1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng

74 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Xi Măng Hải Phòng
Tác giả Lờ Toàn Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Duy Hào
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 16,82 MB

Nội dung

Đây là một trong những yêu tô quyết định sự thành công và đi lên của doanh nghiệp Vốn còn là một trong những điều kiện dé sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tiềm năng tương lai về sứ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TE QUOC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn :PGS.TS Vũ Duy Hào

Hà Nội - 04/2020

Trang 2

0/9005 — ÔỎ |DANH MỤC KÝ HIỆU VIET TẮTT e 5c -ss<©ssecssesseessesseese II 9:0 00/9879 10277 IV

1.1 Khái niệm về vốn của doanh nghiệp . . -s sc se sscssess 3

1.1.1 Đặc trưng cơ bản của vốn - +: ¿5+ +Ec2E22E2EEcExerkerkerkerree 3

1.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp - 2-2 2 2 s+csz s2 4

1.1.3.Phan 0i2i0, 0n 43 5 1.1.4 Những vấn đề cơ bản về quản lý và sử dụng vốn trong doanh

1.3.1 Nhân t6 chủ quan - ¿2 2 £++++E+EE£EEtEEEEEEEEEEEEEkerkerkrrreee 22

1.3.2 Nhân tô khách quan - 2-2 2 +E+SE+EE+E££E££EeEESEEEEEzEerkerkrrsrei 25

0:09) 27

THUC TRẠNG HIỆU QUA SU DỤNG VON TẠI CÔNG TY XI MĂNG

;980.i0)010e 5 .).) 27

2.1 Giới thiệu về Công ty Xi măng Hải Phòng - - 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty . - 27

Trang 3

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công fy - -++s xe s+svsseersee 31

2.1.3 Tổ chức Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất — kinh doanh của

Công ty Xi Măng Hải Phong - - 5 5 2< 3£ *EsvE+sEEsekssrseeere 31

2.1.4 Kết qua kinh doanh của Công ty Xi Măng Hai Phòng 34

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng 49

2.3.1 Những kết quả dat được -¿ -¿©5¿+sz+x++zx+rxerxerxrrxerreerxee 49

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2 2 2 ++EE+Ex+EEeEEzzEzzEezrxee 51

CHƯNG ỏ 5-5-5 << TT 0.0 00 40.40.9090 0009040 58

GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUA SỬ DUNG VON TAI CÔNG TY

XI MĂNG HAI PHONG -s°°vveseoevvedeestvrkresorrarderioe 58

3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới 58 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dung vốn tại Công ty Xi mang Hai

PhÒng G0 S9 9 9 9 9 00.0.0000 0000.0000000 0900918000660 59

3.2.1 Nhóm giải pháp cơ bản - c s+x + Ererseerseeeerrerree 60

3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ tro ¿2+ S2 E+E+E£E+EeEeEzkrrerersrree 66

3.3 ‹ 6) 8h 6 70

3.2.1 Kiến nghị với nhà nước và chính quyên địa phương 703.2.2 Kiến nghị với cán bộ, ngành có liên quan -. -5- 5+: 71

9000/0077 — 72 TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 s° se sesseEssesseEssesserssessrs 73

ii

Trang 4

DANH MỤC KÝ HIỆU VIET TAT

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểmy tế

KPCĐ : Kinh phí công đoàn

Trang 5

Bảng 2.4 Hiệu quả sử dụng tông vốn của Công ty Xi măng Hải Phòng Al

Bang 2.5 Hiệu quả sử dung vốn cố định + 2 2+2 s+x+£EerEzEzrerreee 43 Bảng 2.6 Kết cấu tài sản cố định và mức trích khấu hao tài sản cố định 45

DANH MỤC SƠ DO

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý kinh doanh Công ty Xi măng Hải

iv

Trang 6

Vốn quan trọng với doanh nghiệp như vậy Vậy, doanh nghiệp làm thế nao dé sử dung vốn hiệu quả?

Đây là một câu hỏi trong thực tế được các doanh nghiệp đặt ra và đi tìm câu

trả lời Song trên đường đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình, mỗi doanh

nghiệp lại tìm ra câu trả lời khác nhau và phù hợp với tình hình cụ thể của doanhnghiệp mình.Tuy nhiên đáp án về bài toán hiệu quả sử dụng vốn của các doanhnghiệp van có điểm chung là mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một cơ cau

vốn tôi ưu và quản ly sử dung vốn sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất Việc

sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí va tăng lợi nhuận.

Trong xu thé toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc doanh nghiệp

sử dụng hiệu quả vốn còn góp phần đem lại sức mạnh, nâng cao khả năng cạnh

tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải khókhăn trong việc quản lý và sử dụng vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Công ty XI măng Hải Phòng cũng không là ngoại lệ Là doanh nghiệp kinh

doanh trong lĩnh vực sản xuất xi măng và kinh doanh các sản phẩm nguyênliệu ngành xi măng Công ty thực hiện nhập khẩu trực tiếp và phân phối trên

phạm vi toàn quốc các loại sản phẩm nguyên liệu ngành xi măng Trong quá

trình mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, Công ty thiếu vốn và phảivay ngân hàng, cá nhân để đảm bảo vốn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh

của Công ty Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty vẫn còn một

Trang 7

số tồn tại do đó hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa thực sự cao Xuất

phát từ những vấn đề nóng bỏng về hiệu quả sử dụng vốn của các doanhnghiệp hiện nay nói chung và Công ty Xi măng Hải Phòng nói riêng em quyết

định chọn dé tài “Náng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi mang HaiPhong”.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề được trình bày thành 3 chương bao gồm:

Chương 1 Những vấn dé cơ bản về vốn và hiệu quả sử dung vốn tại

Trang 8

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE CƠ BAN VE VON VÀ HIỆU QUÁ SU DỤNG VON

CUA DOANH NGHIEP

1.1 Khái niệm về von của doanh nghiệp

Dé tiễn hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung va doanh nghiệp cổ phan nói riêng cần phải có các yếu tố cơ bản như: sức lao động,

đối tượng lao động và tư liệu lao động Đề có được các yếu tố này đòi hỏi doanh

nghiệp phải có một số vốn nhất định để đầu tư, mua sắm, thuê mướn các yếu tố đó nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyên hóa từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền tệ Sự vận động của vốn kinh doanh như vậy được gọi là sự tuần hoàn của vốn Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng Do đó, sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyền của vốn kinh doanh.

Sự chu chuyển của vốn kinh doanh chịu sự chỉ phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế

-kỹ thuật của ngành.

Từ những phân tích trên có thể rút ra như sau:

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bang tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

1.1.1 Đặc trưng cơ bản của vốn

Vốn được biểu hiện bằng tiền, vật tư, tài sản, hàng hóa của doanh nghiệp Tuy nhiên vốn không đồng nhất với hàng hóa, tiền tệ thông thường Tiền tệ, hàng

hóa là hình thái biểu hiện của vốn nhưng chỉ khi chúng được đưa vào quá trình sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhăm mục đích kiếm lời thì chúng mới được coi

là vốn

Vốn được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng Vốn của doanh nghiệp phải được tập trung, tích tụ thành một lượng tiền

Trang 9

đủ lớn mới có thê đầu tư vào sản xuất kinh doanh được Đề kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp cần phải cân nhắc để lựa chọn nguồn vốn sao cho có chỉ phí thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất

Vốn phải được gan với một chủ sở hữu nhất định dé tránh sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả

Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được tiến hành liên tục

do vậy vốn của doanh nghiệp cũng được vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn

và chu chuyền vốn Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyền vốn, vốn thay đổi cả

hình thái và lượng giá tri.

1.1.2.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Vôn có vai trò rât quan trọng trong hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp Đê tiên hành sản xuât kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cân có vôn, vôn

dau tư ban dau và von bô sung đê mở rộng sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp Nóđóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Vốn là yếu tố quyết định mức độ trang thiết bị kỹ thuật, quyết định việc đôi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, ứng dụng thành tựu mới của khoa học và phát triển sản xuất kinh doanh Đây là một trong những yêu tô quyết định sự

thành công và đi lên của doanh nghiệp

Vốn còn là một trong những điều kiện dé sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có

và tiềm năng tương lai về sức lao động, nguồn hàng hóa, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa, là điều kiện để phát triển kinh doanh, thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh, là chất keo dé nối chap và dính kết các quá trình và quan hệ kinh tế, là đầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động.

Vốn được đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh, dưới sự tác động của người sử dụng vốn, thông qua quy luật T-H (tư liệu sản xuất, tư liệu lao động)-Sản xuất-H'- T’ Quy luật này với T’>T, cho thấy vốn của doanh nghiệp sau quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra một lượng giá trị lớn hơn ban đầu, đó là giá trị thặng dư Như

vậy von cũng giữ vai trò tạo ra giá tri thang dư, đó chính là nguôn gôc của lợi nhuận

Trang 10

doanh nghiệp.

Bên cạnh vai trò tạo ra giá trị thặng dư, vốn còn đóng vai trò quan trọng nữa

là giám đốc quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có liên quan đến vốn, đều sử dụng vốn vì thé thông qua quản lý vốn có thé quan lý doanh nghiệp Sự vận động của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng phản ánh sự vận động của hàng hóa dịch vụ vì vậy quản lý vốn cũng chính là quản lý sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, vốn có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một việc cần thiết của doanh nghiệp Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải có chính sách, biện pháp sử dụng tài sản của mình tốt hơn.

1.1.3.Phân loại vốn

Vôn có vai trò rât quan trọng trong quá trình sản xuât kinh doanh của doanh

nghiệp vì vậy việc quản lý và sử dụng vôn có hiệu quả đóng vai trò sông còn đôi với sự

tôn tại và phát triên của doanh nghiệp Đê đảm bảo việc quản lý và sử dụng vôn có hiệu

quả người ta phân vốn thành nhiều loại tùy theo mục đích quản lý và sử dung, cụ thé:

e Căn cứ vào tính chất sé hữu Theo hình thức sở hữu, vốn của doanh nghiệp được chia làm hai loại là vốn

chủ sở hữu và nợ phải trả

- Von chủ sở hữu: Day là nguôn von thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp cô phân đó là vôn của các cô đông góp vào doanh nghiệp Có

ba nguôn tạo nên vôn chủ sở hữu: Sô tiên góp vôn của các nhà đâu tư, thặng dư vôn

và lợi nhuận tích lũy.

- Nợ phải trả: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ lưu động và cô định Để dam bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp

phải cân đôi hai nguôn vôn nói trên tạo ra cơ câu vôn tôi ưu đôi với doanh nghiệp Cơ

Trang 11

câu von tôi ưu của doanh nghiệp là cơ cau von tại đó chi phí von của doanh nghiệp là

thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

e Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn thì vốn của doanh nghiệp được chia thành

vôn thường xuyên và vôn tạm thời.

- Vốn thường xuyên: bao gồm von chủ sở hữu và các khoản vay cô định Day

là nguồn vốn mang tinh chất ôn định và lâu dài mà doanh nghiệp có thé sử dụng Đây là vốn mà doanh nghiệp có thé đầu tư mua sắm tài sản cô định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Von tam thời: Là nguồn vốn có tính chất lưu động (dưới 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh) mà doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn này bao gồm các khoản vay ngân hang và các tô chức tín dụng, các khoản

nợ lưu động khác,

e Căn cứ vào đặc điềm luân chuyên của von trong chu kỳ sản xuât kinh doanh

Theo đặc điểm luân chuyển vốn, vốn được phân thành vốn có định và vốn lưu

động Đây là hình thức phân loại vốn doanh nghiệp thể hiện rõ ràng, chính xác và

thuận tiện nhất mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng.

- Von cô định: Vốn cô định của doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp ứng ra

để hình thành nên tài sản cố định Đặc điểm của vốn cố định là chu chuyển gia tri dan dan từng phan trong nhiều chu ky kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá tri

Vốn có định và tài sản cố định khác nhau ở chỗ: lúc mới hoạt động, vốn cố định của doanh nghiệp có giá trị bằng giá trị nguyên thủy của tài sản cố định Về sau, giá trị của vốn cố định thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của tài sản cố định

Trang 12

do hao mòn.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố định một mặt giảm dần do trích khấu hao và thanh lý tài sản cố định, mặt khác lại tăng thêm giá trị do đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành Như vậy giá trị của vốn

có định sẽ thay đổi: giảm giá trị tài sản cố định sản xuất đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành và tăng thêm các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản va sửa chữa lớn Việc đổi mới tài sản cố định và tăng thêm vốn cé định trong các doanh nghiệp có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm

việc của người lao động.

Trong quá trình luân chuyên, tài sản có định vẫn giữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị của nó giảm thông qua hình thức khấu hao Bởi vậy, yêu cầu của việc quản lý và sử dụng vốn có định là phải dựa trên hai cơ sở: mét /d phải đảm bao cho tài sản cố định của doanh nghiệp được toản vẹn và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó Hzi là phải tính toán chính xác số trích lập quỹ khấu hao đồng thời phân phối và sử dụng quỹ đó hợp lý dé có kế hoạch trích khấu hao bù lại giá trị hao mòn, thực hiện đổi mới tai sản cố định.

Như vậy tài sản cố định chính là biểu hiện của vốn cố định do đó sử dụng vốn có định cũng có nghĩa là sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định cũng là một

loại hàng hóa như những hàng hóa thông thường khác, không chi có giá trị ma còn

có giá trị sử dụng Tài sản có định ngoài việc được mua bán trên thị trường cũng còn có thé thuê, mượn, cầm dé, thé chấp tùy mục đích của người sử dụng Đề thuận tiện cho việc quản ly và sử dụng vốn cô định người ta có thê chia vốn cô định theo tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình, vô hình), hay theo các phương tiện vật chất cụ thể (nhà cửa vật kiến trúc,máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn )

Vốn cô định của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển Do đó, việc thường xuyên sửa chữa,

đôi mới, bô sung tài sản cô định mới là việc làm sông còn đôi với doanh nghiệp.

Trang 13

- Vấn lưu động: Vôn lưu động là vốn của doanh nghiệp ứng trước vào vật tư

và tài sản lưu động khác nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục Khác với von có định, vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp và không còn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị hàng hóa, thành phẩm Vốn này được thu hồi sau một chu ky sản xuất kinh doanh và tiếp tục được đưa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo một cách

liên tục.

Vôn lưu động chính là biêu hiện băng tiên của tài sản lưu động Do đó, đặc

diém vận động cua von lưu động luôn chịu sự chi phôi của sự vận động của tài san

lưu động Trong các doanh nghiệp tài sản lưu động được chia làm hai loại:

+ Tài sản lưu động sản xuât: bao gôm các nguyên, nhiên vật liệu, bán thành

phẩm, sản phẩm do dang, thành phẩm đang trong quá trình dự trữ hoặc chế biến

+ Tài sản lưu động lưu thông: Bao gồm hàng hóa, thành phẩm chờ tiêu thụ,

các loại vốn bằng tiền, các khoản công nợ phải thu khách hàng, các khoản phí chờ

kết chuyền, chi phí trả trước,

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất và lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyên hóa lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản

xuất kinh doanh được tiễn hanh liên tục.

Dé phù hop với các đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh: dự trữ-sản xuất-lưu thông Quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên,

lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyên của vốn

lưu động Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biéu hiện, từ hình thái tiền tệ ban đầu chuyền sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ Sau mỗi chu

kỳ sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyền.

Cũng giông như von cô định, việc quản ly von lưu động cũng có vai trò quan

8

Trang 14

trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ phải thường xuyên sử dụng lượng vốn lưu động nhiều hơn vốn cố định thì việc quản ly vốn lưu động lại có vai trò sống còn đối với doanh nghiệp.

1.1.4 Những vấn đề cơ bản về quản lý và sử dụng vốn trong doanh

nghiệp

1.1.4.1 Quản lý sử dụng vốn có định

Quản lý sử dụng vốn có định là một trong những nội dung cơ bản trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cô phần nói riêng Quản lý sử dụng vốn cô định được thực hiện trên hai phương diện: quản lý về mặt hiện vật và quan lý về mặt giá trị (hay quan lý quỹ khấu hao tài sản cô định)

e Quản lý về mặt hiện vật

Xét về mặt hiện vat, quan lý von cô định gan liên với việc phân loại tài sản cô

định theo các tiêu thức khác nhau

- Căn cứ theo quyên sở hữu + Tài sản cé định thuộc sở hữu của doanh nghiệp + Tài sản cố định do doanh nghiệp đi thuê

- Căn cứ theo công dụng

+ Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Tài sản cô định dùng cho công tác quản lý

+ Tài sản cô định dùng cho công tác quản lý + Tài sản cô định dùng cho hoạt động phân phối, tiêu thụ hàng hóa + Tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi

- Căn cứ theo tình hình sử dụng tài sản có định

+ Tài sản cố định đang sử dụng

Trang 15

+ Tài sản cô định dự trữ

+ Tài sản cố định chờ thanh lý

Việc phân chia tài sản cố định như vậy nhăm giúp doanh nghiệp có biện pháp

sử dụng và quản lý tài sản cố định có hiệu quả hơn Điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn có định cũng được nâng cao

e Quản lý quỹ khấu hao tài sản cố định

Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn là một van đề mang tính tất yêu khách quan Trong quá trình sử dung dé tái tạo tài sản

có định, doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao tài sản có định Khấu hao tài sản có định là sự tính toán số tiền biểu hiện mức hao mòn tài sản cố định Đây là một yếu tố của chi phí kinh doanh và được bù đắp khi doanh nghiệp có thu nhập Số tiền khấu hao được doanh nghiệp trích lại để hình thành quỹ khấu hao nhăm tái tạo tài sản cố định Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư hình thành tài sản cố định mà doanh nghiệp có kế hoạch phân phối và sử dụng quỹ khấu hao sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.

Đặc điểm của tài sản cố định là tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh

nên ngu6n von hình thành tai sản cố định chủ yếu là nguồn vốn dai hạn (nguồn vốn

tự có của doanh nghiệp hoặc vay dài hạn) Vì thế thời gian thu hồi vốn có định là rất lâu, khó tránh khỏi những rủi ro bất thường Cho nên, doanh nghiệp phải xác định

tỷ trong của từng nguồn vốn dau tư dé phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao cho hợp lý Đồng thời cần phải thường xuyên xem xét, kiêm tra đảm bảo tính bền vững

và có lợi nhất của nguồn vốn cố định này.

- Đối với tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao dé tái đầu tư, đôi mới tài sản cố định của minh Khi chưa có nhu cầu đầu tư, đổi mới tài sản cố định, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng quỹ khấu hao dé phục vụ cho mục đích kinh doanh khác.

- Đối với tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay, về nguyên tắc, doanh nghiệp phải sử dụng số tiền trích khấu hao thu được dé trả gốc Tuy vậy, nếu chưa

10

Trang 16

đến kỳ trả nợ, doanh nghiệp có thể tạm thời sử dụng quỹ khấu hao này vào mục đích khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay.

khi đó sức mua lại luôn có xu hướng giảm do ảnh hưởng của lạm phát Vì vậy, mục

tiêu đặt ra trong quản lý tiền mặt là phải tối thiêu hóa lượng tiền mặt Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải duy trì một khối lượng vốn băng tiền nhất định nhằm:

- Đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày: mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán các chi phí cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp

- Dự phòng dé ứng phó với biến động không lường trước về nhu cầu vốn Nếu khả năng dự đoán cao thì nhu cầu tiền mặt dùng để dự phòng bắt ngờ sẽ thấp

- San sang sử dụng khi có những cơ hội kinh doanh mang lai ty suất lợi nhuận cao

- Sử dụng để thanh toán cho nhà cung cấp nhằm được hưởng chính sách chiết khấu thanh toán do thanh toán sớm hoặc đúng hạn

Như vậy, vốn bằng tiền là một yếu tố quan trọng không kém gì so với các yếu

tố khác trong kinh doanh(vật liệu, hàng hóa, ) và nhiều khi là tiền đề dé có các yêu

tố đó Doanh nghiệp cần phải có kế hoạch tài chính để xác định nhu cầu vốn tiền mặt phục vụ kinh doanh, đồng thời tối ưu hóa số ngân quỹ hiện có, tăng tốc độ thu hồi, giảm tốc độ chỉ tiêu, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất, về tỷ giá,

Việc quản lý vốn tiền mặt bao gồm nội dung sau:

+ Xác định mức tồn quỹ tối thiểu: nhằm tránh rủi ro không có khả năng thanh

11

Trang 17

toán ngay (phải gia hạn nên phải trả lãi cao hơn), mất khả năng được hưởng chính sách tín dụng thương mại của nhà cung cấp, mất cơ hội kinh doanh tốt,

+ Hoạch định ngân sách tiền mặt: Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn han dùng để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt Yếu tố quan trọng nhất dé thiết lập được một ngân sách tiền mặt có ý nghĩa là dựa trên tính xác thực của những dự báo về doanh thu bán hàng Từ doanh thu có thể ước tính ra các khoản thu tiền bán hàng và các khoản chỉ tiêu liên quan đến sản xuất, nguyên vật liệu, tiền lương, Trên cơ sở so sánh các nguồn thu chi tiền mặt doanh nghiệp có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân sách tiền mặt để có biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ như tăng tốc độ thu hồi, giảm tốc độ chi tiêu hoặc có thé huy động

các khoản vay thanh toán ngân hàng.

e Quản lý các khoản phải thu Mua hàng trả chậm đã trở thành phương thức thường lệ trong giao dịch thương

mại Vì vậy, ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tồn tại khoản phải thu Khoản phải thu thực chất là vốn của doanh nghiệp nhưng bị các đơn vị khác chiếm dụng Điều này làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp Chính sách tín

dụng thương mại (hay còn gọi là chính sách bán chịu) của doanh nghiệp có anh

hưởng trực tiếp đến quy mô các khoản phải thu Vì vậy, việc xác định chính sách tín dụng thương mại hợp lý là nội dung cơ bản và cần thiết của công tác quản lý các khoản phải thu nhằm thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng làm tăng doanh thu, tăng hiệu suất sử dụng tài sản, đồng thời hạn chế được rủi ro do phát sinh gia tăng của chi phí đòi nợ và chi phí phải trả cho các nguồn tài trợ dé bù đắp sự thiếu hụt

của ngân quỹ Chính sách tín dụng của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc

kiêm soát bôn biên sô sau:

- Tiêu chuẩn tín dụng: là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thê chấp nhận được của những khách hàng mua chịu.

- Chiết khấu: tạo ra những khuyến khích thanh toán sớm hóa đơn mua hàng

- Thời hạn bán chịu: là độ dài thời gian khoản tín dụng được phép kéo dài

12

Trang 18

- Chính sách thu tiền: là cách thức xử lý những khoản tín dụng thương mại

quá hạn

Chính sách tín dụng thương mại hợp lý cần xây dựng các tiêu chuẩn sao cho không quá cao và cũng không quá thấp Nếu các tiêu chuẩn đặt ra quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và có thé làm giảm lợi nhuận Ngược lại nếu tiêu chuẩn đặt ra quá thấp có thé thúc đây doanh thu tăng và rủi ro tin dụng cũng tăng theo, kéo theo các khoản nợ khó đòi và gia tăng chỉ phí thu tiền Điều này cũng đặt ra vấn đề phải đánh giá rủi ro tín dụng trong ký kết các giao dịch có thê làm tiêu tan toàn bộ lợi nhuận do hoạt động khác mang lại Dé đánh giá rủi ro tín dụng hay độ uy tín của

khách hàng, người ta căn cứ vào năm đặc tính sau:

- Bản chất: nói lên tư cách tín dụng của khách hàng Đây là đặc tính được đặt lên hàng đầu nhằm đánh giá tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ,

có uy tín hay không uy tín

- Khả năng: đặc tính này được xác định dựa vào khả năng thanh toán nhanh

và dòng lưu kim dự kiến liên quan đến số nợ cũng như thời điểm phải trả chúng.

- Vốn: được đo lường bởi tình trạng tài chính tổng quát của khách hang qua các chỉ số tài chính nhằm đánh giá tiềm năng tài chính dài hạn của khách hàng

- Bảo đảm: nói đến các tài sản mà khách hàng có thể dùng để đảm bảo cho các

khoản nợ

- Môi trường: đề cập đến điều kiện kinh tế của khách hàng tức khả năng phát triển của khách hàng cũng như xu hướng phát triển ngành nghề kinh doanh của

khách hàng

Bên cạnh việc xây dựng một chính sách tín dụng thương mại hợp lý, doanh

nghiệp cần phải theo dõi sát sao các khoản phải thu để kịp thời có biện pháp điều chỉnh chính sách thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế Dé theo dõi các

khoản phải thu, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu, phương pháp sau:

- Kỳ thu tiền bình quân

13

Trang 19

- Sắp xếp các khoản phải thu theo thứ tự thời gian dé theo dõi và lên kế hoạch thu nợ khi đến hạn

- Xác định số dư các khoản phải thu, từ đó xác định được số nợ tồn đọng trên tổng số tín dụng thương mại đã cấp để có biện pháp điều chỉnh chính sách thương

mại cho phù hợp.

e Quản lý dự trữ

Trong quá trình luân chuyền của vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là bước đệm cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp Tài sản dự trữ của doanh nghiệp ton tại đưới ba dang: nguyên nhiên vật liệu dự trữ san xuất kinh doanh, sản phẩm dé dang và thành pham chờ tiêu thụ (hay hàng hóa) Tùy theo từng loại ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng của các tài sản dự trữ là khác nhau Trong các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ nguyên nhiên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn, còn đối với doanh nghiệp thương mại thì hàng hóa chờ tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Việc quan lý tồn kho dự trữ là rất quan trọng dé hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn Song vấn đề đặt ra là dự trữ bao nhiêu là đúng mức và hợp lý.

Việc xác định mức dự trữ hợp lý bao gốm những nội dung cơ bản sau:

- Nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất kinh đoanh: loại này không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng có vai trò rất lớn dé quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường Nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chỉ phí, ứ đọng vốn Ngược lại, sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh

Việc dự trữ nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào các yêu tố sau:

+ Dự phòng sản xuất của doanh nghiệp bao gồm dự trữ thường xuyên, dự trữ

thời vụ (đối với doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ)

+ Khả năng cung ứng của thị trường và điêu kiện thuận lợi của nơi sản xuât.

14

Trang 20

Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ giao hàng trong hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu va thời gian vận chuyền nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến nơi sản xuất

+ Giá cả: khi giá của các nguyên vật liệu thấp, doanh nghiệp có thé tiễn hành

dự trữ b6 sung

- Sản phâm đở dang: đây là loại tồn kho trong quá trình sản xuất, là bước đệm

nhỏ đê quá trình sản xuât được liên tục Nêu dây chuyên sản xuât cảng dai và cảng

có nhiêu công đoạn thì sản phâm dở dang cân tính đên các ảnh hưởng sau:

+ Độ đài thời gian của chu kỳ sản phẩm + Đặc tính kỹ thuật của công nghệ trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm

- Thành phẩm chờ tiêu thụ: sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra chưa thé

tiêu thụ hết ngay được chủ yếu là do có độ trễ giữa sản xuất và tiêu dùng Dự trữ thành phẩm nhiều hay ít phụ thuộc vào sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ Những doanh nghiệp mà sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì tồn kho thành phẩm sẽ lớn

Khi xác định mức tồn kho dự trữ thành phẩm phải tính đến các nhân tố ảnh

hưởng sau:

+ Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng + Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp Các chi phí liên quan đến dự trữ hàng ton kho:

Trên góc độ quản lý tài chính, việc dự trữ hàng tồn kho cũng là một quyết định chi tiêu tiền Dé xác định mức độ đầu tư vào hàng tồn kho tối ưu cần so sánh lợi ích đạt được từ dự trữ hàng tồn kho với chỉ phí phát sinh do dự trữ hàng tồn kho đề có phương thức quyết định tồn kho Vì vậy cần xem xét các chỉ phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho như: chi phí đặt hang, chi phí lưu trữ và chi phí thiệt hại do không

có hang dự trữ trong kho.

15

Trang 21

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như sản phẩm, thị trường, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, song một trong các yếu tô tác động mạnh mẽ tới lợi nhuận của doanh nghiệp đó chính là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Vì vậy, việc sử dụng vốn như thé nào dé mang lại lợi nhuận cao nhất luôn được các doanh nghiệp quan tâm Với một lượng vốn nhất định doanh nghiệp mong muốn tạo ra được nhiều sản phẩm nhất, bán được với doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhất; nói cách khác đó là doanh nghiệp muốn sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất Mục tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nén kinh tế thị trường đó là tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu, tối da hóa lợi nhuận Dé đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mức lợi nhuận cao nhất có thé Có thé đánh giá hiệu quả kinh doanh thể hiện rõ nhất bang cách sử dụng thước đo tiền tệ dé lượng hóa đầu ra và đầu vào, đánh giá quan hệ giữa chúng.

Tuy nhiên quan niệm về hiệu qua sử dung von được hiéu trên hai khía cạnh:

- Với số vốn hiện có doanh nghiệp có thé sản xuất thêm sản phẩm với chat

lượng tốt, giá thành hạ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Đầu tư thêm vốn (mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu) sao cho tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn.

Vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa, nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả

năng hoạt động, kha năng sinh lời, toc độ luân chuyên von,

Trong một doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực hiện có Trình độ sử dụng nguồn lực thé hiện qua kết quả kinh doanh của

16

Trang 22

mỗi kỳ hạch toán, qua đó quy mô vốn của doanh nghiệp có thé bị thu hẹp so với đầu

kỳ (doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả, nếu tình trạng này kéo dài có thể doanh nghiệp sẽ bị phá sản) va cũng có thé được bảo toàn và phát trién.

Sử dụng vốn hiệu quả sẽ đảm bảo khả năng an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp Qua đó doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục được rủi ro trong kinh doanh Mặt khác đối với các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng uy tín, thế lực, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời góp phan tao ra sản phẩm với chất lượng cao, giá thành ha, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung, đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Từ đó tạo ra lợi nhuận lớn hơn Đó là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả đóng

góp cho xã hội.

1.2.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Có hai phương pháp đề phân tích hiệu quả sử dụng vốn là : phương pháp so

sánh và phương pháp tỷ lệ

Phương pháp so sánh: cần đảm bảo các điều kiện so sánh của các chỉ tiêu tài chính, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bang số tuyệt đối or số tương đối, số bình quân Nội dung so sánh có thé là so sánh giữa số thực hiện năm nay và năm trước, so sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch, so sánh số thực hiện của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành

v Phương pháp ty lệ: các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc

trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN, đó là các

nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán , nhóm tỷ lệ về cơ cầu vốn và nguồn vốn, nhóm

tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.3.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn

Chúng ta xem xét hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp dưới giác độ chủ sở

17

Trang 23

hữu về khả năng sinh lời của vốn dựa vào tỷ số về khả năng sinh lãi, tỷ số này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp

- Chỉ tiêu tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là doanh

lợi vốn chủ sở hữu ROE ; ` F

Lợi nhuận sau thuê

ROE =

-Von chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài

chính doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu doanh lợi tài san ROA

Lợi nhuận trước thuế và lãi

ROA = :

Tông tải sản hoặc

Loi nhuận sau thuê ROA = -

Tông tài sản

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng đề đánh giá khả năng sinh lợi của một đơn vị vốn đầu tư Tuy thuộc vào tình hình đặc điểm cụ thé của doanh nghiệp va phạm vi đánh giá so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế hay thu nhập sau thuế dé so sánh với tổng tài sản

- Chỉ tiêu hiệu suât sử dụng tông tài sản

Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần trong kỳ

tổng tài sản Am.Š Tông tài sản

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn được đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn thì càng

chứng tỏ rang hiệu quả sử dụng von của doanh nghiệp càng cao.

18

Trang 24

1.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Hiệu suất sử dụng von có định Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cô định được đầu tư vào sản xuất kinh

doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn thì cảng

chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn có định của doanh nghiệp càng cao.

Hiệu suất sử dụng Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ

von cô định trong ky Vốn có định sử dụng bình quân trong kỳ

Trong đó vốn có định sử dụng bình quân trong một kỳ là bình quân số học của vốn cô định có ở đầu kỳ và cudi kỳ

Vốn có định đầu hoặc cuối kỳ là hiệu số của nguyên giá tài sản cố định có ở đầu hoặc cuối kỳ với khấu hao lũy kế đầu hoặc cuối kỳ.

Khấu hao lũy kế đầu kỳ là khấu hao lũy kế ở cuối kỳ trước chuyền sang Khấu hao lũy kế cuối kỳ = Khấu hao lũy kế đầu kỳ + Khấu hao tăng trong kỳ - Khấu hao giảm trong kỳ

- Hàm lượng vốn cô định

Vốn có định sử dụng bình quân trong kỳ Hàm lượng vốn có định = -

Doanh thu thuan trong ky

Chi tiéu nay cho biết dé tạo ra một don vị doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn cô định Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn có định

càng cao.

- Tỷ suât sinh lời vôn cô định

¬D ¬ kgs Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuê)

Ty suât sinh lời von cô định

trong kỳ Vốn có định sử dụng bình quân trong ky

Chỉ tiêu này cho biệt môi đơn vị vôn cô định được đâu tư vào sản xuât kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vi lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuê)

Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuê) là phân lợi nhuận được tạo ra từ việc trực

19

Trang 25

tiếp sử dụng tải sản cố định, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác tạo ra như: lãi từ hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh,

1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Vòng quay dự trữ (tồn kho) Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đề đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này phan ánh số lần luân chuyên hàng tôn kho trong một thời kỳ nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh

Ộ Giá vốn hàng hóa

Vong quay dự trữ (tôn kho) =

Tồn kho bình quân trong kỳ

Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư, hàng hóa dự trữ đầu và cuối kỳ

- Kỳ thu tiền bình quân tok ¬

Tông sô ngày trong một kỳ

Kỳ thu tiền bìnhquân = ——————————————————

Vòng quay khoản phải thu trong kỳ

Vòng quay khoản phải thu Doanh thu bán hàng trong kỳ

trong kỳ ~ Cac khoan phai thu binh quan

Trong đó, các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu và cuối kỳ

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (vòng quay vốn lưu động) Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn lưu động sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn

lưu động cảng cao.

Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần trong kỳ

trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ

20

Trang 26

Vốn lưu động bình quân trong kỳ là bình quân số học của vốn lưu động ở đầu và cuối kỳ

Kỳ tính vòng quay vốn lưu động thường là một năm Khi đó vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ được tính băng công thức:

` ; Vốn lưu động sử dung bình quânVôn lưu động sử dụng các quý trong năm

bình quân trong năm

Tỷ suât sinh lợi vôn lưu Lợi nhuận sau thuê

động trong kỳ Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết dé đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn lưu động Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao.

Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

vôn lưu động Doanh thu thuần

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

Công tác tổ chức sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp

chịu ảnh hưởng của rat nhiêu các yêu tô khác nhau, cả các yêu tô chủ quan lân

21

Trang 27

khách quan Việc nhìn nhận và đánh giá đúng các nhân tô ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vôn có ý nghĩa rât quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vôn của doanh nghiệp.

1.3.1 Nhân tố chủ quan

e Tính chất, đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Sự ảnh hưởng này thé hiện trong việc bố trí cơ câu vốn của doanh nghiệp, bố trí vốn khác nhau vào tai sản của doanh nghiệp, tùy thuộc vào

từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cau vốn của chúng cũng khác nhau ( ví dụ: trong

các doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyền vốn, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn).

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là độc quyền hay cạnh tranh, là cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo Sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh có chu kỳ sống đang đi lên hay đi xuống, tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp va do đó ảnh hưởng tới

hiệu quả sử dụng vôn của doanh nghiệp.

Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là hàng hóa tiêu dùng có vòng đời

ngắn, tiêu thụ nhanh thì sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn, từ đó làm tăng vòng quay của vốn Ngược lại đối với những sản phẩm có vòng đời dài, giá trị lớn sẽ là những tác nhân hạn chế làm cho vòng quay của vốn chậm hơn.

e Công tác thấm định dự án và quyết định đầu tư của doanh nghiệp Công tác thâm định dự án của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong

sự thành công của doanh nghiệp Nếu quá trình thâm định được tiến hành một cách chặt chẽ, chính xác, đưa ra được những phương án tốt nhất, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được dự án đầu tư khả thi dẫn đến quyết định đầu tư đúng đắn, hiệu quả kinh doanh cao từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Ngược lại nếu công tác thâm định dự án đầu tư không được tốt có thé dẫn tới quyết

22

Trang 28

định đầu tư sai lầm của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

của doanh nghiệp.

Nếu có nhiều dự án đầu tư khác nhau thì việc lựa chọn được dự án tối ưu nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vấn đề là phải lựa chọn được dự án tối ưu nhất Xét trên góc độ lý thuyết có nhiều tiêu chuẩn

dé đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư như giá tri hiện tai thuần, tỷ suất lợi

nhuận bình quân của vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn đầu tư, chỉ số doanh lợi của dự án, Trên cơ sở phân tích đánh giá để từ đó đưa ra được quyết định đầu tư đúng dan nhất Chính vi vậy mà việc quyết định lựa chọn dự án đầu tư của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

e Trình độ quản lý vốn của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, việc có vốn dé đầu tư đã là một van dé, nhưng sử dụng

nó như thế nào, quản lý tài sản hiện có ra sao để mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất là bài toán của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp sẽ đề ra giải pháp nhằm đối phó với tình hình thực tế Những giải pháp này có tính khả thi hay không, phần lớn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có được một đội ngũ lãnh đạo có năng lực chuyên môn, có năng lực tô chức, có phương pháp tư duy khoa học để quan sát phân tích và giải quyết các vấn đề, có đạo đức công tác là những nhân tố cơ bản nhất quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Trường hợp ngược lại thì không chỉ có hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực mà còn có thể dẫn đến

phá sản doanh nghiệp.

Nếu như Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo giỏi, đề ra được biện pháp quản lý tài sản phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, tận dụng triệt để được nguồn lực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

23

Trang 29

* Trinh độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động có tác động đáng kể đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chất lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc rất lớn vào trình độ tay nghề của người công nhân sản xuất Họ chính là các nhân tố trực tiếp thực hiện và chính họ tạo ra kết quả kinh doanh Vì vậy để có được kết quả kinh doanh tốt đòi hỏi người

lao động phải có trách nhiệm cao và trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi Từ đó

doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật liệu, hạ giá thành sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm, đạt kết quả kinh doanh cao và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

e Trình độ tô chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu phương thức tổ chức hoạt động phù hợp thì sẽ thúc day sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn Ví dụ: doanh nghiệp tính lương công nhân theo phương thức khoán sản phẩm sẽ khuyến khích được họ tăng sản lượng, từ đó doanh nghiệp giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm Ngược lai nếu ko có một phương thức tô chức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp sẽ gây lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng vốn

của doanh nghiệp

+ Chiến lược kinh doanh, phương thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có tính chất quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh đúng đắn (như tập trung sản xuất những mặt hàng là thế mạnh của Công ty, xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng ), sản phẩm hang hóa được tiêu thụ nhanh, đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng sẽ làm tăng doanh thu, tăng vòng quay vốn, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Phương thức tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh

24

Trang 30

nghiệp Nếu Công ty có phương thức tiêu thụ sản phẩm phù hợp, sản phẩm của Công ty sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, nhiều hơn, tiết kiệm được chi phí, hiệu qua kinh doanh cao hơn Ngược lại nếu phương thức tiêu thụ sản phẩm không phù hợp

sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty và có thể dẫn đến phá sản.

1.3.2 Nhân tố khách quan

1.3.2.1 Môi trường pháp luật

Hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phải tuân theo những quy định pháp luật do nhà nước ban hành, qua đó có tác dụng hướng hoạt động kinh tế của họ tuân theo ý muốn chủ quan của nhà nước Tuy nhiên mục tiêu nảy không phải lúc nào cũng đạt được kết quả mong muốn bởi vì hệ thống luật pháp ở nhiều quốc gia còn chưa được kiện toàn Chính vì vậy đã tạo ra các kẽ hở trong luật và bị các cá nhân, tô chức lợi dụng để hoạt động kinh doanh bất hợp pháp hay dựa vào các điều luật còn chồng chéo, thiếu tính cụ thể nghiêm minh nên dẫn tới việc coi thường luật pháp trong hoạt động kinh tế mà hậu quả có thể là đơn phương phá ngang hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc chiếm dụng vốn mà không thanh toán gây thiệt hại về kinh tế cũng như hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp là nạn nhân.

Vì thế, để chấm dứt được tình trạng này thì biện pháp tối ưu là phải khắc phục những mặt hạn chế trong hệ thong luật pháp, xử ly that nghiêm minh những tội phạm kinh tế dé làm gương răn đe, giáo dục Có như vậy mới tạo được sự én định trong hoạt động kinh tế và mục tiêu của nhà nước mới thực hiện được triệt dé

1.3.2.2 Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước

Nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua những chính sách cơ bản là chính sách thuế, giá cả và lãi suất.

Chính sách thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà đơn vị đang áp dụng.

Chính sách giá cả thay đổi sẽ làm thay đổi giá thành sản phẩm cũng như giá ban của sản phẩm đó, vì thế sản lượng tiêu thụ, doanh thu bán hang, cũng sẽ chịu

ảnh hưởng.

Chính sách về lãi suất thay đối sẽ ảnh hưởng đến thu nhập tài chính của khoản

25

Trang 31

tiền gửi ngân hàng, mức độ thuận lợi hay khó khăn của việc vay vốn, số lượng tiền được vay nhiều hay ít, và chỉ phí tài chính của đơn vị đi vay

1.3.2.3 Nhân tố thị trường

Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa, là nơi quyết định trả lời ba câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất như thé nao? Và sản xuất cho ai? Việc đưa ra câu trả lời cho ba câu hỏi này ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào (các yếu tô sản xuất) và đầu ra (khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp) Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều chịu chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ thông qua sự vận động của giá

cả Đó là nơi cuối cùng kiểm tra chủng loại các hàng hóa, sản lượng và chất lượng sản phẩm, là trung tâm của toàn bộ các quá trình sản xuất Hay nói một cách bao trùm nhất nó ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đời của doanh nghiệp, nó quyết định đến

sự ton tại, phát triển hay suy vong của mỗi doanh nghiệp và sự tác động của nó tới hiệu quả sử dụng von được thé hiện qua các điểm sau:

- Dé sản xuất cần có các yếu tô sản xuất Thị trường chính là nơi cung cấp các yếu tố đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường Tuy nhiên nếu chi phí trả cho các yếu tô sản xuất đó cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

- Sản xuất hàng hóa là sản xuất đề trao đồi, dé bán Thị trường là nơi tiêu thụ

hàng hóa cho doanh nghiệp Thông qua thị trường giá trị hàng hóa được thực hiện

và các doanh nghiệp thu hồi được vốn Do đó, khi hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm cho vốn lưu động không luân chuyền được, bị ứ đọng, không sinh lời thì đó là một hiện trạng của sử dụng vốn không hiệu quả.

1.3.2.4 Nhân tố công nghệ

Su thay đổi của công nghệ sẽ ảnh hưởng đến chu ky sản phẩm, phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu, Vì vậy với sự tiễn bộ của công nghệ khoa học kỹ thuật hiện nay, nếu như doanh nghiệp không chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ hợp lý thì tất yếu sẽ dẫn đến tụt hậu, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường

26

Trang 32

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG HIỆU QUA SỬ DỤNG VON TẠI CONG TY XI MĂNG

HAI PHONG 2.1 Giới thiệu về Công ty Xi măng Hải Phong

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1 Thông tin sơ lược về Công ty

Tên Công ty: Công ty Xi măng Hải Phòng

Địa Chi: Tràng Kênh -Thị tran Minh Đức - Huyện Thuỷ Nguyên —

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc TổngCông ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam Được thành lập theo Quyết định số

353/BXD-TCLD, ngày 09/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Tiên thân của

Công ty là nhà máy Xi măng Hải Phòng, được Dé quôc Pháp xây dựng ngày

25/12/1899 trên vùng đất ngã ba Sông Cam và Kênh đào Hạ Lý.

- Xi măng Hải Phòng được ra đời sớm nhat ở Việt Nam va Đông Duong,

từ lâu được coi là những trọng điểm kinh tế của đất nước và là cái Nôi của

ngành Công nghiệp X1 măng Việt Nam.

Lịch sử hình thành và phát triên trên 100 năm của Công ty luôn găn liên

với lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.

27

Trang 33

Đây cũng là một trong những nhà máy đầu tiên hình thành nên giai cấp công nhân Việt Nam, Chi bộ Đảng đầu tiên tại Hải Phòng.

Từ năm 1899 — 1925 : Đây là giai đoạn khởi công xây dựng và đi vào sản

xuất, toàn bộ nhà máy có 04 lò đứng theo phương pháp khô ( nửa thủ công)năm 1925 phát triển thêm thành 25 lò đứng theo kiểu Vertical Candlot sảnxuất Xi măng theo phương pháp khô, hoạt động nửa thủ công, nửa cơ khí.Công suất thiết kế có khả năng sản xuất 150.000 tắn/năm

Ngày 8/1/1930 dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Chi bộ Đảng đã phát

động cuộc đình công lớn thu hút gần 2000 công nhân tham gia đấu tranh với

giới chủ, đòi tăng lương, giảm giờ làm Ngày 8/1/1930 đã trở thành ngày

truyền thống cách mạng của Công nhân xi măng Hải Phòng và nay trở thành

ngày truyền thống của công nhân viên chức ngành Công nghiệp Xi măng ViệtNam.

Trong thời kỳ giành chính quyền (1941-1945) cũng như trong 9 nămkháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) Đảng bộ XI măng Hải Phòngluôn thé hiện tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, sáng tạo dé đóng góp sức

người, sức của cho chiến tranh giải phóng dân tộc Sau Hiệp định Giơ Ne

-Vo về Đông Duong (1954), địch âm mưu phá hoại nhà máy, di chuyên máy móc thiết bị vào Nam, Cấp uy dang đã lãnh đạo cán bộ đảng viên, công nhân

Xi măng Hải Phòng mưu trí, ding cảm phân tán cất giấu máy móc Đến năm

1955 Chính quyền ta tiếp quản, hàng nghìn công nhân đã trở lại làm việc và

mang máy móc đã cất giấu về lắp đặt, sửa chữa khôi phục nhà máy

Từ năm 1925 - 1954 Công ty sản xuất theo phương pháp ướt lò hiện đại

(3 lò nung ) tổ chức theo giây truyền khép kín sản lượng đạt trên 305.000 tân

xi măng đen / năm.

- Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đề quốc Mỹ, Xi măng HảiPhòng là những mục tiêu trọng điểm của đế quốc Mỹ ném bom phá hoại, nhàmáy đã bị Mỹ phá hoại năng né, nhiều lò nung không hoạt động được NhưngCán bộ đảng viên công nhân viên chức Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ vẻ vang của mình tiếp tục tiếp quản và khôi phục lại hoàn toàn dây truyềnsản xuất xi măng đen của thực dân Pháp để lại Được sựu giúp đỡ và đầu tư

28

Trang 34

của nhà nước Rumani, 2 dây truyền lò Nung số 6 và số 7 ra đời.tiếp tục tiếp quản và khôi phục lại hoàn toàn dây truyền sản xuất xi măng đen của thực dân

Pháp đề lại Được sựu giúp đỡ và đầu tư của nhà nước Rumani, 2 dây truyền

lò Nung số 6 và số 7 ra đời Với những khẩu hiệu Trái tim con đập, Lò cònquay; Hãy sản xuất nhiều xi măng cho Tổ quốc thực hiện kế hoạch 5 nămlần thứ nhất (1961-1965) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1966 -1970) Công

ty nghiên cứu sản xuất thành công xi măng mác P600 dé dự xây dựng LăngChủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo Tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cầu Thăng Long,Thuỷ điện Hoà Bình và một số công trình trọng điểm của đất nước

- Sau năm 1975 đất nước thống nhất, cán bộ công nhân viên nhà máy đã

nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình là nhà máy duy nhất ở miền bắc lúc

đó nên phải gồng mình lên vượt qua mọi thử thách với khâu hiệu Hãy sảnxuất nhiều Xi măng cho Tổ quốc để mau chóng hàn gắn vết thương chiếntranh Chính những năm tháng này nhà máy đã sản xuất được Xi măng P400,

P500, P600 và nhiều chủng loại Xi măng khác đáp ứng kịp thời những nhu cầu cấp bách đặt ra.

10 năm đổi mối cũng là thời kì thử thách khốc liệt nhất Trước đây ở Việt

Nam chỉ có duy nhất một nhà máy Xi măng Hải Phòng đén nay đã có thêm rấtnhiều nhà máy mới như Xi măng Chỉnh phong, Thủ Đức, Bim Sơn, Thanh

Hoá va hàng chục nhà máy địa phương khác, nhà máy Xi măng Hải Phong

lại đứng trước sự lựa chọn và thách thức mới Voi truyền thống sẵn có nên

toàn bộ nha máy dé từng bước vượt lên chính minh, vượt lên trên hết khókhăn để tồn tại và phát triển như ngày nay Chất lượng Xi măng không ngừng

được nâng cao, công suất các thiết bị chính đến nay đã vượt xa công suất thiết

kế, sản lượng hành năm đều vượt kế hoạch đề ra Chính vì vậy đời sống công

nhân viên được đảm bảo, trật tự, kỉ cương an ninh được giữ vững.

- Năm 1993 thực hiện Quyết định số 353/BXD, ngày 9/8/1993 của Bộ

trưởng Bộ Xây dựng, nha may xi măng Hải phòng được sáp nhập với Công ty

kinh doanh xi măng thành Công ty xi măng Hải Phòng vừa sản xuất, vừa kinh

doanh đã đáp ứng được với cơ chế thị trường.

29

Trang 35

- Thực hiện chủ trương của Đảng về day mạnh sự nghiệp công nghiệp hiện đại hoá, Đảng bộ Xi măng Hải Phòng đã ý thức được van đề cần phải đôi

hoá-mới công nghệ sản xuất để cạnh tranh và tồn tại trong điều kiện kinh tế thịtrường Mặt khác vấn đề quy hoạch đô thị, van dé trả lại môi trường trongsạch cho nhân dân thành phó, càng đòi hỏi phải di đời chuyển đổi một nhàmáy đã quá cũ và lạc hậu về công nghệ sản xuất

- Năm 1997 thực hiện Quyết định số 1019/TTg, ngày 29/11/1997 của Thủ

Tướng Chính phủ cho phép Công ty XI măng Hải Phòng xây dựng nhà máy

mới, trên mảnh đất Tràng Kênh, bên cạnh dòng Sông Bạch Đăng lịch sử, với

dây chuyền công nghệ của hãng F.1.S.Midth Vương quốc Dan Mạch, tiên tiến,

hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay, đạt trình độ tự động hoá cao, công suất1,4 triệu tấn sản phẩm năm

- Năm 1998 nhà máy chính thức đổi tên thành Công ty Xi măng HảiPhòng.

- Ngày 30/11/2005 mẻ clinker đầu tiên của nhà máy đã được ra lò đạt chất lượng tốt, đánh dấu một bước ngoặt mới, một sự phát triển mới của Xi măng

Hải Phòng.

- Năm 2014, năm đầu tiên sản xuất đồng bộ tại Nhà máy mới, Công ty xi măng Hải Phòng sản xuất và tiêu thụ vượt kế hoạch đề ra, không ngừng mở rộng thị phận, giữ chữ tín về Chất lượng, hiệu quả với khách hàng Đặc biệt trong quý 1/2015, Công ty đã tiêu thụ được hơn 210.000 tan xi măng tăng gấp

hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước - Dé là 1 tín hiệu vui

Với những thành tích đạt được trong quá trình chiến đấu và xây dựng, cán

bộ công nhân viên XI măng Hải Phòng đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng

80 huân chương các loại, trong đó có:

- 01 huân chương độc lập hạng Nhat

- 01 huân chương chiến công hạng Nhất.

- 01 huân chương chiến công hạng Nhì

- 02 huân chương lao động hạng Nhất

- 02 huân chương lao động hạng Nhì.

- 10 huân chương lao động hạng Ba.

30

Trang 36

- Được tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân cho Cán bộ công nhân viên Xi mang Hải Phòng.

- 01 Tổ Anh hùng lao động - Tổ đá nhỏ Ca A với danh hiệu Con chim đầuđàn của phong trào thi đua XHCN toàn miền Bắc

- 03 cá nhân Anh hùng lao động.

- 01 chiến sỹ thi đua toàn quốc

- Nhiều lần được tặng cờ thi đua và bang khen của Thủ tướng chính phủ, BộCông nghiệp nặng, Bộ Xây dựng, Bộ LDTB& XH, Bộ Công An, Vu Tổng LDLDViệt Nam, UBND Thành phố Hải Phòng va Tổng Công ty xi măng Việt Nam

- Đảng bộ, Công đoàn, Thanh niên Công ty nhiều năm được công nhận đạttiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, xuất sắc

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Sản xuất và kinh doanh xi măng đen, trắng và Clinker cho thị trường trong nước (những năm trước còn xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài).

Sản xuất xi măng xám Porlant PC30, PC40 biểu tượng con Rồng

xanh đạt tiêu chuẩn Việt Nam sử dụng cho các công trình dân dụng

Xi măng trắng PC30W - I với biểu tượng con Rồng xanh von trên

quả cầu có đặc tính cơ lý và độ trang > 75 % so với ***** 4 tinh khiết 95% được sử dụng làm vật liệu trang trí nội thất.

Xi măng Porlant bền Sunphat cao dùng trong các công trình nước

mặn, nước nợ và cùng đất nhiễm phèn, hải đảo.

2.1.3 Tổ chức Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất — kinh doanh của

Công ty Xi Măng Hải Phòng

Cơ cấu tô chức của Công ty cô phần xi măng Hải Phòng được trình bày

trong Sơ đồ 2.1 dưới đây:

31

Trang 37

QLDA D THI CO DIEN CONG NGHE KINH DOANH

THỦKHO ®“—————] P.TCIĐ J©I P.KTCN P.KH

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty xi măng Hai Phong - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty xi măng Hai Phong (Trang 37)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xi Măng Hải - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xi Măng Hải (Trang 39)
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Xi măng Hải Phòng - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Xi măng Hải Phòng (Trang 41)
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản của Công ty Xi măng Hải Phòng - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản của Công ty Xi măng Hải Phòng (Trang 44)
Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty Xi măng Hải Phòng - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng
Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty Xi măng Hải Phòng (Trang 46)
Bảng 2.7. Bảng đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xi măng Hải Phòng
Bảng 2.7. Bảng đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w