khu nghỉ dưỡng của tập đoàn Flamingo cũng vẫn tồn tại những mặt chưa tốt, cònnhiêu hạn chê va phân bô nguồn lực chưa thực sự hiệu quả.Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích hiệu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
Hệ đào tao: Chính quy
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS HO ĐÌNH BẢO
HÀ NỘI - 2022
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề “Phân tích hiệu quả hoạt động của các khách
sạn trên địa bản tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân em.
Toàn bộ nội dung và kết quả của chuyên đề là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu
và thực hiện trong suốt may tháng vừa qua dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS TS
Hồ Đình Bảo Chuyên đề tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và đã đượctrích dẫn nguồn đầy đủ Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của cácnội dung khác trong đề tài của mình
Em xin cam đoan những điêu trên là đúng sự thật, nêu sai em xin hoàn toan chịu trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
ĐINH ĐỨC THIỆN
Trang 3LOI CAM ON
Trước tiên, em xin gửi lời cảm on sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Kinh
tế học cũng như các thầy cô của Trường Đại học Kinh té Quốc dân đã tạo điều kiện
thuận lợi để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình Emcảm ơn tất cả các thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức và
kinh nghiệm quý bau dé phục vụ làm chuyên đề tốt nghiệp cũng như phục vụ chocông việc sau nay của em Đặc biệt, em xin bay tỏ long biết ơn chân thành tới thầygiáo PGS.TS Hồ Dinh Bảo đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ em hoàn thànhbáo cáo chuyên đề thực tập này
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bẻ và các anh chi trong Phong
Doanh thu của Công ty Cổ phần Quản lý Flamingo đã giúp đỡ, động viên và tạođiều kiện trong suốt quãng thời gian em thực hiện báo cáo chuyên đề thực tập
Do trình độ bản thân và kinh nghiệm thực tế còn nhiều thiếu sót, cũng nhưthời gian thực hiện có hạn, báo cáo thực tập tốt nghiệp của em khó tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý từ các thầy cô giáo
để em học thêm được nhiều kinh nghiệm hơn và hoàn thành tốt hơn bài báo cáothực tập tốt nghiệp của mình
Lời cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô thật dồi dào sức khỏe để tiếptục truyền dạy những kiến thức quý báu cho thế hệ mai sau
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NHẬN XÉT CUA GIANG VIÊN HƯỚNG DAN
NHẠN XÉT CUA HỘI DONG
Trang 5TOM TAT CHUYEN DE
Chuyên dé do lường và phân tích hiệu quả hoạt động cho các khách sạn trênđịa bàn tỉnh Ninh Bình bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo môhình định hướng dau ra và hiệu suất thay đôi theo quy mô Chuyên đề sử dụng mẫu
nghiên cứu bao gồm 48 khách sạn được xếp hạng sao, hoạt động trên địa bàn tỉnhNinh Bình trong năm 2019, trong đó có 24 khách san 1 sao, 16 khách san 2 sao, 5
khách sạn 3 sao và 3 khách sạn 4 sao Kết quả chỉ ra rằng trung bình hệ số hiệuquả kỹ thuật tông hợp của khách sạn là 0,738, nhỏ nhất là 0,357, lớn nhất là 1 Kếtquả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của các khách sạn bằng
mô hình Tobit cho thấy tổng số giường, hạng sao và vị trí của khách sạn có ảnhhưởng tới hiệu quả kỹ thuật của khách sạn Sử dụng cân đối và hợp lý các kết hợpđầu vào là cần thiết dé cải thiện hiệu quả hoạt động Các nhà quản lý khách sạn
nên dựa vào điều này để tìm ra những giải pháp và hướng phát triển bền vững chokhách sạn của mình.
Trang 6MỤC LUC
LOT CAM ĐOAN 2222222211 22221122211 i
LOT CAM ƠN - 22c 2 2t HH re ii
NHAN XÉT CUA GIANG VIÊN HUONG DAN 0.o cescesccsscescessesseessesseessessteseesseesees iii NHAN XÉT CUA HỘI DONG - 2-5252 2 EE211211221211211 7121.1111 iii TOM TAT CHUYEN DE ou cecssesesssssssesesssnseesssnncesnsnscecssnscecsnnneesnnneeeennnseesnneeesnnness iv
MUC LUC 1“ Ỷ L V
DANH MỤC TỪ VIET TẮTT - 2c Sc+S2+EE£2E2EEEEE2EEEE1E71121121121111 11.1 E1xtxe vii DANH MỤC HÌNH ¿52-5 2S E2 2E1971211271211211 1121111111111 11t viii DANH MỤC BANG 2 cocccccsscsssessssssessesssessessvessessessucssessvsssessessuessessesssessesssssessessesseesees ix
J:790(96)7 1000 ẻ.ố |
1 Lý do chọn đề tài -¿- 5c ¿ke E2E15E121121171121111111211 1111.1111.111 xe |
2 Muc tidu nghién CUU 2
3 Cau hOi NghiEN CUU 0n eo 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU - ¿2° 2£ + +E+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEESEEEEErEerrerree 3
5 Phương pháp nghiên CỨU - - - <2 E19 1199119 11 11h TH HH HH 3
6 Kết cau chuyên đề - ¿5s +EEEEE2E1E71211271711211111211111111111711 111 re 4
CHUONG I CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CUU 5
1.1 Ly luận chung về hoạt động kinh doanh của khách sạn - 5
1.1.1 Khái niệm về khách sạn - 2-2 s©E+SE£EE£EE#EESEEEEE2EE2E121121121221221e 21 xe, 5 1.1.2 Khái niệm về kinh doanh khách sạn ¿2 +5 St+E+E+EE+E+E+EEEE+EvEErkzerrereee 6
1.2 Lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh s2 12
1.2.1 Khái nệm hiệu quả hoạt động kinh doanh 5555 + + ++e++eeses 12
1.2.2 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 14
1.3 Cơ sé lý thuyết của phương pháp bao dữ liệu -. 2-55 5c eccxccsez 15
1.3.1 Phương pháp bao dữ liệu (DEA) - - + + vn ng ngư 15 1.3.2 Ưu điểm khi ding DEA dé phân tích hiệu quả kỹ thuật 19 1.4 Tổng quan các nghiên cứu trước và đề xuất mô hình nghiên cứu 20
1.4.1 Các nghiên cứu ngOải THƯỚC - - c1 19199111930 1911 911 1 vn ngư 20
I V0 sả) (iốui0iii 0 2v 24 1.4.3 Khoảng trống nghiên cứu -2- 2 s+2E+2E2+EE£EEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrkerrree 24 KET LUẬN CHƯNG | - 2 2 £+S£+EE2E2EEEEEEEE2EE21712111111111111111 E0 26
Trang 7CHUONG II PHAN TÍCH HIEU QUA KINH DOANH CUA CAC KHACH SAN
TREN DIA BAN TINH NINH BINH csccescssccsscesscessessesssessessesssessesssessessesssessesssens 27
2.1 Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 2 ¿z+x++zxzzxezrxee 27
2.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình 2-zs+-: 27 2.1.2 Tình hình du lịch của tinh Ninh Bình 5 555255 £S+++ssseseeessss 30
2.1.3 Mục tiêu phát triển du lịch của tinh Ninh Bình :-¿5 sz©5+2 34
2.2 Thực trạng hoạt động của các khách sạn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong
năm 20010 22 +¿+2++2EE2E11271127112712111211211211211211111111111 111.11 E1 rre 35 2.3 Mô tả mẫu nghiên cứu trong chuyên đề 2 2© +zz+zxezxzzxerxezrs 36 2.4 Các biến sử dụng và mô hình nghiên cứu trong chuyên đề 37
2.5 Do lường và phân tích hiệu quả kinh doanh của các khách sạn trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình 2-2 s2 E211 E21121127121121111211211 21.21111111 39
2.5.1 Do lường hiệu quả kinh doanh của các khách sạn - +5 «<< <+<+ 39
2.5.2 Phân tích một số nhân tô anh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của các khách sạn
¬— _ 44
KET LUẬN CHƯNG II 2-22 2 £+SE£EE2EE£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrek 41
CHUONG III THẢO LUẬN KET QUÁ VÀ DE XUẤT KIÊN NGHỊ, 48
3.1 Kết quả nghiên cứu - 2-2 sSE£SE2EEEEEEEE12E1271121121171.211 1111.211110 48
3.2 Một số kiến nghị giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của các khách sạn tại
KET LUẬN CHUONG III - 22 2£ ©S£2S9SE£EEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrrrkrree 52 PHAN KẾT LUẬN ©5255 2S222E E2 12E1211211211211221111211 1121111111 rxee 53 TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5255 S2EE£EEEEEEEEEEE21127121121171.111 11111110, PHU LUC ooieecsscsssssssssssssssssssssvsscssssssssssvvseesssssssssssvssesssssssssusseesssssssssnievessessssssnseeeessesesssnees
Trang 8DANH MUC TU VIET TAT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
DMU Decision Making Unit Don vi ra quyét dinh
DEA Data Envelopment Analysis Phân tích bao đữ liệu
SFA Stochastic Frontier Analysis Phân tích biên ngẫu nhiên
CRS Constant Returns to Scale Hiệu suất không đổi theo quy mô
VRS Variable Returns to Scale Hiệu suất thay đổi theo quy mô
TE Technical Efficiency Hiệu quả kỹ thuật
PE Pure Efficiency Hiệu quả thuần túy
SE Scale Efficiency Hiệu quả quy mô
United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
UNESCO Scientific and Cultural x LAA TZA F
Lo Van hóa Liên Hop Quoc
Organization
KS Hotel Khach san
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đường giới hạn hiệu quả SS’ trong trường hợp tối đa hóa đầu ra 17
Hình 1.2 Đường giới hạn hiệu qua SS’ trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào 18
Hình 1.3 Phân biệt hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô 18
Hình 2.1 Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010-2021 31
Hình 2.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-1" n 32
Hình 2.3 Biéu đồ thống kê kết qua đo lường hiệu quả kỹ thuật 41 Hình 2.4 Biéu đồ thống kê kết quả phân tích hệ số TE - 2+ +2csscs+ 42 Hình 2.5 Biéu đồ thống kê kết quả phân tích hệ số PE 7: + cs=xec55243
Trang 10DANH MỤC BANGBảng 2.1 Thống kê số khách sạn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 —
Bang 2.3 Các biến sử dụng trong chuyên đề ccc 222222 re 37
Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả đo lường hiệu quả kỹ thuật của các khách sạn tại Ninh Bình
Trang 11vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn của nước ta Tuy nhiên, một thực trạng
hiện nay có thé nhận thấy rõ rệt là mặc dù có lợi thế về tài nguyên du lịch nhưngnăng lực cạnh tranh của các khách sạn ở một số tỉnh tại Việt Nam còn hạn chế,hiệu quả phân bổ nguồn lực đầu vào chưa cao nên khách sạn sẽ gặp nhiều khó khăn
dé có thé giữ được thị phần và cạnh tranh với các đối thủ khác Phân tích hiệu qua
hoạt động sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầuvào của các khách sạn, từ đó có thé đưa ra những quyết định kịp thời và hướng đi
đúng đắn giúp cho các khách sạn đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững
Ngành du lịch dần trở thành ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh Ninh Bình trongnhững năm qua nhờ tận dụng tốt những tài nguyên du lịch đa dạng và phong phúcủa tỉnh, cùng với đó là sự quan tâm đúng mực của các cấp chính quyền và cácnhà đầu tư Ngành du lịch Ninh Bình hiện nay đứng trước những cơ hội tuyệt vời
dé phát triển, nhưng theo đó, những thách thức khó khăn phát sinh đối với ngành
kinh doanh này cũng ngày càng hiện rõ và gia tăng Dé đáp ứng nhu cầu của dukhách, các khách sạn trong tỉnh đã không ngừng đổi mới về cơ sở vật chất, nângcấp trang thiết bị hiện đại và xây dựng đội ngũ quản lý, nhân viên nhiệt tình, chất
lượng, có chuyên môn Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các khách sạn cũng vô cùng quan trọng đề các cơ sở hoạch
định và xây dựng chiến lược tôn tại, phát triển, nâng cao vị thế cạnh tranh Chính
vì vậy, phân tích hiệu quả hoạt động của các khách sạn tại tỉnh Ninh Bình là một
nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay, từ đó mới có thé đưa ra các biện pháp
nhằm phát triển du lịch của tỉnh một cách bền vững
Quá trình thực tập ba tháng tại Công ty Cổ phần Quản lý Khách sạn Flamingo
đã giúp cho em có điều kiện tiếp cận với ngành kinh doanh khách sạn và hiểu đượcquy trình vận hành, quản ly của các khách san Mặc dù là một thương hiệu 5 sao,
chất lượng dịch vụ mang đăng cấp quốc tế nhưng hiệu quả hoạt động quản lý những
Trang 12khu nghỉ dưỡng của tập đoàn Flamingo cũng vẫn tồn tại những mặt chưa tốt, cònnhiêu hạn chê va phân bô nguồn lực chưa thực sự hiệu quả.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả kỹ thuật của các
khách sạn trong tỉnh Ninh Bình, cũng như dé khắc phục những hạn chế trong nănglực cạnh tranh của các khách sạn này, cùng với mong muốn vận dụng kiến thức đãđược học và đã được thực tập vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, em đã lựachọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động của các khách sạn tại địa ban tinh
Ninh Binh” dé làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp Từ đó đưa ra một số kiến nghị
với mong muốn giúp các khách sạn tại tỉnh Ninh Bình nâng cao hiệu quả hoạt động
và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường du lịch, góp phần thúc đây ngành dulich của tỉnh nhà phát triển một cách bền vững
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đo lường hiệu quả hoạt động của khách sạn
Đo lường và phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của các khách sạn, sau
đó làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các khách sạn trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian nghiên cứu dựa trên cơ sở mô hình phân tích định lượng.
Đề xuất một số giải pháp nhăm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động và
tăng khả năng cạnh tranh của các khách sạn, góp phần phục vụ cho các mục tiêu
phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các khách sạn trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình như thế nào?
- Nhân tổ nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các khách sạn và tácđộng của những nhấn tố chính đến hiệu quả kinh doanh của các khách sạn tại tỉnhNinh Bình như thế nào?
- Cân có những chiên lược gi dé cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các khách sạn tại tỉnh Ninh Bình?
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hiệu quả hoạt động của các khách sạn
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động là một phạm trù rộng
và phức tạp, do đó chuyên đề tập trung vào nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của cáckhách sạn theo quan điểm xem xét hiệu quả bằng khả năng biến đổi các kết hợpđầu vào thành các kết quả đầu ra Vì vậy, trong phạm vi chuyên đề, hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các khách sạn được hiểu là hiệu quả kỹ thuật đạt được của
các khách sạn đó.
Pham vi nghiên cứu:
- Về không gian: chuyên đề tập trung phân tích 48 khách sạn trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình, trong đó có 24 khách san 1 sao, 16 khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 3 sao
và 3 khách sạn 4 sao.
- Về thời gian: chuyên đề lựa chọn năm hoạt động 2019 Pham vi nghiên cứu
này được lựa chọn vì (1) đây là năm ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đạt được doanh
thu và lượng khách cao nhất trước khi đại dịch Covid-19 xay ra, điều này có thể
giúp đánh giá một cách khách quan và toàn diện hiệu quả hoạt động của các khách
sạn (2) Hơn nữa, số liệu của năm nghiên cứu này bảo đảm tính đồng bộ, đây đủ
và có độ tin cậy cao.
- Về nội dung: chuyên đề đi sâu nghiên cứu các nội dung đo lường hiệu quả
hiệu quả kỹ thuật và xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của
các khách sạn trên địa bàn tỉnh Ninh Binh.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề phân tích hiệu quả hoạt động của các khách sạn trên địa ban tỉnh NinhBình, chuyên đề thực hiện phân tích theo 2 giai đoạn
Giai đoạn 1, chuyên đề phân tích hiệu quả hoạt động của các khách sạn theophương pháp phân tích phi tham số với sự trợ giúp của phần mềm DEAP 2.1 Thay
vì sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả truyền thống như phân tích doanh thu,chỉ phí, lợi nhuận, chuyên đề sử dụng phương pháp hiện đại để đánh giá hiệu
quả kinh doanh của các khách sạn Đó là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh
doanh khách sạn gắn với việc xác định đường biên hiệu quả Đường biên hiệu quảđược hiểu là giới hạn hiệu quả có thể đạt được, nghĩa là giá trị hiệu quả tối ưu trong
Trang 14một hoạt động kinh tế nào đó của một đơn vị ra quyết định (DMU) Đường biênhiệu quả được xây dựng bằng hai phương pháp: tham số và phi tham số Trong
phương pháp phi tham số, kỹ thuật phân tích đường bao dữ liệu (DEA) tính toán
đường biên hiệu quả bằng cách sử dụng phương pháp tuyến tính mà không cần xây
dựng hàm số cụ thể Ngược lại, phương pháp tham số lại yêu cầu phải xác địnhmột hàm số cụ thé thé hiện mối quan hệ giữa đầu ra va đầu vào nhăm xác địnhđược đường biên hiệu quả Trong phạm vi chuyên dé này, em sử dụng phươngpháp phi tham sé - phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) dé đánh giá hiệu qua
hoạt động của các khách sạn tại tỉnh Ninh Bình.
Các bước nghiên cứu cụ thể trong phương pháp phi tham số bao gồm:
(1) Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn;
(2) Thu thập các dữ liệu tương ứng với các biến số trong mô hình;
(3) Sử dụng phần mềm DEAP 2.1 dé tính toán hiệu quả kỹ thuật khách san
Giai đoạn 2 sử dụng kết quả phân tích hiệu quả từ giai đoạn 1 tiến hành phân
tích sự tác động của một số nhân tố đến hiệu quả kỹ thuật của các khách sạn với
mô hình hồi quy Tobit dưới sự trợ giúp của phần mềm STATA 13
Ngoài ra chuyên dé còn sử dụng một số phương pháp định tính khác dé phântích như thống kê, mô tả, tổng hợp
Nguồn số liệu được sử dụng trong chuyên dé dựa trên cơ sở dữ liệu thu thậpđược từ các báo cáo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình Bên cạnh đó, nguồnthông tin còn được thu thập từ việc đọc có chọn lọc các giáo trình, các công trình nghiên cứu, các tạp chí có liên quan và các tài liệu du lịch của tỉnh Ninh Bình.
6 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phần liên quan, chuyên đề được kếtcấu thành 3 chương, cụ thể:
Chương I: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương II: Phan tích hiệu quả kinh doanh của các khách sạn trên địa ban tinh
Ninh Bình
Chương III: Thảo luận kết quả và đề xuất kiến nghị
Trang 15CHUONG I CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Ly luận chung về hoạt động kinh doanh của khách sạn
1.1.1 Khái niệm về khách sạn
Su phát triển của nền kinh tế thế giới kéo theo mức sống về vật chất và tinhthần của con người được nâng cao rõ rệt Theo đó, động cơ dé đi đến những nơi
khác thay vì chỉ ở nơi cư trú thường xuyên của mình cũng ngày cảng đa dạng hơn
với các lý do như: đi du lịch, nghỉ ngơi, thư giãn; tìm tòi, khám phá những thứ
mới; chữa bệnh; tham gia sự kiện; mở rộng các mối quan hệ xã hội Từ đó các loại
hình cơ sở lưu trú du lịch được ra đời để đáp ứng nhu cầu vô cùng lớn và đa dạng
của khách hàng Theo Luật Du lịch Việt Nam, trong điều 62 đã chỉ rõ: “Các cơ sởlưu trú du lịch bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch,bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng khách du lịch thuê và các cơ
sở lưu trú khác”.
Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 phòng ngủ trở lên, đảm
bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dich vụ cần thiết nhằm mục dichkinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dich vụ bồ sung khác (theo
TCVN 4391:2015) Khách sạn chỉ là một trong những loại hình cơ sở lưu trú du
lịch nhưng chúng là loại hình phổ biến nhất trong các cơ sở lưu trú du lịch Kháchsạn tồn tại với nhiều loại hình khác nhau và cung cấp đa dạng các dịch vụ với nhiềuphân mức chất lượng để nhắm vào các tập khách hàng khác nhau trên thị trường
Điều 4 khoản 12 của Luật Du lịch Việt Nam đã khang định: “Co sở lưu trú du lịch
là cơ sở cho thuê phòng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưutrú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu” Chính vì vậy mà ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới, khách sạn được coi là loại hình cơ sở lưu trú tiêubiểu, đại diện cho các loại hình cơ sở lưu trú du lịch
Khách sạn tồn tại với nhiều dạng khác nhau, với những tên gọi khác nhau,phân loại tùy thuộc vào từng tiêu chí khác nhau Có thé ké ra một số tiêu chí như:
theo địa lý (khách sạn thành phó, khách sạn ven d6, ); theo mức cung cấp dịch vụ
(khách sạn hạng sang, khách sạn bình dân, ); theo hình thức sở hữu và quản lý
(khách sạn tư nhân, khách sạn nhà nước, khách sạn liên doanh liên kết, ) Cách
phân loại khách sạn chủ yếu tại Việt Nam là theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN
4391:2015 về xếp hạng khách sạn, căn cứ vào: (1) vi tri, kiến trúc; (2) trang thiết
bị, tiện nghi; (3) dịch vụ và mức độ phục vụ; (4) người quản ly và nhân viên phục
Trang 16vu; (5) bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chong cháy nô và vệ sinh an toàn thực phâm Từ đó các khách sạn được xêp theo năm hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao,
4 sao và 5 sao.
1.1.2 Khái niệm về kinh doanh khách sạn
1.1.2.1 Khái niệm
Theo giáo trình “Quản trị kinh doanh khách sạn” của Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh của các cơ
sở lưu trú du lịch dựa trên việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch
vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu lưu lai tạm thời của khách hàng như ăn uống,nghỉ ngơi, giải trí Về cơ bản kinh doanh khách sạn bao gồm hai thành phần chính
đó là kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống.
Khái niệm kinh doanh lưu trú được tiếp cận theo hai nghĩa: nghĩa hẹp vànghĩa rộng Theo nghia hẹp, kinh doanh lưu trú du lịch - được tiếp cận trong phạm
vi doanh nghiệp - là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng ngủ của một cơ
sở lưu trú du lịch Theo nghia rộng, kinh doanh lưu trú du lịch được tiếp cận trong
phạm vi ngành với không gian lãnh thổ du lịch rộng lớn là một tỉnh, một vùng hoặcmột quốc gia Khi đó, kinh doanh lưu trú được xem là một bộ phận không thể thaythế của hoạt động kinh doanh du lịch, là lĩnh vực kinh doanh chính với vai trò rất
quan trọng trong ngành du lịch Vậy theo nghĩa rộng, kinh doanh lưu trú du lịch làhoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch trong việc cung cấp các dịch
vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bé sung nhằm đáp ứng nhu cau lưu trú tạm thời
của khách hàng tại một tỉnh, một vùng hay một quốc gia
Kinh doanh ăn uống trong du lịch là hoạt động tổ chức chế biến, bán và phục
vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ thức ăn, đồ uống nhằm thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng với mục tiêu có lãi Đề thực hiện tốt hoạt động kinh doanh ăn uống trong dulịch, cần phải có sự đầu tư nhất định vào cơ sở vật chất kỹ và đội ngũ nhân viên
phục vụ có đủ kiến thức, kỹ năng Kinh doanh ăn uống trong du lịch có thể được
thực hiện trong các cơ sở lưu trú du lịch, ví dụ như tại bộ phận nhà hàng trong
khách sạn Hoặc có thé được thực hiện trong các cơ sở kinh doanh ăn uống riêng
lẻ nhưng nhằm vào thị trường khách du lịch Ngoài ra, dé nâng cao chất lượng dich
vụ và tăng lợi thế cạnh tranh, cùng với việc tao điều kiện thuận lợi cho nhu cầu ănuống của khách hàng, nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch còn cung cấp thêm
Trang 17các điêu kiện và các dịch vụ trong thời gian khách hàng ăn uông tại cơ sở như: lắp
đặt hệ thong ánh sáng, âm thanh; tổ chức biéu diễn nghệ thuật,
Như vậy, có thê thấy sản phẩm dịch vụ chính của khách sạn là dịch vụ chothuê phòng ngủ và dich vụ ăn uống tại khách sạn nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yêu
của khách hàng khi họ nghỉ qua đêm tại khách sạn Bên cạnh đó còn một số dịch
vụ bồ sung như dịch vụ vui choi, chăm sóc sức khỏe, phòng hội thao,
1.1.2.2 Khách hàng trong kinh doanh khách sạn
Khách hàng trong kinh doanh khách sạn là tất cả những người có nhu cầu
tiêu đùng sản phẩm của khách sạn Họ có thê là khách du lịch từ nơi khác đến tham
quan hay nghỉ ngơi, thư giãn, cũng có thé là người dân địa phương tiêu dùng nhữngsản phẩm đơn lẻ của khách sạn như sử dụng bề bơi, tổ chức tiệc, sử dụng dịch vụchăm sóc sức khỏe Vì thê khách hàng trong kinh doanh khách sạn không giới
hạn bởi mục đích, thời gian và không gian tiêu dùng, trong đó khách du lich chỉ là
một phần thị trường, tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn nhất và đóng vai trò quyết định
sự tôn tại và phát triên của các khách sạn.
Có rất nhiều tiêu thức dé phân loại khách hàng trong kinh doanh khách sạn,một số tiêu thức phô biến thường được sử dụng là:
- Căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách, khách hàng trong
kinh doanh khách sạn bao gồm hai loại:
+ Khách là người địa phương, những người có nơi ở thưởng xuyên tại địa
phương nơi xây dựng khách sạn Loại khách này tiêu dùng các sản phẩm ăn uống
và dịch vụ bổ sung như dịch vụ hội nghị, hội thảo, vui chơi giải trí là chính, họ ít
khi sử dụng dịch vụ phòng ngủ của các khách sạn.
+ Khách không phải là người địa phương, chủ yếu là khách du lịch trongnước đến từ địa phương khác và khách du lịch quốc tế Loại khách này thường có
nhu câu tiêu dùng hâu hết các dịch vụ sản phâm của khách sạn.
- Căn cứ vào mục đích và động cơ của chuyến đi, khách hàng trong kinhdoanh khách sạn bao gồm những loại sau:
+ Khách đi du lịch chỉ với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí Họ được
gọi là khách du lịch thuần tuý Đối tượng khách hàng này khá khó tính và đòi hỏi
Trang 18khăt khe đôi với chat lượng dịch vụ của các khách san, vì thê các khách sạn có thứ
hạng cao với mức chất lượng dịch vụ tốt thường được họ chọn lựa
+ Khách đi với mục đích để giải quyết công việc như đi công tác; đi tham
dự vao các hội nghị, hội thảo có tiêu dùng các sản phẩm du lịch Họ được gọichung là khách du lịch công vụ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội nhậptoàn cầu đã làm gia tăng nhanh chóng đối tượng khách này, trở thành thị trườngđầy tiềm năng dé phát triển
+ Khách đi du lịch với mục đích thăm người thân, giải quyết các mối quan
hệ gia đình và xã hội có kết hợp sử dụng dịch vụ du lịch Họ được gọi là khách dulịch thăm thân Đối tượng khách du lịch này cũng đang tăng lên bởi xu hướng tăng
cường giao lưu, hợp tác và thăm hỏi người nhà ở xa.
+ Ngoài ra còn có những khách đi du lịch với mục đích khác như: đi chữa
bệnh, đi mua sắm, đi khám phá,
- Căn cứ vào hình thức tổ chức tiêu dùng của khách, khách hàng trong kinhdoanh khách sạn bao gồm hai loại:
+ Khách tiêu dùng sản phâm của khách sạn thông qua sự giúp đỡ của các
tổ chức trung gian như đại lý du lịch hay các công ty lữ hành
+ Khách tự tô chức tiêu dùng sản phẩm của cơ sở lưu trú du lịch Những
khách này thường tự tìm hiểu về khách sạn và tự đăng ký đặt phòng trước khi tới
Ngoài ra, khách hàng trong kinh doanh khách sạn còn được phân loại theo
một số tiêu thức khác như theo độ tuôi, giới tính hay theo độ dài thời gian lưu trú
Việc phân loại khách hàng càng chỉ tiết sẽ giúp khách sạn trong việc xâydựng chính sách sản phẩm bám sát với mong muốn và nhu cầu của khách, từ đó
giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách và hiệu quả kinh doanh của các khách sạn.
1.1.2.3 Sản phẩm trong kinh doanh khách sạn
Sản phẩm của các khách sạn được hiểu là tat cả những dịch vụ và hàng hoá
mà khách sạn cung cấp ra thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng
về lưu trú, ăn uông và các nhu câu bô sung khác đê thu lợi nhuận Xét trên phương
Trang 19diện hình thức tôn tại, các sản phẩm trong kinh doanh khách sạn bao gồm hainhóm: sản phẩm là hàng hoa và sản phẩm là dịch vụ.
- Sản phẩm hàng hoá là những sản phẩm hữu hình tồn tại đưới dạng vật chat
mà khách sạn bán cho khách hàng của mình như: thức ăn đồ uống, hàng lưu niệmhay các hàng hoá tiêu dùng thông thường khác.
- Sản pham dịch vụ là những sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới dang vật
chất mà khách sạn bán cho khách Có thể dễ dàng cảm thấy chất lượng của các
dịch vụ nhưng lại không thể so sánh chất lượng dịch vụ của một cơ sở này với chấtlượng dịch vụ của một cơ sở khác Các sản phẩm dịch vụ của các khách sạn đượcphân thành hai loại dịch vụ chính và dịch vụ bô sung
+ Dịch vụ chính trong kinh doanh lưu trú du lịch gom co dich vu cho thuéphòng ngủ và dich vụ phục vụ ăn uống Chúng được cung cấp nham thoả mãn nhucầu thiết yêu trong thời gian lưu trú của khách tại các cơ sở Dịch vụ cho thuêphòng ngủ qua đêm là sản phẩm chính va quan trọng nhất của các khách san
+ Dịch vụ bồ sung trong kinh doanh khách sạn bao gồm các dịch vụ khácngoài cho thuê phòng và phục vụ ăn uống, ví dụ như dịch vụ phòng tập đa chứcnăng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vật lý trị liệu, bề boi, sân quần vot, sân golf,
phòng họp hội nghị,
Việc cung cấp ra thị trường các dịch vụ chính tạo nguồn thu chủ yếu cho các
khách sạn, giúp các khách sạn duy trì tình trạng hoạt động kinh doanh theo quy
định cứng Tuy nhiên, dé đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cũng như dé tạo sự khác
biệt cho thương hiệu riêng của mình, các khách sạn phải cung cấp các dịch vụ bố
sung với chất lượng tốt hơn và độc đáo hơn Do đó vấn đề quan trọng đối với các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là phải xác định cơ cấu sản phẩm của doanhnghiệp một cách hợp lý dựa trên việc đánh giá mức độ nhu cầu của thị trường vàphù hợp với nguồn nội lực, điều kiện hiện có của khách sạn
1.1.2.4 Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách san
* Nhóm yêu tô thuộc môi trường vi mo:
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rat lớntới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệpkhách sạn nói riêng Các chính sách kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến kết quả và
Trang 20hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực Những
chính sách kinh tế thúc đây tốt sự phát triển của các khách sạn sẽ làm gia tăng hiệuquả hoạt động của các khách sạn Điều này cũng góp phan củng có vi thế cạnhtranh của ngành du lịch nước ta trên thị trường du lịch quốc tế
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khíhậu và đặc biệt là những tài nguyên du lịch tự nhiên có ảnh hưởng rõ ràng đến hiệu
quả hoạt động của khách sạn Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, khí hậu ôn
hòa, là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch trong va ngoài nước,
từ đó phát triển kinh doanh khách sạn
Môi trường chính trị - pháp luật: Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đềutác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc tạo
ra môi trường pháp lý chặt chẽ là rat quan trọng nhằm dam bảo cho các doanhnghiệp được hoạt động trong một môi trường công bằng và lành mạnh Môi trường
chính trị tác động trực tiếp tới cung cầu trên thị trường du lịch, tới lượng khách đi
và đến của một quốc gia Sự ồn định về tình hình chính trị ảnh hưởng rất lớn đếnquyết định du lịch của du khách
Môi trường văn hóa: Văn hóa là những giá trị tinh thần đặc trưng thé hiện
bản sắc riêng của của mỗi quốc gia Một quốc gia có nền văn hóa đặc trưng và đadang sẽ hap dan du khách quốc tế đến du lịch Những sự kiện văn hóa — xã hội như
lễ hội truyền thống, ngày kỉ niệm của đất nước là những cơ hội tốt dé thu hútkhách hàng, đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước với du khách quốc tế
Cơ sở hạ tang, vật chất xã hội: Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thong
giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, là những nhân tố tác độngmạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn Hệ thống cơ sở hạtầng thuận tiện cũng như hệ thong vat chat day đủ tiện nghi giúp cho khách du lịch
dê dàng di chuyên đên điêm du lịch và sử dụng các dịch vụ của các khách sạn.
* Nhóm yêu tô thuộc môi trưởng vi mô:
Nhân lực: Yếu tố con người đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển củadoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ Tính chất công việc thường xuyêntiếp xúc và làm hài lòng khách hàng đòi hỏi người làm dịch vụ phải có trình độ
chuyên môn, có kỹ năng và thái độ phù hợp Do đó, hiệu quả hoạt động của khách
Trang 21Sản phẩm dịch vụ tốt cần có hình thức đẹp dé thu hút khách hàng.
Nguồn lực tài chính: Kha năng về tài chính là van đề quan trọng hàng đầugiúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế Một khách sạn nếu có
nguồn lực tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh
diễn ra liên tục 6n định mà còn giúp cho khách sạn có kha năng đầu tư nâng cấp
cơ sở hạ tang, sửa chữa bồ sung các tiện nghi, trang thiết bị nham nâng cao chấtlượng sản phẩm và năng suất phục vụ Từ đó gia tăng khả năng chủ động trong sản
xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của khách sạn
Giá cả: Giá cả là nhân tô có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp, tác động trực tiếp đến doanh thu lưu trú và cung cấp dịch vụ của khách
sạn Nếu duy trì được mức giá hợp lý với chất lượng phục vụ cũng như chỉ phí đầuvào và phù hợp với thị trường khách du lịch thì khách sạn sẽ thu hút được nhiềukhách hàng sử dụng dịch vụ của mình, tạo nguồn thu và từ đó nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
Sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố cạnh tranh vô cùng quan trọng,
quyết định sự t6n tại của các doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thể hiện ở những trang thiết bị, cơ sở hạtầng phục vụ cho quá trình lưu trú của khách hàng và sự phục vụ khách hàng Khichất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, họ sẽ
chuyên sang dùng các sản phẩm cùng loại của đối thủ Do đó, chất lượng của sản
phẩm tạo nên uy tín thương hiệu của khách sạn trên thị trường, đồng thời tác độngđến hiệu quả kinh doanh của khách sạn
Ngoài ra vẫn còn một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh kháchsạn như tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới; các thảm họa thiên nhiên, thiêntai, dịch bệnh; chiến lược quảng cáo của từng quốc gia, doanh nghiệp,
Trang 221.1.2.5 Vai trò của kinh doanh khách sạn
Ngành kinh doanh khách sạn có một vai trò rất lớn trong việc phát triển dulịch và thúc đấy kinh tế - xã hội Kinh doanh khách sạn đóng góp cho thu nhậpquốc dân nguồn thu rat lớn thông qua việc kinh doanh dich vụ lưu trú và ăn uốngcủa các khách sạn Ngành khách sạn sử dụng khối lượng lớn sản phâm của nhiềungành như: nghành công nghiệp, thực phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ, bưu chính
viễn thông, Vì vậy, phát triển ngành kinh doanh khách sạn cũng đồng thời
khuyến khích các ngành khác phát triển theo Về mặt xã hội, các khách sạn góp
phần tái sản xuất sức lao động của con người bằng việc làm thỏa mãn các nhu cầunghỉ ngơi, du lịch của du khách Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi số lượng laođộng trực tiếp tương đối cao nên kinh doanh khách sạn còn tạo công ăn việc làmcho người dân địa phương Ngành khách sạn phát triển là tiền đề tạo điều kiện thúcđây phát triển du lịch của địa phương Các khách sạn ngày càng hấp dẫn và có sứchút thì số lượng khách đến du lịch và lưu trú sẽ ngày càng đông và khách sẽ ở lạilâu hơn Mặt khác nếu có tiềm năng du lịch nhưng hệ thống cơ sở lưu trú khôngphát triển đúng mực thi không thé khai thác một cách triệt dé những tiềm năng du
lịch của địa phương Do đó, ngành khách sạn có vai trò quan trọng trong việc thúc
đây phát triển du lịch, kinh tế và xã hội
1.2 Lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù rộng và rất quan trọng trongkinh tế Hiệu quả kinh doanh là một nội dung được quan tâm trong hoạt động củabat kỳ công ty nào, bởi nó chính là cơ sở tạo nên nội lực cho sự phát trién bền vữngcủa doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt độngkinh doanh tuy nhiên lại chưa thé tìm thay sự thống nhất trong quan niệm về hiệuquả Dưới mỗi góc độ quan sát và đánh giá khác nhau lại tồn tại những quan niệm
và ý kiến khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Theo quan điểm của hai nhà kinh tế học P Samueleson và W Nordhaus:
“Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thé tăng sản lượng một loạt hàng hoá
mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả
nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” Quan điểm này chỉ ra rằng phân bổcác nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường
giới hạn khả năng sản xuât sẽ mang lại hiệu quả cao cho nên kinh tê.
Trang 23Theo nhà kinh tế người Anh Adam Smith: “Hiệu quả là kết quả đạt được
trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Có thể thấy theo quanđiểm này, hai doanh nghiệp có cùng hiệu quả khi có cùng một kết quả kinh doanh
mà không quan tâm đến quá trình và chi phí kinh doanh
Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh doanh đạt được bang cachxác định ty số giữa kết qua dat được và chi phi bỏ ra dé dat được kết quả đó TheoManfred Kuhn: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn
vi giá trị chia cho chi phí kinh doanh”.
Một vài quan điểm ở trên có thể cho chúng ta thấy chưa có sự thống nhất rõràng về khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng thể hiện sự pháttriển liên tục của hệ thống lý thuyết về hiệu quả kinh doanh Từ các quan điểm trên
có thé hiểu một cách khái quát: hiệu quả kinh doanh là yếu tố liên quan đến khảnăng tận dụng các nguồn lực (lao động, vốn, tài san, ) trong hoạt động kinh doanh
để đạt được mục tiêu đã định, nhằm tối ưu các mục tiêu của doanh nghiệp với chi
đề cũng sẽ tiếp cận hiệu quả kinh doanh của các khách sạn bằng hệ số hiệu quả kỹ
thuật.
Liên quan đến cách tiếp cận này, Lovell (1994) cho răng hiệu quả kinh doanhcủa một tô chức bất kỳ có thé dé cap đến mức độ thành thao mà các yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất được chuyên thành đầu ra của quá trình, trong trường hợp
đó nó được gọi là hiệu quả kỹ thuật Theo quan điểm của Farrel (1957), hiệu quả
của một công ty là sự thành công trong việc tạo ra sản lượng càng lớn càng tốt từmột tập hợp các yêu tô đầu vào nhất định Với điều kiện là tất cả các đầu vào vàđầu ra đều được đo lường chính xác Farrel đã giới thiệu về đường biên hiệu quả
và xây dựng thước đo hiệu quả kỹ thuật trên quan điểm này
Trang 24Phân biệt hiệu quả hoạt động và hiệu quả kinh doanh:
Như vậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động là khả năng một tô chức giảm thiểulãng phí về nguồn lực đầu vào như thời gian, công sức và nguyên vật liệu càng
nhiều càng tốt, trong khi vẫn tạo ra dịch vụ hoặc sản phẩm đạt chất lượng Hiệu
quả kỹ thuật được hiểu là hiệu quả mà một tập hợp các yếu tô đầu vào nhất định
được sử dụng dé tạo ra đầu ra Một tô chức được cho là hiệu quả về mặt kỹ thuậtnêu tô chức đó dang tạo ra sản lượng tôi da từ sô lượng đâu vao tôi thiêu.
Hiệu quả kỹ thuật thực sự là yếu tố tiên quyết tạo nên hiệu quả hoạt động.Điều này có nghĩa là đề đạt được hiệu quả hoạt động thì tô chức phải đạt được hiệuquả kỹ thuật Chỉ khi đạt được hiệu quả kỹ thuật thì tô chức mới có được hiệu quả
hoạt động cao hơn.
1.2.2 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhân tố then chốt quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của một doanh nghiệp Các nguồn lực sản xuất ngày càng khan hiếm
và cạn kiệt dần, trong khi con người khai thác sử dụng với tốc độ ngày càng cao,
hơn nữa nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và tăng không giới hạn Quy
luật khan hiếm buộc moi doanh nghiệp phải lựa chon và trả lời chính xác ba câu
hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất như thé nào và sản xuất cho ai? Mọi doanh nghiệp tralời không đúng ba câu hỏi trên sẽ bị đào thảo và không có cơ hội tổn tại Chính vi
thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh củamình dé chọn ra phương pháp tối ưu nhất, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở khanhiếm nguồn lực đầu vào Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh khôngnhững chỉ cho biết việc sản xuất đạt trình độ nào mà còn cho phép các nhà quảntrị phân tích, tìm ra phương pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động củamình Hơn nữa, trong thời đại nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão, mở cửa
và ngày càng hội nhập, sự cạnh tranh gay gắt xuất hiện trong tat cả các ngành nghé,
đặc biệt là ngành du lịch, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đứng vững trong thị tường
day biến động và rủi ro Dé làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải khôngngừng tối ưu hóa mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó mới
có thé giữ vững thi phan và phát trién bền vững
Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực sảnxuất càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một
nguôn lực dau vào hoặc tôc độ tăng kêt quả lớn hơn so với tôc độ tăng việc sử dụng
Trang 25các nguồn lực đầu vào Đây là điều kiện cần để doanh nghiệp đạt được mục tiêu
lợi nhuận tối đa Do đó xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, phạm truhiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, sosánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương phápđúng dan nhất dé đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa Nâng cao hiệu quả kinh doanhtức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, dần đạtđược sự lựa chọn tối ưu Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thìnâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳhoạt động sản xuất kinh doanh nào
Vì thế, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều vô cùng quan trọng
và cấp thiết mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện Từ đó, doanhnghiệp có thể cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để tổn tại vàphát triển vững mạnh trong nén kinh tế hiện nay Hiệu quả kinh doanh được nângcao không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần vào công cuộcphát triển chung của ngành và của toàn đất nước
1.3 Cơ sở lý thuyết của phương pháp bao dữ liệu
1.3.1 Phương pháp bao dữ liệu (DEA)
Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) là một phương pháp hiện đại
thường được sử dụng dé đo lường hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị ra quyết định(DMU) Thuật ngữ phân tích bao dit liệu lần đầu tiên được sử dụng trong bài báo
của Chames, Cooper và Rhodes (1978) Phân tích bao dữ liệu DEA liên quan đếnviệc sử dụng các phương pháp lập trình tuyến tính để xây dựng đường biên hiệuquả phi tham số của nhiều đơn vị ra quyết định (DMU) trên dữ liệu của nhiều đầuvào và đầu ra của các đơn vị này Theo định nghĩa của DEA, các DMU hiệu quả
có thé không nhất thiết tạo thành “đường giới hạn khả năng sản xuất”, mà chỉ tạothành “ đường biên sản xuất thực tiễn tốt nhất”, nghĩa là các DMU hiệu quả trongDEA chỉ là các DMU có hiệu quả hoạt động tốt nhất trong tập hợp các DMU được
so sánh DEA quan tâm đến việc liệu một DMU có thể tăng kết quả đầu ra củamình bằng cách sử dụng cùng lượng đầu vào hay sản xuất cùng lượng đầu ra nhưngcần ít đầu vào hơn Do đó, các kết hợp đầu vào và đầu ra của tất cả các DMU được
phân loại thành các kết hợp hiệu quả và kém hiệu quả, các kết hợp đầu vao - đầu
ra hiệu quả mang lại một đường biên sản xuất, dựa vào đường biên đó có thé đánhgiá được hiệu quả của mỗi DMU khác Nếu sự kết hợp đầu vào - đầu ra của DMU
năm trên đường biên sản xuât, nó được coi là hiệu quả và ngược lại nêu nó nam
Trang 26ngoài biên giới thì nó được coi là chưa đạt hiệu quả Do đó, mục tiêu cuối cùng
của DEA là xác định DMU nào đang hoạt động trên đường biên hiệu quả và cái nào không.
Một cách đơn giản, hiệu quả kỹ thuật (TE) của việc sử dụng yếu tố đầu vào
x dé thu được yếu tố đầu ra ycó thể được đo lường bằng cách sau:
Đầu ra %
ho = TE= —————— = —~
Đầu vào x
Gia sử phân tích hiệu quả kỹ thuật cho nhóm có K doanh nghiệp (hay K
DMUs) và có ø yếu tố đầu ra kí hiệu là yj, m yếu tố đầu vào kí hiệu là x Hiệu quả
kỹ thuật của DMU ko được định nghĩa là tỷ số giữa tổng trọng số của n đầu ra y/:ø
của nó và tông trọng sô của m dau vào xixo, được tính toán băng biêu thức toán học
Ràng buộc đầu tiên chỉ ra rằng giá trị hiệu quả kỹ thuật của mỗi DMU khôngvượt quá 1, tức là không vượt quá đường biên giới hạn sản xuất thực tiễn Trongphân tích, đơn vi ko được coi là không hiệu quả nếu nó không đạt tỷ lệ đầu ra trênđầu vào bằng 1 Điều kiện thứ hai yêu cầu trọng số của các đầu ra và đầu vào phải
không âm.
Charnes và cộng sự (1978) đã áp dụng phương pháp tối ưu hóa tuyến tính phitham số vào việc giải quyết công thức (*) với giả thiết hiệu quả không đổi theoquy mô (CRS) Sau đó, Banker và cộng sự (1984) đã phát triển bài toán này chotrường hợp hiệu qua thay đổi theo quy mô (VRS) Đến nay, đã có khá nhiều mô
hình DEA được phát triển như Malmquist DEA, Slacks DEA, nhưng ban chất cơ
bản vẫn dựa trên việc xây dựng mô hình từ công thức (*) Các mô hình DEA co
bản được xây dựng từ công thức (*) vẫn là một chuẩn mực trong nghiên cứu DEA,
Trang 27bao gồm: (1) mô hình CRS I — mô hình định hướng đầu vào và hiệu quả cé địnhtheo quy mô; (2) VRS I - mô hình định hướng đầu vào và hiệu quả thay đổi theo
quy mô; (3) CRS O - mô hình định hướng đầu ra và hiệu quả có định theo quy mô;
(4) VRS O - mô hình định hướng đầu ra và hiệu quả thay đổi theo quy mô Dùnghiên cứu có phức tạp thế nào thì đầu tiên vẫn phải dựa vào các mô hình cơ bản
nói trên.
Hình 1.1 thể hiện hình dạng đường giới hạn hiệu quả khi áp dụng mô hình
tối đa hóa sản lượng đầu ra, với giả thiết là giữ nguyên đầu vào mà có thê đạt đượcmức sản lượng đầu ra cao nhất Trong hình 1.1, các DMU B và C có TE = 1, đượccoi là đạt được hiệu qua kỹ thuật tối ưu; còn DMU A và D có TE < 1, không đạt
được hiệu quả kỹ thuật.
Hình 1.1 Đường giới hạn hiệu qua SS’ trong trường hợp tối da hóa đầu ra
Hình 1.2 là hình dạng đường giới hạn hiệu quả khi áp dụng mô hình tối thiêuhóa đầu vào khi sử dụng hai yếu tố đầu vào x; và x2 dé sản xuất ra yếu tô đầu ray.Theo đó, một DMU sản xuất tại vị trí P được coi là hiệu quả, nếu nó sản xuất tại
vị trí Q là kém hiệu quả.
Trang 28Hình 1.2 Đường giới hạn hiệu quả SS’ trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào
Trong phương pháp phân tích đường bao giới hạn DEA còn có một đồ thịthường gặp khác như trong hình 1.3, đây là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tong
đầu vào và tổng đầu ra, từ đó có thể phân biệt được hiệu quả kỹ thuật thuần túy(PE) và hiệu quả quy mô (SE).
x
Hình 1.3 Phân biệt hiệu qua kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô
Theo đó, đường giới hạn hiệu quả theo mô hình CRS là một đường thắng nốiliền sốc tọa độ và DMU có hiệu quả kỹ thuật tổng hợp (TE) cao nhất (TE = 1) Do
đó, phương pháp DEA theo mô hình CRS không tính đến sự khác biệt về quy mô
giữa các DMU mà chỉ đơn giản so sánh các tỷ sô hiệu quả giữa việc sử dụng đâu
Trang 29vào x; dé tạo ra đầu ra yi, hay nói cách khác, phương pháp DEA theo mô hình CRS
chỉ xem xét hệ số hiệu quả kỹ thuật TE Trong khi đó, đường giới hạn hiệu quảtheo mô hình VRS lại tính toán cả đến yếu tố quy mô, vì vậy đường giới hạn hiệu
quả theo mô hình VRS có hình dạng như một đường bao bao quanh các DMU kém hiệu quả khác (đường giới hạn hiệu quả theo mô hình CRS cũng là một dạng đường
bao nhưng “lỏng lẻo” hơn) Trong hình 1.3, điểm B đạt hiệu quả kỹ thuật TE = 1,
vì nam trên cả hai đường giới hạn hiệu qua Các điểm A, C và D tối ưu hiệu qua
kỹ thuật thuần túy (PE = 1) nhưng vẫn còn tồn tại phi hiệu quả quy mô (SE) Cácđiểm E, F, H và G chưa đạt được hiệu quả thuần túy cũng như hiệu quả quy mô
Như vậy, phương pháp phân tích đường bao dữ liệu DEA xác định có 2
nguyên nhân gây ra tính không hiệu quả về mặt kỹ thuật toàn bộ (TE) Nguyênnhân thứ nhất là tính không hiệu quả về kỹ thuật thuần túy (PE) Nguyên nhân thứhai là tính không hiệu quả về quy mô (SE) Do đó kết quả phân tích của DEA baogồm ba hệ số: hiệu quả kỹ thuật toàn bộ (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PE) vàhiệu quả quy mô (SE) đơn vị ra quyết định
1.3.2 Ưu điểm khi dùng DEA để phân tích hiệu quả kỹ thuật
Phương pháp DEA là một trong những phương pháp hiện đại nhất và mạnh
mẽ nhất thường dùng để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trongnhững năm gần đây
DEA cho phép xem xét tất cả các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt độngcủa đơn vị để đưa ra đánh giá đầy đủ và toàn diện về hiệu quả Nó tạo ra điểm hiệuquả cho tất cả các đơn vị được phân tích Nó cho thấy các đơn vi hoạt động kémhiệu quả cần giảm đầu vào hoặc tăng đầu ra bao nhiêu đề trở nên hiệu quả Do đó,
DEA không chỉ giúp các nhà quản lý trả lời câu hỏi "Các đơn vị đang hoạt động
tốt như thế nào?" mà còn là “Họ có thể cải thiện hiệu quả bao nhiêu?” Nó đề xuấtcác mục tiêu cải thiện hiệu suất, chăng hạn như đơn vị A có thể sản xuất thêm 15%sản lượng với mức đầu vào của họ hoặc đơn vị B có thể giảm 25% đầu vào và vẫntạo ra cùng mức sản lượng Nó cũng xác định các đơn vị đang hoạt động tốt nhất
và các phương thức hoạt động của họ sau đó có thé được kiểm tra dé thiết lậphướng dẫn về “phương pháp tốt nhất” cho những đơn vị khác học tập
Ưu điểm vượt trội của phương pháp DEA là không yêu cầu xác định hàm số
cụ thể cho đường biên sản xuất Đồng thời, DEA cho phép kết hợp nhiều biến sốđầu vào và đầu ra, và cho phép chia tách kết quả đo lường hiệu quả thành nhiều
Trang 30thành phan Điều nay rất hữu ích trong công tác quản lý nhằm phát hiện các nguồn
lực đang hoạt động thiếu hiệu quả là của thành phần nào Cuối cùng, DEA yêu cầu
it di liệu hơn so với các phương pháp kinh tế lượng vì nó không yêu cầu cỡ mẫu
lớn, cũng như không cần chuyên đổi đơn vị cho đầu vào và đầu ra thành bất kỳ
đơn vi do lường nao khác Mặc dù vậy, DEA cũng có nhược điểm là nhạy cảm vớicác giá trị bất thường và sai số đo lường DEA là mô hình tĩnh, do đó, cần có giả
định răng không có sai sô ngâu nhiên tôn tại trong dữ liệu.
DEA không xác định các yếu tô gây ra sự kém hiệu quả mà chỉ hướng sự chú
ý đến những đơn vi tồn tại sự kém hiệu quả, nhưng các kết hợp yếu tố đầu vào va
đầu ra góp phần vào sự kém hiệu quả này cũng đã được xác định DEA chỉ xác
định hiệu quả tương đối, nó không thể xác định tất cả các đơn vị kém hiệu quả, bởi
vì tất cả các đơn vị trong mẫu trên thực tế có thể không hiệu quả Tuy nhiên, kếtquả phân tích DEA vẫn có giá trị vì nó xếp hạng các đơn vị được đánh giá theomột tiêu chuẩn, ngay cả trong một mẫu hoàn toàn không hiệu quả cũng sẽ có một
sô đơn vi sẽ kém hiệu quả hơn các đơn vi con lại.
1.4 Tông quan các nghiên cứu trước và dé xuât mô hình nghiên cứu
1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Johns, Howcroft va Drake (1997) đã nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của 15
khách sạn tại Vương quốc Anh trong thời gian 12 tháng với 4 biến đầu vào: số đêm
phòng còn trồng: tổng số giờ lao động: tong chi phí ăn uống: tông chi phí tiện ích
và 3 biến đầu ra: số lượng các phòng được bán; tông số khách hàng được phục vụ;tổng doanh thu phục vụ ăn uống Bằng cách sử dụng phương pháp DEA, tác giả
cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình trong 4 quý của 15 khách sạn là 0,99 và chỉ
ra rõ những khách sạn nào cần xem xét lại kết hợp đầu vao và đầu ra dé đạt hiệu
quả cao hơn.
Hwang và Chang (2003) sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả
và sự thay đổi hiệu quả của 45 khách sạn tại Đài Loan trong giai đoạn từ năm 1994
đến năm 1998 Nghiên cứu sử dụng 4 biến đầu vào: số lượng nhân viên; số lượngphòng; tổng diện tích của nhà hang; chi phí vận hành (tiền lương, chi phí điệnnước, nhiên liệu ) và 3 biến đầu ra: doanh thu phòng; doanh thu thực phẩm và đồuống; doanh thu khác (cho thuê không gian, dich vụ giặt là ) Dựa vào kết quả
đo lường hiệu quả kỹ thuật và sự thay đổi hiệu quả qua các năm, toàn bộ các khách
Trang 31sạn có thé được phân chia thành sáu nhóm Các chiến lược quản lý hiệu quả đượcphát triển cụ thể cho từng nhóm trong số sáu nhóm khách sạn này
Barros (2005) nghiên cứu 42 khách sạn của trong chuỗi khách sạn của Enatur
tại Bồ Đào Nha trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001 Bằng cách áp dụng
phương pháp phân tích bao dit liệu DEA, quy trình hai giai đoạn được sử dụng déđánh giá các yếu tố quyết định hiệu quả của chuỗi khách sạn Trong giai đoạn đầutiên, nghiên cứu ước tính hiệu quả kỹ thuật của chuỗi khách sạn bằng phương phápDEA với biến đầu vào là: lao động (số lượng nhân viên và mức lương); vốn vậtchất (chi phí bên ngoài, chi phí hoạt động và giá trị số sách của tài sản) và biến đầu
ra là: doanh số; số lượng khách; số đêm ở Trong giai đoạn thứ hai, dựa trên kết
quả đo hiệu quả ước lượng được các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit déxem xét ảnh hưởng của các biến đến hiệu quả kỹ thuật của chuỗi khách sạn, baogồm các biến: Local — biến giả thé hiện vi trí khách sạn so với các tuyến đườngchính; Agglom - biến giả thé hiện vị trí của khách sạn ở thành phố hay vùng sâuvùng xa; Dist — biến đo khoảng cách giữa khách sạn và thủ đô của Bồ Dao Nha,nơi có sân bay chính; Room — biến số lượng phòng; Invest — biến giá trị của cáckhoản dau tư trong năm; Orgas — biến tỷ lệ giữa số công nhân của khách sạn sovới tổng số công nhân của Enatur Kết quả ước lượng mô hình Tobit chỉ ra rằng
các biến Local, Agglom, Room, Invest có ảnh hưởng tích cực và các biến Dist,Orgas có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật của chuỗi khách sạn
Chiang, Tsai và Wang (2004) áp dụng phương pháp DEA để ước tính hiệu
quả kỹ thuật của 25 khách sạn tại Đài Bắc (Đài Loan) trong năm 2000 Tác giả sửdụng các biến đầu vào là: số phòng; tổng diện tích của nha hang; số lượng nhânviên; tổng chi phi của khách sạn (lương nhân viên, chi phí thực phẩm, chi phí
phòng, chi phí quảng cáo, chi phi vận hành, bảo trì, thuế ) và các biến đầu ra là:chỉ số năng suất; doanh thu phục vụ ăn uống: doanh thu khác Phương pháp DEAchỉ ra rằng trong số 25 khách sạn, có 14 khách sạn có điểm hiệu quả kỹ thuật tổngthé là 1, được coi là hiệu quả nhất trong số các khách sạn nghiên cứu Các tác giả
đã cung cấp cho hoạt động khách sạn của Dai Loan những phân tích về phân bổ
nguôn lực và khả năng cạnh tranh, giúp đưa ra quyết định chiến lược trong điềukiện cạnh tranh gay gắt do mật độ khách sạn cao hiện nay tại Đài Loan
Karakitsiou và cộng sự (2017) phân tích hiệu qua của các khách sạn ở 13 khu
vực của Hy Lạp trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2013 Các tác giả đã sử dụng
phương pháp DEA với 3 biến đầu vào: số lượng đơn vị ở địa phương; số lượng
Trang 32nhân viên; các khoản đầu tư và biến đầu ra là tong doanh thu Phân tích thực
nghiệm cho thấy sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của các khu vực Hy Lạp
Cụ thể hơn, ngành khách sạn tại Attica và Nam Aegean có thé được coi là dẫn đầu
về hiệu quả, trong khi một số khu vực khác như Thessaly, Trung Macedonia, Trung
Hy Lạp và Epirus có thể được coi là ở xa đường biên hiệu quả hơn
Sử dụng quy trình hai giai đoạn, nghiên cứu của Laura va Pilar (2015) xem
xét các yêu tô quyết định hiệu quả trong ngành khách sạn đối với một mẫu gồm
1385 khách sạn Tây Ban Nha trong giai đoạn từ 2001— 2010 Ở giai đoạn đầu tiên,điểm hiệu quả của các khách sạn được tính bằng cách sử dụng phân tích DEA vớibiến đầu vào là doanh số bán phòng và dau ra là: giá trị số sách của tài sản; số nhânviên làm việc toàn thời gian; chi phí hoạt động Giai đoạn thứ hai, tác gia sử dunghồi quy Tobit để ước lượng tác động của các nhân tổ tới hiệu quả của các khách
sạn với biến phụ thuộc là điểm hiệu quả kỹ thuật của khách sạn và các biến giảithích bao gồm: BED - số lượng giường ngủ; OCCUP - công suất phòng; ARRIV
— số lượng khách đến; NIGHT - số lượng khách lưu trú qua đêm; COAST - biếngiả về vị trí khách sạn gần bờ biển; SIZE - tong tài sản của khách sạn trong năm.Kết quả hồi quy Tobit chỉ ra rằng cho thấy hệ số BED là âm và có ý nghĩa thống
kê, các hệ số của OCCUP, ARRIV và NIGHT là dương và có ý nghĩa thống kê
Shang, Wang và Hung (2010) đã phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệuquả của 57 khách sạn tại Đài Loan trong năm 2005 bằng cách sử dụng phươngpháp DEA và ước lượng mô hình hồi quy Tobit Hiệu quả kỹ thuật của các khách
sạn được đo băng phương pháp DEA với 3 biến đầu ra: doanh thu từ phòng nghỉ;doanh thu từ bán thức ăn và đồ uống; doanh thu khác và 4 biến đầu vào: số lượng
nhân viên toàn thời gian; số lượng phòng nghỉ; tổng diện tích phục vụ ăn uống; chi
phí hoạt động Sau đó dé đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả của khách
sạn, các tác giả đã ước lượng mô hình hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là hiệu quả
kỹ thuật của từng khách san và các biến độc lập bao gồm: Age - số năm một kháchsạn đã tồn tai; Location - biên giả bang 1 nếu khách sạn ở thành phố; Management
style - bién giả bằng 1 nếu khách sạn nằm trong chuỗi khách sạn Phân tích thực
nghiệm cho thấy các khách sạn nghỉ dưỡng không nằm ở trong thành phố có hiệu
quả cao hơn; khách sạn càng hoạt động lâu trong ngành thi hiệu quả càng cao.
Trong khi đó, biến Management style không liên quan đáng ké tới điểm hiệu quả
kỹ thuật của khách sạn.
Trang 33số năm hoạt động của khách sạn (HS), trạng thái báo giá (QUO; 1 = công ty đượcniêm yết trên sàn chứng khoán, 0 = công ty chưa được niêm yết) va tài sản cô định(FIX) Kết quả chỉ ra thị trường chứng khoán có những ảnh hưởng tích cực trongkhi khoảng cách so với sân bay quốc tế có những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả
của khách sạn Nhật Bản.
C P Barros và P U.C Dieke (2008) sử dụng phân tích bao dữ liệu (DEA)
dé ước tính hiệu quả kỹ thuật của 12 khách sạn ở Luanda, Angola trong các năm
từ 2000 đến 2006 Trong giai đoạn thứ hai, bài báo này sử dụng phương pháp hồi
quy Bootstrap (chứ không phải là hồi quy Tobit) với các bién Trend là xu hướng
hang năm; Square trend là bình phương xu hướng hàng năm; Share là thị phần của
khách sạn; Group là một biến giả dành cho các khách sạn thuộc một chuỗi;
International là một biến giả dành cho các khách sạn có đầu tư mở rộng ra quốc
tế Các tác giả quan sát thay rang hiệu quả tăng lên trong thời gian quan sát, theobiến Trend, nhưng với tốc độ giảm dan, theo biến Square trend Biên Share vàbiến Group đóng góp tích cực vào hiệu quả Biến International làm tăng hiệu quả,nhưng không có ý nghĩa thống kê
S Hathroubi, N Peypoch và E Robinot (2014) đã đo lường hiệu quả kỹ thuật
cho 42 khách sạn từ 3 đến 5 sao tại Tunisia trong năm 2010 bằng phương pháp bao
dữ liệu (DEA) Sau đó các tác giả đã ước lượng một số nhân tố môi trường ảnhhưởng tới hiệu quả khách sạn bang mô hình hồi quy Tobit và mô hình Bootstrap.Kết quả cho thấy hiệu qua kỹ thuật tăng theo biến Outside] (Môi trường tự nhiên
bên ngoài của khách sạn được tôn trọng), Outside2 (Khách sạn sử dụng năng lượng
sạch hoặc tai tạo), Insidel (Khách san sử dụng hệ thống năng lượng thông minh:bóng đèn tiết kiệm, chiếu sáng tự động), Inside2 (Khách sạn triển khai các hệ thốngcho phép tái chế giấy hoặc chai lọ)
Trang 341.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả hoạt động khách sạn sử dụngphương pháp bao dữ liệu DEA chủ yếu là những nghiên cứu nước ngoai, nghiêncứu trong nước còn rất hạn chế Sau đây là hai nghiên cứu trong nước có liên quanđến đề tài nghiên cứu tác giả đã tổng hợp được
Quyết và Long (2016) nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động cho các kháchsạn tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bằng phương pháp phân tích bao dữ
liệu (DEA) Nghiên cứu được tiến hành năm 2015 với 12 khách sạn 3 sao, 6 khách
sạn 4 sao, 6 khách sạn 5 sao Các tác giả sử dụng biến đầu ra là doanh thu củakhách sạn và ba biến đầu vào là: lao động; số phòng; chi phí biến đổi của khách
sạn Kết quả chi ra rằng hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của khách sạn
3 sao tại Nha Trang trung bình là 0,87; khách sạn 4 sao hệ số hiệu quả trung bình
là 0,79; khách sạn 5 sao hệ số hiệu quả trung bình là 0,91
Bach (2007) ước tính điểm của hiệu quả kỹ thuật cho 474 doanh nghiệp trongngành khách sạn tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2003 bằng hai phương phápDEA và SFA Trong phương pháp DEA, dé đo hiệu quả của các khách sạn, tác giả
sử dụng biến đầu vào là: số lượng lao động: tông tiền lương: tổng tai sản; tong chiphí trung gian; khẩu hao tài sản cố định và biến đầu ra là tổng doanh thu của kháchsạn Tiếp đó, tác giả sử dụng ước lượng hợp ly cực đại đề xác định các nhân tô ảnh
hưởng tới hiệu quả của các khách san chang hạn như quy mô công ty, cơ cau sởhữu và vị trí địa lý Kết quả ước tính cho thấy quy mô công ty và vị trí địa lý có
liên quan tích cực với các cải tiến về hiệu quả kỹ thuật Nghiên cứu cũng chỉ rarằng các công ty thuộc sở hữu nhà nước hoạt động hiệu quả hơn về mặt kỹ thuật
so với các hình thức sở hữu khác Các doanh nghiệp ở Hà Nội và Thành phố HồChí Minh có xu hướng kém hiệu quả về mặt kỹ thuật so với những nơi ở các khu
vực khác.
1.4.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua tông kêt các nghiên cứu di trước, có thê thay nghiên cứu vê hiệu qua
hoạt động của các khách sạn còn tồn tại những khoảng trống sau:
- Các nghiên cứu ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của các khách sạn đã thực hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau Phươngpháp đánh giá hiệu quả kinh doanh tham số và phi tham số cũng được sử dụng đadạng Các phương pháp nghiên cứu dần được hoàn thiện và kết quả nghiên cứu