1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề 10 cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thách thức từ dịch bệnh COVID - 19...27Chương 3: Một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường nước ngoài293.1.. Thô

Trang 1

Lớp: 62.2Các thành viên:1 Nguyễn Thị Thảo2 Vương Thị Ngọc Thu3 Ngô Đức Thuận (nhóm trưởng)4 Lê Thu Thủy

5 Nguyễn Khánh Toàn6 Nguyễn Thị Ngọc Trang7 Trần Hà Vy

Đề 10: Cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

BÀI LÀM

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Chương 1: Cơ sở lý luận về hàng nông sản, xuất khẩu hàng nông sản 3

1.1 Khái quát về hàng nông sản 3

1.2 Khái quát về xuất khẩu nông sản 6

Chương 2: Phân tích cơ hội, thách thức đối với hàng nông sản và việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 12

2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây 12

2.2 Cơ hội đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời buổi phát triển kinh tế quốc tế 20

2.2.1 Cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng, rộng lớn 20

2.2.2 Cơ hội giảm thiểu các hàng rào kỹ thuật thương mại bất hợp lý sau khi các hiệp định thương mại được ký kết 21

2.3 Thách thức đối với mặt hàng nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 22

2.3.1 Đáp ứng các quy tắc xuất xứ hay vượt qua được các rào cản kỹ thuật của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) 23

2.3.2 Chất lượng nông sản chưa thực sự đảm bảo yêu cầu trong và ngoàinước 24

2.3.3 Khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập có chất lượng cao khi tham gia thị trường thế giới 25

2.3.4 Nền sản xuất lớn tập trung chưa xây dựng được, chưa có qui trình kỹ thuật chuẩn, chưa kết nối được giữa quá trình sản xuất với quá trình tiêu thụ trên thị trường thế giới 25

2.3.5 Trình độ lao động Việt Nam đang ở mức độ giản đơn, tự nhiên chưa được đào tạo một cách qui củ, bài bản 26

Trang 3

2.3.6 Thách thức từ dịch bệnh COVID - 19 27Chương 3: Một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường nước ngoài29

3.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất sản phẩm nông sản 29

3.1.1 Thực hiện các biện pháp hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản 293.1.2 Đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 303.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn lao động 323.2 Giải pháp tăng cường tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam ra nước ngoài 32KẾT LUẬN 35TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trên thế giới hiện nay, việc hội nhập kinh tế quốc tế khu vực là điều tất yếu và được coi như yêu cầu tiên quyết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Trong quá trình hội nhập kinh tế sôi động đó thì hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu là lĩnh vực giao thương giữ vai trò vô cùng quan trọng, tạo ra tiền đềcơ sở vật chất thúc đẩy nhanh chóng và quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, các nước có thể khai thác được những lợi thế của mình trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần nâng cao GDP nước nhà.

Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, theo phương châm chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nước ta đang dần chuyển đổi sang nước công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu hướng về xuất khẩu Chính phủ ta đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lĩnh vực xuất nhập khẩu và coi xuất nhập khẩu là bước đi mới, quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đờisống của nhân dân.

Xuất phát là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào sản xuất nông lâm, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo ra nguồn thu cần thiết cho việc phát triển kinh tế của đất nước Vì vậy, Nhà nước ta đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực xuất

Trang 5

khẩu hàng nông sản Nhờ sự giúp đỡ của chính phủ, các doanh nghiệp đã chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản - thế mạnh của Việt Nam và gặt hái được thành công đáng kể tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu,…Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, chính sách nhập khẩu của các nước đã được điều chỉnh, các rào cản thương mại tăng cường được áp dụng đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu Bên cạnh đó tuy tổng kim ngạch xuấtkhẩu gia tăng nhưng cũng có nhiều mặt hàng sự tăng trưởng lại không đều, có năm tăng có năm giảm, do biến động kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu khác Trước tình hình những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng phát triển xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu, chúng em quyết định chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.”

Nội dung bài luận có kết cấu 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hàng nông sản, xuất khẩu hàng nông sản.Chương 2: Phân tích cơ hội, thách thức đối với hàng nông sản và việc xuấtkhẩu hàng nông sản của Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường nước ngoài.

Trang 6

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận về hàng nông sản, xuất khẩu hàng nông sản1.1 Khái quát về hàng nông sản

a Quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Theo WTO, sản phẩm nông sản là một trong hai loại hàng hoá bao gồm: hàng hoá nông sản và hàng hoá phi nông sản Theo Hiệp định Nông nghiệp, sản phẩm nông sản là tất cả các sản phẩm được liệt kê từ Chương 1 đến Chương 24 (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương kháctrong Hệ thống hài hoà mô tả và mã hàng hoá (HS) Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp.

Do đó, nông sản là một phạm vi khá rộng bao gồm các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp nếu được theo định nghĩa trên Cụ thể là:Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…

Các sản phẩm phái sinh: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…

Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, da động vật thô,…

b Quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO)

FAO cho rằng sản phẩm nông sản là nhiều nhóm sản phẩm khác nhau gồm: nhóm các sản phẩm nhiệt đới (chè, ca cao, cà phê, tiêu….), nhóm sản phẩm ngũ cốc 8 (mì, lúa gạo, kê, ngô, sắn,…), nhóm sản phẩm thịt và các sản

Trang 7

phẩm từ thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm,…), nhóm sản phẩm dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu (các loại hạt có dầu như đậu tương, hướng dương,… và các loại dầu thực vật), nhóm sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, pho mát và các sản phẩm làm từ sữa), nhóm sản phẩm nông sản nguyên liệu (bông, đay, sợi, cao su thiên nhiên,…), nhóm sản phẩm rau quả (các loại rau, củ, quả).

c Quan điểm của Liên minh châu Âu (EU)

Tổ chức này đã đưa ra một danh sách các sản phẩm chi tiết được coi là sản phẩm nông sản Có thể chia các mặt hàng này thành 2 nhóm chính sau:

Nhóm 1: Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, gồm: (1) động vật sống; (2) thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ; (3) các chế phẩm từ thịt; (4) sản phẩm từ sữa; (5) các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật; (6) mỡ, dầu động vật

Nhóm 2: Thực vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật gồm: cây sống và các loại cây trồng khác; (2) rau, thân, củ và quả có thể ăn được; (3) hạt và quả có dầu, cây công nghiệp nguyên liệu, cây dược liệu; (4) các chế phẩm từrau, hoa quả, quả hạch và thực vật; (5) cà phê, chè, phụ gia và các loại gia vị; (6) ca cao và các chế phẩm từ ca cao; (7) ngũ cốc; (8) các sản phẩm xay xát; (9) các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột; (10) cánh kiến đỏ, gôm, nhựa cây vàcác chất nhựa đường và các loại kẹo đường; (11) đồ uống, rượu mạnh và giấm; (12) thuốc lá và các sản phẩm tương tự; (12) mỡ, dầu thực vật.

d Quan điểm của Việt Nam

Ở Việt Nam, nông sản được hiểu đơn giản là sản phẩm của ngành nông nghiệp Trong đó, ngành nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm

Trang 8

trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐCP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thì khái niệm nông sản được quy định cụ thể như sau: “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.”

Có thể thấy rằng, từ những phân tích các quan điểm trên, mỗi một tổ chức sẽ có cách hiểu khác nhau về nông sản Quan điểm của Việt Nam hẹp hơncác quan điểm của WTO, FAO và EU Điểm chung từ những quan điểm trên: “Nông sản là những sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản phẩm của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản”.

Theo đó, nông sản sẽ có một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp như sau:

Một là, sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ Vì dựa vào quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ tuỳ theo mùa vụ nên sản phẩm nông sản được sản xuất ra theo chu kỳ, mùa nào thức ấy.

Hai là, sản phẩm nông sản chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác động trực tiếp đến sự sinh trưởngvà phát triển của cây trồng do đa phần nông sản đều rất nhạy cảm dưới các tác động ngoại cảnh.

Ba là, một số sản phẩm nông sản khó bảo quản trong thời gian dài vì có đặc tính tươi sống nếu không được chế biến hoặc sử dụng một cách kịp thời.

Trang 9

Bốn là, sản phẩm nông nghiệp có sự phong phú và đa dạng chủng loại Bởi nông sản được sản xuất từ các nơi có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất,… khác nhau, ở các địa phương khác nhau.

Năm là, đối với mỗi quốc gia thì các sản phẩm nông nghiệp là những hàng hoá thiết yếu và tác động trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng Tiêu chíđầu tiên được người tiêu dùng quan tâm là chất lượng hàng nông sản Do đó, tại các quốc gia phát triển ngày càng có những yêu cầu khắt khe về chất lượng, xuất xứ, vệ sinh ATTP, kiểm dịch,

1.2 Khái quát về xuất khẩu nông sản1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu nông sản

Dựa trên quan điểm và lợi ích để đánh giá hoạt động buôn bán chủ yếu của mỗi quốc gia với phần còn lại của thế giới, chúng ta sử dụng thuật ngữ “thương mại quốc tế” Đây được hiểu là những hoạt động ngoại thương của quốc gia, trong đó việc xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán Ngoài ra, khái niệm xuất khẩu theo Luật thương mại 2005 được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau: "Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật."

Từ khái niệm trên, xuất khẩu hàng nông sản có thể được hiểu là việc mộtquốc gia bán hàng nông sản cho các quốc gia khác để thu lợi nhuận, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán.

1.2.2 Các hình thức xuất khẩu nông sản

Trang 10

Hàng nông sản được xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau trong thực tế như:

Xuất khẩu trực tiếp cho thương nhân nước ngoài: là hoạt động bán hàng nông sản trực tiếp của các nhà máy, công ty, xí nghiệp cho khách hàng ở các thịtrường nước ngoài mà đã được Nhà nước và Bộ Công thương cấp phép.

Giao dịch tại sở giao dịch hàng nông sản: là thị trường mà ở đó khách hàng mua bán các loại hàng nông sản có khối lượng lớn, tính chất đồng loại, phẩm chất có thể thay thế được với nhau phải thông qua những người môi giới do Sở giao dịch chỉ định.

Gia công, chế biến cho thương nhân nước ngoài: là hình thức xuất khẩu khá phổ biến, trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).

Xuất khẩu uỷ thác: là hình thức xuất khẩu hàng nông sản gián tiếp, là hình thức bán hàng nông sản của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba).

Xuất khẩu hàng nông sản đổi hàng: là phương thức giao dịch hàng hoá trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng nông sản giao đi có giá trị tương xứng lượng hàng nhânvề.

Tạm nhập tái xuất hàng nông sản: là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng nông sản trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.

Trang 11

Xuất khẩu hàng nông sản tại chỗ: là hành vi bán hàng cho người nước ngoài trên lãnh địa nước mình (không vượt qua biên giới quốc gia).1.2.3 Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản

a Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước (GDP)

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế vì xuất khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu hút được nhiều ngoại tệ về cho đất nước Với Việt Nam, hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu hàng nông sản càng lớn thì sẽ càng nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đồng nghĩa với việc GDP sẽ tăng cao, thể hiện được năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất khẩu.

b Đối với tăng trưởng nông nghiệp

Trong thời gian gần đây, Việt Nam, với những mặt hàng được mệnh danh là “đại gia” như cà phê, gạo, hạt điều,…, đã nổi lên là một nước xuất khẩu nông sản mạnh so với khu vực và thế giới Vì vậy, tác động của xuất khẩunông sản đối với tăng trưởng nông nghiệp là rất quan trọng.

Thứ nhất, xuất khẩu nông sản tăng đồng nghĩa với việc khối lượng nông sản được sản xuất ra ngày càng lớn, điều này sẽ góp phần tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, khi xuất khẩu nông sản tăng còn tạo nguồn thu lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.

Trang 12

Chương 2: Phân tích cơ hội, thách thức đối với hàng nông sản và việc xuấtkhẩu hàng nông sản của Việt Nam

2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam, xuất khẩu nông sản vẫn cho thấy nhiều tín hiệu khả quan, như: trái cây được xuất thẳng sang thị trường EU; Hoa Kỳ trở thành đối tác nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất và tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuấtkhẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 38,8 tỷ USD… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, xuất khẩu nông sản Việt Nam còn nhiều hạn chế, cần nhiều giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn, để thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam trong và sau đại dịch Covid-19.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến hàng loạt các thị trường xuất khẩu lớn của nước ta Do nhiều quốc gia đóng cửa biên giới, hạn chế nhập khẩu, nên lượng xuất khẩu nông sản năm 2020 suy giảm nhẹ, đạt 18,5tỷ USD (giảm 0,8% so với năm 2019).

Năm 2021 được coi là dấu mốc quan trọng khi các loại trái cây như: vải, nhãn tươi, được xuất khẩu trực tiếp sang các nước Tây Âu như: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức, Anh , bởi các công ty Việt Nam, sau khi được hỗ trợ kết nối, giới thiệu với các công ty nhập khẩu Thậm chí, việc phân phối quả vải tươi không chỉ trong hệ thống cửa hàng/siêu thị châu Á mà đã chính thức thâm nhập vào các chuỗi siêu thị thực phẩm tại châu Âu Có thể kể tới lô hàng 1 tấn vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát triển được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không Đơn hàng này xuất xứ từ vùng trồng Thanh Hà được Công

Trang 13

ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Rồng Đỏ đưa sang Pháp thành công, tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan từ EVFTA

Trong năm 2021, thị trường nhập khẩu nông sản EU bắt đầu khởi sắc dotình hình dịch Covid-19 được kiểm soát Chính phủ các nước thành viên EUthúc đẩy mở rộng việc tiêm vắc xin, áp dụng quy định giấy thông hành vắc xin,nới lỏng quy định đi lại, mở cửa một phần dịch vụ ăn uống, du lịch Đây là thờiđiểm thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Namsang thị trường này Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 là khoảng thờigian đầy khó khăn cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không thể tránhđược những ảnh hưởng nặng nề, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu củanước ta Thế nhưng, bằng sự chủ động, linh hoạt, xuất khẩu nông sản vẫn làđiểm sáng trong bức tranh kinh tế năm nay Tổng kim ngạch xuất khẩu củanước ta năm 2020 vẫn đạt một con số ấn tượng trong khi nhiều nước trên thếgiới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng âm, hoạt động giaothương bị hạn chế đáng kể Cùng với những thành tựu trong phòng chống sựlây lan của dịch bệnh Covid -19, xuất khẩu được xem là kỳ tích của Việt Namvà đã được nhiều quốc gia khác công nhận.

Nông sản lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD năm 2020và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021 Đó là thành quả đáng kinh ngạccủa những người nông dân và các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt từng cơhội dù là nhỏ nhất để mang nông sản nước ta ra thế giới trong tình hình hết sứckhó khắn do dịch bệnh Covid-19.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT ngày 4/5 cho biết, 4 tháng đã qua của năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng 17,9 tỷ USD, tăng 15,6%

Trang 14

so với cùng kỳ năm 2021, qua đó giúp ngành nông nghiệp xuất siêu gần 4 tỷ USD kể từ đầu năm 2022.Xuất khẩu nhóm nông sản chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn với trên 7,4 tỷ USD, tăng 10,5%.

2.1.1 Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo quốc gia (Tại thị trường EU) 2.1.1.1 Cà phê

Bảng 2.1: Thị phần cà phê Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranhchính tại thị trường EU giai đoạn 2010 – 2019

Đơn vị: %

(Nguồn: trademap) Hiện nay, cà phê Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường EU, đứng thứ 2 trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê chính tại EU, chỉ sau Brazil (bảng 2.1) Từ việc chỉ chiếm 5,7% thị phần năm 2010, cà phê Việt Nam giờ đây đã chạm mốc 9%, có khi lên đến 9,44% (2018) Với việctăng năng suất lao động, tăng chất lượng cà phê thô và cà phê đã qua chế biến,

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:41

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w