1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Vấn đề việc làm trong quá trình đô thị hóa tỉnh Thái Bình

51 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 12,07 MB

Cấu trúc

  • 4. Phuong phap nghién CW... eee (0)
  • 5. Kết cầu của đề tài................... ch nh ng de 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE GIẢI QUYẾT VIỆC (0)
    • 1.1.3. Đặc trưng của đô tHỊ.......................-- - c1 11 1S 11 v.v vn ng ri 11 1.2. Téng quan về đô thị hOa .o..cececceccccesesesesessesseesessessesssssesssessesseesessessesneseees 12 1.2.1. Khai on ẽ .aaa....ố..Ẽ (12)
    • 1.2.2. Đặc điểm của đô thị hóa .....................------- +: ©5++c++2++£xcrxrzxeerxrrxerxee 12 1.2.3. Tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội (13)
    • 1.3. Tổng quan về việc làm .....................----¿- 2 ¿+ SE+SE‡EEEEEEEE2E12112121 7121212. c0, 15 1. Khái niệm về việc làm .........................- ---2¿ 2c z+x++Exc2EEtrxeerkeerxerrrrees 15 2. Vai trũ của VIỆC làùm...........................---- 5c S22 1122 1v vn ng ng reo 16 (16)
      • 1.3.3 Tác động của đô thi hóa tới việc làm...........................- -- 555 < << s+cc+sexsss 18 1.4. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số quốc gia và bai học cho Việt 1 (0)
      • 1.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia .....................---- 2 25 s5s+£s+£z+cee2 20 (21)
      • 1.4.2 Kinh nghiệm ở một số địa phương ở Việt Nam (23)
    • 2.1 Giới thiệu chung về thành phố Thái Bình ..................... 2-2-2 2222zs+zx+zsz 25 °N§?) 040i) 8n"... ..-.4. 25 (26)
      • 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội........................-- 2-2-2 ©Ez+E+EE+EEeEEzExrrrerxerree 27 (28)
    • 2.2 Tình hình đô thị hóa tinh Thái Bình giai đoạn 2015-2018 (0)
      • 2.2.1 Diện tích đất đô thị hóa........................- - 2 2 + E+2E£EE2EEtEEerErrerkerkrrei 32 (33)
      • 2.2.2 Dân số đô thị,..................-----:-©5¿+5++SE+EE£EE2EE2E1E217112112112171.211 1. re. 34 (35)
      • 2.2.3 Tỷ lệ đô thị hóa..................... -- 2-2 s52 EEEEE2E1211221717121. 1E rxe 36 (37)
    • 2.3 Thực trạng giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa tỉnh Thái Bình . 36 (37)
      • 2.3.1 Quy mô, cơ cấu, chất lượng, năng suất lao động việc làm tỉnh Thái Bình những năm gân day ..........................-- ---- -- Sc St S St HH HH re, 36 (37)
      • 2.3.2 Tình hình thất nghiệp ở tinh Thái Bình (0)
  • CHUONG 3 DE XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP...............................- 5-5-5 sscsse 42 3.1.Nhóm giải pháp về tô chức tốt thị trường lao động nhằm gắn kết cung và J0 (0)
    • 3.2. Nhóm giải pháp cho lao động việc lằm.............................-- 5 55c £+scssssssesee 42 1. Điều tiết phát triển số lượng lao động (43)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động (45)
      • 3.2.4. Giải pháp tăng hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh (45)

Nội dung

Kết cầu của đề tài ch nh ng de 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE GIẢI QUYẾT VIỆC

Đặc trưng của đô tHỊ . - c1 11 1S 11 v.v vn ng ri 11 1.2 Téng quan về đô thị hOa o cececceccccesesesesessesseesessessesssssesssessesseesessessesneseees 12 1.2.1 Khai on ẽ aaa ố Ẽ

- Đô thị nhw một cơ thé sống: Đặc điểm này xuất phát từ tính chất cấu trúc hoàn chỉnh và đồng bộ của từng bộ phận cũng như của toàn bộ cơ thé đô thị và tính chất luôn vận động của no ⁄

Hé thống chức năng vận động của đô thị là toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế - xã hội đô thị trên cơ sở hạ tầng đô thị Giống như một cơ thé sông, bat ky một sự “trục trac” nào trong hệ thống cấu trúc cũng sẽ dẫn tới những rối loạn trong các hoạt động đô thị Vì vậy, sự cân bang, én dinh, bén vững là mục tiêu số 1 của đô thị.

- Đô thị luôn luôn phát triển: Đặc điểm này vừa biểu hiện tính “sống” của đô thị, đồng thời biểu hiện sự găn kết chặt chẽ giữa đô thị với xã hội lời người Sự hình thành và phát triển của đô thị gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, đặc biệt là găn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Xã hội loài người luôn phát triển, kinh tế hàng hóa luôn phát triển do đó đô thị luôn phát triển Đặc điểm này cũng cho thấy sự hình thành , tổn tại, phát triển của đô thị chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế - xã hội Đặc biệt là các quy luật của nền kinh tế thị trường Tác động này vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho sự phát triển ôn định, bền vững của đô thị.

Mặc dù các đô thị được hình thành và phát triển theo các quy luật khách quan của nền kinh tế - xã hội, nhưng con người có thê tham gia và điều khiến được sự phát triển đó Nói cách khác, đô thị được coi là một hệ điều khiển, tuy nhiên là một hệ mở, một hệ điều khiển bán hoàn chỉnh Con người chỉ có thể điều chỉnh được sự hình thành, hoạt động và phát triển của đô thị theo đúng các quy luật khách quan của nó Con người có thể định hướng, có thể can thiệp vào sự vận động của đô thị, chứ không thể “bắt” đô thị vận động theo ý chủ quan trái với quy luật của mình.

1.2 Tổng quan về đô thị hóa

Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.

Theo quan điểm kinh tế quốc dân: đô thị hóa là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố tri dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiêu sâu. Đô thị hóa là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới, đặc biệt là thay đôi cơ cau dân cư.

Tóm lại đô thị hóa là quá trình có thé định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau. Một cách tông quát: Dé thi hóa là quá trình biến đổi về phân bo các lực lượng sản xuất trong nên kinh tế quốc dân, bồ trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiêu sâu trên cơ sở đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dan 560.

Đặc điểm của đô thị hóa . - +: ©5++c++2++£xcrxrzxeerxrrxerxee 12 1.2.3 Tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội

— Đô thị hoá là sự phát triên vê quy mô, sô lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.

— Đô thị hoá gắn liền với một thể chế kinh tế xã hội nhất định, gắn liền với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn, sự biến đồi ay thé hién 6 su phát trién công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ Phương hướng, điều kiện phát triển của đô thị hoá phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuât và quan hệ sản xuât.

+ Ở các nước phát triên, đô thị hoá đặc trưng cho sự phát triên các nhân tô theo chiêu sâu, tạo điêu kiện đê điêu tiệt và khai thác tôi đa các ích lợi, hạn chê bât lợi của quá trình đô thi hoá, nâng cao điêu kiện sông va làm việc, công bang xã hội, xóa bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn

+ Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, biểu hiện của đô thị hoá là sự bùng nổ về dân số, sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém, sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế Mau thuẫn giữa thành thị và nông thôn có biểu hiện gia tăng do sự mất cân đối trong các cơ hội phát triển

+ Công nghiệp hoá là cơ sở cho sự phát triển của đô thị hoá Đô thị hóa trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp ( tượng trưng là cái sa quay ); sau đó là cách mạng công nghiệp (tượng trưng là máy hơi nước) đã thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động cao hơn và đã phân công lại lao động xã hội, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, đồng thời, cách mạng công nghiệp đã tập trung hoá lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ.

Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ( tượng trưng cho nó là những cỗ máy vi tính, những siêu xa lộ thông tin và điện thoại di động ) thì sự phát triển đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Như vậy, dựa vào 2 đặc điểm của đô thị hóa ở trên, ta có thể khẳng định:

Mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sông, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp.

1.2.3 Tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội

Dù là đô thị hóa theo chiều rộng hay theo chiều sâu, thì đô thị hóa luôn luôn có tác động mạnh và trực tiếp đến dân số cũng như lao động việc làm Việc hình thành đô thị về cơ bản là cần có một quy mô dân số phù hợp, quá trình đô thị hóa khiến đô thị mở rộng và phát triển chăng những tác động đến dân số về mặt lượng mà còn cả về mặt chất Đồng thời chất lượng dân sé, lao động lại tác động ngược trở lại quá trình đô thị hóa, là một trong những nhân tô quyết định đến tốc độ đô thị hóa Từ đó có thé thay mối quan hệ giữa đô thị hóa và van dé dân số lao động việc làm là mối quan hệ hai chiều, khó có thé tách rời.

Tác động đến quy mô dân số, lao động đô thị Đô thị hóa góp phần thúc đây sự phát triển nền kinh tế đô thị, vì vậy nó khiến cho dân số đô thị ngày một tăng lên Bên cạnh yếu tố gia tăng tự nhiên yếu tố di cư cũng tác động không hề nhỏ

13 đến dân số đô thị Bởi sự đa dạng về ngảnh, lĩnh vực kinh tế mà các đô thị lớn luôn thu hút một lực lượng lớn lao động từ khắp nơi đồ về, bởi vậy mà tại nơi đây luôn có quy mô dân số cũng như quy mô lao động rất lớn Tuy nhiên nó cũng đồng thời gây ra tình trạng quá tải dân số tại các đô thị lớn mà tiêu biểu là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Việc quá tải dân số đô thị sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn mà các chính quyên phải đối mặt Trước tiên là áp lực về vấn đề nhà ở, ý tế giáo dục, nước sạch hay môi trường Riêng vấn đề nhà ở cũng gây không ít khó khăn trong vài năm trở lại đây, khi mà rất nhiều khu đô thị mới được xây dựng, cung nhà nhiều nhưng lại không phù hợp, trong lúc nền kinh tế đang trong thời kì khủng hoảng, giá nhà thu nhập thấp vẫn ở mức cao Vì vậy rất nhiều người không có khả năng mua nhà để ở trong khi rất nhiều căn nhà xây xong lại bỏ không Bên cạnh đó các vấn đề thiếu nước sạch hay ô nhiễm môi trường vẫn luôn được nhắc đến nhưng có vẻ như chính quyền Hà Nội vẫn chưa thực sự giải quyết được vấn đề này khi mà giữa trung tâm thủ đô vẫn xảy ra tình trạng mat nước, còn ô nhiễm thì như một van đề muôn thuở nhắc đi nhắc lại nhưng quá khó dé xử lý triệt dé.

Tác động đến cơ cau dân số, lao động Điều này cũng là điều khá dễ hiểu, bởi lẽ hoạt động ở các đô thị chủ yếu là các hoạt động phi nông nghiệp, quá trình đô thị hóa hoặc là mở rộng đô thị, hoặc phát triển đô thị đều tác động trực tiếp đến cơ cau dân số lao động Dé nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn, công nghiệp dich vụ luôn đóng vai trò then chốt bởi vậy mà cơ câu lao động ở hai khu vực này ngày một tăng trong khi ty lệ lao động ở khu vực nông nghiệp ngày một giảm, bên cạnh đó việc hình thành các đô thị mới khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm khiến cho những lao động nông thôn buộc phải lựa chọn giữa thất nghiệp hoặc một nghề mới phù hợp với hoàn cảnh Tuy nhiên không phải mọi lao động nông nghiệp đều có thé tự kiếm cho mình một công việc mới, tinh trạng người dân nhận tiền đền bù đất sau đó ở nhà rong chơi khá phô biến, song việc này còn kéo theo sau nó là hàng loạt các vấn đề xã hội khác như cờ bạc, tệ nạn, một bộ phận không nhỏ thanh niên tại đây hình thành lối sống buông thả, dựa dẫm, hưởng thụ.

Tác động đến chất lượng dân số, lao động Thứ nhất trên khía cạnh về dân số, chất lượng dân số cơ thé đánh giá thông qua chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) theo ba căn cứ: thu nhập quốc dân bình quân đầu người; trình độ dân trí; tuổi thọ trung bình Có thê thấy đô thị hóa góp phần phát triển kinh tế- xã hội kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng, vì vậy tại các vùng đô thị chất lượng dân cư thường cao hơn các vùng nông thôn Thứ hai trên khía cạnh lao động, chất lượng nguồn lao động được đánh giá dựa trên sức khỏe, trình độ học

14 van chuyên môn, phẩm chat cá nhân ( ý thức ky luật, tính chủ động, tính hop tác,

Có thể thấy cùng với việc nâng cao chất lượng dân số cũng đồng thời kéo theo việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tính cạnh tranh khốc liệt tại các trung tâm lớn cũng buộc người lao động phải tự hoàn thiện bản thân nếu không muôn bị đào thải.

Tác động đến phân bố dân cư Như đã nói ở trên, việc hình thành các đô thị, siêu đô thị góp phần thu hút một lượng vô cùng lớn dân cư, lao động tập trung tại đây, vì vậy ở hầu hết mọi quốc gia đều có sự phân bố dân cư thiếu đồng đều, tập trung chủ yêu ở các khu đô thị, vùng phát triển kinh tế Ngay tại các quận huyện trên địa bàn Hà Nội, mật độ dân cư giữa các vùng cũng chênh lệch khá cao, thậm chí có những quận huyện mức chênh lệch lên đến 40 lần Sự phân bố dân cư một cách thiếu đồng đều như hiện nay góp phần ngày càng gia tăng khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng, kèm theo đó là cơ hội làm việc và phát triển, cứ như thé người dân lại đồ xô ra các thành phố lớn dé tìm kiếm việc làm trong khi các vùng kém phát triển hơn thì lại thiếu lao động Cái vòng luân quân mãi không được tháo gỡ khiến cho những vùng đã phát triển lại càng phát triển trong khi những nơi kinh tế yếu kém thì lại càng khó cạnh tranh.

Từ đó có thé thấy sự tác động của quá trình đô thị hóa lên van dé dân sé, lao động việc làm bao hàm cả hai mặt tích cực và tiêu cực Vì vậy câu hỏi làm sao dé phát triển một cách bền vững, dé phát triển thị trường lao động vững mạnh cần được chính quyền các địa phương xem xét một cách đa chiều, kỹ lưỡng và có cái nhìn dai hạn dé có câu trả lời thích hợp nhất.

Tổng quan về việc làm . ¿- 2 ¿+ SE+SE‡EEEEEEEE2E12112121 7121212 c0, 15 1 Khái niệm về việc làm - -2¿ 2c z+x++Exc2EEtrxeerkeerxerrrrees 15 2 Vai trũ của VIỆC làùm 5c S22 1122 1v vn ng ng reo 16

A Dưới góc độ kinh tế xã hội

Việc làm là hoạt động sản xuất cụ thé, tương đối 6n định trong hệ thong phân công lao động xã hội, mang lại thu nhập cho người lao động được pháp luật cho phép.

Việc làm xuất phát từ nhu cầu của mỗi cá nhân từ đó mỗi cá nhân tiến hành các hoạt động nhất định để tạo ra thu nhập Họ có thể tham gia công việc nào đó dé được trả công hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm như dùng các tư liệu sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc tự làm những công việc cho hộ gia đình mình.

Ngoài vấn đề về nhu cầu cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng xã hội vì: con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động của mỗi cá nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản xuất của xã hội Hơn nữa, mỗi cá nhân hoặc NLD không thé lúc nào cũng có thé tự quyết định được việc làm và thu nhập của họ Sự gia tăng dân sé quá nhanh, tư liệu sản xuất tập trung vào tay một số cá nhân dẫn đến tình trạng xã hội ngày càng có nhiều người không có khả năng tự tạo việc làm Do đó, mỗi cá nhân phải tự vận động, huy động mọi năng lực của ban thân dé tự tìm việc làm cho mình.

Tóm lại, xét về phương diện kinh tê- xã hội, có thê hiệu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho NLD được xã hội thừa nhận.

B Dưới góc độ pháp lí

Theo Bộ luật Lao động Việt Nam ( năm 2019, điều 9 ) đã quy định:

- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cắm.

- Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.

Nhu vậy, dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố:

_ Là hoạt động lao động: dưới tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất dé tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

_ Tao ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập.

_ Là hoạt động hợp pháp: những hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng không được pháp luật công nhận thì không được coi là việc làm.

Khuyến khích tô chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phan phát triển kinh tế — xã hội, phát triển thị trường lao động.

1.3.2 Vai trò của việc làm a Trên phương diện kinh tế - xã hội

Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện dé giải quyết tốt van đề việc làm và ngược lại, nếu không giải quyết tốt van đề việc làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế.

Về mặt xã hội, bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỷ cương, né nếp xã hội Thất nghiệp và việc làm không day đủ, thu nhập thấp là tiền đề của sự đói nghèo, thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội Các tệ nạn của xã hội như tội phạm, ma túy, mại dâm, có nguyên nhân cốt lõi là việc làm và thất nghiệp. b Trên phương điện chính trị và pháp lý

Hậu quả của việc thất nghiệp, thiếu việc làm không những ảnh hưởng tới kinh tế- xã hội mà còn de dọa lớn đối với an ninh vã sự ôn định của mỗi quốc gia Chính vì vậy ở bat kì quốc gia nào, việc làm đã, đang và luôn là vấn dé gay can nhạy cảm đối với từng cá nhân, từng gia đình đồng thời cũng là van đề xã hội lâu dài, vừa cấp bách nêu không được giải quyết tốt có thê trở thành van đề chính trị.

Còn trên bình diện pháp lý, việc làm là phạm trù thuộc quyền cơ bản của con người, đóng vai trò là cơ sở hình thành, duy trì và là nội dung của quan hệ lao động Khi việc làm không còn tồn tại, quan hệ lao động cũng theo đó mà triệt tiêu, không còn nội dung, không còn chủ thể.

Theo thực tế cho thay các quốc gia nào giải quyết tốt các van đề về việc làm thì sẽ thúc đây nền kinh tế của đất nước đó phát triển đồng thời kéo theo sự phát triển về mọi mặt trong xã hội như là xã hội sẽ én định hon, giáo dục văn hóa cũng phát triển hơn. c Trên phương diện quốc gia — quốc té Đối với mỗi quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung Chính sách xã hội của nhà nước ở hau hết các quốc gia đều tập trung vào một số các lĩnh vực như thị trường lao động, bảo đàm việc làm, bhxh Chính sách việc làm là chính sách cơ bản nhất của quôc gia, góp phân bảo đảm an toàn, ôn định và phát triên xã hội

Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, vấn đề lao động việc làm không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà nó còn có tính toàn cầu hóa, tính quốc tế sâu sắc Vấn đề hợp tác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng được đặt ra đồng thời với việc chấp nhận lao động ở nước khác đến làm việc tại nước mình Điều này giúp cân bằng lao động.

Lao động từ nước kém phát triên sang làm việc ở nước phát triên, từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động Trong thị trường đó, cạnh tranh không

17 chỉ còn là van đề giữa những NLD mà còn trở thành vấn dé giữa các quốc gia Từ đó van đề lao động việc làm còn được điều chỉnh hoặc chịu sự ảnh hưởng chi phối của các công ước quốc tế về lao động Các nước dù muốn hay không cũng phải áp dụng hoặc tiếp cận với những “luật chơi chung” và “sân chơi chung” càng ngày càng khó khăn và quy mô hơn.

1.3.3 Tác động của đô thị hóa tới việc làm về mặt tích cực: Đô thị hóa là quá trình mở rộng diện tích đất đô thị biến những khu vực chưa là đô thị thành đô thị, đặc biệt là khu vực nông thôn Quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo sự chuyền đôi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và tiến bộ: Đó là quá trình giảm tỷ trong của các hoạt động khu vực ngành nông nghiệp ( khu vực 1 ), tăng ty trong phát triển ngành công nghiệp ( Khu vực 2 ) va dịch vụ ( Khu vực 3 ) Chính sự chuyển đôi về cơ cầu ngành đã kéo theo sự chuyền đối về cơ cau lao động giữa các ngành có sự thay đồi Chính vì vậy, có thé nói đô thị hóa làm thúc đây quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế cũng như kéo theo sự chuyền dịch cơ cấu về lao động, không chỉ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ mà còn từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thi, từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân Đây là một sự phát triển phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay giúp thúc đây nền sản xuất phát triển nhanh và phù hợp hơn với thị trường. Đô thị hóa làm chuyên dịch cơ cau kinh tế lao động, từ đó góp phần chuyền dịch cơ cấu việc làm Sự luân chuyền lao động từ khu vực ngành nông nghiệp sang khu vực ngành công nghiệp, thương mại va dịch vụ giúp cho người lao động 6n định về mặt thu nhập hơn, cải thiện về mức sống và chất lượng sống của họ hơn. Cùng với sự tham gia vào phân công hợp tác quốc tế, cũng như vốn đầu tư nước ngoài chảy vào sẽ khiến cho trình độ chuyên môn, chất lượng lao động sẽ tăng lên, bên cạnh đó, sự tham gia của máy móc, các phương tiện sản xuất kỹ thuật hiện đại cũng một phần làm tăng giá trị tích lũy vào sản phẩm và năng suất lao động cũng tăng hơn đáng kể. Đô thị hóa góp phần nâng cao giá trị lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân hơn Trong quá trình đô thị hóa các đô thị cũ mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời mọc lên các khu đô thị mới từ đó có nhiều công trình nhà máy, xí nghiệp được xây dựng, nhiều trung tâm thương mại được thành lập và cơ sở hạ tâng được cải thiện, nâng câp đã tạo ra một khôi lượng công ăn việc làm không

Giới thiệu chung về thành phố Thái Bình 2-2-2 2222zs+zx+zsz 25 °N§?) 040i) 8n" -.4 25

2.1.1 Điều kiện tự nhiên Hình 2 1 Bản dé địa chính tinh Thái Bình

‘Capital pÝrd ri a Dhtizi reef lau de dEirkzl

Floute trineipals ơ NAM DINH Woe Iurin ga? t ia im ‘

Nguồn : bén-do-hanh-chinh-tinh-thdi-binh.gif

Vị trí địa lý: Thái Binh là khu vực thuộc đồng bang châu thổ sông Hồng

Phía Tây giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định

Phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương Phía Đông là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng

Phía Nam giáp với tỉnh Nam Định

Với vị trí đó, Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đặc điểm địa lý Thái Bình là ít có quỹ đất cho thực vật tự nhiên phát trién, vì vậy khó có cho trú ân cho các loài động vật tự nhiên.

Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bức xạ mặt trời lớn tạo nên nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C Độ âm tương đối trung bình: 85-90% Số giờ nang trong năm: 1.600-1.800 giờ

Sông ngòi: tổng chiều dài 1.500 km, trong đó có 4 sông chính, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuât nông nghiệp.

Sông Hồng nằm ở phía Nam và Tây Nam, là ranh giới giữa Thái Bình với các tỉnh Hà Nam, Nam Định, đoạn chảy qua Thái Bình dài 77,5 km, lòng sông rộng 500 m - 1000 m, chảy qua cửa Ba Lat ra biên.

Sông Luộc năm ở phía Bắc, là ranh giới giữa Thái Bình với tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, đoạn chảy qua Thái Bình dài 37 km.

Sông Trà Lý chảy qua khu vực trung tâm của tỉnh, chia tỉnh Thái Bình thành

2 phần Bắc và Nam; sông Trà Lý dài 63 km và lòng sông rộng từ 100 - 200 m.

Sông Hoá là một chi nhánh của sông Luộc, giới hạn huyện Ninh Giang (Hải

Dương) với huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) chảy ra biển.

Sông nội đồng có 1.936 con sông, bao gồm: phía Bắc là hệ thống sông Tiên Hưng và sông Sa Lung: phía Nam là hệ thống sông Kiên Giang

Tài nguyên nước: Mật độ sông ngòi dày đặc chứa một lượng nước mặt không 16 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, thêm vào đó là lượng nước mưa hàng năm cũng rất lớn (hàng tỷ tấn) Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Thêm vào đó sử dụng nước mặt dé tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy

Khí mỏ: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hang năm vài chục triệu m? khí thiên nhiên Thang 5, 6 năm

2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã tiến hành nỗ địa chan 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ trữ lượng ước tính 7 tỷ m3.

Nước khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m*, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít với các nhãn hiệu nước khoáng

Vital, nước khoáng Tiền Hải.

Than: Có than nâu thuộc bé than nâu vùng đồng băng sông Hồng với trữ lượng 210 tỉ tan (lớn gap 20 lần trữ lượng than tại Quang Ninh

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội a, Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP, giá so sánh 2010) bình quân 3 năm (2016-2018) ước đạt 10,35%/năm So với giai đoạn 201 1-2015, tốc độ tăng bình quân là 8,04%, quy mô nền kinh tế đã tăng lên đáng kể, cả về mức của lượng tuyệt đối của 1% (giai đoạn 2011-2015 là 108 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2018 là 112 tỷ đồng), cao hơn mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2016-2020 là 8,6%/năm.

Bảng 2.1 Tốc độ tăng GRDP bình quân mỗi năm của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2011-2015 và 2016-2018 Đơn vị: %

Nông,lâm Công nghiệp, | Thuong mại nghiệp, thủy sản xây dựng và dịch vụ

Nguồn : Cục thống kê Thái Bình

Tổng sản phẩm (tính theo giá so sánh 2010) năm 2018 ước đạt 50.476 tỷ đồng, 1,75 lần năm 2010 và gấp 1,33 lần năm 2015.

Theo giá hiện hành, GRDP ước đạt 65.687 tỷ đồng, gấp 1,4 lần năm 2015; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 36,63 triệu đồng/người, gấp 1,37 lần Cơ cấu kinh tế có sự chuyền dịch tích cực: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP (giá hiện hành) giảm từ 30,11% năm 2015 xuống

23,93% năm 2018, công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,05% lên 33,65%, dịch vụ tăng từ 35,27% lên 35,83%.

Giá trị sản xuất năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 131.439 tỷ đồng, tăng bình quân 2016-2018 là 11,09%/năm Trong đó, ngành nông nghiệp tăng bình quân 3,18%/nam, ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15,49%/năm và ngành dich vụ tăng bình quân 8,55%/nam Như vậy, so với mục tiêu đề ra, 2 ngành đang vượt mục tiêu là ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2018 ước thực hiện 16.466 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện 14.119 tỷ đồng, trong đó thu nội địa

6.659 tỷ đồng Trên cơ sở nguồn thu ngân sách tăng thêm, tong chi cân đối ngân sách địa phương ước dat 14.119 tỷ đồng, tăng 21,1% so với dự toán Thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm nguồn trợ cấp từ trung ương)đảm bảo được trên

47% chi ngân sách địa phương.

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn 2016-2018 đạt 152.994 tỷ đồng, đạt 91,9% kế hoạch giai đoạn 2016-2020, trong đó, vốn Nhà nước chiếm

45%, von ngoài Nhà nước chiêm 46% và von dau tư nước ngoài chiêm 9%.

Chương trình thực hiện đầu tư các công trình nước sạch đến nay có 57 dự án được hỗ trợ theo cơ chế của tỉnh Đã thực hiện hỗ trợ 48 dự án với tổng kinh phí 359 nghìn tỷ đồng Các dự án cơ bản hoàn thành công trình đầu mối, hệ thống mạng lưới đường ống dịch vụ được lắp đặt đến công các hộ dân,tỷ lệ hộ dân dau nối sử dụng nước sạch đạt 94,2%; 100% các xã, phường, thị tran đều có dự án nước sạch Tình hình thực hiện dự án PPP ( đầu tư theo hình thức đối tác công tư ) hiện có 33 dự án được chấp thuận nghiên cứu dự án. b, Cơ cấu kinh tế

Sản xuất nông, lâm thủy san gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển theo định hướng phát triển toàn diện, có sự chuyên biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; tận dụng tiềm năng và lợi thé của tinh Đồng bằng ven biển và truyền thống thâm canh theo hướng giảm ty trọng ngành nông, lâm nghiệp, tăng tỉ trọng nganh chăn nuôi (năm 2016 là 78,7%, năm 2018 là 76%,).

Theo kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, có những thành tựu mới như: Hình thức tô chức sản xuất đa dạng, số hộ sản xuất nông, lâm và thủy sản giảm 63,5 nghìn hộ (tương đương 13,8 điểm phần trăm); mô hình sản xuât trang trại đã thê hiện rõ hiệu quả sản xuât hơn hăn so với kinh tê

28 hộ gia đình, tổng số trang trại năm 2016 là 969 trang trại (tăng 85%); tổng số doanh nghiệp nông, lâm và thủy sản là 29 doanh nghiệp, số doanh nghiệp tăng nhiều nhất là doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, bước đầu đã thể hiện hiệu quả của sản xuất lớn hàng hóa trong nông nghiệp với việc ứng dụng tiễn bộ khoa học công nghệ tiên tiên vào sản xuât.

Chăn nuôi bước dau phát triên theo hướng sản xuất hang hóa.

Xuất hiện ngày càng nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô tương đối lớn, điển hình là dự án bò của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hùng thuộc tập đoàn Hòa Phát đầu tư nhập bò thịt về nuôi và xuất bán trên 20 nghìn con, đã góp phần làm tăng sản lượng ngành chăn nuôi và đạt ở mức khá.

Tình hình đô thị hóa tinh Thái Bình giai đoạn 2015-2018

2.2 Tình hình đô thị hóa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2018

2.2.1 Diện tích đất đô thị hóa

Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Thái Bình với các chỉ tiêu sau:

Bảng 2 3 Diện tích, cơ cầu các loại đất của tỉnh Thái Bình năm 2010 và năm 2020

KH Năm 2020 cap quôc Tổng diện tích

Cơ câu (3%)| „ ˆ (ha) gia phân bo

Thông qua bảng số liệu có thể thấy diện tích đất nông nghiệp đang ngày một bị thu hẹp nhằm chuyên đổi mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp Ở năm 2010 trong 46.807 ha đất phi nông nghiệp, bao gồm: đất ở chiếm 12.854 ha, chiếm 32,3 %; đất chuyên dùng 1.716,21 ha, chiếm 35,51 %; đất tôn giáo tín ngưỡng 19,48 ha, chiếm 0,4%; đất nghĩa trang, nghĩa địa 59,07 ha, chiếm 1,22 %; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 163,91 ha, chiếm 3,39%.

Bảng 2.4 Diện tích chuyên mục sử dụng đất của tỉnh Thái Bình giai đoạn

Tông Năm | Năm | Năm | Năm | Năm

Dat nông nghiệp chuyển sang phi nông | 15.265 3.921 |11.344| 229 {5.1382.008 | 1.923 |2.046 nghiệp Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở 154 31 123 7 16 4 chuyền sang dat ở

Nguôn:quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng dat kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thái Bình

Năm 2018, mục đích sử dụng chuyên đôi với hơn 2.500 ha đất

Theo kế hoạch sử dụng đất này, diện tích chuyên mục đích sử dụng đối với các loại đất năm 2018 là: Dat nông nghiệp chuyền sang phi nông nghiệp 2.008 ha;

Chuyền đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 524 ha; Diện tích đất phi nông nghiệp không phải là dat ở chuyền sang đất ở là 16 ha Số liệu này vào năm 2020 lần lượt là 2.046, 1.077 và 8 ha.

Cơ cấu các loại đất đến năm 2020 như sau: Dat nông nghiệp chiếm 61,51%;

Dat phi nông nghiệp chiếm 38,34%; Dat đô thị là 9,07%; Dat khu kinh tế là 6,75% và đất chưa sử dụng chiếm 0,15%.

Cũng tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu tỉnh Thái Bình hạn chế tối đa việc chuyên mục đích đất rừng và rà soát, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất rừng phòng

33 hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước khi chuyên mục đích sử dụng dé thực hiện các công trình, dự án. Đồng thời, quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyên mục dich sử dụng đất dé tập trung cho phát triển kinh tế và chuyền đổi cơ cau kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đây mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh, tác động không nhỏ đến quy mô dân số Việc đô thị hóa với tốc độ khá cao khiến cho biết bao những khu công nghiệp, chế xuất mọc lên cùng với đó là một lượng lớn lao động nhập cư tới làm việc tại khu những khu vực này Bên cạnh đó việc mọc lên hàng loạt những khu đô thị cao tầng cũng góp phần không hề nhỏ vào việc tăng quy mô dân sô trên toàn tỉnh

Bảng 2.5 Diện tích, dân số và mật độ dân số của tỉnh Thái Bình phân theo địa phương giai đoạn 2017-2019

Diện tích Mật độ dân sô Năm bình (nghìn `

Nguồn : Tổng cục thong kê

Từ năm 2017-2019 dân số trung bình tỉnh Thái Bình tăng 70,7 nghìn người tức là gấp 1,04 lần, trong khi dân số cả nước chỉ tăng 0.97 lần Giải thích cho điều này có thể xét đến việc Thái Bình là đang mở rộng các khu đô thị mới, quỹ đất còn rộng, trong thời kỳ đô thị hóa bùng nổ dân số tăng một cách chóng mặt cũng là điều dễ hiểu Khi mà mọi thứ còn mới mẻ, cơ hội việc làm trở nên nhiều hơn và dễ dàng hơn thì lượng lao động cũng đồ về đây một cánh 6 ạt.

Bảng 2.6 Dân số trung bình phân theo địa phương, giới tính và thành thị nông thôn của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Tổng cục thong kê Dân số tỉnh Thái Bình đứng thứ 4 vùng đồng bằng sông Hồng

Dân số của Thái Bình tại thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 là 1.860.447 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2019), trong đó nam 905.408 người (chiếm 48,67%), nữ 955.039 người (chiếm 51,33%) Dân số sống ở khu vực thành thị

196.453 người (chiếm 10,56%), khu vực nông thôn 1.663.994 người (chiếm 89,44%) Hiện nay, Thái Bình là tỉnh có dân số đông thứ 4 trong 10 tỉnh, thành phố đồng bang sông Hồng, sau thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phong và tinh Hải Dương Với mật độ dân số cao so với các tỉnh và cả nước thì việc giữ tốc độ tăng dân số giai đoạn 10 năm qua (2009 - 2019) đã bảo đảm mục tiêu chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình và các mục tiêu liên quan đến an sinh xã hội, phát triên con người.

Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, trong 10 năm qua, điều kiện nhà ở của các hộ dân cư đã được cải thiện rõ rệt ở tất cả các huyện, thành phó trên địa ban tinh Hau hết các hộ dân cư đều có nhà ở kiên cố và bán kiên có, diện tích bình quân đầu người tăng lên đáng ké, phù hợp và sát với mục tiêu chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 nói chung và mục tiêu nâng cao chất lượng nhà ở của tỉnh Thái Bình nói riêng Diện tích bình quân đầu người của tinh Thái Bình năm 2019 là 24,lm”/người, trong đó khu vực thành thị là

32,8m”/người và khu vực nông thôn là 22,7m”/người Như vậy, diện tích bình quân đầu người khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn 9,8m2/người So sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Hồng thì Thái Bình có diện tích nhà ở bình

35 quân đầu người nhìn chung tương đương toàn quốc, chi cao hơn 0,6m?/người va thấp hon vùng đồng bằng sông Hồng 1,7m2/ngudi.

Dân số thành thị tăng so với khu vực nông thôn

Ngoài ra, kết qua sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 còn cho thấy, 10 năm qua, quy mô dân số của Thái Bình tăng bình quân hang năm là 0,43%, khoảng 7.800 người/năm Trong thập niên qua, dân số thành thị của Thái Bình nhìn chung tăng so với khu vực nông thôn, đây là kết quả tất yếu của xu hướng đô thị hóa nói chung Qua cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cũng cho thấy tỷ số giới tính của Thái Bình là 94,8 nam/100 nữ Trong khi tỷ số giới tính toàn quốc là 99,1 nam/100 nữ, vùng đồng bằng sông Hồng là 98,3 nam/100 nữ Tỷ số giới tính được tính bằng dân số nam trên 100 dân số nữ Như vậy có thê sơ bộ đánh giá tỷ lệ din số nam so với nữ của tỉnh Thái Bình thấp hơn so với toàn quốc và các tỉnh do nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân chính là việc đi dân của lao động nam giới đi làm ăn ở tỉnh ngoài diễn ra nhiều hơn nữ

2.2.3 Tỷ lệ đô thị hóa

- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2015 đạt khoảng (22 đến 25) %;

- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt khoảng 40%.

Thực trạng giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa tỉnh Thái Bình 36

2.3.1 Quy mô, cơ cấu, chất lượng, năng suất lao động việc làm tỉnh Thái Bình những năm gần đây

Nhìn chung, cũng giống như tình hình cả nước, tỉnh Thái Bình cũng có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, tuy nhiên lao động trình độ cao và làng nghề vẫn còn hạn chê.

Bảng 2.7 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2018 Đơn vị: người

Nguôn: Tổng cục thong kê Bảng 2.8 Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đang có việc làm so với dân số Đơn vị: % Năm 2015 2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục thong kê

Con số này có thể coi là chấp nhận được, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đang có việc làm của tỉnh Thái Bình nhìn chung chỉ thấp hơn khu vực trung du và miền núi phía Bắc Giải thích cho van dé này bởi cuộc sống ở các đô thị có phan dé dàng hơn đối với một bộ phận nhóm người Họ làm những ngành nghề đặc biệt có số giờ lao động rat ít nhưng lại có thu nhập rất cao, hoặc nhiều người làm những nghề tay trái nên không khai báo trong các cuộc điều tra lao động việc làm Chăng hạn có những người phụ nữ chỉ ở nhà nhưng thỉnh thoảng lại làm công việc môi giới nhà đất, hay nhiều bà nội trợ lại kiêm thêm cả bán hàng đa cấp, .

Bang 2.9 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên dang lam việc trong nên kinh tế đã qua đào tạo của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2018

Nguồn: Tổng cục thong kê

Từ bảng trên ta thấy chất lượng lao động của tỉnh còn hạn chế so với cả nước Nguyên nhân là do tính chất thuần nông của tỉnh Thái Bình, lực lượng lao động còn hạn chế về mặt chuyên môn, kỹ thuật cũng như tay nghé Các trường đào tạo nghé của tỉnh còn ít và chuyên môn giảng dạy vê đào tạo nghê chưa xuât hiện.

Về năng suất lao động của Thái Bình chia theo ngành kinh tế

Một là, năng suất lao động xã hội trong nhóm ngành nông, lâm và thủy sản ở Thái Bình tăng qua các năm, từ 19,48 triệu đồng năm 2010 đến 42,41 triệu đồng năm 2017 Điều này cho thay, chủ trương, chính sách của Tinh về chuyền đổi cơ cau cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, về phát trién kinh tế biên đã được nhân dân hưởng ứng, tích cực thực hiện và đạt kết quả tốt Năng suất lao động xã hội trong nhóm ngành nông, lâm và thủy sản ở Thái Bình tăng cao vừa do GDP của ngành tăng, vừa do lao động làm việc trong ngành giảm Như vậy, việc chuyền lao động nông nghiệp sang phát triển các ngành khác ở Thái Bình trong những năm qua không ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp của Tỉnh Năng suất này cũng cao hơn mức bình quân chung cả nước, phản ánh trình độ thâm canh, trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình cao hơn mức bình quân chung cả nước Mặt khác, phản ánh điều kiện tự nhiên ở Thái Bình khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Có thé đánh giá mức độ sử dụng nguồn lao động về mặt chat lượng trong nhóm ngành nông, lâm thủy sản ở Thái Bình đang được nâng lên.

Bảng 2.10 Năng suất lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Binh giai đoạn 2010-2017

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản | 19.48 |26.40 26.25 |26.60 | 29.71 |32.55 |35.88 |42.41

Công nghiệp và Xây dựng =| 23.89 | 30.71 |33.28 |36.26 | 41.83 | 45.68 |53.22 |51.20

Nguồn: Cục thông kê Thái Binh

Hai là, năng suất lao động xã hội trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ ở Thái Bình trong những năm qua tăng trưởng mạnh So với năm 2010, ngành công nghiệp và xây dựng có năng suất lao động tăng từ 23,89 triệu lên 51,2 triệu đồng; ngành dich vụ tăng từ 57,8 triệu lên 81,44 triệu đồng.

Năng suất lao động xã hội chung toàn Tỉnh chịu ảnh hưởng của năng suất lao động

38 xã hội từng nhóm ngành Nhưng do tỷ trọng của nhóm ngành nông, lâm và thủy sản cao hơn các nhóm ngành khác nên mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động xã hội nhóm ngành này đến năng suất lao động xã hội chung toàn Tỉnh là rất lớn.

Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động xã hội chung toàn Tỉnh phải đây mạnh chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HDH, tiếp tục giảm mạnh lao động nông nghiệp, nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp.

2.3.2 Tình hình thất nghiệp ở tỉnh Thái Bình

Thất nghiệp và việc làm luôn đi cùng với nhau và đối lập nhau Nếu tạo công ăn việc làm cho người dân là van dé cấp thiết thì việc giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng là vấn đề quan trọng không kém Trong mỗi nền kinh tế, mỗi đô thị đều tồn tại một lượng thất nghiệp nhất định, ty lệ này có thé là cần thiết song nếu thất nghiệp ở một đô thị ở mức quá cao sẽ gây ra sức ép cũng như tác hại vô cùng lớn đối với chính quyền đô thị Thất nghiệp trước tiên ảnh hưởng xấu đến chính cuộc sông của cá nhân người thất nghiệp và gia đình họ, họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội Hơn thế những người thất nghiệp không chịu chú học hỏi và không tích cực tìm kiếm việc làm thường dễ sa vào các tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến moi người xung quanh, chính vì thé tỷ lệ thất nghiệp cũng phan nào phản ánh sức khỏe của một nên kinh tê.

Bảng 2.11 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo giới tính, thành thị và nông thôn của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014-2017 Đơn vị: %

Theo giới tính Theo thành thị , nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Nguồn: Tổng cục thong kê

Bảng 2 12 Tinh trạng that nghiệp trong độ tuổi lao động tại Thái Bình giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: %

Nguồn: Cục thong kê tỉnh Thái Binh

Có thé thấy, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ, đặc biệt trong độ tuổi 20 - 24 Điều này cho thấy, việc sử dụng lao động của Tỉnh còn đang gặp vướng mắc Mặc dù tỷ lệ lao động có việc làm ở Thái Bình có sự chuyên dich từ nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp sang các ngành công nghiệp, chế biến, dịch vụ nhưng số lượng việc làm vân chưa đáp ứng được nhu câu của người lao động.

2.4 Đánh giá chung Những thành công

Dưới tác động của nhiêu nhân tô, cơ câu lao động tỉnh Thái Bình đã có những thay đổi nhất định:

- Sự phân bố và sử dụng NNL đã có những chuyên biến lớn nếu xét trên phương diện cơ cấu lao động, phương thức và hiệu quả sử dụng quỹ thời gian lao động Sự đa dạng hóa ngành nghề đã dẫn tới sự đa dạng hóa trong cơ cấu lao động nông thôn Ở nhiều vùng nông thôn đã có từ 30 - 50% lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp Những sự chuyền biến này tuy còn chậm nhưng bước đầu đã thể hiện xu hướng vận động tích cực trong cơ cấu lao động và góp phan đáng kê vào sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình.

- Trong 5 năm qua, việc cơ cấu lại sản xuất nội bộ ngành nông, lâm và thủy sản được thé hiện qua số lượng và hiệu quả của các hình thức tô chức sản xuất năm

2016 đã có sự thay đổi so với năm 2011: Số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 63,5 nghìn hộ, tương đương giảm tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản

13,8 điểm phần trăm; mô hình tổ chức sản xuất trang trại đã thể hiện rõ hiệu quả sản xuất hon han so với kinh tế hộ gia đình, tổng số trang trại năm 2016 là 969 trang trai, tăng 85%; tông số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản không ké hợp tác xã nông nghiệp là 29 doanh nghiệp, số doanh nghiệp nông nghiệp và thủy sản tăng nhiều, nhất là các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi bước đầu đã thê hiện hiệu quả của sản xuất lớn hàng hóa trong nông nghiệp với việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiên vào sản xuât.

Những tôn tại và hạn chê

Một là, hầu hết lực lượng lao động làm việc trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản không được dao tạo, chủ yếu vẫn là những lao động thủ công, đơn giản, làm theo kinh nghiệm và kiến thức tự học tập lẫn nhau, tự tích lũy nên năng suất và chất lượng, hiệu quả lao động rất thấp.

Hai là, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động rất lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Ba là, sự hoạt động yếu kém của thị trường lao động, biểu hiện rõ nhất là sự mat cân đối trong quan hệ cung - cầu lao động (không chỉ về mặt số lượng mà đặc biệt là về mặt chất lượng với sự thiếu hụt của lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao).

DE XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP .- 5-5-5 sscsse 42 3.1.Nhóm giải pháp về tô chức tốt thị trường lao động nhằm gắn kết cung và J0

Nhóm giải pháp cho lao động việc lằm 5 55c £+scssssssesee 42 1 Điều tiết phát triển số lượng lao động

3.2.1 Điều tiết phát triển số lượng lao động

Mục tiêu của nhóm giải pháp này là phát triển số lượng lao động dé dam bảo đủ số lượng thay thế những người hết tuổi lao động; hạn chế tăng cung vượt quá câu vê người lao động Dé thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Thái Bình can

42 chú trọng vào các vân đê về thực hiện tôt sinh đẻ có kê hoạch, chăm sóc sức khỏe cho người dân và di chuyên dân sô, cụ thê:

Một là, Tỉnh cân thực hiện tôt chiên lược dân sô, đây mạnh công tác tuyên truyên, giáo dục về dân sô, sinh đẻ có kê hoạch, đặc biệt cho các nhóm đôi tượng nam, nữ trong độ tuôi sinh đẻ, vị thành niên, tập trung vào các xã ven biên có tỷ lệ sinh còn cao, các vùng đông bào công giáo

Hai là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em, đảm bảo sinh con khỏe, được tiêm chủng đầy đủ, phòng chống suy dinh dưỡng; tăng cường dịch vụ y tế cho trẻ em dé dam bảo điều trị có hiệu quả các bệnh dễ mắc và gây tử vong cao ở trẻ nhỏ, hạn chế trẻ chết sơ sinh và bệnh tật ở mức thấp nhất.

3.2.2 Điều tiết lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài và ra nước ngoài

- Đưa lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài

Tỉnh cần phát triển chú trọng vào việc đưa người lao động di làm việc tại khu công nghiệp ở các tỉnh trong nước Đề làm được điều này, Tỉnh cần chủ động nam được thông tin về nhu cầu từng loại lao động ở các khu công nghiệp trong nước qua mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm, các trường dạy nghề và ban quản lý khu công nghiệp Tỉnh cần đây mạnh công tác hướng nghiệp phân luồng cho học sinh từ trung học cơ sở, trung học phổ thông dé tuyển chon và đào tạo nghề với từng loại lao động cho phù hợp Khi đưa người đi lao động ở tỉnh ngoài, cần hình thành các nhóm lao động và có người quản lý dé hỗ trợ, hướng dẫn cho nhau, đặc biệt là cho các tỉnh ở phía Nam.

- Đây mạnh xuất khẩu lao động

Một trong những việc làm cần thiết của tỉnh Thái Bình là rà soát các công ty xuất khẩu lao động, xem xét cho hoạt động những công ty có hiệu quả, công khai chi phí và thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng với người lao động: các công ty này có thé được tuyén chọn lao động phù hợp ngay tại xã, phường, thị tran Việc kết hợp giữa tổ chức quản lý thị trường lao động và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần chú trọng dé đảm bảo tuyên chọn được lao động có chuyên môn kỹ thuật, có sức khỏe và kỷ luật.

Bên cạnh đó, xuất khâu lao động có chuyên môn kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với xuất khâu lao động phổ thông Các doanh nghiệp xuất khẩu cần khảo sát thị trường xác định nhu cầu từng loại lao động theo chuyên môn dé cung cấp thông tin cho các trường dạy nghé, cũng như tại các hội chợ việc làm của Tinh

43 hàng năm sẽ thông báo các kế hoạch, chiến lược đào tạo nghề và việc làm tới người lao động tham dự Nhắn mạnh vào hoạt động đào tạo ngoại ngữ cho người lao động đảm bảo cho họ có khả năng giao tiếp thông thường khi ở nước ngoài; nắm được phong tục tập quán và những quy định quản lý liên quan đến pháp luật, các quyền lợi và yêu cầu đối với người lao động khi ở nước sở tại; giúp nâng cao uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tẾ.

3.2.3 Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động

Dé thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, nguồn lực lao động không những phải dồi dào mà cần phải nâng cao chất lượng nguồn lao động nhăm sử dụng hiệu quả nguồn lực này, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình Cụ thê:

- Mở rộng và nâng cao chât lượng đào tạo nghê đáp ứng yêu câu chuyên dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

- Tăng cường các khóa đào tạo, bồi dưỡng các nhà doanh nghiệp, nhà quản lý sản xuất.

- Phát triển giáo dục phô thông tạo nền tang cho nhân lực tương lai.

Tóm lại, sự nghiệp CNH,HĐH dat nước những năm qua đã tạo nên những thay đổi quan trọng đối với cả nước nói chung và ở Thái Bình nói riêng NNL chính là chủ thê trực tiếp thực hiện quá trình CNH, HĐH NNL này là những người tiếp thu và ứng dụng những tri thức, thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào phát triển sản xuất Do vậy, giải quyết việc làm, sử dụng một cách có hiệu quả và phát huy vai trò to lớn của lực lượng lao động ở nông thôn là van đề sống còn có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn Tháo gỡ những vấn đề về thị trường lao động, về điều tiết nguồn lao động trong Tỉnh và xuất khẩu lao động luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyên, các tô chức chính trị xã hội tỉnh Thái Bình quan tâm để thực hiện đây mạnh CNH,HĐH, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.2.4 Giải pháp tăng hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, có một bộ phận lớn người dân vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và tính cap thiệt phải học nghé và được đào tạo nghê Vì vậy sau nhiêu năm mat ruộng dat, trên địa bàn quận van còn rất nhiều người chưa được đào tạo nghề mới.

Không nên quá chú trọng vào các lớp day nghề mà quên đi công tác hướng nghiệp cho lao động nông nghiệp mat ruộng đất Da phần những lao động được đào tạo đều là những lao động nông nghiệp trình độ dân trí chưa cao, vì vậy công tác định hướng ban dau dé họ học nghé phù hợp là rat quan trọng, tránh tinh trạng vừa lãng phí vừa không hiệu quả, điều này dẫn đến con số gần 50% lao động được đào tạo trên địa bàn quận không có việc hoặc làm việc khác với nghề được đào tạo.

Tiếp theo dé công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả cao, cần chú trọng đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại Như hiện tại trên địa bàn quận, 70-80% học viên đều đánh giá là cơ sở dao tạo nghề thiếu máy móc, trang thiết bị Việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất chang những nâng cao chat lượng giảng day mà còn làm tăng tinh thần học hỏi của học viên. Đề hạn chế tình trạng “đem con bỏ chợ” chỉ đào tạo cho người lao động rồi bỏ không Các trung tâm đào tạo nghé cần tăng cường tính liên kết với người lao động sau dao tạo nham tăng khả năng tìm được việc cho người lao động, các trung tâm này hoàn toàn có thé tăng kinh phí hoặc yêu cầu kinh phí nếu có thé dam bảo nhu câu việc làm cho người lao động.

3.2.5 Phát triển thế mạnh du lịch, làng nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động

- Thái Bình không chỉ được biết đến là một vùng đất quê hương năm tấn mà còn là một vùng đất nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như Làng nghề Chiếu Hới, làng dét Phương La, làng chạm bạc ở Đồng Xâm, nghề thêu, làng nghề

- Dé phát triển các hệ thống du lịch làng nghề, hoặc du lịch nông thôn, tinh Thái Bình cần mở rộng các trung tâm dé du khách nước ngoài có thé xem hoặc trực tiếp tham gia vào quy trình dệt lụa, kết hợp với hình thức du lịch nông thôn như câu cá, nấu các món ăn dân tộc từ đây có thể tiếp tục xây dựng các khu nghỉ dưỡng khách san dé khách ở lại qua đêm Chang những tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây mà những hoạt động này còn thu về một lượng lớn GDP cho Thái Bình nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng.

- Mở các hội chợ triển lãm về quá trình sản xuất bánh Cáy góp phần quảng bá hình ảnh đặc sản của tỉnh, giúp mọi người có thể thưởng thức và tìm hiểu về quá trình tạo ra món ăn này.

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w