1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi môn pháp luật kinh tế

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Giải thích: Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 : “Cổ đông phổ thông có quyền ự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường thợp quy định tại kho

Trang 1

Họ và tên: Hoàng Th ị Thảo Mã Sinh viên: 1873403010269

Khóa/L pớ (tín chỉ): CQ56/21.05 (Niên ch ): CQ56/21.06 ế

STT: 32 LT1 ID phòng thi: 5810582406

Ngày thi: 28/09/2021 Ca thi: 13h30

Hình th c thi: Bài t p l n ứ ậ ớ

Mã đề thi: BTL – 08KT Thời gian làm bài: 1 ngày

BÀI LÀM Câu 1:

Việc bà Hà chuyển nhượng cổ phần của mình cho bà Lan là phù hợp với quy định của pháp luật

Giải thích:

Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 : “Cổ đông phổ

thông có quyền ự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường t

hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác

của pháp luật có liên quan”, theo đó:

- Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong thời hạn 03 năm

kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác

và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”

- Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ phần được tự do

chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều

lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Trường hợp Điều lệ công ty

có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng”

Trang 2

Đồng thời căn cứ vào điểm b khoản 4 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy

định: “Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông đã được cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là

cổ đông sáng lập”

Như vậy, việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần chỉ áp dụng với cổ đông sáng lập trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Trong tình huống trên, bà Hà chỉ là cổ đông phổ thông của công ty, hơn nữa 200.000 cổ phần phổ thông mà bà Hà muốn chuyển nhượng là số cổ phần mà bà Hà được ông Phát (cổ đông sáng lập của công ty) chuyển nhượng lại nên bà Hà không thuộc đối tượng bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần mà có quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần của mình cho người khác Vì vậy việc bà Hà chuyển nhượng cổ phần của mình cho bà Lan là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật

Câu 2:

Theo em, quan điểm của ông Phát cho rằng mình có 2.050.000 phiếu bểu quyết

là sai

Giải thích:

Thứ nhất, căn cứ vào Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, Điểm b

Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:

- Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020: “Các cổ đông phải thanh toán đủ

số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng

nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.”

- Điểm b Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trường hợp sau thời

hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số

cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa

thanh toán cho người khác”

Trang 3

Trong tình huống trên, Công ty Cổ phần Hoa Mai được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 15/02/2021 và ông Phát là cổ đông sáng lập đăng

ký 2 triệu cổ phần phổ thông và 5 000 cổ phần ưu đãi biểu quyết thì theo quy định của pháp luật ông Phát phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua ở trên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có nghĩa là đến ngày 16/05/2021) Tuy nhiên đến ngày 20/05/2021 (đã sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), ông Phát mới chỉ thanh toán 1 triệu cổ phần phổ thông và 5 000 cổ phần ưu đãi biểu quyết Như vậy, theo quy định của pháp luật thì ông Phát chỉ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức

và các quyền khác tương ứng với 1 triệu cổ phần phổ thông và 5 000 cổ phần ưu đãi biểu quyết đã thanh toán đó

Thứ hai, căn cứ vào Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và Khoản 6 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:

- Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong thời hạn 03 năm

kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác

và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”

- Khoản 6 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Cá nhân, tổ chức nhận

cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty

từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.”

Như vậy, trong tình huống trên, tại ngày 10/01/2023 (nằm trong thời hạn 3 năm

kể từ ngày công ty Hoa Mai được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) thì ông Phát là cổ đông sáng lập của công ty đã chuyển nhượng 200.000 cổ phần phổ thông cho bà Hà và được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông, việc chuyển nhượng này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Sau đó số cổ phần này đã được

bà Hà chuyển nhượng lại cho bà Lan và những thông tin về bà Lan đã được ghi vào

sổ đăng ký cổ đông Như vậy theo quy định của pháp luật, bà Lan đã trở thành cổ đông công ty và 200.000 cổ phần phổ thông đó là của bà Lan Ông Phát chỉ còn 800.000 cổ phần phổ thông và 5 000 cổ phần ưu đãi biểu quyết

Trang 4

Thứ 3, căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 và Khoản

1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:

- Điểm a Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông phổ

thông có quyền tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.”

- Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ phần ưu đãi biểu

quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết

do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”

Như vậy, đến ngày 15/03/2024 (đã sau 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), theo quy định của pháp luật, thì đã hết thời hạn

ưu đãi biểu quyết đối với 5 000 cổ phần ưu đãi biểu quyết của ông Phát, vì thế 5 .000

cổ phần ưu đãi biểu quyết này sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông Vì vậy tổng số

cổ phần mà ông Phát có là 805.000 cổ phần phổ thông (bao gồm 800.000 cổ phần phổ thông sẵn có và 5.000 cổ phần phổ thông bị chuyển từ cổ phần ưu đãi biểu quyết

do hết thời hạn 3 năm) Mà theo quy định ở trên thì mỗi cổ phần phổ thông có 1 phiếu biểu quyết nên ông Phát chỉ có 805.000 phiếu biểu quyết

Vậy quan điểm của ông Phát đang có 2.050.000 phiếu biểu quyết là sai

Câu 3:

Theo em, hợp đồng được ký giữa công ty CP Hoa Mai và công ty TNHH 2 thành viên trở lên Hoa Sen để mua 1 lô thiết bị y tế là hợp đồng có hiệu lực pháp lý Giải thích:

Thứ nhất, căn cứ vào Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015, Khoản 2 Điều 137 Luật

Doanh nghiệp 2020 và Quy định về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng, theo đó:

Trang 5

- Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

- Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần:

“Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

- Quy định về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng: “Là người hợp pháp của

chủ thể giao kết:

a Người đại diện theo pháp luật

b Người đại diện theo ủy quyền.”

Trong tình huống trên, Điều lệ công ty Cổ phần Hoa Mai quy định có 2 người đại diện theo pháp luật gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng Ban kiểm soát Như vậy, việc ông Hùng – Trưởng Ban kiểm soát – nhân danh người đại diện theo pháp luật của công ty Hoa Mai là phù hợp với quy định của pháp luật Đồng thời, ông Hùng là người đại diện theo pháp luật của công ty nên thỏa mãn quy định về người

có thẩm quyền giao kết hợp đồng Từ đó việc ông Hùng – nhân danh người đại diện theo pháp luật của công ty ký hợp đồng mua bán thiết bị y tế với công ty TNHH Hoa Sen là phù hợp với quy định

Thứ hai, ăn cứ vào Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 c quy định:

“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với

giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,

không trái đạo đức xã hội

2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

trong trường hợp luật có quy định.”

Trong tình huống trên, với hợp đồng mua bán 1 lô thiết bị y tế giữa 2 công ty Hoa Mai và công ty Hoa Sen: các chủ thể tham gia đều có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (2 bên chủ thể là pháp nhân); giao kết hợp đồng giữa 2 bên

Trang 6

là dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện; mục đích với Công ty CP Hoa Mai là mua thiết bị

y tế về phục vụ hoạt động công ty, còn với Công ty TNHH 2 thành viên Hoa Sen là

vì mục tiêu lợi nhuận, đây là các mục đích không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; nội dung của giao dịch là mua bán thiết bị y tế cũng không vi phạm điều cấm của luật; đồng thời hình thức ký kết hợp đồng giữa 2 bên phù hợp với pháp luật Như vậy, hợp đồng mua bán giữa công ty Hoa Mai và công ty Hoa Sen thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Nên đây là hợp đồng có hiệu lực phù hợp với quy định của pháp luật

Câu 4:

Giả định, hợp đồng được ký giữa công ty Hoa Mai và công ty Hoa Sen là phù hợp với quy định của pháp luật Thì khi đó quan hệ này không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính

Giải thích:

Pháp luật tài chính là hệ thống các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của các chủ thể, nhằm thiết lập, duy trì một trật tự xã hội nhất định đối với các hoạt động tài chính

Phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính là các quan hệ xã hội phát sinh

trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập, quản lý và sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội

Trong tình huống trên, Công ty Hoa Mai ký hợp đồng mua bán với công ty TNHH

2 thành viên trở lên Hoa Sen để mua 1 lô thiết bị y tế thì quan hệ này là quan hệ hợp đồng hình thành từ sự thỏa thuận giữa 2 công ty để thỏa mãn mục đích trong hoạt động sản xuất kinh doah của mình, quan hệ này không phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập, quản lý và sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính

Câu 5:

Giả định, hợp đồng được ký giữa công ty Hoa Mai và công ty Hoa sen là phù hợp với quy định của pháp luật, công ty Hoa Sen chậm giao hàng và gây thiệt hại cho công ty Hoa Mai Các bên dự định hòa giải để giải quyết vụ tranh chấp

* Trong tình huống này, các bên không bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Giải thích:

Trang 7

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ CP về Hòa giải thương

-mại: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các

bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải

quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”

Đặc điểm của phương thức hòa giải:

- Có sự tham gia của bên thứ 3 giữa vai trò trung gian hòa giải cùng các bên để giải quyết tranh chấp

- Người hòa giải không đưa ra quyết định cuối cùng

- Kết quả giải quyết phụ thuộc vào hai yếu tố: thiện chí của các bên tranh chấp

và kỹ năng, kinh nghiệm của bên hòa giải

- Các bên tranh chấp là người đưa ra quyết định cuối cùng

Như vậy, hòa giải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên tranh chấp, các bên tự nguyện, thỏa thuận với nhau về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải Tính chất tự nguyện của hòa giải làm cho hòa giải không có tính bắt buộc Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của tranh chấp, ý chí của các bên tranh chấp, điều kiện cụ thể mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn một hoặc một số các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau Trong trường hợp này, Công ty Hoa Mai và công

ty Hoa Sen đã thỏa thuận với nhau giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải Mặt khác, 2 công ty hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác, không bắt buộc phải giải quyết bằng hòa giải

* Căn cứ vào Điều 6 và Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ CP về Hòa giải thương

-mại, theo đó:

- Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định: “Điều kiện giải quyết tranh chấp

bằng hòa giải thương mại: Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.”

- Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ -CP quy định về Thỏa thuận hòa giải:

“1 Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng

2 Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.”

Như vậy, để giải quyết tranh chấp bằng hòa giải các bên phải đáp ứng các điều kiện sau:

Trang 8

+ Công ty Hoa Mai và Công ty Hoa Sen phải có thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải Thỏa thuận này có thể được lập trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp

+ Thỏa thuận hòa giải giữa Công ty Hoa Mai và Công ty Hoa Sen phải được xác lập bằng văn bản hoặc tương tự văn bản, có thể dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng

Câu 6:

Theo em, tòa án không thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp giữa công ty Hoa Mai

và công ty Hoa Sen

Giải thích:

Căn cứ vào Điều 2 và Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010, theo đó:

- Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài:

“1 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại

3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”

- Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trong trường hợp các bên

tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.”

Trong đó:

+ Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thỏa thuận trọng tài vô

hiệu:

“1 Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này

2 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

3 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

Trang 9

4 Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này

5 Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu

6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”

+ Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định về thỏa thuận trọng tài không

thể thực hiện được:

“1 Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài

cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp

2 Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại

khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế

3 Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế

4 Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc

tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế

5 Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch

vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.” Như vậy, việc công ty Hoa Sen chậm giao hàng và gây thiệt hại cho công ty Hoa Mai dẫn đến tranh chấp thì tranh chấp này là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài Bên cạnh đó, Trưởng Ban

Trang 10

kiểm soát của công ty Hoa Mai - nhân danh người đại diện theo pháp luật của công

ty đã ký Thỏa thuận trọng tài với công ty Hoa Sen thông qua người đại diện theo pháp luật của công ty này và không nằm trong trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được trong quy định trên Vậy theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này, 2 công ty đã có thỏa thuận bằng trọng tài và thỏa thuận trọng tài không nằm trong các trường hợp bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, khi công ty Hoa Sen khởi kiện vụ tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền thì tòa án phải

từ chối thụ lý và không giải quyết vụ tranh chấp trên

Câu 7:

Em không đồng ý với ý kiến của Luật sư về việc cho rằng việc sáp nhập giữa công ty Hoa Mai và công ty Hoa Sen là không phù hợp với quy định của pháp luật Giải thích:

Căn cứ vào Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 và Khoản 1,2,3 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Sáp nhật công ty, theo đó:

- Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018: “Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập

trung kinh tế Tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.”

- Khoản 1,2,3 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020:

“1 Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

2 Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:16