Chị cũng đã đi tiêm phòng HPV được 2 mũi, hiệu quả ngừa bệnh cũng rất cao nên hiện tại chị khá yên tâm về sức khỏe tình dục của mình.MH : em thấy chị là một người có rất nhiều hiểu biết
Giới thiệu dự án
Tên đề tài
Lý do thực tiễn : Sinh viên là lứa tuổi thường từ 18 - 22 tuổi, đây là lứa tuổi có bước chuyển biến quan trọng trên con đường dẫn tới thành công về một công việc ổn định trong tượng lai Ở một môi trường hoàn toàn mới mẻ ở bậc đại học cùng với yếu tố về hoàn cảnh nơi ở đã khiến cho nhiều bạn có xu hướng thay đổi, và không phải ai cũng thay đổi bản thân một cách tích cực hơn Một số bạn khi sống trong một môi trường mới không có sự ngăn cấm từ phía phụ huynh sẽ khiến cho nhiều bạn có tư tưởng “vượt rào” Tuy nhiên không phải bất cứ sinh viên nào cũng có đủ kiến thức và hiểu biết về vấn đề sức khỏe tình dục Vậy nên nhiều trường hợp đã để xảy ra những điều không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân về cả mặt tinh thần và thể chất.
Phương pháp tiếp cận liên ngành : Đề tài nghiên cứu về sức khỏe tình dục có sự liên kết đến một số ngành khoa học như y tế, văn hóa - xã hội và tâm lý Trước hết, về mặt y tế thì sức khỏe tình dục là trạng thái về thể chất hay tinh thần của con người có liên quan đến tình dục được nghiên cứu bởi các chuyên gia về y dược nhằm tìm ra những loại bệnh hay các phương pháp phòng tránh và bảo vệ ngăn ngừa khỏi các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục Tiếp theo, về mặt văn hóa - xã hội thì sức khỏe tình dục có vai trò tuyên truyền cho mọi người hiểu biết hơn về sức khỏe tình dục để nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe trong mỗi cá nhân Cuối cùng, về mặt tâm lý sức khỏe tình dục có sự ảnh hưởng đến tâm lý tốt hoặc xấu đối với mỗi người Nếu biết chăm sóc sức khỏe bản thân, không có vấn đề gì liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục thì tâm lý của người đó sẽ luôn cảm thấy an toàn, lạc quan và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh mình đã áp dụng Còn đối với những người không may mắn nhiễm phải một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ khiến cho tâm lý của người đó lúc nào cũng hoang mang, lo sợ, lo lắng vì không dám đối diện bệnh tật cũng như nhận lại ánh nhìn kỳ thị đến từ những người xung quanh.
Tổng quan nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tình dục vẫn luôn là cấp thiết trong xã hội ngày nay Theo định nghĩa của WHO “ Sức khỏe tình dục là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tinh thần và xã hội liên quan đến tình dục; nó không đơn thuần là sự vắng mặt của bệnh tật, rối loạn chức năng hay tình trạng ốm yếu Sức khỏe tình dục đòi hỏi một cách tiếp cận tích cực và tôn trọng đối với tình dục và các mối quan hệ tình dục, cũng như khả năng có được những trải nghiệm tình dục thú vị và an toàn, không bị ép buộc, phân biệt đối xử và bạo lực Để có được và duy trì sức khỏe tình dục, các quyền tình dục của tất cả mọi người phải được tôn trọng, bảo vệ và thực hiện.” [1]
Ian Askew, cựu Giám đốc Nghiên cứu và Sức khỏe Sinh sản Tình dục của WHO, bao gồm Chương trình Nghiên cứu Đặc biệt của Liên hợp quốc HRP, cho biết : “ Sức khỏe tình dục không phải là một trạng thái cố định và nhu cầu của mỗi người sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời Đây là lý do tại sao phải thực hiện một loạt các hoạt động này : từ hỗ trợ sức khỏe tình dục, đến phòng ngừa và quản lý bệnh tật.” [1]
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hàng năm có khoảng 16 triệu nữ vị thành niên từ 15 –
19 tuổi sinh con, chiếm tỉ lệ 11% trên toàn thế giới, trong đó 95% trường hợp này xảy ra ở các nước đang phát triển Trong số các em vị thành niên này có những em mang thai và sinh con xảy ra ngoài mong muốn Một số em chịu áp lực phải kết hôn và sinh con sớm do đó các em chưa có đầy đủ sự giáo dục về sức khỏe sinh sản cũng như chưa có công ăn việc làm Ở một số nước có thu nhập thấp và trung bình, biến chứng mang thai và sinh con có thể dẫn đến tử vong ở các bà mẹ trẻ từ 15 – 19 tuổi, mang thai không mong muốn thường kết thúc bằng việc phá thai và thường là phá thai không an toàn trong lứa tuổi này Ước tính có khoảng 3 triệu trường hợp phá thai trong độ tuổi 15 – 19 vào năm 2007 [2]
Nghiên cứu của Vũ Văn Hoàn và cộng sự (2010) trên 465 em thanh niên người dân tộc
Thái của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho thấy có 60.9% em từng nghe nói đến bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có 40,2% em kể tên được một loại bệnh, 29,5% em kể tên được hai loại bệnh 82,9% biết đến bệnh HIV nhưng chỉ có 15,2% em biết được ba đường lây truyền chính, 49,5% biết đến bệnh lậu, 25,3% biết đến bệnh giang mai 33,1% em không biết đến triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục, 70,5% em hiểu đúng về nguyên nhân mắc bệnh là do quan hệ tình dục với người bệnh mà không dùng bao cao su 36,9% em có quan hệ tình dục trước kết hôn Tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình là 16,4 tuổi Khoảng 70% em có sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất nhưng chỉ 30% em cho biết là để phòng [3]
Khả năng nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục của vị thành viên cao hơn bình thường do họ có ít kháng thể hơn, đường sinh dục chưa hoàn chỉnh nên khả năng lây bệnh cao hơn Các hậu quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục là vô sinh, con sinh ra nhẹ cân, đẻ non…Điều kiện vệ sinh kém, nghèo đói, không có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục Những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao hơn bình thường Vị thành niên có nguy cơ cao lây nhiễm HIV Có khoảng 50% số trường hợp mới nhiễm HIV là vị thành niên ở lứa tuổi 15 – 24 [4]
Nghiên cứu của Okonta Patrick I vào năm 2007 ở vùng Niger Delta – Nigieria nơi có trên 40 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống: ở bang Rivers cho thấy có đến 62% vị thành niên nữ có quan hệ tình dục, trong đó 43,6% là vị thành niên nữ từ 12- 17 tuổi, 80,1% là vị thành niên nữ từ 17 -19 tuổi, khoảng 14% bé gái quan hệ tình dục lần đầu tiên ở độ tuổi 10 – 14 Nghiên cứu khác cũng ở bang Rivers ở học sinh trung học cơ sở thì chỉ có 6,2% là có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục Ở bang Abia cho thấy 12,4% vị thành niên có sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, 9,5% vị thành niên nữ bị mắc bệnh lậu và bệnh giang mai, khoảng 10% vị thành niên có quan hệ tình dục, nạo phá thai hơn 3 lần 11,3% phụ nữ sinh con trong độ tuổi 15 -19 Nghiên cứu ở bang Delta, 71,8% vị thành niên biết bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng bao cao su, 89,3% vị thành niên biết về bệnh HIV/AIDS, 46,6% biết bệnh HIV/AIDS có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng bao cao su [5]
Qua các số liệu từ những nghiên cứu trên đã cho thấy rằng, vấn đề sức khỏe tình dục không chỉ được đề cập đến ở các nước khác mà còn ở Việt Nam Nhìn chung, tác giả của những nghiên cứu trên đều đưa ra những thống kê cụ thể về tỉ lệ người mắc bệnh cũng như nguyên nhân, sự hiểu biết của nhiều người liên quan đến sức khỏe tình dục, hầu hết phương pháp họ sử dụng là phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Ta có thể thấy ở mục [2], [4] tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng cách sử dụng bảng hỏi hoặc thông qua các dữ liệu thống kê từ khắp các bệnh viện trên toàn thế giới cung cấp và được tổng hợp lại để đưa ra số liệu cụ thể hay ước tính theo từng loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, theo lứa tuổi mắc phải Ở mục [3], [5] tác giả đã đưa ra phương pháp điều tra bảng hỏi kết hợp với phương pháp quan sát bằng cách di chuyển tới một địa điểm nhất định để nghiên cứu đối tượng sự hiểu biết về sức khỏe tình dục của hơn 465 thanh niên dân tộc bao gồm kiến thức về các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, nguyên nhân dẫn đến bệnh lây truyền qua đường tình dục và độ tuổi trung bình quan hệ tình dục lần đầu tiên.
Chính từ những nghiên cứu trên đã chứng minh được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu về sức khỏe tình dục Nguyên nhân chính đến từ sự không được giáo dục từ sớm, không có tìm hiểu và ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân của mỗi cá nhân chưa được nâng cao, đặc biệt là tuổi vị thành niên mà đề tài ở đây đề cập đến cụ thể là sinh viên Mỗi nghiên cứu trên đều sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp điều tra bảng câu hỏi và phương pháp quan sát thì đến với đề tài này, nhóm chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính để làm rõ hơn về tầm hiểu biết, thái độ cũng như quan điểm của sinh viên địa bàn thành phố Hà Nội về vấn đề sức khỏe tình dục Đây là điểm mới trong nghiên cứu sức khỏe tình dục mà chúng tôi đưa ra nhằm rút được ra những thông tin chính xác hơn, cụ thể hơn về suy nghĩ của các bạn sinh viên đối với vấn đề này.
Một trong những vấn đề gây rất nhiều tranh cãi liên quan đến sức khỏe tình dục là vấn đề quan hệ trước hôn nhân Thạc sĩ Trần Hoàng Khánh Vân -Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM đã đặt câu hỏi cho các sinh viên rằng : “Hạnh phúc đến từ tình yêu, nhưng trục trặc trong tình dục cũng là vấn đề nghiêm trọng và có thể gây đổ vỡ cuộc sống gia đình Nhiều người ngoại tình cũng có phần lý do vì không được thỏa mãn trong chuyện ấy Vậy quan hệ trước hôn nhân để thử có phải tốt không?"- trích bài báo của zing.vn về vấn đề quan hệ trước hôn nhân Vấn đề này gây rất nhiều tranh luận Một số ý kiến cho rằng, hiện nay việc quan hệ tình dục trước hôn nhân là không nên, coi lần đầu là điều thiêng liêng vả lại nếu có chuyện gì thì người chịu thiệt thòi sẽ là các bạn nữ Tuy nhiên, lại có những ý kiến cho rằng, việc quan hệ trước hôn nhân có lợi khá nhiều mặt và đời sống hiện nay đã có quan niệm thoáng hơn và có sự hợp nhau trong chuyện tình dục thì đời sống hôn nhân mới viên mãn Bài báo này đã nếu những lý do không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân cả về vấn đề sức khoẻ lẫn tâm lý và những hiểm hoạ khôn lường từ việc quan hệ trước hôn nhân [6] Còn bài báo này đã nêu ra những lý do nên và cách để quan hệ trước hôn nhân một cách an toàn [7] Đã có rất nhiều những đề tài nghiên cứu về quan hệ tình dục trước hôn nhân, phải kể đến bài nói về thực trạng quan hệ trước hôn nhân trong địa bàn thành phố HCM [8] và đề tài nói về quan điểm, thái độ của học sinh sinh viên về vấn đề quan hệ trước hôn nhân [9] hay nói về nhận thức của sinh viên về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân [10].
Có thể nói, đây là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi và có nhiều mặt đáng bàn luận Ngoài ra còn có thể nói rằng đây là một đề tài, một vấn đề rất có tài năng phát triển thêm về mặt nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
- Cần có giải pháp nào để sinh viên có ý thức hơn trong việc tìm hiểu về sức khỏe tình dục?
3.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
- Thực trạng sức khỏe tình dục của sinh viên ngày nay được thể hiện như thế nào?
- Sinh viên hiện nay có thái độ như thế nào đối với vấn đề sức khỏe tình dục?
- Các phương thức nào nhằm hỗ trợ sinh viên dễ dàng tiếp cận, chia sẻ các thông tin về sức khỏe tình dục.
- Những tính tích cực khi sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng của sức khỏe tình dục?
Phương pháp nghiên cứu
Quan sát tham gia: Tham gia vào cuộc sống hàng ngày để tìm hiểu quan điểm của người trong cuộc và phiên giải ý nghĩa của hiện tượng theo góc độ của người trong cuộc Phương pháp này được trau dồi, tích lũy qua kinh nghiệm và không phải lúc nào cũng thu được thông tin từ phỏng vấn.
⟶ Tăng độ đáng tin cậy của số liệu.
⟶ Phát hiện ra được số liệu mới.
⟶ Thu thập được những số liệu không chuyển tải qua lời nói.
⟶ Nhạy bén trong cả cách tiếp cận và lý giải.
+ Thu thập được thông tin xảy ra trực tiếp.
+ Nghiên cứu một cách sống động đối tượng.
+ Có được lợi thế trong thăm dò nghiên cứu.
+ Giúp cho người thu thập chủ động linh hoạt.
+ Phù hợp với một số đối tượng nhất định.
+ Thông tin có thể chỉ mang tính khách quan.
+ Có khả năng bị giới hạn nếu không có công cụ hỗ trợ.
+ Dễ bị ảnh hưởng do các yếu tố chủ quan.
+ Khó xây dựng thang đo và tổng hợp kết quả.
+ Không có dữ liệu từ quá khứ.
Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu trong phương pháp nghiên cứu định tính được bao gồm thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân sâu với một số lượng nhỏ người tham gia phỏng vấn Người được hỏi sẽ bày tỏ quan điểm, thái độ của họ để bổ sung về một ý tưởng, chương trình hoặc tình huống cụ thể tương ứng với câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra.
⟶ Bởi vì các cuộc phỏng vấn sâu là các cuộc trò chuyện trực tiếp nên người phỏng vấn có nhiều cơ hội để tìm ra các nguyên nhân sâu xa đằng sau sự thích hay không thích, nhận thức hoặc niềm tin của người trả lời đối với một sự vật hiện tượng nhất định.
⟶ Các câu hỏi ở dạng tự do và phù hợp với từng tình huống.
+ Có thể tiếp cận và đạt được đáp án trong các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu, thậm chí trong những chủ đề khó để trao đổi.
+ Thu thập thêm được thông tin bổ sung qua câu hỏi phụ Sau đó, quay lại các câu hỏi chính để hiểu rõ hơn về thái độ của những người tham gia.
+ Thu thập được câu trả lời có tỉ lệ chính xác hơn so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác.
+ Không cần quá nhiều người tham gia nhưng vẫn có được thông tin hữu ích.
+ Mất nhiều thời gian vì phải được sao chép, sắp xếp, phân tích chi tiết.
+ Nếu người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, tổng thể quá trình sẽ bị ảnh hưởng.
+ So với các phương pháp khác thì tốn kém hơn.
+ Những người tham gia phải được chọn lọc cẩn thận để tránh thiên vị.
Mô tả dân tộc học: Đây là cả một phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và sản phẩm được viết cuối cùng của phương pháp nghiên cứu đó Là một phương pháp, quan sát dân tộc học liên quan đến việc tự bản thân mình phải nhúng sâu và gắn bó lâu dài trong một lĩnh vực nghiên cứu nhằm ghi lại một cách hệ thống hóa cuộc sống cũng như hành vi và tương tác của cộng đồng người dân ở địa điểm nghiên cứu nhất định.
Phát triển sự hiểu biết về thực hành và tương tác của người được nghiên cứu.
Các nhà dân tộc học cũng làm việc hết mình để phát hiện và xác định những gì họ tìm thấy trong bối cảnh lịch sử và địa phương, để xác định các liên kết giữa phát hiện của họ và nhiều lực lượng xã hội lớn hơn và cấu trúc của xã hội.
+ Cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh của đời sống xã hội, bao gồm cả nhận thức và giá trị, mà các phương pháp nghiên cứu khác không thể nắm bắt được.
+ Phát triển hiểu biết phong phú và có giá trị về ý nghĩa văn hóa của thực tiễn và tương tác. + Khẳng định các thành kiến tiêu cực hoặc khuôn mẫu về dân số được đề cập.
+ Đôi khi gặp khó khăn trong việc có được quyền truy cập và thiết lập niềm tin trong trang web trường mong muốn.
+ Bất tiện trong dành thời gian cần thiết để thực hiện một dân tộc học nghiêm ngặt.
+ Xu hướng tiềm năng trên một phần của nhà nghiên cứu có thể làm lệch dữ liệu và thông tin chi tiết thu được từ nó.
Dự kiến thời gian làm việc của nhóm
- Tổng thời gian làm việc : 20 ngày ( từ 18/11 - 8/12 )
+ 18/11: Họp lần 1, đề ra những công việc
Lên kế hoặch về tiến độ làm việc
Phân chia công việc và hạn nộp cho các thành viên
Chuẩn bị cho bảng câu hỏi phỏng vấn sâu
Hoàn thành bảng câu hỏi phỏng vấn sâu
Các thành viên chia sẻ khó khăn, bất cập trong lúc làm đề tài
Hoàn thành phần 1 và phần 2 ( không có phỏng vấn sâu )
Chỉnh sửa và góp ý về các phần đã làm
Hoàn thành 8 cuộc phỏng vấn sâu
Các thành viên xem, nhận xét và bắt đầu chỉnh sửa
Hoàn thành toàn bộ 8 cuộc phỏng vấn sâu
Hoàn thành phần 3 và toàn bộ đề tài
Hoàn thành chỉnh sửa video giới thiệu
+ 8/12: Nộp bài qua email giáo viêm
- Phân chia công việc cho từng cá nhân
+ Mô tả dân tộc học và bảng tính định lượng; Trần Đình Quân
+ Tên đề tài và tổng quan nghiên cứu: Nguyễn Thị Hoài Linh
+ Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Thị Mai Khanh
+ Dự kiến làm việc nhóm và kết luận sơ bộ: Nguyễn Minh Huyền
Dữ liệu dân tộc học 1 Mô tả dân tộc học
Dữ liệu định lượng
STT Câu hỏi Trả lời Ghi chú
Câu 1 Bạn là nam hay là nữ? 1 Nam
Câu 2 Bạn có phải là sinh viên đại học không?
Câu 3 Bạn bao nhiêu tuổi? _ tuổi Tuổi dương lịch
Câu 4 Bạn đã biết những căn bệnh nào lây qua đường tình dục? 1. _
Câu 5 Bạn đã từng nghe qua về các cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục hay chưa?
Câu 6 Thái độ của bạn như thế nào khi sử dụng các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục (như bao cao su)?
(Bạn có thể lựa chọn NHIỀU phương án)
1 Không muốn sử dụng bao cao su vì giảm khoái cảm
2 Ủng hộ việc sử dụng bao cao su
3 Bị bắt buộc mới sử dụng
Câu 7 Bạn cảm thấy như thế nào khi mua hay hỏi về bao cao su?
(Bạn chỉ chọn MỘT phương án duy nhất)
Câu 8 Bạn hãy cho biết những cách thức nào để phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục?
(Bạn có thể chọn NHIỀU phương án)
1 Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
2 Vệ sinh vùng nhạy cảm thường xuyên
3 Không quan hệ tình dục bừa bãi
4 Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Lý do nhóm em sử dụng bảng hỏi định lượng bởi nó tương dối có lợi cho dự án nghiên cứu nhạy cảm của nhóm em Tất cả sinh viên tham gia vào trả lời bảng hỏi sẽ không phải giao tiếp trực diện và câu trả lời mà họ đưa ra cũng được ẩn danh, nó tạo ra sự thoải mái nhất định giúp sinh viên có thể chia sẻ nhiều hơn và thoải mái hơn trong việc thể hiện những hiểu biết cũng như kinh nghiệm của bản thân mà không sợ bị tiết lộ ra ngoài hay bị mọi người đánh giá Mặt khác, phạm vi nghiên cứu của nhóm khá rộng là trên địa bàn Hà Nội nên việc khảo sát sử dụng bảng hỏi khá phù hợp để nhóm có thể thu thập và xử lý thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả Ngoài ra, nghiên cứu định lượng còn giúp nhóm có các số liệu từ thị trường và trên cơ sở số liệu đấy, nhóm có thể đánh giá được nhận thức của sinh viên trước đây và sau này có sự biến đổi như thế nào, tốt lên hay xấu đi, có phổ biến cho toàn sinh viên hay chỉ là một nhóm nhỏ sinh viên Như vậy, bảng hỏi định lượng là phần không thể thiếu trong việc nghiên cứu đề tài nhạy cảm như tình dục, HIV,… của nhóm em
3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng
3.2.1 Kiến thức của sinh viên về sức khỏe tình dục
Hầu hết sinh viên đều có nhận diện được các bệnh lây qua đường tình dục Kết quả cho thấy nữ hiểu biết nhiều hơn nam về các bệnh STIs Trung bình nữ sinh viên liệt kê được 5/7 được bệnh STIs và 4/7 ở nam sinh viên Tỷ lệ sinh viên nghe về giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà, HIV/AIDS là 100%, viêm âm đạo là 17% (3,17% ở nam và 40,54%), Herpes sinh dục là 8% (7,94% ở nam và 8,11% ở nữ), viêm cổ tử cung là 35% (15,87% nam, 67,57% nữ).
Bảng 1: Tỷ lệ sinh viên có hiểu biết về các bệnh STIs
Tổng số sinh viên (100 người)
Số nam biết % nam biết Số nữ biết % nữ biết
3.2.2 Thái độ của sinh viên về việc quan hệ tình dục an toàn
Có 72% sinh viên (63,49% nam, 86,47% nữ) ủng hộ việc sử dụng các biện pháp phòng tránh trong quan hệ tình dục như bao cao su Tuy nhiên, 88,89% nam và 29,73% nữ cho rằng
“Không muốn sừ dụng bao cao su trong quan hệ tình dục vì làm giảm khoái cảm” Tỷ lệ nam cho rằng “Khi bị bắt buộc mới sử dụng bao cao su” cao hơn ở nữ (53,97% so với 27,03%)
Dường như sinh viên vẫn còn rất ngại ngùng khi nhắc đến bao cao su, chỉ có 30,16% nam và
40,54% nữ tự tin mua hay hỏi về các vấn đề liên quan đến bao cao su
Bảng 2: Thái độ của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn
Tổng số sinh viên (100 người)
Số sinh viên đồng ý % sinh viên đồng ý Số nam đồng ý % nam đồng ý Số nữ đồng ý % nữ đồng ý
Không muốn sử dụng bao cao su vì làm giảm khoái cảm 67 67 56 88,89 11 29,73 Ủng hộ việc sử dụng các biện pháp phòng tránh 72 72 40 63,49 32 86,47
Bạn tình bắt buộc thì mới sử dụng bao cao su
Tự tin khi mua hay hỏi về bao cao su 34 34 19 30,16 15 40,54
3.2.3 Sinh viên biết cách phòng tránh các bệnh STIs
Kết quả từ bảng hỏi cho thấy 100% sinh viên biết sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để bảo vệ bản thân Có 95,24% nam và 100% nữ “Không dùng chung đồ cá nhân với người khác”, 46,03% nam và 83,78% nữ “Thường xuyên vệ sinh vùng nhạy cảm”, 74,6% nam và 89,19% nữ “Không quan hệ tình dục bừa bãi”.
Bảng 3: Tỷ lệ sinh viên biết cách phòng tránh các bệnh STIs
(100 người) Nam (63 người) Nữ (37 người)
Số nam biết % nam biết Số nữ biết % nữ biết
Không dùng chung đồ cá nhân với người khác
Vệ sinh vùng nhạy cảm thường xuyên
Không quan hệ tình dục bừa bãi
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục