Có thể thấyrằng trong hệ thống tài chính quốc gia ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo, là điềukiện vật chất cho sự phát triển của đất nước .Chính quyền cấp xã là một bộ phận không thể thi
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
1 Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước 3
1.1 Lý luận về ngân sách Nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 3
1.1.2 Khái niệm thu ngân sách nhà nước 3
1.1.3 Khái niệm chi ngân sách 3
1.1.4 Vai trò ngân sách nhà nước 3
1.2 Lý luận về quản lý ngân sách 5
1.2.1 Khái niệm về quản lý ngân sách nhà nước 5
1.2.2 Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước 5
2 Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước tại UBND xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 5
2.1 Quản lý thu ngân sách nhà nước tại UBND xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 5
2.2 Quản lý chi ngân sách nhà nước tại UBND xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 7
2.3 Đánh giá công tác quản lý ngân sách trên địa bàn xã 9
2.3.1 Kết quả đạt được 9
2.3.2 Hạn chế tồn tại và nguyên nhân 10
3 Giải pháp 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 KTTT Kinh tế thị trường;
2 KT-XH Kinh tế - xã hội;
3 UBND Ủy ban nhân dân;
4 NSNN Ngân sách nhà nước
2
Trang 3MỞ ĐẦU Hoạt động quản lý nhà nước luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, nhất là đối với vấn đề Tài chính, Kế hoạch Có thể thấy rằng trong hệ thống tài chính quốc gia ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo, là điều kiện vật chất cho sự phát triển của đất nước
Chính quyền cấp xã là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính quyền địa phương; là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết công việc của dân, gắn bó với đời sống của dân, do dân và vì dân nên chính quyền cấp xã phải sử dụng ngân sách như một công cụ, phương tiện để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
tế xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống
xã hội Về mặt kinh tế, ngân sách nhà nước có vai trò kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế xuất của nhà nước.Về mặt xã hội, ngân sách nhà nước có vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Về mặt thị trường, ngân sách nhà nước được sử dụng như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát Ngân sách nhà nước cấp xã là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương và là một cấp ngân sách hoàn chỉnh thuộc ngân sách nhà nước do UBND xã điều hành
để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Luật ngân sách nhà
Trang 4nước năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân sáchxã nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước Ngân sách xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ đã đóng góp vai trò tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội của cả nước nói chung và của xã Hoàng Diệu nói riêng và đối với UBND huyện nói chung Việc cân đối ngân sách nhà nước của xã luôn đạt ở mức cao tuy nhiên công tác quản lý ngân sách xã còn một số bất cập như tính công khai minh bạch trong công tác quản lý ngân sách nhà nước chưa cao, nguồn thu ngân sách không ổn định, việc phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu chưa xứng với tiềm năng, thu ngân sách hàng năm không đủ chi trong khi tiềm lực thu ngân sách của xã vẫn còn nhiều khả năng thu đạt hoặc vượt chỉ tiêu ngân sách mà tỉnh giao nhưng cho đến nay huyện vẫn phải trợ cấp một phần ngân sách để cân đối thu chi của xã Vì vậy vấn đề tăng cường quản lý ngân sách
xã trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, đây chính là lý do tôi chọn đề tài “ Quản lý ngân sách nhà nước tại chính quyền địa phương cấp xã trên địa bàn
xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn
2
Trang 5NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước
1.1 Lý luận về ngân sách Nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Căn cứ theo Luật ngân sách Nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
1.1.2 Khái niệm thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước là nội dung các khoản thu ngân sách Nhà nước và tỉ trọng từng khoản thu trong tổng thu ngân sách Nhà nước
1.1.3 Khái niệm chi ngân sách
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc nhất định/ đã được quy định, lên dự thảo cho việc thực hiện các nhiệm
vụ của Nhà nước
1.1.4 Vai trò ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có vai trò quyết định sự phát triển của nền KT-XH Vai trò của Ngân sách nhà nước được xác lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn cụ thể Phát huy vai trò của Ngân sách nhà nước như thế nào là thước đo đánh giá hiệu quả điều hành, lãnh đạo của Nhà nước
Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Ngân sách nhà nước có các vai trò chủ yếu sau:
Trang 6– Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước Đó là vai trò truyền thống của Ngân sách nhà nước trong mọi mô hình kinh tế Nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình
– Thứ hai, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô Nhà nước sử dụng Ngân sách nhà nước như là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả cũng như giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn định KT-XH Muốn thực hiện tốt vai trò này Ngân sách nhà nước phải có quy mô đủ lớn
để Nhà nước thực hiện các chính sách tài khóa phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội
– Thứ ba, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của KTTT, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững KTTT phân phối nguồn lực theo phương thức riêng của nó, vận hành theo những quy luật riêng của nó
Mặt trái của nó là phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, tạo ra
sự bất bình đằng trong phân phối thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xã hội Bên cạnh đó do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các chủ sở hữu nguồn lực thường khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bị hủy hoại, nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần nhưng khu vực tư nhân không cung cấp như hàng hóa công cộng
Do đó nếu để KTTT tự điều chỉnh mà không có vai trò của Nhà nước thì sẽ phát triển thiếu bền vững Vì vậy Nhà nước sử dụng Ngân sách nhà nước thông qua công cụ là chính sách thuế khóa và chi tiêu công để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, cung cấp hàng hóa dịch vụ công cho xã hội,
4
Trang 7chú ý phát triển cân đối giữa các vùng, miền đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
Vai trò của ngân sách nhà nước vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, cần phải có sự cân bằng trong thu chi ngân sách
1.2 Lý luận về quản lý ngân sách
1.2.1 Khái niệm về quản lý ngân sách nhà nước
Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định
1.2.2 Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước
Nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước gồm 5 vấn đề chính: + Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách;
+ Giao nhiệm vụ chi cho các cấp;
+ Các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; + Vay nợ của chính quyền địa phương;
+ Vấn đề trao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước
2 Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước tại UBND xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
2.1 Quản lý thu ngân sách nhà nước tại UBND xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Hoạt động thu ngân sách luôn là vấn để được cấp chính quyền địa phương cấp xã quan tâm chỉ đạo thực hiện Tình hình thực hiện thu ngân sách trên địa bàn
xã Hoàng Diệu năm 2021 được thể hiện qua bảng số liệu 2.1 sau đây
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện thu và ước thu ngân sách địa phương trên địa
bàn xã Hoàng Diệu năm 2021
ĐVT: Triệu đồng
Trang 8STT Thu ngân sách Thực hiện thu Ước thực hiện
1 Thu bổ sung ngân sách cấp trên 124 tỷ 240 12 tỷ 242
(Nguồn: Báo cáo UBND xã Hoàng Diệu) Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy:
- Tình hình thu ngân sách năm 2021
- Thu bổ sung ngân sách cấp trên : 9 tỷ187 triệu đồng, trong đó:Thu bổ sung cân đối: 5 tỷ 900 triệu đồng; Thu bổ sung có mục tiêu: 3 tỷ 287 triệu đồng;
- Thu tại xã : 472,670 triệu đồng, trong đó: Thu hoa lợi đất công: 323,6 triệu đồng; Thu phí chứng thực: 46,4 triệu đđồn; Thu khác ( Phạt vi phạm hành chính): 102,5 triệu đồng
- Thu điều tiết: 103,7 triệu đồng trong đó: Thu phí môn bài: 6,4 triệu đồng; Thuế Phi nông nghiệp: 61,4 triệu đồnđ; Lệ phí trước bạ: 35.8 triệu đồng
- Thu chuyển nguồn: 9 tỷ 488 triệu đồng
- Thu kết dư ngân sách: 124 triệu đồng
*Ước thực hiện
- Thu bổ sung ngân sách cấp trên : 12 tỷ 242 triệu đồng, trong đó: Thu bổ sung cân đối: 6 tỷ 300 triệu đồng; Thu bổ sung có mục tiêu: 6 tỷ 342 triệu đồng;
- Thu tại xã : 573,720 triệu đồng, trong đó: Thu hoa lợi đất công: 420,6 triệu đồng; Thuế Phi nông nghiệp: 62 triệu đồnđ; Thu phí chứng thực: 50.5 triệu đồnđ; Thu khác ( Phạt vi phạm hành chính): 102,5 triệu đồng
Thu điều tiết:106,3 triệu đồng trong đó: Thu phí môn bài: 6,4 triệu đồng; Thuế Phi nông nghiệp: 62 triệu đồng; Lệ phí trước bạ: 37.8 triệu đồng
6
Trang 9Thu chuyển nguồn: 9 tỷ 488 triệu đồng.
Thu kết dư ngân sách: 124 triệu đồng
Đánh giá chung:
Tình hình thu NSNN năm 2021 giảm so với dự toán giao và so với cùng kỳ Chỉ có 3/8 chỉ tiêu thu vượt dự toán cụ thể:
- Các khoản thu hoàn thành và vượt dự toán giao:
+ Thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản: Đạt 210 % dự toán.từ
+ Các khoản thu khác: Đạt 513% dự toán
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 112% dự toán
- Các khoản thu không đạt dự toán giao
+ Lệ phí trước bạ chỉ đạt 47 % dự toán giao
+ Phí chứng thực chỉ đạt 63% dự toán giao
+ Phí môn bài: 49% dự toán giao
- Thu bổ sung có mục tiêu tăng do Ngân sách huyện bổ sung hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tính đến hết tháng 11 là 1 tỷ 491 triệu đồng; Bổ sung kinh phí chi bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp là 315 triệu đồng;
hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch: 350 triệu đồng; Hỗ trợ kinh phí quy hoạch khu trung tâm xã 375 triệu; Thu từ đền bù đấu giá đất 1 tỷ 185 triệu đồng.Thu bổ sung kinh phí cải cách tiền lương 270 triệu đồng, huyện hỗ trợ kinh phí tu bổ đình Bài Trượng 400 triệu; thu bổ sung kinh phí tặng quà người cao tuổi 70,1 triệu
- Thu chuyển nguồn 9 tỷ 488 triệu đồng
Nhìn chung mọi hoạt động thu ngân sách xã chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách cấp trên hỗ trợ bổ sung
2.2 Quản lý chi ngân sách nhà nước tại UBND xã Hoàng Diệu, huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội
Công tác chi ngân sách năm 2021 trên địa bàn xã Hoàng Diệu được thể hiện qua bảng số liệu 2.2 sau đây:
Trang 10Bảng 2.2 Tình hình thực hiện chi ngân sách năm 2021 trên địa bàn xã
Hoàng Diệu
ĐVT: Triệu đồng
Thực hiện
Ước thực hiện
1 Đầu tư xây dựng cơ bản 7 tỷ 749 10 tỷ 653
(Nguồn: Báo cáo UBND xã) Qua bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy:
Ước chi ngân sách xã năm 2021 đạt cao so với dự toán giao là do:
- Chi đầu tư tăng do các khoản chi không được giao trong dự toán đầu năm như: chi chuyển nguồn từ năm 2020 sang năm 2021, bổ sung kinh phí từ nguồn đất đấu giá, chi sửa chữa đình Bài Trượng
- Chi thường xuyên tăng do: Phát sinh tăng kinh phí cải cách tiền lương, một số chính sách mới, nguồn bổ sung mục tiêu của cấp huyện và một số khoản chi phát sinh khác tại địa phương Chi quản lý hành chính đạt 290 % chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19; chi hoạt động của UBND đạt 574 % do bổ sung kinh phí hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
Trong đó:
Chi Đầu tư xây dựng cơ bản 7 tỷ 449 triệu đồng trong đó:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản công trình “ Đường giao thông nông thôn Trại Hiền” : 6 tỷ 264 triệu đồng;
- Chi từ nguồn hỗ trợ đền bù đấu giá đất công trình “ Cải tạo rãnh thoát nước
từ Trạm y tế đi Trường THCS : 357 triệu đồng; Công trình Cải tạo rãnh thoát nước
từ Xóm Giữa đi xóm Thượng thôn Bài Trượng”: 828 triệu đồng
- Chi thường xuyên 9 tỷ 289 triệu đồng
Các ngành đoàn thể bám sát dự toán chi được giao đầu năm Xong bên cạnh
8
Trang 11đó phát sinh một số nhiệm vụ chi trong năm nên một số ngành tăng cụ thể như sau: + Chi công tác HĐND: 787 triệu đồng, vượt 81 % so dự toán giao do năm
2021 trong dự toán không giao kinh phí phục vụ bầu cử HĐND huyện bổ sung kinh phí 315 triệu đồng
+ Chi hoạt động của ủy ban nhân dân : 4 tỷ 896 triệu vượt 91,8% so dự toán giao :
Do huyện bổ sung kinh phí chi trả hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với số tiền 1 tỷ 491 triệu; bổ sung kinh phí quy hoạch khu trung tâm xã Hoàng Diệu với số tiền là 375 triệu đồng; bổ sung kinh phí cải cách tiền lương với số tiền là 270 triệu…
+ Chi an ninh: 377 triệu đồng tăng 5% so dự toán do bổ sung kinh phí chi;
cho công tác cấp căn cước công dân trên địa bàn xã, chi sưa chữa phòng làm việc ban công an;
+ Chi hội chữ thập đỏ, hội người cao tuổi kinh phí vượt 57% so với dự toán
do trong năm tổ chức đại hội hết nhiệm kỳ ;
+ Chi công tác đài truyền thanh: 120 triệu đồng tăng 160% so với dự toán giao do phát sinh kinh phí sửa chữa đài truyền thanh
+ Chi sự nghiệp y tế: 638 triệu đồng, tăng 375% so với dự toán giao do phát sinh chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19
2.3 Đánh giá công tác quản lý ngân sách trên địa bàn xã
2.3.1 Kết quả đạt được
- Năm 2021, gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là xảy ra dịch Covid-19 Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, sự nỗ lực phấn đấu của các ban ngành đoàn thể và tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của xã vẫn tiếp tục phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác quốc phòng - quân sự địa phương được thực hiện tốt, các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo
Trang 12- Các nhiệm vụ chi đầu tư, chi thường xuyên và sử dụng dự phòng ngân sách đảm bảo đúng Luật Ngân sách quy định, kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế -xã hội, quốc phòng - an ninh đã phản ánh chất lượng thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tích cực thục hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên mọi phương diện
2.3.2 Hạn chế tồn tại và nguyên nhân
- Đối với thu ngân sách nhà nước trên địa bàn còn 3/8 khoản thu không đạt
dự toán hội đồng nhân dân xã giao (lệ phí trước bạ, phí môn bài, chứng thực)
- Đối với các khoản thu phí chứng thực và phí các khoản lệ phí khác giao dịch qua bộ phận một cửa có mức thu phí thấp, bị ảnh hưởng nhiều do thời gian giãn cách xã hội theo yêu cầu của Chính phủ thực hiện trên phần mềm dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp của Thành phố theo quy định tại Thông tư số 281/TT-BTC ngày 14/11/2016 cua Bộ Tài chính
- Đối với chi ngân sách một số ngành còn chi vượt dự toán do trong năm, xây đựng dự toán còn chưa bám sát nhiệm vụ của ngành mình Do ngân sách địa phương phải phụ thuộc hoàn toàn từ phân bổ cấp trên dẫn đến nhiều nhiệm vụ không đáp ứng đúng theo yêu cầu
3 Giải pháp
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền từ xã đến
cơ sở về công tác thu, chi ngân sách
- Chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể bám sát dự toán chi đã được phê duyệt,
ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ chính trị, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
- Tiếp tục rà soát quỹ đất công ích, giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn tại không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm khó kiểm soát
- Thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản phí và lệ phí theo thẩm quyền tại bộ phận một cửa và các đơn vị có thu phí liên quan; công khai, minh bạch đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến làm việc
10