Đối với doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, logistics phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi đồng thời cũng mang lại lợi thế thương mại cho doanh nghiệp: Logistics giúp
Trang 1Logistics &
Vận tải đa phương thức
Trang 2Vị trí và vai trò của Logistics
1 Đối với nền kinh tế
Logistics thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển thông qua việc
hỗ trợ các luồng chu chuyển kinh tế Cụ thể, logistics đưa hàng hóa/dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng theo cách thức nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu khách hàng với đúng sản phẩm, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng mức giá, đúng điều kiện Nhờ vậy, luồng hàng hóa dịch vụ lưu chuyển liên tục, không tắc nghẽn, thúc đấy hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra trên thị trường.
Logistics nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa Chi phí logistics giảm là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của quốc gia, từ đó tăng khả năng hội nhập với các quốc gia trên thế giới Ngày nay, khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế được đánh giá thông qua trình độ phát triển và chi phí logistics của mỗi nước.
Trang 4Chỉ số LPI
LPI: Logistics Performance Index
Do Ngân hàng thế giới (World bank) báo cáo
The logistics performance (LPI) is the weighted average of the country scores on the six key dimensions:
1) Efficiency of the clearance process (i.e., speed, simplicity and predictability of formalities) by border control agencies, including customs;
2) Quality of trade and transport related infrastructure (e.g., ports, railroads, roads, information technology);
3) Ease of arranging competitively priced shipments;
4) Competence and quality of logistics services (e.g., transport operators, customs brokers);
5) Ability to track and trace consignments;
6) Timeliness of shipments in reaching destination within the scheduled or expected delivery time.
Trang 6Vị trí và vai trò của Logistics
2 Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, logistics phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi đồng thời cũng mang lại lợi thế thương mại cho doanh nghiệp:
Logistics giúp giải quyết đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhờ tối ưu hóa quá trình chu
chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… Về đầu vào, logistics giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng và số lượng các nguồn cung luôn đáp ứng nhu cầu sản xuất đúng thời gian, đúng địa điểm, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục Về đầu ra, logistics phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng một cách mau chóng, hiệu quả thông qua mạng lưới phân phối, góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và vòng quay của vốn.
Trang 7Vị trí và vai trò của Logistics
2 Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, logistics phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi đồng thời cũng mang lại lợi thế thương mại cho doanh nghiệp:
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Nhờ tích hợp chuỗi các hoạt động logistics
một cách tối ưu, logistics tạo nên một hệ thống cung ứng thống nhất giúp cho hoạt động quản lý có hệ thống và hiệu quả hơn
Trang 8Vị trí và vai trò của Logistics
2 Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, logistics phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi đồng thời cũng mang lại lợi thế thương mại cho doanh nghiệp:
Logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là
marketing hỗn hợp (4P - Right Product, Right Price, Proper Promotion và Right Place) Logistics thực hiện và kiểm soát chuỗi các hoạt động liên hoàn để đưa đúng sản phẩm đến đúng thời gian, đúng địa điểm Điều này giúp cho giá trị sản phẩm/dịch vụ khách hàng nhận được cũng như mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn khi mà các nhu cầu được đáp ứng nhanh chóng, đúng nơi, đúng lúc Như vậy, logistics giúp phối hợp các biến số marketing mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn.
Trang 9Cross docking video
Trang 10Các bộ phận của hoạt động Logistics
Trang 12Phân loại hoạt động Logistics
Theo cấp độ dịch vụ
Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): là
hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp
Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics):
là hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics thực hiện cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng
Trang 13Phân loại hoạt động Logistics
Theo cấp độ dịch vụ
Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là hoạt
động logistics do một doanh nghiệp độc lập thay mặt chủ hàng
tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng
Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình logistics như làm thủ tục xuất nhập khẩu, vận tải nội địa, chuẩn bị giấy tờ hàng hóa , có tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng Ngoài ra, bên cung cấp dịch vụ logistics thứ ba còn cung cấp các giải pháp, tư vấn cho khách hàng để có được giải pháp logistics hiệu quả nhất 3PL được thực hiện dựa trên sự tin tưởng, cùng chia sẻ thông tin, đôi khi bên sử dụng dịch vụ còn cho phép bên cung cấp dịch vụ truy cập vào dữ liệu của mình Các bên có thể ký kết hợp đồng hoặc không và thông thường, thời hạn hợp đồng tối thiểu là một năm, cho toàn bộ hoặc một phần quá trình logistics.
Trang 15Phân loại hoạt động Logistics
Theo cấp độ dịch vụ
Logistics bên thứ tư (4PL – Four Party Logistics): người
cung cấp dịch vụ tích hợp, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các
tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi cung ứng 4PL được phát triển trên nền tảng 3PL nhưng có lĩnh vực rộng hơn, gồm các dịch vụ 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh
Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics): là các
dịch vụ logistics được cung cấp trên cơ sở thương mại điện
tử Các nhà cung cấp 5PL sử dụng các hệ thống quản lý (hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống quản lý kho hàng và hệ thống quản lý vận tải) tích hợp trong một hệ thống chung,
sử dụng công nghệ thông tin để quản lý để quản lý tất cả các bên trong chuỗi phân phối.
Trang 16Phân loại hoạt động Logistics
Theo hướng hoạt động vật chất
Logistics đầu vào (Inbound logistics): là các hoạt động
đảm bảo cung ứng các nguồn lực một cách tối ưu cả về thời gian, vị trí và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất
Logistics đầu ra (Outbound logistics): là các hoạt động
đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
Logistics ngược (Logistics reverse): là các dịch vụ được
cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu,
…, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý
Trang 17Phân loại hoạt động Logistics
Theo Lĩnh vực hoạt động
Logistics kinh doanh (Bussiness logistics): là một phần của quá trình
chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ
và thông tin có liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng
Logistics quân đội (Military Logistics): là việc thiết kế và phối hợp
các phương diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của lực lượng quân đội Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.
Logistics sự kiện (Event logistics): là tập hợp các hoạt động, các
phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.
Logistics dịch vụ (Service logistics): bao gồm các hoạt động thu
nhận, lập chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con người, và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh.
Trang 18Ưu nhược điểm của 3PL
Việc sử dụng các dịch vụ 3PL mang lại cho doanh
nghiệp những lợi ích sau:
Tiết kiệm thời gian
Chia sẻ trách nhiệm
Tái thiết lập mạng lưới phân phối
Tập trung vào năng lực cạnh tranh cốt lõi
Khai thác các chuyên gia logistics bên ngoài doanh
nghiệp
Giảm lượng tồn kho, thời gian chu kỳ đặt hàng và thời gian cung ứng (leadtime)
Tận dụng được tính kinh tế nhờ quy mô
Tăng hiệu quả hoạt động, mức dịch vụ và tính linh hoạt
Trang 19Ưu nhược điểm của 3PL
Tuy nhiên, hợp tác với các 3PLs cung có những nhược điểm sau:
Nỗ lực tìm kiếm thấp
Nỗ lực hợp tác thấp
Thông tin chia sẻ ít
Mất kiểm soát
Hiệu quả cung ứng dịch vụ thấp
Chuyên gia cung ứng không phù hợp
Chất lượng nhân viên không phù hợp
Mất phản hồi từ khách hàng
Trang 20Lựa chọn 3PL
Trang 22Vị trí và vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Đối với nền kinh tế:
- Thúc đẩy …… phát triển
- Nâng cao …… và …… cho nền kinh tế
Đối với doanh nghiệp:
- Giúp giải quyết vấn đề … và …… của doanh nghiệp một cách hiệu quả
- Góp phần nâng cao hiệu quả ……, giảm …., tăng
…… cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động …
Trang 25Thách thức đối với hoạt động logistics
Trang 26Thách thức bên ngoài doanh nghiệp
Sự hình thành các liên minh kinh tế (EU, ASEAN, NAFTA…), loại bỏ dần sự khác biệt giữa các nước thành viên, ảnh hưởng đến chiến lược logistics của các công ty
Vd:
- Loại bỏ các khác biệt trong vận tải
- Thống nhất về luật pháp giữa các quốc gia
- Loại bỏ khác biệt về thủ tục xuất nhập khẩu
- Áp lực về môi trường
Trang 27Thách thức từ hoạt động cung ứng
Những tiến bộ quan trọng trong cung ứng hoặc logistics đầu vào là kết quả của sự thay đổi về công nghệ và cơ cấu tổ chức Trong phạm vi tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thô và sản xuất, những tiến bộ này bao gồm:
Công nghệ sản xuất mới – New manufacturing technology thích hợp với những yêu cầu sản xuất
phức tạp hơn và sản phẩm đa dạng hơn.
Mối quan hệ mới với nhà cung cấp– New supplier relationships nhấn mạnh vào việc tìm nguồn
cung ứng và chuỗi cung ứng tinh giản, do vậy cho phép nhà cung cấp và người mua làm việc kỹ càng hơn.
Các nhà máy trọng điểm – Focused factories với sự tập trung vào ít nguồn lực hơn nhưng đòi hỏi
các chuyến vận chuyển dài hơn.
Mở rộng nguồn cung ra thị trường quốc tế – Transnational sourcing nhấn mạnh vào việc dịch
chuyển khỏi chiến lược tìm kiếm nguồn cung trong nước hoặc ở địa phương sang một chiến lược mang tính toàn cầu.
Postponement: tạm ngừng việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm để giảm lượng tồn kho thành phẩm
trong chuỗi cung ứng.
Co-makership: sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp và người mua để giúp giảm chi
phí trong chuỗi cung ứng nhờ việc cải tiến chất lượng và thông tin Điều này thể hiện sự thay đổi tích cực ra khỏi mối quan hệ đối kháng truyền thống đã phổ biến giữa các nhà cung cấp và người mua.
Co-location: cơ sở vật chất của nhà cung cấp hoạt động trên hoặc cạnh khu vực sản xuất của khách
hàng
Trang 28Thách thức từ hoạt động phân phối
Về nhiều phương diện, yếu tố phân phối trong chuỗi cung ứng ít thay đổi hơn những yếu tố khác Trong phạm vi hoạt động, những phát triển quan trọng trong phân phối đều xuất phát từ công nghệ:
Hệ thống phương tiện mới
Các depot rỗng tiến hành tổ chức cross-docking
Hệ thống thông tin điện tử, đặc biệt là ở các depot
Định tuyến đường và lập lịch trình tương tác trong vận tải đường bộ
Trang 29Thách thức từ hoạt động bán lẻ
Nhìn chung, số lượng các cửa hàng có mặt hàng đa dạng đang tăng lên và số lượng các cửa hàng chuyên về một sản phẩm giảm xuống Số lượng các cửa hàng bán lẻ đang giảm nhưng quy mô bình quân của các cửa hàng này đã tăng đáng
kể Xu hướng chung là phát triển các cửa hàng lớn và các siêu thị lớn
Luồng sản phẩm liên tục chảy vào cửa hàng dẫn đến kết quả
là hàng tồn kho tại các cửa hàng bán lẻ giảm xuống hoặc bị loại bỏ Điều này đòi hỏi hệ thống giao hàng có trách nhiệm hơn, thông tin chính xác và kịp thời hơn Do vậy, quy trình vận hành logistics phải hoạt động với hiệu quả cao hơn và ít giấy tờ thông hành hơn
Trang 30Thách thức từ khách hàng
Liên quan trực tiếp tới hoạt động bán lẻ là xu hướng chuyển sang hoạt động mua hàng tại nhà hoặc mua hàng trực tuyến Hiện tượng này đã phổ biến ở Mỹ và châu Âu thông qua bán hàng trực tiếp hoặc đặt hàng qua mail dựa trên các danh mục hàng hóa
Sự phát triển của truyền hình cáp, máy tính gia đình, dịch vụ ngân hàng điện tử và tất nhiên cả internet là phương tiện cho thay đổi cách thức mua hàng
Trang 31Dịch vụ logistics
Khái niệm
Tại Việt Nam, điều 233 Luật Thương mại 2005 đã quy định
rõ khái niệm dịch vụ logistics như sau:
“Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao
Trang 32Vai trò của dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế
Dịch vụ Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận
Dịch vụ Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hoá chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế
Trang 33Một số dịch vụ logistics điển hình
Một số dịch vụ logistics trong vận tải
Dịch vụ gom hàng và các dịch vụ liên quan tại cảng xếp
- Dịch vụ cung cấp chứng từ tại cảng xuất
- Dịch vụ theo dõi kiểm tra hàng tồn quan mạng internet
Dịch vụ gom hàng đa quốc gia
Dịch vụ NVOCC
Rải hàng và các dịch vụ tại cảng đích
- Dịch vụ môi giới hải quan
- Dịch vụ phân phối trực tiếp đến các nhà bán lẻ của khách hàng
- Dịch vụ vận chuyển nội địa (FTL hoặc LTL)
- Phân phối hàng hóa tới các DC cho khách hàng
Trang 34Vận chuyển hàng hóa quốc tế
Vận chuyển đường biển (FCL hoặc LCL)
Vận chuyển đường hàng không
Vận chuyển đường sắt
Vận tải đa phương thức
Trang 35Dịch vụ quản lý vận tải
Quản lý vận tải đường biển
Quản lý vận tải nội địa
Trang 36Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế (D2D)
Đường biển
Đường hàng không
Đường sắt
Đường bộ
Trang 38Các dịch vụ tại kho
Quản lý trang thiết bị trong kho
Lưu trữ/ nhận/ đóng gói/ gửi hàng
Giám sát và bố trí hàng trong kho
Cross-docking/ By-pass
Dịch vụ dán tem nhãn tại kho
Nhận gửi hàng theo nguyên tắc JIT
Các dịch vụ điện tử hỗ trợ khác