Nếu gửi một kiện hàng 2kg giữa 2 bang của Mỹ thì sẽ tốn khoảng 20 USD, thế nhưng nếu gửi một kiện hàng tương tự từ Trung Quốc đến nước này thì chỉ mất 5 USD. Dưới thời Cựu Tổng thống Donald Trump, câu chuyện phí vận chuyển quá rẻ tại Trung Quốc đã trở thành một trong những tiêu điểm chính của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Số liệu của Bưu cục Mỹ (USPS) cho thấy nếu gửi một kiện hàng 2kg giữa 2 bang của Mỹ thì sẽ tốn khoảng 20 USD, thế nhưng nếu gửi một kiện hàng tương tự từ Trung Quốc đến nước này thì chỉ mất 5 USD.
Trang 1Logistics trong thương mại điện tử tại Việt Nam
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)
Scan to open on Studocu
Logistics trong thương mại điện tử tại Việt Nam
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)
Scan to open on Studocu
Trang 2Nội dung 1: Cơ sở lý luận về Logistics trong Thương
mại điện tử
1.1 Khái niệm
lưu chuyển vật chất của một tổ chức kinh doanh trên nền tảng trực tuyến (trang web, sàn thương mại điện tử, v.v.) E-logistics còn được xem là 5PL logistics, tức
là dịch vụ hậu cần kết hợp với thương mại điện tử
1.2 Đặc điểm
Đặc thù của mô hình e-commerce là có độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẽ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phi và thu tiền tận nơi Các dòng di chuyển hàng hóa lúc này mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên e-logistics có những khác biệt rất lớn với logistics truyền thống, nếu không được tổ chức tốt thì hiệu quả của mô hình này sẽ giảm đáng kể
Với lợi ích của phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động như máy tính cầm tay, sách điện tử, điện thoại
di động có khả năng truy cập Internet Điều này giúp nhà bản lễ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào Đồng thời tạo ưu thế về giá cả và chi phi
từ việc sản xuất, lưu kho, và phân phối ở mức chi phi thấp hơn
1.3 Vai trò
Trong buôn bán Thương mại điện tử Quốc tế, E logistics có vai trò quan trọng, tập trung vào các vấn đề sau:
● Về chuẩn bị đơn hàng
Mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu này hết sức quan trọng vì sẽ cho phép tăng năng suất cung ứng, nâng cao tính chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách, nâng cao hiệu quả bán hàng
● Về lưu kho
Nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn
nhãn/mã vạch, phân loại, thiết lập danh mục hàng đảm bảo về thời gian, tốc độ,
Trang 3việc quản lý và duy trì dự trữ cần đảm bảo chính xác, linh hoạt, yêu cầu cao trong áp dụng các loại máy móc thiết bị tự động và sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý kho
● Về giao hàng
Gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho KH hoặc bên chuyển phát, cập nhật thông tin tới khách hàng Các doanh nghiệp bán lẻ B2C có thể tự tiến hành hoạt động giao hàng nếu có đủ chi phí và kinh nghiệm để xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ giao hàng Nhưng các doanh nghiệp nhỏ thì thường thiếu năng lực này nên sẽ phải thuê các dịch vụ giao nhận từ các Công ty logistics bên thứ
ba Khi giao hàng, nhà bán lẻ B2C thường sử dụng một số phương thức giao hàng khác nhau, các phương thức này quyết định số lượng Dịch vụ logistics và mức độ tham gia ít hay nhiều của doanh nghiệp vào các giao dịch điện tử
● Về giao hàng tại địa chỉ người mua
Buy online, ship to store hay mua hàng online, giao hàng tận nhà Cho phép hàng hóa được giao đến vị trí khách hàng yêu cầu, tạo thuận lợi cho khách nhưng lại làm tăng chi phí và nguồn lực logistics đáng kể Lúc này, nhà bán lẻ B2C sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng, trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận vận chuyển thì rất khó thực hiện
● Về giao hàng tại kho của người bán
Buy online, pick-up in-store hay mua hàng online, khách đến lấy hàng tại cửa hàng Cách này khách hàng đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng Đây là phương thức sơ khai nhất của thương mại điện tử và không thuận tiện cho khách hàng Tuy nhiên các doanh nghiệp không có khả năng cung ứng dịch vụ logistics vẫn có thể sử dụng
● Về Dropshipping
Là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển là mô hình rất tối ưu, cho phép DN mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến khách hàng của doanh nghiệp Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản là hợp tác với nhà cung cấp có khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán Sau đó, khi nhận được đơn đặt hàng, đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà cung cấp để thực hiện Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp từ nhà kho của
họ tới khách hàng của DN và doanh nghiệp chỉ trả phí vận chuyển cho đơn hàng
Trang 4Lợi ích của dropshipping là không cần nhiều vốn, không tồn kho, quay vòng vốn nhanh, không có áp lực về thời gian Đặc biệt nó phù hợp với các doanh nghiệp, bán lẻ B2C hoàn toàn thiếu mạng lưới nhà kho, phương tiện vận tải, đội ngũ giao hàng vì đã tận dụng được toàn bộ năng lực logistics của nhà cung ứng
Có thể nói, E-Logistics chính là một công cụ liên kết mọi hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm: sản xuất, cung cấp, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường…
Nội dung 2: Logistics trong Thương mại điện tử tại
Việt Nam
2.1 Thực trạng logistics trong thương mại điện tử ở Việt Nam
Hiện nay, logistics trong thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ
và có những cải tiến đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thách thức cần được giải quyết để nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Nhìn chung, chi phí logistics cao và hạ tầng logistics chưa đáp ứng yêu cầu là hai vấn đề chính trong thương mại điện tử ở Việt Nam Điều này cần được cải thiện để giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng Dưới đây là một số thực trạng logistics trong thương mại điện tử ở Việt Nam:
1 Hạ tầng logistics chưa đáp ứng yêu cầu: Hạ tầng vận chuyển tại Việt Nam hiện nay chưa đạt yêu cầu để đáp ứng nhu cầu của ngành thương mại điện tử Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần và Logistics Việt Nam, chỉ có khoảng 10% địa chỉ ở Việt Nam có đủ thông tin hướng dẫn và tiêu chuẩn đóng gói, điều này gây khó khăn cho các nhà bán lẻ trong việc cung cấp dịch vụ giao hàng đúng hẹn và đảm bảo chất lượng Theo báo cáo của World Bank, chỉ số Logistics Performance Index (LPI) của Việt Nam là 3.10/5 điểm, xếp thứ 39 trong số 160 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng lên 3.15/5 điểm vào năm 2020 Ngoài ra, nhiều địa phương ở Việt Nam vẫn chưa có cơ sở hạ tầng vận chuyển hiện đại, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng hóa
2 Tốc độ vận chuyển: Tốc độ vận chuyển ở Việt Nam vẫn chưa nhanh chóng và đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng Theo báo cáo của Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency (iDEA), tốc độ vận chuyển trong thương mại điện tử
ở Việt Nam hiện chỉ đạt trung bình từ 2 đến 5 ngày Điều này dẫn đến việc khách hàng phải đợi quá lâu để nhận được hàng hóa của mình, gây mất lòng tin của khách
Trang 5hàng Theo báo cáo của iDEA, trong năm 2018, tỷ lệ giao hàng trễ trong thương mại điện tử tại Việt Nam là 30% Tuy nhiên, trong năm 2020, tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 20%
3 Chi phí logistics: Chi phí logistics ở Việt Nam vẫn còn khá cao so với một số quốc gia khác Theo báo cáo của iDEA, chi phí logistics chiếm khoảng 30% - 35% giá trị đơn hàng, cao hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới
- Năm 2018: Chi phí logistics chiếm khoảng 25% - 30% giá trị đơn hàng
- Năm 2019: Chi phí logistics chiếm khoảng 30% - 35% giá trị đơn hàng
- Năm 2020: Chi phí logistics tiếp tục tăng và chiếm khoảng 35% - 40% giá trị đơn hàng
- Năm 2021: Chi phí logistics tiếp tục tăng và chiếm khoảng 35% - 40% giá trị đơn hàng
Chi phí logistics bao gồm nhiều khoản chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí quản lý kho hàng, chi phí xử lý đơn hàng, chi phí bảo hiểm và chi phí tài chính Theo báo cáo của Vietnam Report, chi phí vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam hiện đang ở mức khoảng 40-50 USD/1 tấn/km vào năm 2020, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines Trong đó, chi phí vận chuyển là khoản chi phí chính trong logistics Ngoài ra, chi phí quản lý kho hàng và xử lý đơn hàng cũng góp phần tăng chi phí logistics Các doanh nghiệp thương mại điện tử phải đầu tư vào hệ thống quản lý kho hàng và xử lý đơn hàng hiệu quả để giảm thiểu chi phí Tuy nhiên, việc đầu tư này lại đòi hỏi một số chi phí ban đầu không nhỏ
4 Quản lý kho hàng: Hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam đều phải đối mặt với vấn đề quản lý kho hàng Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường, trên thị trường Việt Nam, hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến đạt mức trung bình 30% - 40%, gây chi phí cho doanh nghiệp Ngoài ra, việc quản lý kho hàng còn gặp khó khăn khi các doanh nghiệp thường phải làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau, dẫn đến việc quản lý và kiểm soát kho hàng trở nên phức tạp
5 Hạn chế về thanh toán và vận chuyển: Theo báo cáo của Vietnam E-commerce Association, chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam cho phép thanh toán khi nhận hàng (COD) vào năm 2020 Trong năm 2020, khoảng 31% doanh nghiệp thương mại điện tử gặp khó khăn với việc vận chuyển
Trang 6hàng hóa và chi phí logistics tăng cao được xếp hạng là một trong những vấn đề lớn nhất đối với thương mại điện tử tại Việt Nam Ngoài ra, việc tích hợp các hình thức thanh toán điện tử và vận chuyển hàng hóa hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn
6 Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics: Theo báo cáo của iDEA, trong năm
2019, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam đạt chuẩn
về dịch vụ logistics Tuy nhiên, vào năm 2021, tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 50%, nhưng chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam sử dụng dịch vụ logistics chuyên nghiệp (theo báo cáo của VnExpress)
2.2 Đánh giá Logistics trong thương mại điện tử ở Việt Nam
● Thành tựu
Tổng số tiền giao dịch bán hàng trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2020 là 15,5 tỷ USD (theo báo cáo của Euromonitor)
Năm 2022, dự kiến có khoảng 44,9 triệu người sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, tương đương với 46,3% dân số (theo báo cáo của eMarketer) Tính đến tháng 3/2022, tỷ lệ tiết kiệm chi phí vận chuyển nhờ sử dụng các dịch vụ vận chuyển trực tuyến ở Việt Nam là khoảng 18% (theo báo cáo của Sendo)
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy mở rộng liên kết kinh tế giữa các ngành hàng, các vùng kinh tế: Nhờ có sự kết hợp giữa logistics và TMĐT, ngành Dịch vụ logistics đem lại giá trị gia tăng ngày càng nhiều, hàng năm đóng góp khoảng 4-5% GDP và tạo khoảng 20.000 việc làm cho người lao động với mức lương hàng tháng tương đối cao từ 500 - 1500USD Đồng thời, các doanh nghiệp E-logistics với ưu thế vượt trội là hỗ trợ tốt trong công tác lưu kho, chuẩn bị đơn hàng, giao hàng tại kho người bán và tại địa chỉ người mua mà không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, nên rất thuận tiện trong việc làm cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp, các lĩnh vực, các vùng miền và các ngành kinh tế cùng nhau hỗ trợ, phát triển
Trang 7- Lĩnh vực hoạt động, kênh phân phối và các loại hình vận tải của E-logistics tương đối đa dạng, tạo điều kiện mở rộng phạm vi kinh doanh ra các thị trường bên ngoài Việt Nam
- Năng lực logistics của các doanh nghiệp nhìn chung đều được đánh giá tương đối tốt về đáp ứng thời gian phản hồi và xử lý nhanh, đảm bảo độ tin cậy cho khách hàng
● Hạn chế
- Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, ít vốn, kéo theo việc đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp bị hạn chế, hoạt động ở các khâu chủ yếu vẫn là thủ công, dẫn đến sai sót, chi phí cao Ngoài ra, logistics chuỗi lạnh rất cần thiết với lĩnh vực nông sản của Việt Nam, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư cho
hệ thống này Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp logistics và chuyển phát nhanh tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, trong đó 90% số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỉ đồng, 5% doanh nghiệp có vốn từ
10 - 20 tỉ đồng Đối với những doanh nghiệp này, khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng E-logistics là vô cùng gian nan Điều này khiến cho thị trường logistics của Việt Nam tương đối lớn, nhưng 80% thị phần rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu thị trường: Mặc dù nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực logistics chủ yếu là trẻ, năng động, nhiệt tình Tuy nhiên, nguồn nhân lực logistics thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn sâu, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, hạn chế về ngoại ngữ và phải đảm nhiệm nhiều công việc hành chính khác
Trang 8- Chi phí logistics cao, tương đương khoảng 20,9% GDP và chiếm khoảng 30-40% giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, trong khi ở các nước như Thái Lan chiếm 6%, Malaysia 12%, so với Singapore thì chi phí cao hơn gấp 3 lần
- Do hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin nên ở nhiều khâu doanh nghiệp E-logistics thực hiện thủ công làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, kiểm đếm sai sót, tiếp nhận ý kiến khách hàng chậm,…
● Nguyên nhân
Thứ nhất, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn so với rất nhiều công ty nước ngoài vốn có từ rất lâu đời như APL thì có kinh nghiệm trên 100 năm, Maersk gần 100 năm
Thứ hai, tầm phủ của các công ty Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài nước trong khu vực Trong khu tầm phủ của các công ty nước ngoài chẳng hạn như APL Logisitics là gần 100 quốc gia, Maersk Logisitics là 60 quốc gia, Exel cũng vậy Điều này là một trong những cản trở khi các doanh nghiệp offer các dịch vụ trọn gói cho khách hàng Nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, chủ hàng ví dụ như Walmart, Kmart, Nike, Adidas… thì thường có xu hướng sourcing từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới Chúng ta cũng có thể tính đến vai trò của các đại
lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác nhưng quan hệ này thường khá lỏng lẻo và không đồng nhất
Thứ ba, Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập chung vào khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng Mà chúng ta thấy rất phổ biến là hình thức giao nhận vận tải (freight forwarding) Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty giao nhận đóng vai trò là người buôn cước sỉ sau đó bản lại cho người mua
lẻ Thông qua hãng vận tải biển, hàng sau khi được gom thành những container hàng đầy sẽ được vận chuyển đến quốc gia của người nhận tại đó các đại lý mà các công ty Việt Nam có quan hệ đối tác sẽ làm thủ tục hải quan nhận và dỡ hàng
và giao lại cho người mua hàng tại kho Như vậy hình thức này chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logisitics Trong chuỗi logisitics hiện đại
mà các công ty logisitics lớn đang cung cấp cho khách hàng của mình như Maersk logisitics, APL Logisitics P & O Nedlloyd Logisitics
Thứ tư, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ là trong quan hệ thương mại quốc tế, phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hàng theo điều kiện
Trang 9FOB, FCA trong incoterms (nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng theo qui định là hết trách nhiệm) Như vậy quyền định đoạt về vận tải đều do người mua chỉ định và dĩ nhiên người mua sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực hiện điều này Và công ty logisitics của Việt Nam sẽ là người ngoài cuộc Bất cập này không phải dễ dàng giải quyết vì phần lớn các nhà xuất khẩu của Việt Nam đều gia công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn người
mà đã có những hợp đồng dài hạn và toàn cầu với các công ty logisitics Đơn cử như hàng giày Nike đây là công ty có rất nhiều hợp đồng làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng riêng về khâu vận tải và logisitics thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể tham gia vào trong quá trình thương thảo Rõ ràng một ông lớn như Nike thì việc ký được hợp đồng gia công với họ đã là quá tốt với các doanh nghiệp gia dày của Việt Nam rồi chứ đừng nói đến việc đàm phán về vận tải
và logisitics Trên thực tế Nike đang sử dụng hai công ty là Maersk Logisitics và APL Logisitics cung cấp dịch vụ logisitics cho mình Hơn thế nữa phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa có nhiều ý thức trong việc đầu tư vào quản
lý hiệu quả chuỗi cung ứng điều này thấy rõ ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết không có phòng quản lý logisitics hoặc chuỗi cung ứng Mà phòng này thường được hiểu là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Điều này tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp logisitics Việt Nam trong việc chào các dịch vụ logisitics giá trị gia tăng
Thứ năm, chúng ta đang đối mặt hệ thống giao thông vận tải còn rất thiếu và yếu Điều này làm cho các chi phí logisitics của Việt Nam sẽ cao hơn hẳn các nước khác Bản thân các công ty logisitics sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư, làm giảm lợi nhuận của họ cũng như khả năng mở rộng dịch vụ
Thứ sáu, về hạ tầng thông tin, đây chính là điểm yếu các doanh nghiệp logisitics Việt Nam Mặc dù các doanh nghiệp logisitics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình những điều này vẫn còn kém xa
so với các công ty logisitics nước ngoài Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì phần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu
về mình, về dịch vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e - booking, theo dõi chứng từ Chúng ta nên biết visibility (khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng) là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logisitics cho mình Bản thân các công ty như APL Logisitics, Maersk Logisitics được Nike chọn là nhà cung cấp dịch vụ cho mình là họ có thể cung cấp cho Nike công cụ visibility - trong bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ nơi nào nhân viên của
Trang 10Nike cũng có thể nắm bắt và có thể kéo ra bất kỳ các loại báo cáo liên quan đến các đơn hàng của mình đã, đang và sẽ được thực hiện bởi các công ty trên Điều này sẽ giúp Nike tính toán tốt những dự báo, kiểm soát hàng tồn, đáp ứng kịp yêu cầu của khách hàng ở chi phí tối ưu nhất
Thứ bảy, Tính liên kết Cho tới nay các doanh nghiệp logisitics của Việt Nam hoạt động còn rất độc lập thiếu hẳn sự liên kết cần thiết Trong xu hướng outsourcing, mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dịch
vụ không phải là thế mạnh Thì tinh liên kết cẩn thiết bao giờ hết Đã đến lúc chúng ta, các doanh nghiệp logisitics Việt Nam cần ngồi lại và hợp tác để có thể đưa ra thị trường một chuỗi các dịch vụ logisitics tổng thể cho khách hàng Một công ty giao nhận có thể liên kết với một công ty về kho bãi, về vận tải, về môi giới, về hàng không tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ Như chúng tôi đã nói ở trên, mô hình dịch vụ tổng thể hay còn được gọi dưới cái tên One - stop Shop (chỉ dừng một lần có thể mua được tất cả những gì mình cần) là một xu thế phổ biến Thứ tám, vai trò của nhà nước Vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước là cực
kỳ quan trọng Tới nay chúng ta mới chỉ có Hiệp hội giao nhận kho vân Việt Nam Nhưng bản thân tên của hiệp hội này cũng đã quá cũ
Thứ chín, Xây dựng thương hiệu trong ngành logisitics Việt nam vẫn chưa có được những thương hiệu mạnh tầm cỡ khu vực hay thế giới trong lĩnh vực logisitics mà bản thân điều nay cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước Chúng ta cần có những thương hiệu dẫn đầu làm đầu kéo cho ngành logisitics phát triển đúng hướng
Thứ mười, Nhân lực Chúng ta đang thiếu một đội ngũ chuyên viên trong ngành logisitics chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản Bản thân các trường Đại học lớn cũng chưa hề có khoa dạy về ngành này Có chăng chỉ là giới thiệu theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” Hơn bao giờ hết sự thành công bắt đầu từ con người Chúng ta cần xây dựng chiến lược nhân lực cho logisitics
● Thách thức:
Có nhiều thách thức mới và khó hơn cho e-logistics, hay thậm chí là chuỗi cung ứng của Việt Nam khi có tới 82% số lượng công ty bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh và chưa có sự chuẩn bị tốt Ngoài ra, những giải pháp e-logistics trong nước còn nhiều hạn chế về mặt công nghệ và bảo mật thông tin hay bảo mật thanh Bên