ty, thuộc tính hoặc tính năng khó có thể sao chép hoặc vượt qua, cung cấp một giá trị dài hạn hoặc thuận lợi hơn
Trang 36so với đối thủ cạnh tranh” (Porter, 1985) Một năm sau đó, Coyne (1986) định nghĩa lợi thế cạnh tranh bền vững như là “tập hợp các hoạt động tích hợp tạo ra lợi thế lâu dài đối với đối thủ” Theo tác giả, lợi thế cạnh tranh chỉ lâu bền nếu đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng bắt chước các thuộc tính sản phẩm Các nghiên cứu thực nghiệm khác cũng
đã đã lập luận rằng lợi thế cạnh tranh bền vững dựa trên sự khác biệt và chi phí sản phẩm, nó đóng góp tích cực đáng kể vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Lechner
& Gudmundsson, 2014; Saeidi & cộng sự, 2015; Walsh & Dodds, 2017; Azeem & cộng
sự, 2021; Mahdi & cộng sự, 2019; Miotto & cộng sự, 2020)
Về mặt khái quát, trong môi trường kinh doanh, các công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua các khả năng hoặc ưu tiên cạnh tranh của họ, được định nghĩa là các ưu tiên hoặc kích thước chiến lược mà công ty chọn để cạnh tranh trong thị trường mục tiêu (Hayes & Wheelwright, 1984) Theo đó, cách tiếp cận cấu trúc thị trường, định vị ngành,
có thể bảo vệ được sự hấp dẫn của ngành tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững (Barney, 1991) Trước đây, hầu hết các nghiên cứu về chiến lược này đều chỉ tập trung đề cập đến một vài trường hợp không rõ ràng (Penrose, 1959) hay điểm mạnh và điểm yếu cụ thể của doanh nghiệp (John Fahy & cộng sự, 1993; Andrews, 1971) Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh bền vững còn được coi là tài năng, trí tuệ, kiến thức, kỹ năng, bằng sáng chế, khuôn mẫu, thiện chí, hình ảnh thương hiệu, năng lực, tương tác xã hội với các bên liên quan khác và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Djuric & Filipovic, 2015; Ceglinski & cộng sự, 2017; Ayuso & Navarrete ‐ Báez, 2018), có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở các nền kinh tế mới nổi (Cleary
& Quinn, 2016) Đồng quan điểm đó, Haseeb & cộng sự (2019) thực hiện khảo sát trên
500 doanh nghiệp vừa & nhỏ cho thấy rằng: “trách nhiệm xã hội và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Theo định nghĩa trên, doanh nghiệp càng xác định được rõ ràng lợi thế cạnh tranh bền vững thì lợi nhuận, giá trị và kết quả hoạt động của doanh nghiệp tạo dựng được càng cao & lợi thế cạnh tranh bền vững được coi như là một mô hình có khả năng làm sáng tỏ các chiến lược kinh doanh (Peteraf, 1993 & Collins, 2003) Chiến lược nói cách khác là doanh nghiệp đang cố gắng đi đến đâu trong dài hạn, doanh nghiệp nên cạnh tranh ở những thị trường nào & loại hoạt động nào được tham gia vào những thị trường
đó, làm thế nào để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn so với sự cạnh tranh trên những thị trường đó (Kibiru, 2013) Các nghiên cứu trong nước khác cũng đã nghiên cứu về tầm quan trọng của chiến lược quản trị với lợi thế cạnh tranh bền vững & kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Trang 37Ma (2000) lại cho rằng “thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững là một thuật ngữ quan hệ” Nó thể hiện sự tương quan giữa các nhân tố tác động lên lợi thế cạnh tranh bền vững & kết quả hoạt động của doanh nghiệp Như vậy, những yếu tố tạo nên sự đặc biệt của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là các nhân tố hình thành lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp đó (Tracey & cộng sự, 1999) Theo Teece (2016) “lợi thế cạnh tranh bền vững là quá trình liên kết để các tổ chức phát triển & có điều kiện kinh doanh năng động” Doanh nghiệp cần có một cơ cấu giá cả đủ thấp để đưa ra được mức giá cạnh tranh với đối thủ trên thị trường hoặc phải cung cấp giá trị sản phẩm cao hơn để duy trì khả năng cạnh tranh & giữ vững hiệu suất kinh doanh Li & cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh bền vững đề cập đến mức độ của một doanh nghiệp có thể có được một vị trí thuận lợi so với đối thủ cạnh tranh Một số nghiên cứu cũng nhắc đến các nhân tố đó như Lechner & Gudmundsson (2014) lại nhận định “Lợi thế cạnh tranh bền vững dựa trên khác biệt hoá và chi phí thấp đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các công ty có thông lệ tài chính hiệu quả thì đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của công ty (Khan & Yang, 2018)
Lợi thế cạnh tranh bền vững được xây dựng dựa trên 3 góc độ: tính kinh tế, cân bằng xã hội và chất lượng môi trường (Gonzalez-Padron, 2011; Sheth & cộng sự, 2010) Aaker (1998) thực hiện nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh bền vững với 248 nhà doanh nghiệp nổi tiếng trong các ngành dịch vụ, công nghệ cao & một số ngành khác Kết quả cho thấy những doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau thì sẽ có một số lợi thế cạnh tranh khác nhau, kể cả doanh nghiệp trong cùng một ngành đôi khi những lợi thế cạnh tranh này cũng là rất khác biệt Chẳng hạn nhóm ngành công nghệ cao thì đòi hỏi lợi thế cạnh tranh dựa trên sự vượt trội về kỹ thuật; trong khi nhóm ngành dịch vụ thì lại dựa trên lợi thế cạnh tranh bền vững về sự nổi tiếng bởi chất lượng tổng thể Trong thực tế, nhiều nhà doanh nghiệp cho rằng lợi thế cạnh tranh như một hành trình không có điểm đến (Chaharbaghi & Lynch, 1999)
Huang & cộng sự (2005) lập luận rằng một công ty có thể khai thác lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách định vị mình ở vị trí tối ưu trên thị trường sau đó duy trì lợi thế cạnh tranh bằng cách dựng lên rào cản gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, các công ty nắm giữ vị trí thị trường có thể chỉ đạt được lợi thế về tốc độ so với các đối thủ của họ Theo đó, các công ty có vị thế thị trường mạnh hơn được kỳ vọng sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh vượt trội, ít nhất là tạm thời trong các môi trường năng động
& siêu cạnh tranh, từ đó phát triển doanh nghiệp theo hướng cạnh tranh bền vững
Trang 38Ngoài ra tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) lại đề cập đến vai trò
& tác động của nguồn lực hữu hình (vốn doanh nghiệp) và các hoạt động trong doanh nghiệp để đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Vũ Trọng Lâm (2006) trong bài nghiên cứu của mình đã hệ thống hoá các lý thuyết đánh giá về khả năng tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp, phân tích hiện trạng và khả năng của doanh nghiệp Một số góc độ khác như Nguyễn Phi Hoàng (2021) tiếp cận đến lợi thế cạnh tranh bền vững từ phía các doanh nghiệp bán; Phạm Đức Hùng (2020) tiếp cận lợi thế cạnh tranh bền vững từ phía nguồn lực của các doanh nghiệp
Tóm lại, lợi thế cạnh tranh bền vững có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau
Luận án này cho rằng lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp tích lũy được các nguồn lực trong quá trình hoạt động, với một chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng và đảm bảo sự
tranh bền vững phải đảm bảo được phần chiến lược đưa ra, các ưu thế tích lũy trong quá trình hoạt động, và những ưu thế đó phải được tận dụng để tạo ra giá trị lâu dài Điều tất nhiên, các lợi thế đó phải góp phần tạo ra những giá trị tiếp theo trong doanh nghiệp
2.1.3 Yếu tố cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà yếu tố cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp được chia thành các hướng khác nhau Haseeb & cộng sự (2019) chia các yếu tố cấu thành thành 3 mảng chính là nguồn lực, năng lực lõi và năng lực vượt trội Quan điểm này được phát triển từ quan điểm của Barney (1991), Gonzalez-Padron, 2011; Sheth & cộng sự, (2010.) Tuy nhiên, cũng có những quan điểm chia cụ thể hơn, ví dụ như Mahdi & cộng sự thì chỉ dựa trên năng lực cốt lõi (khả năng của các nguồn nhân lực, và những năng lực vượt trội của đơn vị cung cấp mà các doanh nghiệp khác không theo được) Tuy vậy, luận án cho rằng, tổng quát nhất thì nên theo quan điểm của Haseeb & cộng sự (2019) Vì vậy, các nhân tố cấu thành gồm:
Nguồn lực
Nguồn lực được cho là tổng thể các yếu tố hiện hữu và không hiện hữu của doanh nghiệp, thường có thể đo được trên bảng cân đối kế toán (Harrison và Freeman, 1999) hoặc có thể lượng hóa được Trong nguồn lực này, hh tạo động lực và cơ hội cho nhân viên Nghiên cứu của Wright & cộng sự (1993) cho rằng nguồn nhân lực của doanh nghiệp như là tiềm năng quan trọng của lợi thế cạnh tranh bền vững Thực tiễn nguồn nhân lực thông qua phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (kiến thức, kỹ năng và khả năng nhận thức của nhân viên) và khuyến khích các hành vi của nhân viên phù hợp với
Trang 39các mục tiêu của doanh nghiệp (hệ thống đánh giá hiệu suất, hệ thống khen thưởng, hệ thống truyền thông, ), đồng thời sáng tạo để tạo ra sự khác biệt trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ là điều kiện đủ để doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Ngoài ra, Narasimha (2000) ủng hộ quan điểm với Winter (1987), cho rằng sự đổi mới (tri thức) được thừa nhận là một "tài sản chiến lược" giúp doanh nghiệp duy trì
sự tồn tại trong môi trường biến động Trong đó, hai yếu tố xuất hiện nổi bật là thực tiễn Tài sản trí tuệ và thiết kế tổ chức Tri thức được sáng tạo từ các cá nhân nhưng duy trì lợi thế cạnh tranh là kết quả từ các hành động của nhóm Vì thế, nhiệm vụ của thực hành nguồn nhân lực là biến kiến thức “tiềm ẩn” của các cá nhân trở thành kiến thức “tường minh” trong nhóm, nhưng vẫn là “tiềm ẩn” với các nhóm khác của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Rahimic & cộng sự (2004) đã thực hiện nghiên cứu dựa vào cuộc khảo sát phỏng vấn trực tiếp và bằng bảng câu hỏi với các nhà quản lý các doanh nghiệp nhỏ và trung bình ở Bosnia & Herzegovina Kết quả nghiên cứu chứng minh thành công của doanh nghiệp là nắm vững tri thức và gia tăng động lực của người quản lý và nhân viên trong việc đạt được mục tiêu Đồng thời góp phần xây dựng và củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, Rahimic & cộng sự (2004) khẳng định đổi mới trong doanh nghiệp (kiến thức và kỹ năng) là thành phần trung tâm giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh Động cơ cao và sự gắn bó của nhân viên sẽ góp phần đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
Gheribi và Ejsmont (2018) coi sự đổi mới là một yếu tố lợi thế cạnh tranh trong các doanh nghiệp gia đình dịch vụ thực phẩm Trên thực tế, sự thành công hoặc sự tồn tại của một doanh nghiệp trong ngành dịch vụ thực phẩm hay ngành khác phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động hiệu quả Trong ngành dịch vụ thực phẩm, điều quan trọng
là các công ty phải hoạt động tốt hơn đối thủ về mức độ hài lòng của khách hàng bằng cách có dịch vụ khách hàng tốt hơn Hơn nữa, thực tiễn cũng cho thấy, sự đổi mới sẽ giúp khách hàng hài lòng hơn, và là điều kiện tiên quyết đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trong ngành hàng may ở Bangladesh (Rashid & cộng sự, 2020)
Nguồn lực về tài chính: trong các yếu tố cấu thành của lợi thế cạnh tranh bền vững, nguồn lực tài chính được nhắc đến nhiều, nhưng lại ẩn trong các nhân tố khác, ví
dụ như lợi thế về địa điểm, về bằng phát minh sáng chế, về những ưu đãi của nhà nước… Nguồn lực này thể hiện thông qua khả năng dồi dào của nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn trên thị trường (Rashid & cộng sự, 2020) Ý tưởng của tác giả về nguồn lực tài chính cho thấy: nếu có những lợi thế về địa điểm, bằng sáng chế, ưu đãi của nhà nước thì các doanh nghiệp có khả năng huy động vốn tốt hơn Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi khả năng tài chính càng tốt thì vấn đề của doanh nghiệp
Trang 40càng dễ giải quyết: có thể huy động vốn được trên thị trường, có thể đầu tư phát triển sản phẩm mới Và từ đó, các yêu cầu về tạo ra những lợi thế trong tương lai sẽ tiếp tục được đề cập đến
Các giá trị vô hình của doanh nghiệp, thường được nói đến là lợi thế về quy mô, chi phí chuyển đổi, các giá trị vô hình và các nhân tố mềm khác
Lợi thế quy mô: Một doanh nghiệp có sự tổ chức ổn định về quy mô được coi là
có “cái hào kinh tế” ổn định Các công ty lớn và hoạt động lâu năm thường có lợi thế cạnh tranh lớn hơn và chiếm các thị phần cốt lõi của ngành, ngược lại các công ty nhỏ với lợi thế cạnh tranh yếu hơn thường chiếm tỉ trọng nhỏ hoặc tự động bị đào thải khỏi ngành Do đó, doanh nghiệp ngay từ khi bước vào hoạt động kinh doanh cần xác định
rõ lợi thế cạnh tranh bền vững về lâu dài để đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh
Chi phí chuyển đổi cao: Tuỳ thuộc vào sự thể hiện vị thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, khách hàng và các đối tác cung cấp có thể phát sinh thêm chi phí chuyển đổi Tuy nhiên, chi phí chuyển đổi phức tạp và đòi hỏi những đối thủ cạnh tranh khác sẽ gặp thách thức lớn để kiểm soát được thị phần
Giá trị vô hình: Một kiểu “con hào kinh tế” khác có thể được thể hiện bằng những giá trị vô hình của một công ty Những giá trị vô hình đó được hiểu như bằng sáng chế, nhận diện thương hiệu, các giấy phép theo quy định hiện hành Các nghiên cứu như của Haseeb (2019) cho rằng nó là tài sản trí tuệ Công ty sẽ có những lợi thế vượt trội nếu thương hiệu của họ được nhận diện tốt hơn so với đối thủ, để từ đó gia tăng thêm lợi nhuận
Các nhân tố “mềm”: Từ lâu, định nghĩa về các lợi thế “mềm” đã được cho rằng được tạo ra bởi năng lực điều hành của lãnh đạo hay “văn hoá doanh nghiệp” hiệu quả
- thường được coi là tài sản trí tuệ Đó cũng được xem như lý do khiến doanh nghiệp có một “con hào kinh tế” khó xác định hơn Tuy nhiên, năng lực người đứng đầu doanh nghiệp và môi trường bên trong doanh nghiệp có tác động rất lớn tới sự khác biệt dài hạn của doanh nghiệp đó trong ngành kinh tế
Năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí hay “Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp thể hiện giá trị đặc biệt mà không đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được” dựa theo lý thuyết về nguồn lực (Barney, 1991; Pei & cộng sự, 2020; Pratono & cộng sự, 2019; Singh & cộng