Nhận thấy được vai trò quan trọng của ngành xuất khâu gạo, cũng như để nhận thức rõ tình hình xuất khẩu mặt hàng này của nước ta trong những năm qua dé từ đó tận dụnghết những lợi thế, k
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA THONG KE
CHUYEN DE TOT NGHIEP
DE TAI:
Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Thị Nga
Sinh viên thực hiện : Đậu Thị Thương
Mã sinh viên : 11194994
Lớp chuyên ngành : Thống kê Kinh tế 61A
Hà Nội, 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠNSau 4 năm gắn bó với Khoa Thống kê — Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,bản thân em đã học hỏi, tích lũy được rất nhiều kiến thức về chuyên ngành thống kêdưới sự chỉ bảo, dẫn dat tận tình của các thầy cô trong và ngoài khoa.
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Quý thầy cô trường
Đại học kinh tế Quốc dân, Quý thầy cô khoa Thống kê đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ
cho em trong suốt thời gian theo học tại trường với tất cả sự nhiệt tình và tâm huyết
với nghê.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới Giảng viên Hướng dẫn TS Trần Thị Nga,người trực tiếp chỉ dẫn, giúp đỡ em bước qua cánh cửa cuối cùng trước khi kết thúcchương trình học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dé em có thé hoàn thành khóathực tập của mình một cách tốt nhất
Vì còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, bài nghiên cứu khó tránhkhỏi những sai sót, kính mong nhận được những đóng góp từ các thầy cô dé bài nghiêncứu được hoàn thiện hon, cũng như em có thể được củng cô thêm về kiến thức chuyên
ngành.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp đề tài: “Nghiên cứu các nhânt6 tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2022” là kết
quả của quá trình học tập, nghiên cứu do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Trần Thị Nga
Các số liệu trong chuyên dé do em tiễn hành thu thập từ các nguồn đáng tincậy và các kết quả tính toán được trình bày trong chuyên đề là cá nhân em thực hiệnmột cách trung thực, cam đoan không sao chép từ bat kỳ tài liệu hay công trình nghiên
cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 04 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Đậu Thị Thương
Trang 4MỤC LỤC
LOI CẢM ƠN - 52-52 21 E1 EEEE1221211211211211211011 111111111 1111121121111 1111111 rre iLOI CAM DOAN ooeecescssessesssssssssessessessessecsessussusssesssssessessessessessessessesssssssssssessessesseesees iiDANH MỤC BẢNG 5c S22 122212112112212217171211111111 21121121111 11.11 1y VvDANH MỤC ĐÔ THI ceccsssssssssssessessesscsvcsessesucsessrsucsucsesassassucatsatsussesansassesevsatsasseees viDANH MỤC TỪ VIET TẮTT - 56k t+E#EEE‡EEEEEESEEEESEEEESEEEEEEEEEEEEEkrkrkrrkrrrrerree vii
LỜI MO DAU weeeccscsssesssessesssessssssessvsssvsssessessssssusssessssssecsuessecsuessessustsessuessesssessesesesaeeess 1
CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA LỰA CHON MÔ HINH PHAN
TICH CAC NHAN TO TAC DONG DEN KIM NGACH XUAT KHAU GAO CUA
1.1 Khái niệm chung về kim ngạch xuất khẩu gạo - 2-2 2s s+zxsee: 4
1.1.1 Một số khái niệm 22c HH ưệu 41.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khâu 1 1ä 5
1.1.3 Các hình thức xuất khâu gạo chủ yếu ở Việt Nam -¿-¿-c+¿ 6
1.2 Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế -2- 2-2 s2 s+zsz5z£: 71.3 Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu
BAO VISt NAM 0 Ầ 11
1.3.1 Các nghiên cứu NUGC TIBOÀi1 - 5 «6 5s 211911 ng ng ng 11
1.3.2 Các nghiên cứu của Việt Nam - - + + SH nnriệt 13
1.4 Mô hình nghiên cứu dé xuất - ¿2 2+2+++k+EE£EE£EEEEEEEEEEEErErEkrrrrkrree 17
CHUONG 2: THUC TRANG VA PHAN TICH CAC NHAN TO TAC DONG DEN
GIA TRI KIM NGACH XUAT KHAU GAO CUA VIET NAM GIAI
DOAN 2013 - 2022 118 23
2.1 Thuc trang xuat khau Bao 418/017 23
2.1.1 Cơ cấu xuất khẩu gạo của nước ta vào các thị trường đơn lẻ 232.1.2 Tình hình xuất khẩu các loại Aẽ 262.1.3 Giá trị kim ngạch xuất khâu gạo của nước ta giai đoạn 2013 — 2022 272.2 Phương pháp phân tích biến động giá trị kim ngạch xuất khâu gạo Việt Nam
dc 29
2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 2 2 2+2 E+EE£EE££EtEEeEEEZErEerrerree 292.2.2 Phương pháp phân tích dãy số thời gian -2- 222 +2zz+£xzss2 29
Trang 52.2.3 Phương pháp hồi quy với dit liệu mảng 2 2 2 2+£e+£s+zssced 29
2.3 Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khâu gạo Việt Nam 31
2.3.1 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo
M68 aaaa .ằẶällTlSáI lA1dầNÚ 31
2.3.2 Kiểm định hệ số tương quan c.ccccscsssesssessesssecsesssessesssecsssssessusssecsseeseesess 322.3.3 Kiểm định đa cộng tuyến ¿22 2+ z+E+EESEESEEEEEEEEEEEEEErErrrrrrkrree 342.3.4 Kết quả phân tích -:- 2© ¿+s+2£+E+EEEEEEEEEEEE7121211211211211211 12c re 352.4 Những cơ hội và thách thức, định hướng, giải pháp trong việc đây mạnh kim
ngạch xuât khâu gạo Việt Nam - S1 111k 41
DAL CO on 41 P2 J0 43
PC NjUbbP 44
KẾT LUẬN ¿5c kề 1 EEEXEE111111E11111111 1111111111111 1111111111111 11 11c 47DANH MUC THAM 847 48
0000000154 50
Trang 6Ma trận hệ số tương quan giữa các biến -2¿©52+c2+cz+E+Eerxerxee 33Kết quả kiểm định đa cộng tuyến -2- 2-2 2+2E£Ee£Ee£EczEzrzrerrxee 35
Kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS - 5+ 52 s2£++s£2£+zz+s++£ 36
Kết quả mô hình REM - - ¿2£ 2+S£+EE+EE£EE+EE£EEEEEEEEEEEErErrrrrerrree 37
Kết quả mô hình REM sau khi khắc phục các khuyết tật - 39
Trang 7DANH MỤC DO THỊ
Biểu đồ 1.1: Các nhân tô ảnh hưởng đến xuất khâu theo mô hình trọng lực 9
Biểu đồ 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo vào 10 thị trường đơn lẻ giai đoạn 2013
26
Biểu đồ 2.2: Giá trị kim ngạch xuất khâu gạo Việt Nam giai đoạn 2014 — 2021 28
Trang 8DANH MỤC TU VIET TAT Tir viet Tiếng Việt Tiếng Anh
tắt
AFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area
APEC Diễn đàn hợp tác Châu Á — Asia—Pacific Economic
Thai Binh Duong CooperationASEAN | Hiệp hội các Quốc gia Đông Association of South East Asian
Nam A Nations
COMESA| Thị trường chung Đông va Common Market for Easten and
mién nam chau Phi Southern Africa
CPTPP | Hiệp định đối tác toàn diện và | Comprehensive and Progressive
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương | Agreement for Trans-Pacific
Partnership
EU Lién minh Chau Au European Union
EVFTA | Hiệp định thương mại tự do European-Vietnam Free Trade
giữa Việt Nam và liên minh Agreement
chau Au
FDI Dau tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
FTA Hiép dinh thuong mai tu do Free Trade Agreement
GDP Tổng san phẩm quốc dân Gross Domestic Product
GNP Tổng sản lượng quốc gia Gross National Product
NAFTA | Hiệp định thương mại tự do North American Free Trade
Bac My Agreement
OIC Tổ chức Hop tác Hồi giáo Organization of Islamic
Cooperation
SADC _ | Cộng đông phát triển miền Southern African Development
Nam chau Phi Community
USD Don vi tién tệ đô la Mỹ United States dollar
WTO Tổ chức thương mai thé giới World Trade Organization
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Với xuất phát điểm là nước nông nghiệp, nền văn minh lúa nước đã tồn tại từ lâu ởViệt Nam, một số tài liệu còn cho rằng khu vực Đông Dương chính là cái nôi của nềnvăn minh lúa nước Theo sự phát triển công nghiệp của thời đại, quy trình sản xuất đã có
sự hỗ trợ của máy móc không còn sản xuất thủ công đơn điệu như trước đây Cũng từ
đó, năng suất sản lượng đi kèm với đó là chất lượng sản phẩm được nâng cao Sản phẩm của cây lúa làm ra phục vụ trực tiếp cho cuộc sống hằng ngày Hiện nay, nó không chỉ
đáp ứng nhu cau người dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất khâu chiến lược củanước ta, có ý nghĩa giá trị kinh tế, đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc gia
Là một quốc gia đang phát triển, xuất khẩu là một trong những hoạt động có vai trò
quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, giúp tăng cường mở
rộng giao thương với bên ngoài, nâng cao vị thé của quốc gia trên thị trường quốc tế
Trên lĩnh vực này, nước ta đã có những mặt hang đạt được những thành tựu đáng kê
Một trong những mặt hàng đó không thể không kê đến đó là gạo
Với lợi thế năm trong khu vực địa hình thổ nhưỡng, chịu tác động của gió mùa, khíhậu ôn hòa, không có nhiều dạng thời tiết cực đoan thuận lợi cho việc canh tác và sản
xuất gạo, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về sản lượng xuất khâu gạo, lànguồn cung dỗi dào phục vụ nhu cau trong và ngoài nước
Trên thị trường quốc tế, mặt hàng gạo của nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu tolớn, có những đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Tuy
nhiên, thực tiễn cho thấy, việc xuất khâu gạo của nước ta đang bị ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan, sự cạnh tranh bởi các nước khác cũng có tác động rấtlớn, gây ra nhiều sức ép và khó khăn
Nhận thấy được vai trò quan trọng của ngành xuất khâu gạo, cũng như để nhận thức
rõ tình hình xuất khẩu mặt hàng này của nước ta trong những năm qua dé từ đó tận dụnghết những lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nhằm đây mạnh thị trường xuất
khâu gạo trong tương lai, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2022”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: phân tích tình hình và xác định nhân tố tác động đến kim ngạch xuấtkhâu gạo giai đoạn 2013 - 2022, đưa ra giải pháp thúc đây kim ngạch xuất khâu gạo của
nước ta trong tương lai.
Trang 10Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, phân tích biến động kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn
2013 - 2022 thông qua các chỉ tiêu và phương pháp thống kê
Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ anh hưởng của các nhân tốđến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2022
Thứ ba, đưa ra những thuận lợi, thách thức, giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch
xuất khẩu gạo
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tô tác động đến kim ngạch xuất khâu gạo của Việt
Nam giai đoạn 2013 - 2022
Phạm vi nghiên cứu
e_ Thời gian: 2013 - 2022
e Không gian: Việt Nam xuất khâu đến 10 thị trường đơn lẻ
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập đữ liệu sơ cấp về kim ngạch xuất khẩu gạoViệt Nam giai đoạn 2013 - 2022 từ trang web của Tổng Cục Thống kê, Worldbank, Tổng
cục Hải Quan, và các bài nghiên cứu trước đây.
Trinh bày và tổng hợp dữ liệu: Sử dụng đồng thời các phương pháp thống kê bao
gồm phân tổ, lập bảng, trình bày bằng đồ thị dé thé hiện sự biến động kim ngạch xuấtkhẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2022
Phương pháp phân tích dữ liệu: Các phương pháp thông kê mô tả, phân tích dãy số
thời gian, hồi quy dữ liệu mảng
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề bao gồm
2 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và lựa chọn mô hình phân tích các nhân tố tácđộng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Trang 11Chương 2: Thực trạng và phân tích các nhân tổ tac động kim ngạch xuất khâu gạo
Việt Nam giai đoạn 2013 - 2022.
Trang 12CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHON MÔ HÌNH PHAN
TÍCH CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GAO
CỦA VIỆT NAM
1.1 Khái niệm chung về kim ngạch xuất khẩu gạo
1.1.1 Một số khái niệm
Xuất khẩu: Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia
khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Tiền tệ được sử dụng cóthể là một trong hai loại đồng tiền của hai quốc g1a thực hiện mua bán hoặc của một quốc
gia thứ ba.
Theo Luật thương mại 2005, Điều 28, khoản 1, khái niệm xuất khẩu được nêu cụthể như sau: “Xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưavào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thô Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng
theo quy định của pháp luật”.
Đây là hệ thống bán hàng có tô chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc day sản xuất hàng hóa phát triển, nhằm chuyền đổi cơ cấu kinh tế, ôn định
và từng bước nâng cao mức sống của người dân
Xuất khẩu được xem là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp trong và
ngoai nước, là một trong những hình thức thâm nhập thị trường bên ngoài một cách hiệu
quả; nhằm khai thác những lợi thé so sánh của mỗi quốc gia trong quá trình phân cônglao động quốc tế
Xuất khẩu gạo: Xuất khâu gạo được hiểu là việc bán sản phẩm gạo trong nước chonước ngoài dé thu về nguồn ngoại tệ, nhằm tăng thu ngân sách cho quốc gia, cải thiện cáncân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, g6p phần chuyền dich cơ cấu kinh tế đất nước,giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân
Kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khâu là tổng giá trị mà hàng hóa được xuất
đi hay chính là lượng tiền thu về được của nhà nước, doanh nghiệp, thường được tínhtrong một khoảng thời gian nhất định (có thé theo tháng, quý hoặc năm) và được quy đôi
ra một loại đơn vị tiền tệ đồng bộ (Việt Nam quy đổi ra USD)
Kim ngạch xuất khẩu là tiêu chí đánh giá tình hình phát triển trong hoạt động kinh
tế, thương mại của quốc gia (doanh nghiệp) Kim ngạch xuất khẩu càng cao càng théhiện nền kinh tế của quốc gia (doanh nghiệp) đó càng phát triển Ngược lại, kim ngạchxuất khâu thấp, kim ngạch nhập khẩu cao làm lượng ngoại tệ thu về ít từ đó cho thấy nềnkinh tế, nguồn tài chính của quốc gia (doanh nghiệp) đó càng lac hậu, chậm phat trién
4
Trang 13Kim ngạch xuất khẩu gạo: Kim ngạch xuất khẩu gạo là tổng giá trị gạo được xuất
đi được tính trong một khoảng thời gian nhất định, giá trị này không bao gồm cước phíhoặc bảo hiểm liên quan đến việc vận chuyền
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo
Lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam,
là sinh kế của hàng triệu nông dân và là mặt hàng xuất khâu chiến lược Đặc biệt, trongthời kì mở rộng kinh tế đối ngoại, nhà nước đã và đang quan tâm và chú trọng thực hiện
các biện pháp thúc day các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu
mặt hàng gạo đạt sản lượng lớn, nằm trong top các nước có lượng gạo xuất khẩu cao
tốc độ tăng của nhập khâu.
b Xuất khẩu gạo giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc day sản xuất phát triển
Dưới tác động của xuất khâu, cơ cau sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đangthay đổi mạnh mẽ Xuất khâu thực hiện qua trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế từ một kinh
tế đóng sang nền kinh tế hướng ngoại Bởi các nước đều phát triển kinh tế theo hướngxuất khẩu những sản phâm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phâm không cólợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn Gạo chính là một trong những lợi
thế của nước ta, nhà nước đã có những đầu tư vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, nâng
cao trình độ thâm canh, áp dụng những máy móc tân tiến vào quá trình sản xuất Từ đó
kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan như xay xát, chế biến, vận chuyền hang hóa, , tạo điều kiện dé ra đời nhiều ngành nghề mới, thúc day các ngành kinh tế khác
phát triển theo, góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội, kinh tế nhanh chóng phát trién
Thông qua xuất khâu nước ta có thé tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên thị trường
thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ghi với thị
trường Các doanh nghiệp trong nước sẽ có khả năng mở rộng thị trường vôn, có cơ hội
Trang 14năm bắt, khai thác và học hỏi những điểm mạnh của các tập đoàn lớn từ đó từ đó hoànthiện công việc sản xuất kinh doanh.
c Xuất khẩu gạo góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống người
dân.
Xuất khâu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đờisống nhân dân Cả quá trình từ sản xuất đến xuất khâu đã góp phần tạo thêm công ănviệc làm, thu hút đông đảo lực lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất, giải quyếtmột lượng lớn lao động dư thừa trong nước bao gồm lao động phô thông và lao động cótrình độ cao Từ đó, làm tăng thu nhập và mức sống của người dân, đặc biệt là người dân
ở các vùng chuyên canh lúa nước Hoạt động xuất khâu đã góp phần xóa đói giảm nghèo,giảm sức ép của van dé thất nghiệp, ồn định xã hội và an ninh quốc gia
d Xuất khẩu gạo thúc đẩy mở rộng kinh tế đối ngoạiNgày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, hoạt động xuất khẩuhàng hóa giúp chúng ta tiếp cận với thị trường thế giới một cách nhanh chóng, đem vềnguồn thu ngoại tệ, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, là cơ sở tiền đề vững
chắc dé xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này Bên cạnh đó, chúng ta có
thể tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật tân tiễn trên thế giới, nâng cao năng
lực sản xuất trong nước Cùng với việc ký kết các hiệp định hay tổ chức dé mở rộng mối
quan hệ cũng góp phần không nhỏ trong việc thâm nhập, day mạnh xuất khâu gạo vào
thị trường thế giới, giúp Việt Nam phát huy tối đa lợi thế trong phân công lao động quốc
tế của mình
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu gạo chủ yếu ở Việt Nam
© = Hình thức xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu gạo trực tiếp là việc xuất khâu gạo do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc
do đặt mua từ các nông dân, các cơ sở chế biến, các đơn vị kinh doanh khác ở trong nước, sau đó chế biến và đóng bao bì thông qua các bộ phận sản xuất của mình và trực
tiếp bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài Việc kí hợp đồng sẽ do doanh nghiệp trựctiếp làm và sản phẩm được xuất bán dưới danh nghĩa là sản phẩm của công ty đó Vớihình thức này, doanh nghiệp sẽ giảm được các loại chi phí trung gian, nam bắt và đápứng kịp thời nhu cầu của thị trường Do vậy, phần lớn hàng hóa ở thị trường quốc tế đềuthông qua hình thức này dé xuất khâu Tuy nhiên, xuất khâu trực tiếp chứa đựng nhiềurủi ro khi thị trường xuất hiện biến động, cần có một nguồn nhân lực lớn đồng thời đòihỏi chi phí cao dé phát triển
Trang 15e Hình thức xuất khẩu gián tiếp (ủy thác):
Đây là phương thức mua bán, ở đó người bán và người mua phải thông qua trung
gian dé thỏa thuận điều kiện mua bán Doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành uỷ thác chobên thứ ba thực hiện đàm phán, ký kết cũng như tô chức thực hiện hợp đồng xuất khâu
và được hưởng phan trăm theo giá tri lô hàng xuất khâu theo thỏa thuận của hai bên Vìvậy, với hình thức này, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm Tuy nhiên, xuất khẩu giántiếp phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không có đủ thông tin thiết yếu về thịtrường đối tác như nhu cau, thị yếu và cung cầu cụ thé của người tiêu dùng, đối thủ cạnhtranh, công ty lần đầu tiếp cận hay thâm nhập vảo thị trường, nguồn lực có hạn, chưa thểdàn trải các hoạt động bên ngoài ; sự cạnh tranh gay gắt, thị trường quá phức tạp, rủi
ro cao; các rào cản thương mại từ phía nhà nước ; giảm thiêu được nhiều rủi ro
e Hình thức xuất khẩu theo nghị định thư:
Xuất khẩu gạo theo nghị định thư giữa hai Chính phủ là hình thức xuất khâu mà chínhphủ giữa hai nước thực hiện đàm phán kí kết với nhau bằng những nghị định, văn bản,hiệp định về quá trình trao đôi dich vụ va hàng hóa Việc xuất khẩu này có thể với mụcđích trả nợ, ủng hộ theo quan điểm hữu hảo giữa các nước Ở hình thức này các doanhnghiệp sẽ có nhiều ưu đãi, được nhà nước xây dựng, lên kế hoạch, việc đàm phán vừamang tinh chất kinh tế, chính trị dựa trên cơ sở những nội dung đã được ký kết
1.2 Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế
Mô hình trọng lực hay còn gọi là mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế(The Gravity Model of International Trade — Gravityl) đầu tiên được dùng đề đo lườnggiá trị xuất khâu giữa hai quốc gia với nhau, được xây dựng và phát triển bởi hai nhàkhoa học Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) Theo mô hình này, trao đôi thương mạigiữa hai nước hay xuất khẩu từ nước A sang nước B phụ thuộc vào quy mô kinh tế của
cả hai nước (đo lường bằng GNP hay GDP), bởi vì quy mô kinh tế của nước xuất khâu
quyết định số lượng hàng hóa sản xuất còn quy mô thị trường của nước nhập khẩu thì
xác định nhu cầu về hàng hóa mà nước xuất khẩu có thể bán Và, quy mô luồng hànghóa được giả định là tỷ lệ nghịch theo chi phí vận chuyên giữa hai nước (khoảng cáchđịa lí giữa trung tâm kinh tế của hai quốc gia) Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nềnkinh tế A và B được biéu diễn theo công thức sau:
Trang 16Fap = G X——————AB Dap
Trong do:
Fap: Giá trị kim ngạch xuất khâu quốc gia A sang quốc gia B
Mạ, Mz: Quy mô nền kinh tế của 2 quốc gia A, B (được đo bằng GDP, GDP, đạidiện cho khả năng sản xuất hàng hóa xuất khâu GDP, đại điện cho mức thu nhậpbình quân của nước nhập khâu)
Dap: Khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia A và BG: Hệ số hap dẫn (hăng số)
Đề sử dụng cho phân tích kinh tế lượng, chúng ta chuyển đổi sang dạng công thức của
phương trình tuyến tính bằng cách lấy logarit tự nhiên hai về phương trình trên Phương
trình mô hình trọng lực được viết lại như sau:
LnF,,=|nG † InM, 1 InMp + InDyp + EAR
Từ những bước di đầu tiên của Tinbergen (1962), mô hình trọng lực hap dan ngày càng
được sử dụng rộng rãi trong phân tích các hoạt động thương mại quốc tế va dan đượchoàn thiện hơn Tuy nhiên, mô hình trọng lực được đề xuất và phát triển bởi Anderson
và Wincoop (2003) được cho là mô hình thành công và được áp dụng phổ biến nhất Mô
hình này đã xem xét đến ảnh hưởng của các rào cản mang tính đa phương Vì vậy, đã
đưa thêm yếu tô rào cản đa phương vào mô hình của mình và được thê hiện như sau:
LnFyp =A) + A, LNM, + œ;LnMp + azlnDyp + Œ„LnRap + AsLntMap + EAp
Trong do:
Qo: Hang số
R: Rào cản đa phương
IT: Các biến giả
€: Sai số ngẫu nhiên
Trang 17Theo mô hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế, các nhân tố ảnh hưởngđến kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia qua quá trình tổng hợp và phát triển được
biêu diễn như sau:
Biên giới nước Đây xuât khâu
Biên giới HƯỚC y
nhập khâu Hút
Nước nhập
khâu Nước xuất
Vang lực Chinh sach “Khoang Chinh sach Sức mua của
sản xuất khuyến khích/ cách” khuyến khích thị trường
của nước quân lý xuất giữa hai quản lý nhập nước nhập
xuất khâu khâu nước khâu khâu
Biểu đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khau theo mô hình trong lực
Từ cách tiếp cận của mô hình trọng lực hấp dẫn nói trên, các nhân tố tác động đến xuất
khẩu gạo của một quốc gia được chia thành 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Các nhân tô tác động đến cung (quốc gia xuất khẩu)Nhóm 2: Các nhân tô tác động đến cầu (quốc gia nhập khẩu)
Nhóm 3: Các nhân tố cản trở hoặc hap dẫn giữa hai quốc gia (quốc gia xuất khẩu
và quốc gia nhập khẩu)
e Các nhân tô tác động đến cung (quốc gia xuất khẩu)
a Quy mô nên kinh tế (GDP):
Ở đây, giá trị này được xem là đại diện cho yếu tố cung hàng xuất khẩu Khi tong lượnghàng hóa càng lớn cũng tức là giá trị và sản lượng hàng hóa tạo ra càng nhiều Khi đó,
cơ hội xuất khẩu của quốc gia đó càng cao Nhưng, mức độ ảnh hưởng này còn tùy thuộc
vào nên kinh tế của mỗi quốc gia và loại mặt hàng Những nước có nên kinh tế không
9
Trang 18hướng mục tiêu đến xuất khẩu thì khi sản xuất gia tăng cũng không có tác động nhiềuđến kim ngạch xuất khâu Và cơ cấu, tốc độ gia tăng trong cung các nhóm hàng hóa cũng
có sự khác biệt, vì lẽ đó, sự ảnh hưởng của GDP đến giá trị xuất khẩu của các mặt hàng
là không giống nhau Đối với Việt Nam, là nước lấy xuất khâu làm động lực phát triểnthì GDP có quan hệ chặt chẽ với kim ngạch xuất khâu và dự đoán nhân tố GDP cũng cótác động lớn đến kim ngạch xuất khâu gạo
b Dân số:
Đây là yếu tố có thê tác động hai chiều đến kim ngạch xuất khâu
Như chúng ta đã biết, dân sô chính là đại diện cho nguôn nhân lực Khi dân sô tăng, đông nghĩa với việc nguôn lao đông động dôi dao, khả năng sản xuât tăng cao, sản lượng hang
xuât khâu cũng được tăng lên Như vậy, dân sô nước xuât khâu cũng sẽ có môi quan hệ cùng chiêu với sô lượng và kim ngạch xuât khâu.
Mặt khác, khi dân số tăng nhanh nhà nước không kịp kiểm soát, kéo theo đó nhu cầuhàng hóa trong nước tăng gây ảnh hưởng đến lượng hàng hóa xuất ra nước ngoài Theo
đó, nhân tố dân số sẽ tác động ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó
e Các nhân té tác động đến cầu (quốc gia nhập khẩu):
a Quy mô nên kinh tế (GDP):
Khi GDP của một nước lớn, đồng nghĩa với việc thu nhập người dân của quốc gia đócao, khả năng chỉ trả nhiều hơn, nhu cầu mua sắm cũng tăng cao, điều này dẫn đến giátrị nhập khâu hàng hóa cho quốc gia này cũng tăng lên
Tuy nhiên, GDP của nước đó lớn, cũng chứng tỏ khả năng sản xuất của nước đó có thểđáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong nước, từ đó gây ảnh hưởng trái chiều đếngiá trị nhập khâu Hơn nữa, sự ảnh hưởng của thu nhập quốc dân tới cầu xuất khẩu còn
tùy thuộc vào các loại mặt hàng khác nhau.
b Dân số
Cũng như nhân tố dân số của nước xuất khâu, khi dân số tăng cao, nhu cầu cũng tăng
theo, từ đó cầu nhập khâu cũng tăng Mặt khác, khả năng sản xuất của quốc gia này cũngtăng, theo chiều hướng này thì cầu nhập khẩu sẽ giảm Tuy nhiên, mức độ tác động củayếu tô này đến giá trị nhập khẩu còn tùy thuộc vào độ tuổi, chất lượng lao động của nước
10
Trang 19nhập khâu và loại hàng hóa Có thé thấy, xu hướng tác động của yếu tố dan số nước nhập
khâu và nước xuât khâu là giông nhau.
e Các nhân tô can trở hoặc hap dân giữa 2 quôc gia:
Mức độ hội nhập và tự do hóa thương mại của từng quốc gia Khi hội nhập càng sâu,ngoại thương sẽ càng được tự do hóa, xóa bỏ độc quyền Hội nhập kinh tế tạo điều kiệngiúp các quốc gia tân dụng lợi thế so sánh thông qua buôn bán ngoại thương, nhất là với
các quôc gia đây mạnh xuât khâu.
Khoảng cách giữa các quốc gia Khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến chi phí vận chuyên
và rủi ro trong quá trình vận chuyền Vì thế, khoảng cách gan thì chi phí sẽ thấp, từ đótạo điều kiện tốt cho việc xuất khẩu hàng hóa Ta cũng có thé thấy, các quốc gia thường
có xu hướng quan tâm ngoại giao đến các nước có cùng đường biên giới, các nước lánggiềng trong cùng khu vực
Các chính sách liên quan đến điều chỉnh rào cản thương mại Các rào cản thương mạiquốc tế bao gồm những biện pháp thuế quan và phi thuế quan, những rào cản này gâyảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu Mỗi quốc gia đều dựng lên hàng rào thuế quan - phithuế quan, khi những rào cản này tăng lên (quốc gia nhập khẩu tăng thuế, tăng chất lượnghàng hóa ), lượng hàng nhập khẩu sẽ bị hạn chế Việc tham gia vào các hiệp định - tô
chức thương mại, sẽ làm giảm các rào cản giữa các quốc gia, việc nhập khẩu sẽ trở nên
thuận lợi hơn bởi các điều khoản trong việc cam kết thúc đây thương mại Ngoài ra, các
chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ cũng giúp đây mạnh hoạt động xuất
khẩu và khiến mức độ tập trung thương mại tốt hơn
1.3 Tong quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hướng đến kim ngạch xuất khẩu
gạo Việt Nam
1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
M.Ebaidalla và A.Abdalla (2015), khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuấtkhẩu nông sản của Sudan giai đọan 1995 — 2011 với 31 đối tác thương mại bằng cách sửdụng mô hình tác động ngẫu nhiên REM, và dựa trên nền tảng là mô hình trọng lực hấpdẫn trong thương mại quốc tế Kết quả bài nghiên cứu cho thấy GDP và quy mô dân số
của quốc gia nhập khâu có tác động tích cực và đáng kế đến xuất khẩu nông sản, cơ sở
hạ tầng của Sudan và đối tác thương mại cũng đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu Ngoài ra việc sử dụng tiếng nói chung là tiếng A Rap
11
Trang 20và là thành viên COMESA cũng giúp day mạnh xuất khâu Ngược lại, khoảng cách địa
ly là yêu tố làm giảm kim ngạch xuất khẩu
Sofa G.Dlamini & cộng sự (2016), khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuấtkhâu đường của Swaziland giai đoạn 2001 - 2013 với 24 nước đối tác bằng việc sử dụngkết hợp mô hình trọng lực và công cụ phân tích FEM Kết quả bài phân tích đã chỉ rarằng, GDP của Swaziland, GDP và diện tích đất của quốc gia nhập khâu, ngôn ngữ chung
có tác động cùng chiều đến xuất khâu đường Bên cạnh đó, việc thành lập các khốithương mại COMESA và EU cũng có tác động tích cực đến xuất khâu đường củaSwaziland Trong khi đó khoảng cách giữa hai quốc gia; độ mở của Swaziland và dân
số của nước nhập khâu có tác động ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu
Agus Priyono (2009), nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tô đến hoạt động xuất khẩu
của Indonesia đến các nước thành viên EU giai đoạn 1990 - 2008 Với việc áp dụng công
cụ phân tích FEM, đã cho thay GDP bình quân đầu người của Indonesia và các đối tácthương mai; ty gia hối đoái có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khâu của Indonesia.Mặt khác, nhân tố khoảng cách địa lý có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khâu của Indonesia.Tuy nhiên các biến trên không quá nhạy cảm với với những thay đổi trong xuất khẩu của
Indonesia
Eita JH & Jordaan A.C (2007), nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Nam Phi giai đoạn 1997 — 2004 bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận
mô hình trọng lực và được thực hiện với 68 đối tác thương mại chính trong ngành xuấtkhẩu sản phẩm gỗ của Nam Phi Bài nghiên cứu đưa ra kết quả là GDP của nước nhậpkhẩu, dân số của Nam Phi, nước nhập khâu sử dụng ngôn ngữ chính thức là Tiếng Anh
có tác động tỷ lệ thuận với xuất khẩu gỗ Bên cạnh đó, GDP của Nam Phi, dân s6 nướcnhập khẩu và khoảng cách địa lí có tác động tỷ lệ nghịch đến kim ngạch xuất khâu sảnpham này Bài nghiên cứu còn chi ra không phải tat cả các thỏa thuận thương mại đều
có tác động cùng chiều, bởi với tư cách là thành viên của NAFTA và EU sẽ làm giảm
xuất khâu trong khi việc là thành viên của SADC lại làm tăng xuất khẩu các sản phẩmgỗ
Orindi M N (2011), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khâu của Kenyavới 25 thị trường băng cách tiếp cận mô hình trọng lực và sử dụng mô hình REM Kếtqua cho thay kim ngạch xuất khâu của Kenya bị ảnh hưởng bởi GDP, dan số nước nhậpkhẩu, nước nhập khẩu thuộc thành viên của COMESA, EU, nước nhập khâu có sự hiện
12
Trang 21diện cơ quan đại sứ quán của Kenya, các biến số này có tác động tích cực đến kim ngạchxuất khẩu Mặt khác, biến khoảng cách có tác động ngược lại.
Abidin và cộng sự (2013), nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố kinh tế đến hoạt độngxuất khẩu song phương giữa Malaysia cùng các nước thành viên OIC giai đoạn 1997 —
2009 Qua việc áp dụng công cụ phân tích FEM và dựa trên nền tảng là mô hình trọnglực hấp dẫn trong thương mại quốc tế, đã đưa ra kết quả như sau: quy mô nền kinh tếcủa Malaysia và nước nhập khẩu; lạm phát của nước nhập khâu; mức độ mở cửa của nềnkinh tế có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Malaysia Trong khi đó, cácnhân tố như tỷ giá hối đoái, GDP bình quân đầu người của Malaysia và nước nhập khẩu,khoảng cách địa lý, lạm phát của Malaysia có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của
Malaysia.
Các bài nghiên cứu trên cơ bản đã đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng và chiều
hướng tác động của các nhân tố đến xuất khâu dựa trên nền tảng là mô hình trọng lựchấp dẫn trong thương mại quốc tế Trên cơ sở đó đã giúp các quốc gia có các đề xuất,phương hướng chính xác dé nâng cao kim ngạch xuất khâu của đất nước trong tương lai.Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, cũng như chiều hướng tác động của các
nhân tố ở các bai nghiên cứu có sự khác nhau Trong khi độ mở của nước xuất khẩu ở nghiên cứu của Abidin và cộng sự (2013) được cho là có tác động cùng chiều thì đến
nghiên cứu của Sotja G Dlamini và cộng sự (2016) lại có kết quả ngược lại Hay vớinhân tố GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu, nhân tố này được kết luận có tácđộng cùng chiều ở nghiên cứu của Agus Priyono (2009), nhưng được kết luận là có tác
động tiêu cực ở nghiên cứu cua Abidin và cộng sự (2013), Như vậy có thể thấy, ở các
quốc gia khác nhau và với các ngành khác nhau, các nhân tố tác động đến xuất khẩu
cũng sẽ khác nhau.
1.3.2 Các nghiên cứu của Việt Nam
Đào Ngọc Tiến (2013), khi phân tích các yếu tố tác động đến xuất khâu gỗ Việt Nam vào các nước trong khối CPTPP với dir liệu 220 quan sát trong thời gian 10 năm với 11 nước Biến phụ thuộc được sử dung dé phân tích trong bai là tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang 11 thị trường xuất khâu Các biến độc lập được dùng
dé phân tích là: GDP cua Việt Nam va nước nhập khẩu; số lao động có việc làm của Việt
Nam; đầu tư FDI; nguồn nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ của Việt Nam; dân số nước
nhập khẩu; khoảng cách Việt Nam đến nước nhập khẩu; lãi suất; thuế nhập khẩu Và các
biến giả WTOt; FTAt Sau khi thực hiện mô hình tác động ngẫu nhiên REM, tác giả chỉ
13
Trang 22ra rằng, xuất khẩu Việt Nam tăng khi nguồn nguyên liệu, GDP của Việt Nam và cácnước nhập khẩu tăng Ngược lại, chi phí vận chuyên theo khoảng cách địa lý, thuế nhậpkhẩu tác động ngược chiều đến hoạt động xuất khâu nước ta Bên cạnh đó, độ mở cửacủa Việt Nam cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu, tác động của
FTA lớn hon WTO.
Ngô Thi Mỹ (2016), nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến xuất khâu một số nôngsản của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2013 bằng việc ứng dụng mô hình lực hấp dẫn đểlượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khâu của Việt Nam Ngoài các nhân tố như:GDP, khoảng cách dia li, dân số; bài nghiên cứu đã bồ sung các biến độc lập như: diệntích đất nông nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái, khoảng cách công nghệ; các biến giả:APEC, WTO Kết quả thu được là GDP của Việt Nam và nước nhập khẩu, lạm phát, tỷgiá hối đoái, độ mở, việc gia nhập WTO, APEC của nước nhập khẩu có tác động cùngchiều với kim ngạch xuất khâu Trong khi đó, các biến dân số, khoảng cách địa lí vàtrình độ phát triển lại có tác động ngược lại
Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015), khi nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởngđến giá trị xuất khâu của thủy sản Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ giai đoạn 2006 —
2014 bằng việc áp dụng mô hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế và đề xuất
mô hình lý thuyết,giá trị xuất khẩu thủy sản của nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởngbởi: GDP của Việt Nam và nước nhập khâu, khoảng cách giữa 2 quốc gia; dân số nước
nhập khẩu, tỷ giá hối đoái; thuế nhập khẩu; các biến giả của hiệp định thương mại giữa
Việt Nam và nước nhập khâu Nghiên cứu cho thấy, giá trị xuât khâu thủy sản chịu ảnhhưởng bởi GDP, dân số, tỷ giá hối đoái theo chiều dương và khoảng cách địa lí theochiều âm, còn biến thuế nhập khẩu không có ý nghĩa
Ngô Thị Mỹ và Tran Nhuận Kiên (2015), nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đếnxuất khẩu nông sản Việt Nam trong giai đoạn 1997 — 2014, sử dụng phương pháp ướclượng REM và mô hình trọng lực cho 97 quốc gia nhập khẩu Bài nghiên cứu đưa ra cácnhân tổ có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khâu nông sản bao gồm: GDP Việt Nam
và quốc gia nhập khẩu; Dân số Việt Nam và quốc gia nhập khâu; khoảng cách về trình
độ phát triển; tỷ giá hối đoái; độ mở của nền kinh tế Việt Nam; nước nhập khẩu là thànhviên của WTO, APEC Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp Việt Nam và nước nhập
khẩu; khoảng cách địa lí lại cho chiều hướng ngược lại.
Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo và Ngô Hoài Thu (2018), nghiên cứu cácyếu tô tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005
14
Trang 23— 2017 Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực mở rộng và lựa chọn mô hình REM
dé phân tích, kết quả ước lượng cho thấy, các yêu tố: GDP, dân số, chất lượng thé chế
và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều; các yếu tố: Khoảng cách địa lí, khoảngcách công nghệ có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu
Tran Trung Hiéu và Pham Thị Thanh Thuy (2010), khi nghiên cứu các nhân tô tácđộng đến xuất khẩu Việt Nam dự trên cơ sở áp dụng mô hình lực hap dẫn với dit liệubảng gồm 22 nước trong thời gian từ 2001 — 2005 Sự gia tăng GDP của Việt Nam vànước đối tác có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khâu hàng hóa của Việt Nam.Tương tự, FDI, ty giá hối đoái, tư cách là thành viên AFTA cũng tác động dương lên giátrị xuất khâu Tuy nhiên, khoảng cách địa lý có tác động âm ngược chiều đên xuất khâucau VIét Nam
Dựa trên co sở mô hình trong lực, các bài nghiên cứu trong nước đã đưa ra các yếu
tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng của Việt Nam bao gồm: GDPcủa Việt Nam và nước nhập khâu, độ mở của nền kinh tế Việt Nam, lạm phát, tỷ giá hốiđoái, FDI, việc là thành viên của các khối hợp tác kinh tế có tác động tích cực; trong khi
các yếu tố tác động cực: khoảng cách địa lí, thuế xuất khẩu Bên cạnh đó có các yếu tố cho các kết quả với chiều hướng tác động khác nhau ở các bài nghiên cứu như dân số
Việt Nam và nước nhập khẩu, khoảng cách về trình độ phát triển
Từ các nghiên cứu của Việt Nam và trên thế giới trên, tác giả tiễn hành tổng hop,xây dựng và bé sung những nhân tô ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khâu theo bang sau
Bảng 1.1: Tổng hợp các mô hình nghiên cứu
STT | Tác giả và năm Các nhân tô tác động Chiều
nghiên cứu hướng
1 | Abidin và cộng | GDP nước nhập khẩu; GDP nước xuất khẩu; lạm +
sự (2013) phát nước nhập khâu khẩu; độ mở kinh tế nước
STT | Tác giả và năm Các nhân tô tác động Chiêu
nghiên cứu hướng
15
Trang 242 | Sotja GDP nước xuất khâu; GDP nước nhập khâu; +
G.Dlamini và _ | diện tích đất nước nhập khẩu; ngôn ngữ chung;
cộng sự (2016) | tham gia các khối hợp tác kinh tế
khoảng cách địa lí; độ mở kinh té nước xuất
-khâu; dân số nước nhập khâu
3 | Agus Priyono | GDP bình quân dau người nước xuất khâu; GDP +
(2009) bình quân đầu người nước nhập khẩu; tỷ giá hồi
đoái khoảng cách địa lí -
4 | EitaJ.H va GDP nước nhập khâu; dân số nước xuất khâu; +
Jordaan A.C ngôn ngữ chung
(2007) tham gia các khối hợp tác kinh tế
+/GDP nước xuất khẩu; dân số nước nhập khẩu;
-khoang cach dia li
5 |OrindiM.N | GDP nước nhập khẩu; dân số nước nhập khẩu; +
(2011) tham gia các khối hợp tác kinh tế; cơ quan đại
sứ quán đặt tại nước nhập khâu
khoảng cách dia lí
-6 | M.Ebaidalla và | GDP nước nhập khẩu; dân số nước nhập khẩu; +
A.Abdalla cơ sở hạ tang nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái;
(2015) tham gia các khối hợp tác kinh tế; ngôn ngữ
chung
khoảng cách địa lí
-7 | Ngô Thị Mỹ và | GDP nước nhập khẩu; GDP nước xuất khẩu; dân +
Trần Nhuận số nước nhập khẩu; dân số nước xuất khẩu; tỷKiên (2015) giá hối đoái; độ mở kinh tế nước xuất khâu;
tham gia các khối hợp tác kinh tế; khoảng cáchkinh tế
diện tích đất nông nghiệp nước nhập khẩu; diện tích đất nông nghiệp nước xuất khâu;
-khoảng cách địa lí
STT | Tác giả và năm Các nhân tổ tác động Chiêu
nghiên cứu hướng
16
Trang 258 | Ngô Thị Mỹ GDP nước nhập khâu; GDP nước xuất khẩu; lạm
(2016) phát nước xuất khẩu; tỷ giá hối đoái; độ mở kinh
tế nước xuất khâu; tham gia các khối hợp táckinh tế
dân số nước nhập khâu; dân số nước xuất khẩu;
khoảng cách địa lí; khoảng cách kinh tế
9 | Phạm Thị Ngân | GDP nước nhập khẩu; GDP nước xuất khẩu; dân
và Nguyễn số nước nhập khẩu; dân số nước xuất khẩu; tỷThanh Tú giá hối đoái
(2015) khoảng cách dia lí
10 | Vũ Bạch Diệp, | GDP nước nhập khâu; GDP nước xuất khâu; dân
Nguyễn Thị số nước nhập khâu; dân số nước xuất khâu; chất
Phương Thảo _ | lượng thé chế; tham gia khối hợp tác kinh tế
và Ngô Hoài khoảng cách địa lí; khoảng cách kinh tế
Thu (2018)
11 | Đào Ngọc Tiến | nguồn nguyên liệu nước xuất khẩu; GDP nước
(2013) xuất khẩu; tham gia các khối hợp tác kinh tế; độ
mở nước xuất khâu
khoảng cách địa lí
12 | Trần Trung GDP nước nhập khâu; GDP nước xuất khâu; ty
Hiếu và Phạm _ | giá hối đoái; tham gia khối hợp tác kinh tế; FDIThị Thanh nước xuất khâu
Thủy (2010) khoảng cách địa lí
1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ những công trình nghiên cứu trước đây trên thế giới và trong nước có thê thấy,
mô hình trọng lực hap dẫn là mô hình được sử dụng phổ biến trong các bài nghiên cứu
về các nhân tố tác động đến xuất khâu Qua đó, tác giả cũng lựa chọn mô hình trọng lựchấp dẫn làm tiền đề để xây dựng mô hình nghiên cứu Kế thừa kết quả các bài nghiên
cứu có liên quan trước đây, mô hình được xây dựng như sau:
17
Trang 26Bang 1.2: Các biến sử dung trong mô hình phân tích
KỳTên biến Ký hiệu Don vi vong vé Co sở lý thuyết
GDP của Việt 2013); Đào Ngọc Tiến
„ , cộng sự (2016); Eita J.H và
GDP của nước „ ~` xa GDPjy, Ty USD + Jordaan A.C (2007); Vũ
nhap khau nam t " ~
-Bạch Diệp, Nguyên Thị Phương Thảo và Ngô Hoài Thu (2018)
Eita JH và Jordaan A.C (2007); Vũ Bach Diệp,
Nguyễn Thi Phương Thao
Dân số của Việt D Triệu R và Ngô Hoài Thu (2018);
Nam năm t “ người Phạm Thị Ngân va Nguyễn
Thanh Tú (2015); Ngô Thị
Mỹ và Tran Nhuận Kiên
(2015)
18
Trang 27Tỷ giá hồi đoái
: T; VND/USD - Abidin va cộng sự (2013)
nam t
KyTén bién Ky hiéu | Donvi | vọng về Cơ sở lý thuyết
FDI của Việt " Trân Trung Hiểu và Pham
FDI, Triệu USD + „
Nam năm t Thị Thanh Thủy (2010)
Lạm phát của Abidin và cộng sự (2013)
oA « LP, %
-Việt Nam năm t
GDP bình quân l Agus Priyono (2009)
R vu cố Nghìn
dau người nước | GDPNyx, số +
` 1w USD/người
nhập khâu năm t
Sản lượng lúa Đào Ngọc Tiên (2013)
của Việt Nam SL Triéu tan +
năm t
Biến giả: APEC; ;,: U = 1: Việt Nam và nước nhập khẩu
cùng là thành viên của APEC; U =0: Việt Nam và nước
nhập khẩu không cùng là thành viên của APEC Kỳ
vọng, cùng là thành viên thì KNXK của Việt Nam tăng
và ngược lại.
M.Ebaidalla và A.Abdalla (2015); Sotja G.Dlamini va
cộng su (2016); Agus
Priyono (2009); Abidin va
cong su (2013); Dao Ngoc
Tiến (2013); Vũ Bạch Diệp,
Nguyễn Thị Phương Thảo
và Ngô Hoài Thu (2018) ;
19
Trang 28Phạm Thị Ngân và Nguyễn
Thanh Tú (2015)
Biến phụ thuộc: giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước giai đoạn
2014 — 2021 (Nguồn số liệu: Tổng Cục Hải quan)
Các biến độc lập bao gồm:
GDP của Việt Nam (GDP,y): là giá trị của tat cả sản phẩm va dịch vụ cuối cùngđược sản xuất trong phạm vi của một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong một khoảng thờigian nhất định (1 năm) Đây là biến đại diện cho quy mô nền kinh tế Việt (Nguồn số liệu:Ngân hàng thé giới — World Bank)
GDP của nước nhập khẩu (GDPy„): phan ánh thu nhập của quốc gia nhập khâu.
Khi GDP của nước nhập khẩu lớn sẽ cho thay nhu cầu mua sắm và cầu nhập khâu tăng
lên (Nguôn số liệu: Ngân hàng thé giới — Word Bank)
Dân số của Việt Nam (Dyy): biến nay ảnh hưởng trực tiếp đến kha năng sản xuất
của nước ta Khi dân số tăng, nguồn lao động đồi dào, lượng hàng hóa sản xuất ra cũng
sẽ tăng lên Nhưng còn tùy thuộc vào chất lượng lao động (Nguồn số liệu: Ngân hàngthé giới — Word Bank)
FDI cua Việt Nam (FDI): Không chỉ giúp bỗ sung nguồn vốn, FDI còn góp phan
chuyền dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, khai thông thị trường quốc tế, từ đó
gia tăng kim ngạch xuất khâu (Nguồn số liệu: trang web finance vietstock.vn)
GDP bình quân dau người của nước nhập khẩu (GDPn„„): tương tự như GDPnước nhập khâu, GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu càng cao càng cho thấy sứcmua của quốc gia đó càng lớn
Khoảng cách địa lý (K): là khoảng cách giữa Hà Nội và thủ đô của các quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam Khoảng cách này ảnh hưởng trực tiếp tói cước phí vận
chuyền gạo Khoảng cách xa, chi phí vận chuyền sẽ càng lớn, hơn nữa còn ảnh hưởngđến chất lượng của gạo (Số liệu lấy từ Google Map)
Tỷ giá hồi đoái (T): hay còn gọi là ty giá trao đôi ngoại tệ , khi đồng tiền trong
nước tăng giá sẽ khiến lượng doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu giảm xuống
20
Trang 29Doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng xuất khâu (Nguồn số liệu: Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam)
Lam phát của Việt Nam (LP): Lam phát cao làm cho nhu cầu xuất khâu giảm do
giá tăng cao, trong khi đó hàng nhập khẩu lại có khả năng cạnh tranh hơn do giá của cácmặt hàng nhập khâu sẽ thấp hơn mặt hangd nội địa (Nguồn số liệu: trang web
finance.vietstock.vn)
Sản lượng lúa cua Việt Nam (SL): bién này đại điện cho nguồn cung xuất khâugạo, nguồn cung càng lớn sẽ càng thuận lợi cho việc xuất khâu (Nguồn số liệu: Tổngcục Thống kê)
Biến giả về việc tham gia diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu A — Thái Bình Dương(APEC) với 21 nền kinh tế thành viên với mục tiêu tăng cường mối quan hệ kinh tế vàchính trị Biến này thé hiện Việt Nam và nước nhập khẩu cùng tham gia diễn đàn vào
năm t
Sau khi đưa ra các nhân tô, mô hình nhăm lượng hóa sự tác động của các nhân tô tác
động đến kim ngạch xuất khâu gạo Việt Nam có dạng như sau:
KNXK,j, = A x GDP yy, X GDPjE,„ X Dụy, x KỈ? x FDIS x GDP nig, x TẾ”
x LPP® x SLE? x APEC Eo my
Trong do:
KNXK;;;: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đến nước j năm t
A: Hệ số hấp dẫn, cản trở đến kim ngạch xuất khâu gạo Việt Nam
GDPyy,,: GDP của Việt Nam năm t.
GDPN,,,: GDP của nước j năm t.
Dựy,: Dan số của Việt Nam năm t
K,;: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước j.
FDI,: FDI của Việt Nam năm t
GDPn,,x,: GDP bình quân đầu người của nước j năm t
21
Trang 30T,: Ty giá hối đoái của Việt Nam năm t
LP,: Lam phát của Việt Nam năm t
SL,: Sản lượng lúa của Việt Nam năm t
APEtij: Biến giả - nhận giá trị “0” nếu Việt Nam và nước nhập khâu chưa
là thành viên APEC năm t; nhận giá trị “1” nếu Việt Nam va nước nhậpkhẩu đã là thành viên APEC năm t
B;: Các hệ số thé hiện mức độ tác động của các nhân tổ i trong mô hình
ttị;: Sai số riêng biệt của từng phần tử chéo và không đổi theo thời gian
Mô hình nghiên cứu đề xuất được viết dưới dạng Logarit nhằm giảm bớt biên độ biếnđộng và không làm thay đổi về bản chất, đặc điểm, xu thế của bộ dữ liệu (chỉ thay đổi
về lượng) dé từ đó có thé đưa vào phần mềm dé phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giátrị kim ngạch được biểu diễn như sau:
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VA PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO TÁC DONG
DEN GIA TRI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GAO CUA VIỆT NAM
GIAI DOAN 2013 - 2022
2.1 Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam
2.1.1 Cơ cầu xuất khẩu gạo của nước ta vào các thị trường đơn lẻ
Hằng năm, nước ta có rất nhiều đối tác nhập khẩu gạo trên thế giới Tuy nhiên, tác giả sẽ lựa chọn đưa 10 thị trường đơn lẻ có tổng kim ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam cao nhất luôn nhập khẩu gạo hăng năm trong giai đoạn 2013 — 2022 vào bài nghiên cứu
để phân tích Bao gồm: Philippines, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Bờ Biển Ngà,Indonesia, Singapore, Hồng Kông, U.A.E, Hoa Kỳ
Bảng 2.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào 10 thị trường đơn lẻ
Đơn vị: Triệu USD Nước | 2013 |2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022
Qua số liệu ở bảng trên, có thé thay co cau xuất khâu gạo nước ta biến động liên
tục qua các năm Trong giai đoạn 2013 — 2022, Philippines và Trung Quốc là hai quốcgia có tông kim ngạch chiếm tỉ trọng cao nhất Trong khi đó, U.A.E và Hoa Kỳ là 2 nướcchiếm tỉ trong thấp nhất
23
Trang 32Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ gạo lớn của Việt Nam Từ năm 2013 - 2018,Trung Quốc luôn dẫn đầu về giá trị nhập khẩu gạo Việt Nam Năm 2013, sản lượng gạoxuất khâu sang thị trường này lên tới 3 triệu tấn, chiếm gần 50% lượng gạo xuất khâucủa Việt Nam Tuy nhiên, những năm gần đây, sản lượng xuất khẩu gạo sang TrungQuốc đã bị giảm xuống trở thành nước đứng thứ hai sau Philippines Thực tế, sản lượnggạo xuất khâu gạo sang thị trường này đã giảm dan từ năm 2013 và có bước tăng vọt vàonăm 2017 (1026,35 triệu USD) Nhưng mức này không duy trì được ở các năm tiếp theo
Và TƠI xuống mức thấp kỉ lục ở năm 2019 (240,35 triệu USD) Giai đoạn 2020 - 2021 có
sự phục hồi nhất định đạt 522,72 triệu USD vào năm 2021, sau khi giảm trở lại từ năm
2022 Điều này có thê lí giải bởi do thị trường quốc tế ngày càng đa dạng nguồn cunghơn và chính sách hạn ngạch đã hạn chế sản lượng xuất khâu sang quốc gia này Theo
đó, mỗi năm, Trung Quốc sẽ phân bồ hạn ngạch nhập khâu gạo từ Việt Nam và các nước.
Do vậy, doanh nghiệp Trung Quốc không thể mua thêm gạo của Việt Nam khi hết hạnngạch dù có nhu cầu
Hiện tại, Philippines đang là thị trường xuất khâu gạo lớn nhất của Việt Nam Kimngạch xuất khâu gạo sang Philippines luôn tăng từ năm 2016 đến nay Lượng gạo Việt
Nam xuất sang thị trường nảy đạt lên đến 2,45 triệu tắn với kim ngạch trên 1,25 tỷ USD,
chiếm tới 38,1 1% thị phần năm 2021 Đến năm 2022, con số này lại tiếp tục tăng lên hơn
3 triệu tấn trị giá 1,49 tỷ USD, chiếm 38,8% về khối lượng và 42,9% về giá trị trong tổngkim ngạch xuất khâu của Việt Nam Sau khi An Độ áp thuế xuất khẩu gạo trắng và camxuất khâu gạo tắm, Philippines lo ngại nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng trong khi lại
là quốc gia không thé ngừng nhập khẩu gạo Vì thế, cơ hội xuất khẩu gạo sang thị trường
Philippines của nước ta càng lớn, và có xu hướng tăng trong tương lai.
Ghana là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất tại Châu Phi của Việt Nam và có tổnggiá trị kim ngạch nhập khâu gạo đứng thứ ba trong giai đoạn 2013-2022 Năm 2016,
trong khi hầu hết các thị trường gạo của Việt Nam đều giảm lượng gạo nhập khâu thì giá
trị kim ngạch xuất khâu gạo của nước ta sang Ghana vẫn tăng 28,25% so với năm 2015.Tuy nhiên, con số này lại giảm ngay trong năm tiếp theo xuống 202,44 triệu USD và tiếp
tục tăng lại vào các năm sau, đạt 393,63 triệu USD vào năm 2021 — con số lớn nhất trong
cả giai đoạn của Ghana Ngoài ra, tại châu Phi, nước ta còn có một thị trường gạo lớn
khác là Bờ Biên Nga Gia trị gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Bờ Biển Nga giảmtrong giai đoạn 2013-2016 và có xu hướng tăng từ 2016 cho đến nay Năm 2022, giá trị
24