Bài Giảng Quy Hoạch Lâm Nghiệp 1 ( Combo Full Slides 5 Chương )

154 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài Giảng Quy Hoạch Lâm Nghiệp 1 ( Combo Full Slides 5 Chương )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SỐ TÍN CHỈ: 2

Trang 2

Chương 1 Nhận thức chung về QHLN (2 tiết)Phần 1 Cơ sở kinh tế và kỹ thuật của QHLN

Chương 2 Cơ sở kinh tế của QHLN (4 tiết)Chương 3 Cơ sở kỹ thuật của QHLN (6 tiết)

Trang 3

Tài liệu học tập và tham khảo:

 Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp

 Giáo trình Điều tra rừng

 Giáo trình Lâm học

 Giáo trình Kinh tế Lâm nghiệp

 Giáo trình Quản lý doanh nghiệp

 Các văn bản chính sách về lâm nghiệp

Trang 4

I.1 Khái niệm về quy hoạch lâm nghiệp

- Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là tài nguyên rừng, bao gồm rừng và đất rừng

- Tác dụng của lâm nghiệp đối với nền kinh tế có nhiều mặt

- Rừng nước ta phân bố không đều

Vì vậy cần phải tiến hành quy hoạch lâm nghiệp nhằm bố cục hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo các cấp quản lý lãnh thổ và quản lý sản xuất khác nhau

Trang 5

1.2 Mục đích, nhiệm vụ của quy hoạch lâm nghiệp1.2.1 Mục đích

Mục đích của quy hoạch rừng là tổ chức kinh doanh rừng toàn diện và hợp lý nhằm khai thác tài nguyên rừng và phát huy những tính năng có lợi khác của rừng một cách bền vững phục vụ cho yêu cầu về lâm sản của nền kinh tế quốc dân, đời sống nhân dân, xuất khẩu cũng như duy trì các tình năng và tác dụng có lợi khác của rừng như phòng hộ bảo vệ đất, giữ nước và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trang 6

3) Kiểm tra việc thực hiện phương án

Trang 7

1.3 Đối tượng của quy hoạch lâm nghiệp

1) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ

2) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất, kinh doanh

1.4 Vị trí, tính chất của quy hoạch lâm nghiệp.

- Quy hoạch lâm nghiệp là một môn khoa học chuyên môn về tổ chức kinh doanh rừng, nó có tính chất tổng hợp các môn khoa học lâm nghiệp và tính kinh tế

- Trong chương trình giảng dạy ở trường đại học, quy hoạch rừng là một trong những môn chuyên môn chủ chốt thường được bố trí giảng dạy vào những năm cuối của khoá đào tạo

Trang 8

1.5 Lịch sử phát triển của QHLN1.5.1 Trên thế giới

- Vào đầu thế kỷ 18 phạm vi QHLN mới chỉ giải quyết việc khoanh khu chặt luân chuyển.

- Sau CM công nghiệp (TK19) phương hức kinh doanh rừng chồi, chia đều của Hartig ra đời Tiếp theo là các phương pháp bình quân thu hoạch, lâm phần kinh tế của Judeich cũng ra đời Từ các phương pháp kinh doanh rừng được đưa ra đã xây dựng lên môn học “Tính thu hoạch rừng”, Quy ước thu hoạch, Kinh doanh rừng Cho đến khi các nước có trình độ cao hơn thì công tác quy hoạch cũng đòi hỏi tỉ mỉ hơn, vì đó đã gọi tên là môn quy hoạch rừng hay quy hoạch lâm nghiệp.

Trang 9

1.5.2 Trong nước

- Quy hoạch lâm nghiệp được áp dụng ngay từ thời Pháp thuộc như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, rừng sản xuất củi.

- Đến năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng toàn miền Bắc, và từ đó công tác quy hoạch lâm nghiệp không ngừng được phát triển.

Trang 10

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KINH TẾ CỦA QHLN2.1 Thể chế và chính sách lâm nghiệp

2.1.1 Luật đất đai và những quy định về giao đất LN2.1.1.1 Luật đất đai

Gồm 7 chương với 146 các điều luật khác nhauChương I Những qui định chung.

Chương II Quyền của nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai

Chương III: Chế độ sử dụng các loại đất.

Chương IV: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Trang 11

Chương V: Thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai.

Chương VI: Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về đất đai.

Chương VII: Điều khoản thi hành.

2.1.2 Những quy định có liên quan đến giao đất lâm nghiệp

2.1.2.1 Giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, luật QLBV rừng, nghị định 02/CP (15/1/1994).

Trang 12

2.1.2.2 Giao khoán đất sử dụng vào mục đích SXLN, Nghị định 01/CP(04/01/1995), nghị định 163/CP( 16/11/1999) về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp.

2.1.2.3 Các văn bản có liên quan đến lâm nghiệp:- Quyết định 245/1998 ngày 21/12/1998 của TT chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp

- Quyết định 187/1999 ngày 16/09/1999 của TT chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh

Trang 13

- Quyết định 03 ngày 05/01/2001 của TT chính phủ về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng toàn quốc

- Quyết định 08/2001 ngày 11/01/2001của TT chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

- Quyết định 178/2001 ngày 12/11/2001 của TT chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Trang 14

2.1.3 Quỹ đất lâm nghiệp và định hướng sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020

Với quỹ đất lâm nghiệp là 16 triệu ha tính đến năm 2005 là 14,67 triệu ha diện tích tự nhiên toàn quốc

Như vậy định hướng phát triển lâm nghiệp phấn đấu đến năm 2020 tổng diện tích đất lâm nghiệp đạt khoảng 16,24 triệu ha trong đó 14,42 ha đất có rừng thực sự nghĩa là thành rừng, diện tích còn lại là rừng chưa khép tán do đó độ che phủ rừng trong toàn quốc đạt khoảng 43,5% bằng so với trước năm 1945

Trang 15

Trong 16,24 triệu ha rừng đó thì chia thành 3 loại rừng với quy mô khác nhau:

- Xây dựng rừng phòng hộ - Xây dựng rừng đặc dụng

Xây dựng rừng sản xuất

2.2 Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Đây là một trong những chương trình lớn của chính phủ để phục hồi và phát triển lâm nghiệp Chương trình này được thủ tướng chính phủ ra quyết định ngày 29/07/1998 và gọi là dự án 661.

Trang 16

- Nhiệm vụ của dự án là : Trong giai đoạn thực hiện dự án từ năm 1998-2010 phấn đầu phải trồng, tạo mới 5 triệu ha rừng, 2 triệu ha rừng khoanh nuôi và 3 triệu ha rừng trồng mới (trong đó có 2 triệu ha rừng phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất) - Kết quả: Tổng diện tích khoán bảo vệ rừng đã

thực hiện được 2.454.480 ha rừng, bằng 120% mục tiêu của dự án Về tạo rừng mới, dự án thực hiện được tổng số 2.450.010ha và 1.283.250ha rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

Trang 17

2.3 Mục tiêu, quan điểm và các giải pháp phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020

2.3.1 Quan điểm phát triển lâm nghiệp

- Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái

- Phát triển lâm nghiệp để có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Trang 18

- Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.

Trang 19

2.3.2 Mục tiêu

Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020.

Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 20

2.3.3.Các giải pháp thực hiện Chiến lược

- Giải pháp về chính sách và pháp luật

- Đổi mới hệ thống sản xuất, kinh doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp

- Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và giám sát- Giải pháp về tổ chức quản lý ngành

- Giải pháp về khoa học công nghệ- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực- Giải pháp hợp tác quốc tế

(Chi tiết chiến lược PTLN 2006 – 2020 SV tham khảo ở tài liệu)

Trang 21

2.4 Quyết định số 124/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (ngày 02 tháng 02 năm 2012)

Đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 16,2 - 16,5 triệu ha, tăng thêm 879 ngàn ha so với năm 2010; bao gồm rừng sản xuất 8,132 triệu ha, rừng phòng hộ 5,842 triệu ha, rừng đặc dụng 2,271 triệu ha.

Trang 22

- Rừng sản xuất, bố trí khoảng 8,132 triệu ha, tăng khoảng 735 ngàn ha so với năm 2010; trong đó có 125 ngàn ha đất rừng phòng hộ theo quy hoạch chuyển qua, 620 ngàn ha rừng tự nhiên nghèo kiệt cần phục hồi, tái sinh và trồng mới khoảng 610 ngàn ha trên đất lâm nghiệp chưa sử dụng.

Trang 23

- Rừng đặc dụng, củng cố hệ thống rừng hiện có 2,14 triệu ha theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt tiêu chí chất lượng của rừng Đối với hệ sinh thái chưa có hoặc còn ít, phát triển thêm một vài khu mới ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng đất ngập nước ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, với diện tích khoảng 60 ngàn ha.

Trang 24

-Rừng phòng hộ, bố trí 5,842 triệu ha chủ yếu là cấp xung yếu; gồm 5,6 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, 0,18 triệu ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, 0,15 triệu ha rừng chắn gió, cát bay, 70 ngàn ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo.

Trang 25

3.1 Chu kỳ kinh doanh3.1.1 Tuổi lâm phần

- Tuổi của lâm phần là số năm cần thiết để cây rừng hoặc lâm phần đạt tới một trạng thái nhất định trong quá trình sinh trưởng của nó

- Theo quan điểm năng lực sinh trưởng người ta phân biệt giữa tuổi tuyệt đối, tuổi sinh trưởng và tuổi kinh doanh.

+ Tuổi tuyệt đối: tuổi tính từ lúc trồng

+ Tuổi sinh trưởng: khoảng thời gian mà trong đó cây rừng thực sự sinh trưởng

+ Tuổi kinh doanh: tuổi tương ứng để cây rừng đạt được năng xuất thực trong điều kiện sinh trưởng bình thường.

Trang 26

- Nếu xét về phân bố tuổi của các cây rừng riêng lẻ trên một diện tích nhất định thường phân biệt giữa rừng đồng tuổi và rừng khác tuổi.

+ Rừng đồng tuổi là những diện tích trên đó các cây cá lẻ có tuổi bằng hoặc xấp xỉ bằng nhau.

+ Rừng khác tuổi là những diện tích mà trên đó sự chênh lệch về tuổi của các cây riêng lẻ lớn hơn một cấp tuổi.

- Với những lâm phần khác tuổi hoặc những diện tích rừng bao gồm nhiều lâm phần thuộc các cấp tuổi khác nhau người ta thường sử dụng khái niệm tuổi bình quân (theo diện tích và theo trữ lượng).

Trang 27

Để tiện cho việc khái quát về tuổi và đề xuất các biện pháp kỹ thuật tương ứng, ta tập hợp nhiều lâm phần có tuổi bằng hoặc xấp xỉ bằng nhau thành từng cấp hoặc tổ tuổi

+ Cấp tuổi tự nhiên: Phân chia lâm phần tương ứng với một giai đoạn sinh trưởng phát dục tự nhiên: rừng mới trồng, rừng khép tán, rừng sào (lớn, nhỏ), rừng gỗ lớn,

+ Cấp tuổi kinh doanh: Phân chia lâm phần về mặt thời gian ứng với một biện pháp kinh doanh nào đó như rừng tái sinh, rừng chăm sóc, rừng vệ sinh, rừng tỉa thưa,

+ Cấp tuổi nhân tạo: Phân chia các lâm phần về mặt thời gian vào những khoảng thời gian cố định được gọi là cấp tuổi 10 hoặc 20 năm hoặc tổ tuổi 5 hoặc 10 năm

Trang 28

Khác với các ngành sản xuất khác, sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài Vì vậy, việc xác định chính xác chu kỳ sản xuất đó là cơ sở hết sức quan trọng cho công tác quy hoạch lâm nghiệp.

Khái niệm: Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời

gian cần thiết để chúng ta tiến hành khai thác lợi dụng các sản phẩm lâm nghiệp, trong khoảng thời gian đó thông qua quá trình tái sinh, sinh trưởng phát triển cây rừng lại đạt được thời điểm có thể khai thác lợi dụng để đáp ứng tốt nhất mục đích kinh doanh của con người.

Trang 29

3.2.1 Thành thục rừng

A Khái niệm: Thành thục rừng là trạng thái của cây

rừng hay lâm phần trong quá trình sinh trưởng và phát triển đạt đến lúc phù hợp nhất với mục đích kinh doanh Tuổi ở trạng thái đó được gọi là tuổi thành thục.

Như vậy thành thục rừng là một hiện tượng còn tuổi thành thục rừng là khái niệm về mặt thời gian của hiện tượng đó.

Trang 30

B Các loại thành thục rừng chính 1 Thành thục số lượng

a Khái niệm:

Thành thục số lượng là trạng thái của cây rừng trong quá trình sinh trưởng đạt lượng tăng trưởng bình quân cao nhất, tuổi đánh dấu trạng thái đó là tuổi thành thục số lượng.

Trang 32

minh về mặt số lượng mà không liên quan đến chất lượng nên còn được gọi là thành thục tuyệt đối.

- Trong quá trình sinh trường bất kỳ cây rừng nào cũng đạt lượng tăng trưởng bình quân cao nhất, vì thế bất kỳ cây rừng nào cũng đạt thành thục số lượng cho dù nó sống trên các điều kiện sinh trưởng khác nhau.

Trang 33

c Các nhân tố ảnh hưởng:

Mặc dù bất kể cây rừng nào cũng đạt được thành thục số lượng, nhưng thời điểm thành thục số lượng đến sớm hay muộn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Về loài cây

- Về nguồn gốc

- Về điều kiện lập địa- Biện pháp tác động

Trang 34

Khi Zv > v rừng chưa thành thục số lượng.

Khi Zv < v rừng vượt quá thành thục số lượng.

Khi Zv = v rừng đạt thành thục số lượng.

Trang 35

Từ đó người ta đã lập sẵn biểu quá trình sinh trưởng cho từng loài cây, trên từng cấp đất, trên những lâm phần cây mẫu có độ đầy bằng 1 Sau đó dựa vào biểu được chọn xác định tuổi tương ứng với lượng tăng trưởng bình quân cao nhất đó là tuổi thành thục số lượng.

+ Phải chọn biểu phù hợp với loài cây, cấp đất.+ Tra trong biểu tuổi tương ứng với lượng tăng trưởng bình quân cao nhất, đó là tuổi thành thục số lượng.

Phương pháp này đơn giản, dễ sử dụng, hay được áp dụng trong thực tiễn nhưng có độ chính xác không cao, do có sự biến động lớn giữa lâm phần thực tế và lâm phần chuẩn được lập biểu

Trang 37

Khi rừng đạt thành thục số lượng thì:

Đây là suất tăng trưởng khi rừng đạt thành thục số lượng

Trang 38

Từ đó Pressler đã đưa ra phương pháp xác định tuổi thành thục số lượng như sau: Trên lâm phần cần xác định tuổi thành thục số lượng, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn, chọn một số cây tiêu chuẩn trong ô tiêu chuẩn, xác định tuổi cây (A) và suất tăng trưởng (Pm thực hay P’m) bằng giải tích thân cây hoặc khoan tăng trưởng Sau đó xác định Pm lý luận bằng công thức:

Trang 39

So sánh Pm thực và Pm lý luận nếu: 1.Nếu P’m = Pm ta có:

Trang 40

Vậy khi P’m = Pm  Zm =m Rừng đạt thành thục số lượng.

2 Nếu P’m > Pm  Zm >m Rừng chưa đạt thành thục số lượng.

3 Nếu P’m < Pm  Zm <v Rừng vượt quá tuổi thành thục số lượng.

Phương pháp này chính xác, nhưng khó sử dụng vì việc xác định Pm rất phức tạp nên ảnh hưởng đến độ chính xác và ít được sử dụng.

Trang 41

- Phương pháp ô tiêu chuẩn

Đặt nhiều ô tiêu chuẩn trên những rừng cây có cấp tuổi khác nhau nhưng có cùng một điều kiện lập địa và cùng nguồn gốc rừng ( Tức là phải đồng nhất các yếu tố khác chỉ để cho tuổi khác nhau để so sánh tăng trưởng về trữ lượng trên các cấp tuổi khác nhau) Tiến hành giải tích thân cây hoặc khoan tăng trưởng để xác định được Zm và của các cây tiêu chuẩn ở các cấp tuổi khác nhau

Trang 42

Vẽ sự biến đổi lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân lên biểu đồ theo tuổi Tuổi tương ứng với giao điểm của hai đường cong là thời điểm Zm = m và cũng là thời điểm m max và là thời điểm thành thục số lượng.

Phương pháp này do tiến hành giải tích thân cây ở các cấp tuổi khác nhau nên đạt được độ chính xác cao do theo dõi được diễn biến của Zm và ở tất cả các cấp tuổi Tuy nhiên cách tiến hành thì tương đối phức tạp tốn nhiều thời gian và công sức.

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan