MỤC LỤC
Với các nghiên cứu thuần về kế toán, Đỗ Huyền Trang (2012), Hoàng Quốc Mậu (2017), Bùi Thu Hiền (2017), Nguyễn Văn Linh & Đặng Ngọc Hùng (2017) và Lê Thanh Huyền (2021) đồng quan điểm khi cho rằng kết quả hoạt động là một phạm trù kinh tế được biểu hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu so sánh giữa kết quả hoạt động của đầu ra với yếu tố nguồn lực đầu; từ đó, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có được kết quả hoạt động của kinh doanh cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất, nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội. Như vậy, dù là với cách giải thích nào, từ chuyển giao nguồn lực giữa các thành viên trong chuỗi của lý thuyết RBV, giảm thiểu tính không chắc chắc của các giao dịch hay hạn chế hành vi cơ hội trong hợp tác cho đến nhu cầu thúc đẩy sở hữu các nguồn cung một cách ổn định của lý thuyết nguồn cung khan hiếm, việc tạo lập quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhà cung cấp và biến các mối quan hệ này thành các tài sản chiến lược của doanh nghiệp chính là nền tảng của việc tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt trong xu hướng cạnh tranh toàn cầu và sự thiếu hụt nguồn cung đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn tài chính ổn định trong môi trường vay vốn hay sử dụng nguồn tài chính để đầu tư, tăng trưởng, phát triển & quản lý nợ cũng là một phương thức để đạt được SCA (lợi thế cạnh tranh bền vững) (Zou & cộng sự, 2010; Pergelova & Angulo ‐ Ruiz, 2014). Người ta đã lập luận rằng khả năng đổi mới phân biệt thành công hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển kém thành công hơn (Thống kê Canada, 1994), và một nghiên cứu gần đây của Úc cho thấy rằng các doanh nghiệp sử dụng cả đổi mới công nghệ và phi công nghệ để đạt được lợi thế cạnh tranh trong cả thị trường trong nước và thị trường toàn cầu (Hội đồng Sản xuất Úc [AMC], 1995). Tài sản trí tuệ thường bao gồm tài năng, trí tuệ, kiến thức và kỹ năng, bằng sáng chế và mô hình, hình ảnh thương hiệu, năng lực và mối quan hệ với các bên liên quan khác (Ayuso & Navarrete‐Báez, 2018; Djuric & Filipovic, 2015); có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nền kinh tế mới nổi (Cleary & Quinn, 2016).
Dựa trên lý thuyết về nguồn lực (resource-based theory) và lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory), một khoản đầu tư đáng kể vào các hoạt động CSR sẽ tạo nên lòng trung thành của các bên liên quan, thúc đẩy các nguồn lực vô hình bên trong doanh nghiệp (tinh thần và kiến thức của nhân viên, sự đổi mới và văn hóa doanh nghiệp) và các nguồn lực vô hình bên ngoài doanh nghiệp (danh tiếng, quan hệ công chúng tốt, sự thiện chí và hình ảnh đẹp) (Branco & Rodrigues, 2006; Briones Peủalver & cộng sự, 2018). Đặc biệt, lợi thế cạnh tranh bền vững làm trung gian hoàn toàn mối quan hệ giữa khả năng tài chính và kết quả hoạt động, giữa trách nhiệm xã hội & kết quả hoạt động, trong khi lợi thế cạnh tranh bền vững làm trung gian một phần mối quan hệ giữa khả năng đổi mới và kết quả hoạt động (Khan & cộng sự, 2018).
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả Dựa vào Bảng 4.23 kết quả EFA cho biến Lợi thế cạnh tranh bền vững, ta thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 & không có trường hợp biến cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau nên được giữ lại toàn bộ. Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả Dựa vào Bảng 4.24 kết quả EFA cho biến Quản trị quan hệ, ta thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 & không có trường hợp biến cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau nên được giữ lại toàn bộ. Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả Dựa vào Bảng 4.25 kết quả EFA cho biến Quản trị quan hệ, ta thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 & không có trường hợp biến cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau nên được giữ lại toàn bộ.
Tác giả đã đề cập hệ số Cronbach’s Alpha ở phần 3.2 & thu được kết quả có độ tin cậy cao nên trong phần này chúng tôi xin đề cập đến hai chỉ số khác là độ tin cậy tổng hợp (CR) & tổng phương sai rút trích (AVE) để tiến hành loại bỏ các thang đo có độ tin cậy thấp. Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhân tố cấu thành lên lợi thế cạnh tranh bền vững với thứ tự độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thứ tự giảm dần là: (1) Khả năng tài chính, (2) Khả năng đổi mới, (3) Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp & (4) Tài sản trí tuệ.
Vì trong một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ & liên tục thay đổi hằng ngày như hiện nay, lĩnh vực bất động sản cũng không ngoại lệ, thì việc doanh nghiệp bất động sản hình thành những phương thức mới, cải tiến trong quản trị nội bộ & quy trình hoạt động giúp doanh nghiệp có những tiến bộ, tăng trưởng đột phá, góp phần tăng thêm tính cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Bên cạnh đó, trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay, khi đa số các đối thủ cạnh tranh đều có thể tiếp cận những nguồn thông tin nội bộ để thực hiện học hỏi theo thì sẽ dẫn đến việc tồn tại nhiều doanh nghiệp bất động sản có mô hình, cách hoạt động tương tự nhau, tạo ra áp lực cạnh tranh cao hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản về Thương Mại – Dịch vụ, loại hình có các thuộc tính độc đáo của doanh nghiệp vẫn chưa được cấp bằng bản quyền & dễ dàng bị bắt chước. Trong khi đó, về thực tế, các mối quan hệ chính trị luôn giúp doanh nghiệp bất động sản cải thiện được mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp với các quan chức chính quyền, cơ quan quản lý ở các cấp quản lý khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện tính hợp pháp, sự uy tín & sự thiện cảm của chính quyền địa phương dành cho doanh nghiệp bất động sản, mà kết quả là kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đều được cải thiện đáng kể.
Từ những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, tác giả đề xuất một số hàm ý & kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước & các nhà quản trị doanh nghiệp bất động sản nhằm gợi ý các giải pháp để có thể cải thiện & nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững bất động sản, từ đó, tăng kết quả hoạt động của các tổ chức & cải thiện lợi thế cạnh tranh của thị trường bất động sản. Các giai đoạn trung hạn kéo dài từ 5 - 6 tháng, doanh nghiệp cần thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định, giảm tương tác với khách hàng, nên chủ động cắt giảm mọi khoản chi phí cố định đến mức tối đa, từ nhân sự, chi phí mặt bằng, chia sẻ khó khăn với ngân hàng để giãn nợ, chủ động tiếp cận các khoản hỗ trợ: về phía nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp nhỏ & vừa trong việc tổ chức đào tạo các khóa học về quản lý doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề, năng lực kinh doanh… tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là các doanh nghiệp này phải tự mình cơ cấu để phù hợp với từng thời kỳ phát triển, mục tiêu là cần sự duy trì & phát triển một cách bền vững.
So với các sản phẩm bất động sản khác của các doanh nghiệp cùng ngành, sản phẩm của doanh nghiệp Ông/Bà mang lại lợi ích vượt trội cho khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp Ông/bà có sự khác biệt đáng kể so với sản phẩm của các doanh nghiệp cùng ngành về chức năng và chất lượng. Doanh nghiệp của Ông/Bà thành công tạo ra sự khác biệt với những doanh nghiệp khác thông qua các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi hiệu quả.
Doanh nghiệp của Ông/Bà đã phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức quản lý và hỗ trợ như cục thuế, ngân hàng nhà nước và cục quản lý thương mại. Các góp ý của Ông/Bà để Việt Nam có thể phát triển những lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp?.