MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất cứ nền kinh tế hàng hóa nào cũng tồn tại nhu cầu tự do kinhdoanh Tuy nhiên, trong các xã hội khác nhau và ở trong từng thời kỳ lịch sửcụ thể thì mức độ đảm bảo việc thực hiện nhu cầu tự do kinh doanh cũng khácnhau Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó pháp luật giữ vai trịđặc biệt quan trọng Lý luận và thực tiễn đã chứng minh hệ thống pháp luật làmột trong những nhân tố quyết định cho việc đảm bảo quyền tự do kinhdoanh Sự khác nhau về tính hồn thiện, tính hiệu quả của hệ thống pháp luậtlà một trong những nhân tố quyết định cho việc đảm bảo thực hiện quyền tựdo kinh doanh Thơng thường, ở những quốc gia có hệ thống pháp luật đồngbộ thống nhất, minh bạch, có hiệu quả là những nước có thể khơi dậy nguồnhứng khởi cho các nhà kinh doanh, thu hút được các nguồn đầu tư cho sự pháttriển kinh tế Ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do áp dụngcơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, tự do kinh doanh đã không được phápluật công nhận và trên thực tế không tồn tại khái niệm "quyền tự do kinhdoanh" Trong các văn bản pháp luật cũng như các văn kiện chính thức củaĐảng và Nhà nước ta lúc đó khó có thể tìm thấy khái niệm "quyền tự do kinhdoanh".
Trang 2do kinh doanh, trên cơ sở đó thể chế hóa kịp thời và đầy đủ những yêu cầu màquyền tự do kinh doanh đặt ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Ở phương diệnnày, pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng có vai trị quyết địnhđối với việc đảm bảo tự do kinh doanh Do đó, việc nghiên cứu để tìm ranhững luận cứ khoa học, những định hướng và giải pháp cho việc xây dựngvà hoàn thiện pháp luật kinh tế đảm bảo tự do kinh doanh ở nước ta là đòi hỏibức thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, khái niệm quyền tự do kinh doanh từ lâu đã được sửdụng khá phổ biến và rộng rãi Quyền tự do kinh doanh gắn liền với thuyết tựdo hóa kinh tế của Adam Smith Ơng cho rằng, tự do trong kinh tế là tự dochọn nghề, tự do hành nghề, tự do sở hữu và tự do cạnh tranh được pháp luậtđảm bảo.
Quyền tự do kinh doanh ở nước ta gắn liền với quá trình đổi mới cơchế quản lý kinh tế Đặt ra yêu cầu bức xúc trong việc xây dựng và hoàn thiệnpháp luật kinh tế đang được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa họcthuộc nhiều lĩnh vực Ở những phạm vi và mức độ khác nhau đã có khá nhiềucơng trình trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề quyền tự do kinh doanh
Trang 3tự do kinh doanh của PGS.TS Lê Hồng Hạnh; Hoàn thiện luật kinh tế ở ViệtNam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án PhóTiến sĩ của Nguyễn Am Hiếu; Đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tếtrong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ của NguyễnMinh Mẫn; Quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ của Bùi Ngọc Cường.
Ngoài ra, vấn đề hồn thiện pháp luật kinh tế cịn thu hút sự chú ý củanhiều đề tài khoa học thuộc dự án do các tổ chức quốc tế thực hiện như: Dự
án của UNDP mang tên Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam (Dự án
VIE/94/003), mà nội dung chính là xây dựng khung pháp luật kinh tế phù hợpvới nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Nhìn chung, các bài viết, các cơng trình nghiên cứu nói trên đã đề cậpđến nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau của quyền tự do kinh doanh.Tuy nhiên, một cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quyềntự do kinh doanh, vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tựdo kinh doanh và nhất là thực trạng của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảoquyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những kiếnnghị để xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế đảm bảo quyền tự do kinhdoanh thì cho đến nay vẫn chưa có.
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Trang 4Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận án là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền tự do kinh doanh; từ đó xácđịnh đúng đắn bản chất, nội dung, những yếu tố chi phối quyền tự do kinhdoanh.
- Nghiên cứu, lý giải vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảoquyền tự do kinh doanh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng những nội dung cơ bản của quyền tựdo kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành.
- Đề ra những định hướng và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiệnpháp luật kinh tế đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam.
4 Phạm vi nghiên cứu
Quyền tự do kinh doanh là vấn đề rất nhạy cảm có quan hệ mật thiếtvới nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật Pháp luật là phươngtiện quan trọng nhất đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh được thực hiện vàphát huy giá trị tích cực trong cuộc sống Tuy nhiên, luận án chỉ tập trungnghiên cứu trong khuôn khổ pháp luật kinh tế Pháp luật kinh tế là bộ phậncấu thành của cơ chế kinh tế Với nội dung, cơ cấu, cơ chế điều chỉnh củamình, pháp luật kinh tế có mối quan hệ mật thiết và có vai trò quan trọng,trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh Pháp luật kinh tế được đề cậptrong luận án là khái niệm tổng hợp chỉ tổng thể các quy phạm pháp luậtthuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau có quan hệ trực tiếp đến q trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý nền kinh tế.
Trang 5Tác giả của luận án cũng ý thức rằng để đảm bảo quyền tự do kinhdoanh cần phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau như cảicách bộ máy hành chính, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chứcnhà nước, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh Đó là những vấn đề phức tạp cần phải được tiếp tục nghiên cứu ở cáccơng trình khoa học pháp lý tiếp theo sau này.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bảncủa Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và pháttriển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Mà thực chất là dân chủ hóa trong đời sốngkinh tế - xã hội để phát huy mọi tiềm năng phục vụ cho sự nghiệp cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Luận án vận dụng các nguyên tắc phươngpháp luận của triết học Mác - Lênin, của lý luận nhà nước và pháp luật, đặcbiệt là lý luận về pháp luật kinh tế trong điều kiện cơ chế kinh tế mới Trongđó, luận án đặc biệt chú ý đến việc vận dụng phương pháp biện chứng,phương pháp lịch sử để phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp trong quá trìnhgiải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6 Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án có những điểm mới sau:
- Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống lýluận về quyền tự do kinh doanh.
- Luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật kinh tế đảm bảoquyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Trang 6hiện quyền tự do kinh doanh Trong đó, đáng chú ý là hình thức sở hữu phápnhân; thống nhất sự điều chỉnh pháp luật về doanh nghiệp; thống nhất sự điềuchỉnh pháp luật về hợp đồng Đó là những vấn đề mới mẻ trong khoa họcpháp lý nước ta hiện nay.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật kinh tế đảmbảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta, luận án đã đưa ra những kiến nghị cụthể góp phần vào hoạt động xây dựng pháp luật kinh tế của nước ta trong thờigian tới, nhằm đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế thị trường với nguyên tắccơ bản là tự do kinh doanh.
7 Kết cấu của luận án
Trang 7Chương 1
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT KINH TẾ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm kinh doanh và quyền tự do kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm kinh doanh
Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuấthàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm tổ chứccác hoạt động kinh tế, phản ánh quan hệ giữa người với người trong quá trìnhsản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm mục đíchthu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu.
Trang 8bao giờ cũng phục vụ cho chế độ sở hữu, là hành động tiếp theo của sở hữu.Do đó, kinh doanh đóng vai trò làm cho sở hữu từ chỗ tồn tại về mặt hình thứctrở thành tồn tại hiện thực.
Với quan niệm đó, kinh doanh được chia thành nhiều kiểu, chế độ,lĩnh vực khác nhau, như kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn,kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; kinh doanh tư bản chủ nghĩa, kinhdoanh xã hội chủ nghĩa; kinh doanh trong công nghiệp, kinh doanh trongnông nghiệp, kinh doanh trong thương nghiệp, kinh doanh trong vận tải Tuynhiên, dù phân chia như thế nào thì mục đích cuối cùng của kinh doanh là làmtăng thêm giá trị vật chất cho xã hội và đối với từng nhà kinh doanh thì đóchính là lợi nhuận.
Ở nước ta, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây đãcó quan niệm khơng đầy đủ, khơng đúng về kinh doanh Kinh doanh đượchiểu theo nghĩa rất hẹp, kinh doanh được coi là một phần của quá trình tái sảnxuất, cụ thể là chỉ gắn với hoạt động lưu thơng, trao đổi, là bn bán Thậmchí, có người còn ác cảm với kinh doanh, coi kinh doanh là con đường dẫn tớibóc lột Do vậy, chỉ có các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tậpthể) mới được phép kinh doanh, còn các thành phần kinh tế khác thì bị hạnchế và cấm đốn.
Thực ra, kinh doanh như đã trình bày ở trên ln gắn với quan hệhàng hóa - tiền tệ và quy luật giá trị Trong bất cứ phương thức sản xuất nào,còn sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị tồn tại khách quan thì cịn kinhdoanh với tính cách là phương thức hoạt động kinh tế của con người.
Trang 9đích sinh lợi" Khái niệm kinh doanh được khẳng định lại trong Luật Doanhnghiệp (1999) (khoản 2 Điều 3).
Với khái niệm trên, kinh doanh đã được hiểu một cách đầy đủ, đúngđắn bao gồm tất cả các hoạt động như: đầu tư, sản xuất, trao đổi, dịch vụ nếucác hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi Hoạt động này không nhất thiếtphải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt đến kết quả cuối cùng mà chỉ cầnmột trong các hoạt động nói trên là đủ, miễn sao hoạt động đó có mục đíchsinh lợi Với khái niệm này, kinh doanh có nội dung rất rộng và ở mức độkhái quát có thể đưa ra những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp Điều đó có nghĩa làtrong xã hội đã có những người, nhóm người, tổ chức mà nghề nghiệp chínhcủa họ là kinh doanh, sống bằng nghề kinh doanh Kinh doanh mang tínhthường xuyên, liên tục, ổn định và lâu dài.
- Kinh doanh là hành vi diễn ra trên thị trường Cụ thể, hoạt động kinhdoanh phản ánh mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau, với xã hội nóichung thơng qua các quan hệ mua bán, trao đổi, tiêu dùng Những quan hệnày tự nó phản ánh quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
- Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận
Kinh doanh đã trở thành một nghề trong xã hội (và là nghề quan trọngvì nó tạo ra của cải vật chất, tinh thần để xã hội tồn tại và phát triển), do đó nócó những địi hỏi riêng về chủ thể cũng như điều kiện để hoạt động kinh doanh
Trang 101.1.1.2 Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống cácquyền tự do của cơng dân Để có quan niệm đúng đắn về nó, trước hết cần tìmhiểu để nhận thức đầy đủ nội hàm các khái niệm quyền con người, quyềncơng dân nói chung dưới góc độ lịch sử, nguồn gốc và bản chất.
Quyền con người (nhân quyền), quyền công dân (dân quyền) luôn làmối quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ lịch sử Mỗi bước phát triển củalịch sử xã hội loài người đều gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạngxã hội nhằm giải phóng con người.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại có các quan niệm khác nhau về sự rađời, bản chất của quyền con người.
Trước khi học thuyết "pháp luật tự nhiên" ra đời, trong lịch sử nhânloại đã từng có quan niệm (tuy cịn ít và rời rạc) cho rằng con người mangthuộc tính tự nhiên, con người ra đời đương nhiên có quyền tự do Quyền tựdo của con người không do ai ban phát Quyền con người xuất hiện trước khicó Nhà nước, pháp luật Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, quan niệm này thểhiện khát vọng của con người, khi mà các quyền tự do của họ bị chà đạp, nhucầu về quyền tự do đã trở nên bức xúc Lúc đó người ta thường tìm đến tínhchất tự nhiên "tạo hóa", "bẩm sinh" các quyền tự do của con người Nhận xétvề quan niệm này, GS.TS Hoàng Văn Hảo viết: "Quan niệm này thể hiện tínhtriết học nhân bản, nhưng khó tránh khỏi tính trừu tượng phi lịch sử, khótránh khỏi tính chất ảo tưởng khi xác định nội dung các quyền con người,quyền công dân trong đời sống thực tiễn" [11, tr 13].
Trang 11Nhà nước Locke cho rằng các quyền cơ bản, tự nhiên của con người baogồm: quyền sống, quyền được tự do và quyền có tài sản Thuyết pháp luật tựnhiên ra đời có nguyên nhân lịch sử của nó Ở thời kỳ đó, xã hội phong kiếnchâu Âu đang thống trị bởi hai thứ quyền lực là "Vương quyền" - quyền lựccủa Nhà nước và "Thần quyền" - quyền lực của chúa trời Thế kỷ thứ XVII,XVIII, chế độ quân chủ đã được thiết lập ở hầu hết các nước phong kiến châuÂu và đạt đến đỉnh cao của sự tha hóa, nơ dịch Đó cũng là thời kỳ các Vuacoi Chúa, Thánh thần là đồng minh để hợp pháp hóa uy quyền của họ Sự liênminh quyền lực giữa "Vương quyền" và "Thần quyền" đã chà đạp thô bạo cácquyền con người Vì lẽ đó, thuyết "pháp luật tự nhiên" ra đời nhằm thể hiệnnhu cầu tự do của con người, khẳng định quyền con người là tự nhiên vốn có.Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời để chống lại, phủ nhận quyền lực, pháp luậtcủa Nhà nước (Vương quyền), quyền lực, luật lệ của Nhà thờ thiên chúa giáo(Thần quyền).
Xét về mặt lịch sử, thuyết pháp luật tự nhiên mang giá trị nhân bản,nhân đạo về con người Nó đưa ra những tư tưởng, nguyên tắc để bảo vệquyền cá nhân con người trước quyền lực nhà nước Những giá trị đó về sauđã được thấm nhuần, được tiếp thu trong khoa học chính trị, pháp lý ở cácnước tư sản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 coi quyền con người làquyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Tuyên ngôn về quyềncon người của Liên Hợp Quốc 1948 đã đề ra 30 điều có tính ngun tắc vềquyền con người Các Công ước của Liên Hợp Quốc khẳng định lại và cụ thểhóa thêm những nguyên tắc đó thành các quyền trong các lĩnh vực: chính trị,dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trang 12khái niệm trừu tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tínhtự nhiên bẩm sinh, mà ln gắn với trình độ phát triển và tiến bộ xã hội, chịusự chi phối của chế độ chính trị, chế độ kinh tế Khái niệm quyền tự do củacon người không thể đặt trừu tượng bên ngoài Nhà nước và pháp luật Quyềntự do của con người phản ánh mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân Vớiquan niệm đó, quyền con người được xem là giá trị được xã hội hóa, nghĩa làphải được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật thì mới trở thànhhiện thực
Một mặt, quyền con người mang tính chất tự nhiên, do đókhơng phải Nhà nước (hoặc bất cứ ai) là kẻ ban tặng cho con ngườicái quyền vốn có của họ Mặt khác, khi chưa được Nhà nước quyphạm hóa bằng pháp luật thì các quyền con người chưa được xã hộithừa nhận, cũng có nghĩa là chưa chính thức ra đời Vai trị của Nhànước chính là ở chỗ đáp ứng được nhu cầu về quyền cá nhân conngười trong xã hội, biết phát hiện nhu cầu hiện thực của việc xuấthiện các quyền con người để sớm thể chế hóa và bảo vệ bằng phápluật [11, tr 19].
Trang 13hưởng quyền công dân nhưng vẫn được hưởng các quyền con người với tưcách là một thực thể tự nhiên - xã hội.
Ở Việt nam cũng như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, quyền conngười ít được nói đến, được mặc nhiên đồng nhất với quyền công dân Trongcác văn bản pháp luật chỉ sử dụng thuật ngữ quyền cơng dân Trong q trìnhđổi mới do Đảng ta đề xướng, những tri thức hợp lý của nhân loại đã và đangđược chúng ta tiếp thu Điều 50 Hiến pháp (1992) nước ta quy định: "Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dânsự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân
và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật." Như vậy, có thể khẳng địnhrằng, việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện tốt các quyền công dân cũng chínhlà đã thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người.
Các quyền tự do của công dân rất đa dạng, liên quan đến mọi mặt củađời sống xã hội Trong hệ thống các quyền tự do đó thì quyền tự do kinhdoanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Giá trị to lớn của quyền tự do kinhdoanh thể hiện ở chỗ nó là tự do trong hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tếluôn giữ vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết định các hoạt động khác.Từ quan niệm chung về quyền tự do của con người, cho phép chúng takhẳng định: Quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý Dưới góc độ này,
quyền tự do kinh doanh được hiểu theo nghĩa chủ quan và nghĩa khách quan.
Trang 14quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh Những khả năng xửsự này là thuộc tính tự nhiên của cá nhân (hay pháp nhân) chứ không phải doNhà nước ban tặng Song những khả năng xử sự đó muốn trở thành hiện thựcthì phải được Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật và khi đó nó mới trở thành"thực quyền" Cũng chính vì vậy mà quyền tự do kinh doanh với tư cách làquyền năng chủ thể cũng có giới hạn nhất định, vì như Lênin từng chỉ rõ:"Sống trong một xã hội mà lại thoát khỏi xã hội ấy để được tự do, đó là điềukhơng thể được" [56, tr 127].
+ Theo nghĩa khách quan hoặc được xem xét dưới góc độ là một chếđịnh pháp luật: quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật vànhững đảm bảo pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cánhân hay pháp nhân thực hiện quyền chủ thể nói trên Với quan niệm đó,quyền tự do kinh doanh - một mặt bao gồm những quyền mà họ được hưởng;mặt khác, đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nướckhi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tơn trọng, bảo vệ những quyềncủa chủ thể kinh doanh Hai mặt này tồn tại thống nhất trong chế định pháp lýtự do kinh doanh Nếu chỉ thừa nhận những quyền của chủ thể mà khơng đảmbảo cho nó những điều kiện để thực hiện thì quyền tự do kinh doanh cũng chỉmang tính hình thức mà thơi.
Tóm lại, theo chúng tơi, quan niệm về quyền tự do kinh doanh phải được
nhìn nhận, xem xét một cách tồn diện trên những khía cạnh cơ bản sau đây:
Một là, quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành và đóng vai trị
quan trọng trong hệ thống các quyền tự do của con người Như vậy, quyền tựdo kinh doanh phải được xem như là một giá trị tự thân của con người màNhà nước phải thừa nhận và bảo vệ chứ không phải là sự ban phát, trao tặng.
Hai là, quyền tự do kinh doanh có trở thành hiện thực và phát huy tác
Trang 15được những đòi hỏi mà quyền tự do kinh doanh đặt ra để kịp thời thể chế hóavà bảo vệ bằng pháp luật.
Ba là, quyền tự do kinh doanh của công dân tồn tại như một nhu cầu
tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, nó phải là mục tiêu mà Nhànước hướng tới nếu như muốn thực hiện địa vị hợp pháp, tính nhân văn tiếnbộ trong q trình thực hiện quyền thống trị của mình.
1.1.2 Nội dung của quyền tự do kinh doanh
1.1.2.1 Căn cứ xác định nội dung quyền tự do kinh doanh
Xác định đúng đắn, đầy đủ những yếu tố hợp thành quyền tự do kinhdoanh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng Trước hết, nó giúp chúng tahiểu biết một cách tồn diện, có hệ thống về những yếu tố hợp thành quyền tựdo kinh doanh, vị trí vai trị của từng yếu tố và mối quan hệ giữa chúng Từđó, có căn cứ khoa học để hồn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do kinhdoanh Việc xác định này còn giúp cho các nhà kinh doanh nắm được nhữngquyền mà họ được làm, cách thức thực hiện những quyền đó như thế nào Đốivới các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, khi thực hiện chức năng quảnlý của mình, có nghĩa vụ tơn trọng và bảo đảm những quyền đó cho nhà kinhdoanh Để đảm bảo tính khách quan, việc xác định nội dung của quyền tự dokinh doanh cần phải dựa vào hai căn cứ sau:
Thứ nhất, căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế thị trường để xác định
Trang 16Trước hết tạo nguồn vốn, tài sản; tiếp theo lựa chọn ngành nghề kinh doanh;tiến hành thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh Trong quá trình hoạtđộng, các nhà kinh doanh phải thực hiện rất nhiều hành vi khác như: thiết lậpcác quan hệ kinh doanh (liên doanh, liên kết; mua bán, trao đổi, thực hiện cácdịch vụ ) Tất cả những cơng việc đó, khi đã được pháp luật thừa nhận vàđược bảo đảm, sẽ trở thành quyền của các nhà kinh doanh, tạo thành nội dungcủa quyền tự do kinh doanh.
Thứ hai, căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành để xác
định nội dung của quyền tự do kinh doanh Như đã khẳng định, quyền tự do kinhdoanh trước hết là quyền chủ thể, song nó phải được pháp luật thừa nhận vàđảm bảo thì mới trở thành thực quyền Điều này cho thấy nếu chỉ căn cứ vàoyêu cầu nội tại của hoạt động kinh doanh để xác định nội dung quyền tự do kinhdoanh thì sẽ chủ quan và sinh ra tùy tiện Trong thực tiễn, có những u cầu,những địi hỏi của hoạt động kinh doanh khi chưa được Nhà nước thể chế hóahoặc thừa nhận thì các nhà kinh doanh cũng chưa được phép tiến hành Chẳnghạn, như nhu cầu tạo vốn để kinh doanh thơng qua việc góp vốn thành lập côngty là yêu cầu nội tại của hoạt động kinh doanh Nếu Nhà nước không ban hànhLuật Công ty thì các nhà kinh doanh cũng khơng thực hiện được quyền gópvốn để thành lập cơng ty Dựa vào căn cứ này ta thấy rõ mức độ hoàn thiện củanội dung quyền tự do kinh doanh luôn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện phápluật Việc mở rộng hay hạn chế nội dung quyền tự do kinh doanh do pháp luậtquy định phù hợp với điều kiện kinh tế khách quan mà ở đó quyền tự do kinhdoanh tồn tại.
1.1.2.2 Những nội dung cụ thể của quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh được hiểu là hệ thống các quyền gắn với chủthể kinh doanh, mà chủ yếu và trước hết là:
Trang 17- Quyền tự do thành lập doanh nghiệp (trong đó bao hàm quyền tự do lựachọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, lựa chọn mơ hình doanh nghiệp);
- Quyền tự do hợp đồng;
- Quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật;
- Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp;
Các quyền tự do trên có mối quan hệ hữu cơ tạo thành thể thống nhấtcủa nội dung quyền tự do kinh doanh Quá trình phát triển của nền kinh tếchắc chắn sẽ làm phong phú thêm nội dung của quyền tự do kinh doanh.
a) Quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản
Sở hữu là hình thức xã hội của việc chiếm hữu Nó phản ánh mối quanhệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất về việc chiếm hữunhững của cải vật chất trong xã hội, mà trước hết là tư liệu sản xuất Các hìnhthức sở hữu được pháp luật ghi nhận trở thành chế độ sở hữu Chế độ sở hữulà vấn đề cơ bản nhất của một chế độ kinh tế - xã hội.
Đối với quyền tự do kinh doanh thì quyền sở hữu tư liệu sản xuất giữvị trí vai trị quan trọng nhất; nó được coi là nền tảng, là tiền đề cho việc hìnhthành và thực hiện quyền tự do kinh doanh Chỉ khi được sở hữu tư liệu sảnxuất thì người ta mới có thể dùng tài sản đó đầu tư vào hoạt động sản xuất kinhdoanh Khơng ai có thể tiến hành đầu tư để kinh doanh nếu không sở hữu mộtsố tư liệu sản xuất, hàng hóa hay giá trị nhất định Người nắm giữ sở hữu tài sảnsẽ nắm quyền quản lý, quyền phân phối thu nhập Điều này đã được thực tiễnchứng minh ở các nước tư bản chủ nghĩa, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuấtđược coi là nguyên tắc "bất khả xâm phạm" và gắn liền với nó là quyền tự dokinh doanh được coi là lẽ tự nhiên, là điều "thiêng liêng" mà Nhà nước phảibảo vệ.
Trang 18đối với tư liệu sản xuất trên phạm vi toàn xã hội Sở hữu tư nhân đối với tưliệu sản xuất không được thừa nhận, do đó khơng tồn tại khái niệm quyền tựdo kinh doanh Từ khi chúng ta tiến hành đổi mới mọi mặt trong đời sống kinhtế - xã hội thì quan niệm về quyền sở hữu đã có sự thay đổi cơ bản Nền kinhtế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khácnhau Sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất đã chính thức được thừa nhận.Quyền tự do kinh doanh - quyền cơ bản của công dân - đã chính thức trởthành hiện thực trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta.
Quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản có tác động tích cực,mạnh mẽ đến các quyền tự do khác, như: tự do thành lập doanh nghiệp, tự dohợp đồng, tự do cạnh tranh Đối với quyền tự do thành lập doanh nghiệp,đăng ký kinh doanh, quyền sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trị quyết định.Khơng ai có thể thành lập doanh nghiệp - đăng ký kinh doanh nếu khơng cótrong tay những tư liệu sản xuất, số vốn nhất định Tư liệu sản xuất, vốn đóphải thuộc quyền sở hữu của người góp vốn, người thành lập doanh nghiệp,người đăng ký kinh doanh Khi thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh,vấn đề sở hữu bao giờ cũng nổi lên hàng đầu Chẳng hạn, như việc thành lập,đăng ký kinh doanh đối với cơng ty thì vấn đề góp vốn, cơ chế góp vốn lncó ý nghĩa quyết định Theo PGS.TS Lê Hồng Hạnh, "việc góp vốn là cơ sởhình thành sở hữu doanh nghiệp Bản thân vấn đề góp vốn cũng là vấn đềthuần túy mang tính chất sở hữu" [9, tr 21].
Trang 19Đối với quyền tự do hợp đồng thì vai trị của quyền sở hữu tư liệu sảnxuất càng có vai trị quan trọng Theo lơgíc của hợp đồng thì khơng ai có thểmua bán, trao đổi hàng hóa, nếu khơng xác định được sở hữu của người bánđối với tài sản là đối tượng của hợp đồng Trong quá trình kinh doanh, cácquan hệ kinh tế được thiết lập bởi sự thúc đẩy của lợi ích Lợi ích chỉ có thểcó được khi các quan hệ đó được hình thành trên cơ sở tự do ý chí Sự tự do ýchí trong hợp đồng là biểu hiện của việc thực hiện quyền sở hữu của các chủthể trong quan hệ hợp đồng Quan hệ hợp đồng chính là sự vận động tự docủa vốn và hàng hóa (hợp đồng là hình thức của quan hệ hàng hóa - tiền tệ xétdưới góc độ kinh tế) Suy cho cùng thì bản chất của hợp đồng là sự vận độngcủa quan hệ sở hữu Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta hiệnnay đã khẳng định vai trò của quyền sở hữu tư liệu sản xuất đối với quyền tựdo hợp đồng Các quan hệ kinh tế hiện nay đã phát triển sống động, đa dạng(thông qua hợp đồng) trên các lĩnh vực của nền kinh tế trong nước cũng nhưvới nước ngoài; giữa các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau;giữa các nhà kinh doanh trong nước với các thương gia nước ngoài.
Để thực hiện được quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất thì các điềukiện sau đây cần phải được đáp ứng:
- Mở rộng các đối tượng có khả năng trở thành chủ sở hữu tư liệu sảnxuất.
- Quy định nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất; các hình thức sởhữu phải được đối xử bình đẳng.
- Tạo cơ sở cho sự phát triển tự giác các hình thức sở hữu tồn tại vớinhững đặc trưng vốn có của chúng.
- Đảm bảo việc chuyển dịch sở hữu được thuận lợi, nhanh chóng, antồn và sinh lợi.
Trang 20- Phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các hình thức sở hữukhác nhau đối với tư liệu sản xuất Chủ sở hữu phải có những biện pháp pháplý để bảo vệ quyền sở hữu của mình.
b) Quyền tự do thành lập doanh nghiệp
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là nội dung cơ bản, quan trọngtrong hệ thống các quyền tự do kinh doanh Vị trí, vai trị quan trọng đó đượcthể hiện ở chỗ cơng dân muốn trở thành nhà kinh doanh hợp pháp (có tư cáchpháp lý hợp pháp) thì họ phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhànước có thẩm quyền Khi đã tiến hành đăng ký kinh doanh (được cơng nhậntư cách pháp lý) thì lúc đó họ mới có tư cách của nhà kinh doanh và mới đượcphép tiến hành các hoạt động kinh doanh như: sản xuất, trao đổi, mua bán.thực hiện các dịch vụ Như vậy, quyền tự do thành lập và đăng ký kinhdoanh là cơ sở để cá nhân, pháp nhân được Nhà nước công nhận là chủ thể kinhdoanh hợp pháp, là tiền đề để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh khác TSDương Đăng Huệ cho rằng, thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh chưa cónội dung kinh tế, nhưng nó là tất yếu, là cần thiết, là tiền đề để hình thành cácquan hệ kinh tế thuần túy - quan hệ sản xuất kinh doanh đích thực [21, tr 3].
Trang 21Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế Khi cá nhân, pháp nhân đã nộp đủ hồsơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy đăng ký kinhdoanh cho họ Việc cấp giấy đăng ký kinh doanh là góp phần tích cực vàohoạt động quản lý nhà nước, đồng thời cũng chính là bảo vệ lợi ích cho bảnthân nhà kinh doanh.
Theo TS Dương Đăng Huệ thì "trong xã hội văn minh con ngườiđược tự do kinh doanh, nhưng điều đó khơng có nghĩa là họ khơng phải làmbất cứ một thủ tục pháp lý nào trước khi trở thành nhà kinh doanh Ở cácnước phát triển, thủ tục này đơn giản, gọn nhẹ được thực hiện thông qua hìnhthức đăng ký kinh doanh" [21, tr 2].
Trang 22chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình Các nhàđầu tư có thể thành lập và đăng ký kinh doanh theo mơ hình cơng ty cổ phần,cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân
Một quyền tự do không kém phần quan trọng của các nhà đầu tư là lựachọn địa điểm kinh doanh Địa điểm kinh doanh là nơi mà họ tiến hành cáchoạt động kinh doanh, nó khơng chỉ phản ánh tính khơng gian của hoạt độngkinh doanh mà tự nó cịn có ý nghĩa pháp lý quan trọng.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh, hình thức tổ chức trong kinh doanh,địa điểm kinh doanh là những quyết định đầu tiên của nhà kinh doanh Thừanhận quyền tự do này chính là tơn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu vàtạo ra khả năng thuận lợi ban đầu cho sự nghiệp kinh doanh của họ; đồng thờicũng giúp họ trả lời ba câu hỏi cơ bản mà nền kinh tế thị trường đặt ra Đó là"sản xuất cái gì?", "sản xuất như thế nào?" và "sản xuất cho ai?" Lựa chọnngành nghề kinh doanh và địa điểm kinh doanh chính là việc nhà kinh doanhtrả lời câu hỏi "sản xuất cái gì" và "sản xuất cho ai" Lựa chọn hình thức kinhdoanh, nhà kinh doanh sẽ giải đáp được câu hỏi "sản xuất như thế nào, bằngcách gì".
Tơn trọng quyền tự do kinh doanh xét cho cùng chính là tơn trọngnhững quy luật trong nền kinh tế thị trường.
Để đảm bảo quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh, quyền tựdo lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh thì các điều kiệnsau đây cần được đáp ứng:
- Phải mở rộng đối tượng được phép kinh doanh.
Trang 23- Nhà nước phải quy định một cách minh bạch những ngành nghề kinhdoanh nào bị cấm; những ngành nghề kinh doanh nào địi hỏi phải có điềukiện, điều kiện đó là gì?
Ở nước ta hiện nay, kể từ khi Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp(có hiệu lực từ 1-1-2000) thì về cơ bản những điều kiện trên đã được đáp ứng.
c) Quyền tự do hợp đồng
"Bn có bạn, bán có phường" là yêu cầu khách quan đối với các nhàkinh doanh Để tồn tại và phát triển; các nhà kinh doanh phải thiết lập cácquan hệ kinh tế với nhau để trao đổi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Các quanhệ kinh tế đó rất đa dạng và phong phú, nó xuất hiện ở tất cả các khâu của qtrình kinh doanh Việc thiết lập các quan hệ kinh tế được thực hiện thông quahợp đồng Hợp đồng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các nhà kinh doanh.Đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng, cùng cólợi Với ý nghĩa đó, tự do hợp đồng là một trong những nội dung quan trọngcủa quyền tự do kinh doanh Nó biểu hiện cụ thể, sinh động giá trị hiện thực củaquyền sở hữu, quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh, tự do cạnh tranh
Các quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tự do thành lập và đăng ký kinhdoanh sẽ mất ý nghĩa nếu như khơng có tự do hợp đồng Hợp đồng biểu hiệnnhững hành vi kinh doanh cụ thể Mọi hành vi kinh doanh như: góp vốn thànhlập doanh nghiệp, sử dụng lao động, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng,liên doanh liên kết, vay vốn, trao đổi hàng hóa, thực hiện các dịch vụ đềuthơng qua hợp đồng Chính vì vậy, "hợp đồng có mặt trong bất cứ lĩnh vựcnào nếu ở đó có sự chuyển dịch lợi ích" [9, tr 25] Do đó, đảm bảo quyền tựdo hợp đồng chính là điều kiện để thực hiện tốt các quyền tự do khác trong hệthống các quyền tự do kinh doanh.
Tóm lại, tự do hợp đồng là quyền của các chủ thể kinh doanh, được
Trang 24- Một là, ký kết hợp đồng là quyền của các nhà kinh doanh, không ai
có quyền áp đặt, can thiệp vào quyền này.
- Hai là, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn đối tác để
thiết lập các quan hệ kinh doanh.
- Ba là, các chủ thể kinh doanh có quyền thỏa thuận để áp dụng các
biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.
- Bốn là, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do thỏa thuận thay đổi
một số nội dung trong quá trình thực hiện hợp đồng
d) Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Nócó vai trị quan trọng khơng những với tư cách là động lực của sự phát triển,mà còn với tư cách là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ kinhdoanh Trong cơ chế thị trường, nếu lợi nhuận thúc đẩy các nhà kinh doanhthì cạnh tranh bắt buộc họ phải điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, sửdụng các nguồn lực (vốn, lao động, kỹ thuật ) có hiệu quả nhất nhằm duy trìsự tồn tại và phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình Trong nền kinh tế thịtrường, người tiêu dùng và các nhà kinh doanh có quan hệ tác động qua lạilẫn nhau, trong đó người tiêu dùng được coi là "thượng đế" và vì vậy, luôn làđối tượng hướng tới của tất cả các nhà kinh doanh Cạnh tranh có vai trị quantrọng khơng chỉ đối với bản thân từng nhà kinh doanh mà cịn có ý nghĩa đốivới cả nền kinh tế nói chung TS Nguyễn Như Phát cho rằng, cạnh tranhmang lại những lợi ích sau [45, tr 21]:
- Thứ nhất, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng.- Thứ hai, người tiêu dùng nhận được cái họ muốn với giá rẻ.- Thứ ba, khuyến khích áp dụng cơng nghệ mới.
Trang 25- Thứ năm, tạo sự đổi mới nói chung, thường xun và liên tục vì vậy
mang lại tăng trưởng kinh tế cao.
Cạnh tranh có nhiều hình thức và được phân ra ở nhiều cấp độ khác nhaunhư: cạnh tranh hồn hảo; cạnh tranh khơng hồn hảo; cạnh tranh mang tínhchất độc quyền; cạnh tranh lành mạnh; cạnh tranh không lành mạnh [46, tr 20].Ở đâu có kinh tế thị trường thì ở đó có cạnh tranh Tuy nhiên, không phải ởmọi nơi, mọi giai đoạn phát triển thì hình thức, mức độ cạnh tranh đều giốngnhau Mặt khác, quan niệm về cạnh tranh còn phụ thuộc vào đặc điểm truyềnthống kinh doanh và pháp luật của mỗi quốc gia Có nhiều định nghĩa khácnhau về cạnh tranh, song nhìn chung cạnh tranh được định nghĩa như sau:"Đó là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trườngnhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại kháchhàng về phía mình" [67, tr 11].
Định nghĩa trên cho thấy cạnh tranh là thuộc tính tự nhiên của các nhàkinh doanh Vì vậy, nó phải được pháp luật bảo hộ với tư cách là quyền củacác nhà kinh doanh và trở thành nội dung không thể thiếu của quyền tự dokinh doanh Cũng cần phải khẳng định rằng, quyền tự do cạnh tranh của cácnhà kinh doanh là cạnh tranh lành mạnh Đó là "hình thức cạnh tranh đẹp,trong sáng và giải thốt được khỏi các thói hư tật xấu trong cuộc sống đờithường Nó đối lập với cạnh tranh không lành mạnh" [46, tr 24] Trong mốiquan hệ với các quyền tự do kinh doanh khác, quyền tự do cạnh tranh có ýnghĩa quan trọng Nó chính là động lực thúc đẩy việc thực hiện các quyền sởhữu tư liệu sản xuất, tự do hợp đồng Ngày nay, hầu như tất cả các quốc giatrên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và đưa ra những đảm bảo pháp lý nhằmthúc đẩy tự do cạnh tranh lành mạnh Để đảm bảo quyền tự do cạnh tranhlành mạnh cho các chủ thể kinh doanh thì các yêu cầu sau đây phải được đảmbảo:
Trang 26- Nhà nước phải có cơ chế kiểm sốt giá cả.
- Phải kiểm soát được độc quyền và hạn chế tối đa sự độc quyền, dùđó là độc quyền nhà nước.
- Phải có chế tài nghiêm ngặt đối với các hành vi cạnh tranh khônglành mạnh, cạnh tranh bất hợp pháp và các mặt tiêu cực khác của cạnh tranh.
- Phải đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế.
e) Quyền tự do lựa chọn hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế ngày càngphát triển Sự sống động, đa dạng, phức tạp của các quan hệ kinh tế, sự thôithúc của lợi nhuận, của cạnh tranh làm cho các tranh chấp kinh tế càng trởnên phức tạp hơn Tranh chấp kinh tế có những đặc thù khác với những tranhchấp trong dân sự Những đặc thù đó là:
- Lĩnh vực phát sinh tranh chấp là lĩnh vực kinh doanh.- Giá trị tranh chấp thường lớn.
- Tranh chấp trong kinh doanh thơng thường mang tính phản ứng "dây chuyền".
- Mức độ ảnh hưởng của tranh chấp là rất lớn, nó tác động xấu đếnq trình kinh doanh, đến trật tự kinh tế nói chung.
Những đặc thù trên địi hỏi việc giải quyết tranh chấp phải nhằm phúcđáp tối đa yêu cầu cho các nhà kinh doanh Những yêu cầu đó là:
- Phải đảm bảo quyền tự định đoạt ở mức độ cao cho các nhà kinhdoanh trong việc giải quyết tranh chấp.
Trang 27- Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp.- Bảo vệ uy tín, bí mật cho các nhà kinh doanh.
- Đạt hiệu quả thi hành các quyết định của cơ quan tài phán, bảo vệ tốtquyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh luôn luôn tiềm ẩnphát sinh các tranh chấp, gắn liền với tranh chấp Do đó, về mặt khách quanphải bảo đảm quyền tự do lựa chọn hình thức, phương thức giải quyết tranhchấp cho các nhà kinh doanh Về mặt lý luận, phải coi đây là công việc "riêngtư" của các nhà kinh doanh, bởi lẽ việc giải quyết tranh chấp trước hết là bảovệ lợi ích của họ và do đó, họ có quyền tự định đoạt Cơ chế thị trường luôngắn liền với sự tự do thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, Nhà nước chỉ canthiệp khi họ yêu cầu Vì vậy, quyền tự do lựa chọn hình thức và phương thứcgiải quyết tranh chấp kinh tế là một bộ phận trong tổng thể quyền tự do kinhdoanh Quyền này thể hiện ở chỗ, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có quyềnquyết định đưa vụ tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền để giải quyếthay khơng cũng như lựa chọn cơ quan nào và giải quyết theo thủ tục nào.
Trang 28phải tôn trọng quyền tự định đoạt của các nhà kinh doanh cần có nhiều hìnhthức, phương thức giải quyết phù hợp, khắc phục tình trạng hình sự hóa cáctranh chấp kinh tế, dân sự.
1.1.3 Những yếu tố chi phối quyền tự do kinh doanh
Qua nghiên cứu ở mức khái quát chúng tơi nhận thấy, quyền tự dokinh doanh nói riêng và quyền tự do của con người nói chung phụ thuộc vàonhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và trước hết là:
1.1.3.1 Chế độ chính trị
"Chế độ chính trị là tổng thể những phương pháp và thủ đoạn mà cáccơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước" [49, tr 51].
Trong lịch sử, từ khi xuất hiện Nhà nước đến nay, các giai cấp thống trịđã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước.Những phương pháp và thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của Nhànước, đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của mỗi giai đoạn, trong mỗi nướccụ thể Những phương pháp và thủ đoạn này có thể được phân chia thành hailoại chính là: những phương pháp dân chủ và những phương pháp phản dânchủ
Trang 29do cá nhân của con người trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiếnkhông được thừa nhận như một giá trị.
Nhà nước tư sản với thể chế dân chủ là một tiến bộ lớn trong lịch sửso với chế độ phong kiến Chính thể dân chủ tư sản đã thúc đẩy sự phát triểncủa văn minh nhân loại Các quyền tự do của cá nhân đã chính thức được ghinhận trong Hiến pháp và pháp luật Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) khẳngđịnh: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền khơngai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyềnđược tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc" [11, tr 13]
Chủ nghĩa xã hội là kiểu chế độ chính trị dân chủ cao nhất trong lịchsử Ở đó có những tiền đề, điều kiện để giải phóng con người gắn liền với sựthay đổi quan hệ sở hữu, sự thiết lập chế độ chính trị mà bản chất là tất cả cácquyền lực thuộc về nhân dân Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã cónhững thành tựu nhất định về phương diện thực hiện quyền con người, quyềncông dân Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều quy định rộng rãi cácquyền cơng dân Một số quyền đã thể hiện tính ưu việt như quyền bầu cử,quyền tham gia quản lý nhà nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trướchết là sự hạn định của các điều kiện kinh tế - xã hội, những hạn chế của cơchế chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, quyền con người, quyền công dân ở cácnước xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và triệt để Vì vậy,trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn trước đây khơng có kháiniệm quyền tự do kinh doanh.
1.1.3.2 Cơ chế quản lý kinh tế
Trang 30- Cơ chế kinh tế là phương thức vận động của nền kinh tế, nó mangtính khách quan.
- Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức tác động của Nhà nước do đónó mang tính chủ quan.
- Nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua cơ chế kinh tế chứkhông trực tiếp tác động vào nền kinh tế.
Quan niệm như vậy đưa đến nhận thức chung là mỗi nền kinh tế đềucó một cơ chế đặc trưng của nó Dựa vào đó, người ta phân loại các nền kinhtế thành:
- Kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường.
- Kinh tế chỉ huy, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
- Kinh tế hỗn hợp vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế giữa các nhà kinhdoanh đều thông qua quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Tháiđộ cư xử của từng nhà kinh doanh là theo sự dẫn dắt của thị trường hay "Bàntay vô hình" (Adam Smith) Vì vậy, cơ chế thị trường ln gắn liền với tự do,
và tự do kinh doanh là nguyên tắc của cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường có những ưu điểm và khuyết tật của nó; cho nênngày nay, hầu hết các quốc gia đều đề cao vai trò của Nhà nước trong nềnkinh tế Sự tác động của Nhà nước là nhằm hạn chế những khuyết tật của cơchế thị trường, nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (kinh tếhỗn hợp).
Trang 31hoạch Nhà nước trở thành "Ơng chủ" của một "doanh nghiệp" khổng lồ Thơngqua cơng cụ kế hoạch, Nhà nước trực tiếp can thiệp và quyết định tất cả cácvấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh Cơ chế này có nhữngđặc trưng cơ bản là:
- Cơ sở kinh tế được thiết lập trên nền tảng của chế độ công hữu về tưliệu sản xuất; Nhà nước thiết lập thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa với haihình thức sở hữu: toàn dân và tập thể Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuấtkhông được thừa nhận.
- Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống các chỉ tiêu kếhoạch chi tiết với chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật Nhànước can thiệp quá sâu, quá cụ thể vào các hoạt động sản xuất kinh doanh,dẫn đến các đơn vị kinh tế không có quyền tự chủ trong kinh doanh.
- Quy luật giá trị hầu như khơng được tính tới, tiền tệ là một trongnhững công cụ năng động nhất không được coi trọng
- Các giá trị như đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động khơng đượccoi là hàng hóa.
Trang 32trở thành nguyên tắc Hiến định Điều 57 Hiến pháp (1992) quy định "Cơngdân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật".
Sự trình bày khái quát trên cho thấy cơ chế quản lý kinh tế là nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh.
1.1.4 Ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh - quyền của con người trong lĩnh vực kinh tế,có ý nghĩa quan trọng, thiết thân nhất vì nó gắn bó với mỗi con người và tồnxã hội Giá trị to lớn của nó thể hiện ở chỗ chúng tạo điều kiện và đảm bảocho các thành viên trong xã hội những cơ hội mưu cầu hạnh phúc riêng, sựphồn thịnh riêng, cơ hội để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, cơ hội cho tiến thântheo những con đường khác nhau: con đường công danh, con đường kinhdoanh, con đường sáng tạo nghiệp vụ Một xã hội phát triển nhanh haychậm, tiến bộ hay lạc hậu phụ thuộc chủ yếu vào việc các quyền tự do nóichung, quyền tự do kinh doanh nói riêng có được đảm bảo khơng.
Vì vậy, việc thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanhcó ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.1.4.1 Ý nghĩa về chính trị pháp lý
Xét dưới góc độ chính trị thì tự do kinh doanh là một trong nhữngbiểu hiện của chế độ tự do, dân chủ, bình đẳng - những khái niệm được coi lànền tảng triết lý của mọi xã hội tiến bộ Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hộiđược coi là tiến bộ nhất, dân chủ nhất không thể không thừa nhận các giá trịtự do đó.
Trang 33vực kinh tế Điều đó có nghĩa là chúng ta đang thực hiện mục tiêu của chủnghĩa xã hội.
Quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng khơng chỉlà mục tiêu của xã hội văn minh, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển,tiến bộ xã hội, vì nó phát huy được nhân tố con người (mà con người là tàinguyên quan trọng nhất trong xã hội) Những sản phẩm trí tuệ, tài năng, kiếnthức, nghệ thuật kinh doanh là những tài sản thuộc về cá nhân, gắn liền vớiphẩm chất của con người, khi được giải phóng sẽ mang lại sức mạnh vơ cùngto lớn - giải phóng sức sản xuất xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt.
Quyền tự do kinh doanh bản thân nó là sự biểu hiện của quyền tự do,dân chủ Thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh cịn là biểuhiện sự tơn trọng quyền con người (nhân quyền) Chủ nghĩa xã hội coi trọngquyền con người thì càng phải tơn trọng quyền tự do đó Bản chất của nhànước ta là Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" Tơn trọng quyền tự do kinhdoanh tức là đề cao bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta Quyền tự do kinh doanhvừa là mục tiêu của nhà nước "vì dân", vừa là phương tiện của một Nhà nước"do dân".
Trang 34lập, hợp tác trong kinh doanh, biết giữ chữ tín, trung thực trong kinh doanhgóp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, góp phần ổn định chínhtrị, xã hội ở nước ta
Như vậy, việc xây dựng thành công một xã hội dân chủ, giàu mạnh,việc thực hiện những lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội về tự do, bình đẳngkhơng thể tách rời việc xây dựng một cơ chế thích hợp cho việc thực hiện cácquyền kinh tế của mỗi cá nhân Trong điều kiện nước ta chuyển từ nền kinh tếkế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì việc xác định một cơchế thích hợp cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh là điều có ý nghĩarất quan trọng Tuy nhiên, về mặt chính trị, khi thực hiện cơ chế này, chúng tacần phải lưu ý giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn nội tại giữa quyền tự dokinh doanh và vấn đề công bằng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, tình trạngkinh doanh vơ chính phủ chỉ biết chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá dẫn đếnviệc vi phạm pháp luật, hủy hoại môi trường
Trang 35Về mặt pháp lý, tự do kinh doanh là nguyên tắc quan trọng chỉ đạoviệc xây dựng và thực hiện pháp luật kinh tế Nó đặt ra những yêu cầu và nộidung cơ bản cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế củanước ta hiện nay và mai sau Trước hết, tự do kinh doanh phải được nhận thứcđúng đắn trong việc hình thành tư duy pháp lý kinh tế Tư duy đúng đắn sẽgiúp chúng ta chỉ đạo tốt tồn bộ q trình xây dựng, thực hiện pháp luật kinhtế Tư duy đúng ở đây là phải coi tự do kinh doanh là một giá trị tự thân gắnliền với mỗi con người mà pháp luật phải tôn trọng chứ không phải là sự ưuđãi hoặc ban phát từ phía Nhà nước Tự do kinh doanh là yêu cầu nội tạikhách quan của kinh tế thị trường thì nó cũng phải là u cầu nội tại kháchquan của bản thân pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Tự do kinh doanh không chỉ dừng lại ở những ý niệm chung mà phảiđược quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật Điều đó có nghĩa là nội dung củaquyền tự do kinh doanh trên các lĩnh vực phải được thể hiện đầy đủ trong cácquy định Và khi các chủ thể kinh doanh có đầy đủ các điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật thì khơng ai có quyền cản trở quyền tự do kinh doanh của họ.
Cùng với việc quy định nội dung của quyền tự do kinh doanh, phápluật còn phải đưa ra những biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do đó Haiyêu cầu đó gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng được đặt ra đối với việc xây dựng,thực hiện pháp luật kinh tế.
Công nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh cịn có ý nghĩa quantrọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Một hệ thống phápluật đúng đắn, phù hợp xây dựng trên nền tảng tự do kinh doanh là hợp vớiquy luật và sự tiến bộ xã hội Được như vậy thì người dân sẽ tự giác thực hiệnmột cách chủ động, vì họ tìm thấy những giá trị và lợi ích của mình trong đó.Đồng thời, đây cũng là cơ sở, tiêu chí để cơ quan, nhân viên Nhà nước cóthẩm quyền đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn.
Trang 36nhiều chế định pháp luật mới ra đời trên nền tảng tự do kinh doanh Cơ chếđiều chỉnh pháp luật đối với kinh tế cũng có sự chuyển biến cơ bản Nếu nhưtrước đây chúng ta chỉ thừa nhận nhà kinh doanh được làm những gì mà phápluật cho phép, thì đến nay, với quyền tự do kinh doanh, họ có quyền làm bấtcứ cái gì mà pháp luật không cấm Sự đổi mới quan trọng đó đã tạo ra mơitrường pháp lý rộng mở cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.
Như vậy tự do kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việcxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế cũng như quá trình xâydựng một Nhà nước pháp quyền ở nước ta.
1.1.4.2 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Cần phải khẳng định rằng: tự do kinh doanh cần cho sự phát triển kinhtế Điều đó đã được thực tế chứng minh Là những nước nghèo tài nguyên thiênnhiên, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo đã phát triển và trở nêngiàu có nhanh chóng chính là nhờ chính sách khuyến khích phát triển tài năngcon người Nó đưa lại sức sống vơ hạn cho cá nhân và cho cả cộng đồng Vìsao Hồng Kơng với một diện tích chỉ rộng có 1.045 km2 bằng 0,01% diện tíchTrung Quốc với số dân khoảng 6 triệu người lại có GNP bằng 18% GNP củaTrung Quốc Ơng Christophes Patten, vị Thống đốc cuối cùng của HồngKơng đã nói: "Chúng tơi đã biến mỏm đá trơ trụi này thành một trong nhữngthành phố đồ sộ nhất thế giới Sở dĩ đạt được điều đó là nhờ có một chế độ tựdo kinh doanh, nó cho phép tài năng, trí tuệ và sự khơn ngoan của ngườiTrung Quốc được phát triển theo mức tiềm năng tối đa" [14].
Trang 37chợ" làm cho nền kinh tế nghèo nàn, đơn điệu Các thành phần kinh tế khác bịđố kỵ, khơng có điều kiện phát triển Tiềm năng trong xã hội không được pháthuy mà cịn bị lãng qn, lãng phí.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới thực chất là dân chủ hóa đời sốngxã hội nói chung, đời sống kinh tế nói riêng, mà biểu hiện cụ thể và sinh độnglà tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, nền kinh tế nước ta đã cónhiều khởi sắc cả về thế và lực Ở tầm vĩ mơ có thể đưa ra những thành tựunổi bật do công cuộc đổi mới đem lại Có thể minh họa các thành tựu nàytrong các số liệu mà chúng tôi đưa ra trong phụ lục của luận án (Phụ lục 1).
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, việc thực hiện chínhsách đổi mới, mà biểu hiện trực tiếp là tôn trọng quyền tự do kinh doanh, đãmang lại những thành tựu vô cùng quan trọng, làm cho thế và lực của ViệtNam ngày càng vững chắc trên trường quốc tế Có thể nói tự do kinh doanhvừa là điều kiện vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nó là cơ sởquan trọng cho việc giải phóng và thúc đẩy mọi tiềm năng trong xã hội, tạo ranhiều việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp Thựchiện tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội, nâng caomức sống cho nhân dân, đảm bảo ổn định kinh tế, làm cho Việt Nam trở nênhấp dẫn hơn trên trường quốc tế
Nhiều học giả nước ngoài phải thừa nhận rằng Việt Nam là nướcthành công nhất trong số các nước chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung sangkinh tế thị trường.
1.2 VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT KINH TẾ TRONG VIỆC BẢO ĐẢMQUYỀN TỰ DO KINH DOANH
1.2.1 Khái niệm pháp luật kinh tế
Trang 38rõ khái niệm luật kinh tế Có như vậy chúng ta mới xác định cụ thể nội hàm,các bình diện của nó để làm căn cứ cho việc tìm hiểu vai trị của nó đối vớiquyền tự do kinh doanh Cũng trên cơ sở đó chúng ta mới tìm ra những địnhhướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế bảo đảm quyền tựdo kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Hầu như giới nghiên cứu pháp luật đều nhận xét rằng: hiện nay, khoahọc luật kinh tế vẫn chưa có quan niệm thống nhất về luật kinh tế, trong khiđó lại đi tìm cách xác định ranh giới về đối tượng điều chỉnh của nó Song từkhi xã hội có giai cấp, bao giờ Nhà nước cũng phải có pháp luật để điều chỉnhcác hoạt động kinh tế Vì vậy, trong "ngơi nhà chung pháp luật" của chúng taluôn luôn hiện diện một bộ phận pháp luật quan trọng: pháp luật kinh tế.
1.2.1.1.Quan niệm pháp luật kinh tế ở một số quốc gia có nền kinhtế thị trường phát triển
Nhìn chung, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển vẫn chưacó quan niệm thống nhất về luật kinh tế Luật kinh tế được nhìn nhận từ nhiềugóc độ như xem xét luật kinh tế thuộc luật công hay luật tư, bao gồm nhiều bộphận như luật thương mại, luật hợp đồng, luật cạnh tranh, luật phá sản, luậtgiải thể, luật giải quyết tranh chấp
Khi nghiên cứu về luật kinh tế, nhiều học giả cho rằng đó là một kháiniệm rộng rất khó định lượng chính xác về nội dung Song nhìn chung, họthường đề cập đến hai vấn đề chủ yếu Vấn đề thứ nhất là tự do hóa kinh tế,
vấn đề thứ hai là sự can thiệp của quyền lực nhà nước vào đời sống kinh tế:
Trang 39Đại diện tiêu biểu cho trường phái lý thuyết tự do hóa kinh tế là nhàkinh tế học nổi tiếng Adam Smith Là người chịu ảnh hưởng của thuyết phápluật tự nhiên, ông cho rằng tự do trong kinh tế là tự do hành nghề, tự do sở hữu,tự do cạnh tranh Adam Smith tin vào khả năng tự điều chỉnh của thị trườngnên cho rằng, Nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động kinh tế.Những tư tưởng của Adam Smith có những giá trị nhất định trong khoa họckinh tế cũng như luật học Tuy vậy, học thuyết của ơng cũng có những hạnchế nhất định, bởi lẽ, trong bất cứ xã hội nào, dù có văn minh, dân chủ đến đâuthì cũng khơng thể có tự do tuyệt đối Ơng chỉ nhìn thấy yếu tố tích cực của kinhtế thị trường mà khơng thấy được khuyết tật của nó Chính vì vậy, bản thân nềnkinh tế thị trường (hiểu theo nghĩa văn minh) phải được điều tiết từ phía Nhànước Nhà nước can thiệp vào cơ chế thị trường để khắc phục, hạn chế nhữngkhuyết tật của nó, để bảo vệ tự do kinh doanh, để thực hiện mục tiêu kinh tếcủa bản thân Nhà nước Công cụ quan trọng nhất để Nhà nước can thiệp vàocác q trình kinh tế đó là pháp luật kinh tế "Như vậy, khi thể hiện yêu cầucủa công quyền, luật kinh tế khởi sinh từ trong khu vực luật công, thể hiệnthái độ của công quyền (Nhà nước) trước những diễn biến và vận động củađời sống kinh tế" [44, tr 36].
Trang 40GS.TS F Kubler khi nghiên cứu về luật kinh tế, thương mại đã nhậnxét rằng: "Một điều cần chú ý là trước khi có các Bộ luật thương mại hoànchỉnh, giữa các thương gia đã tồn tại các tập quán thương mại, các tập quánthương mại đó tồn tại và phát triển cho tới ngày nay" [26, tr 22] Chúng tôi chorằng, cách tiếp cận và quan niệm như trên là hợp lý Ở nước ta, các tập quánthương mại, các thông lệ, các điều kiện nghiệp vụ chung dù có được coi lànguồn của luật kinh tế, thương mại hay khơng thì những vấn đề đó rất có ýnghĩa trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và vì vậy, nó góp phầnquan trọng vào việc hồn thiện pháp luật kinh tế bảo đảm quyền tự do kinhdoanh.
Trong bài giảng tại Bộ Tư pháp Việt Nam tháng 3-1997, GS.TSDepenheuer- Trường đại học tổng hợp Mahnheim - Cộng hòa liên bang Đức
đã đưa ra quan niệm về luật kinh tế như sau: Hiểu theo cách chung nhất thìluật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật mà với các quy phạm đó, Nhànước tác động vào các tác nhân tham gia đời sống kinh tế và các quy phạmliên quan đến mối tương quan giữa sự tự do của từng cá nhân và sự điềuchỉnh của Nhà nước Nếu hiểu theo cách đó thì luật kinh tế một mặt điều
chỉnh khả năng, cách thức mà Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế, bảovệ lợi ích chung; mặt khác, nó thể hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, bìnhđẳng và bảo vệ lợi ích riêng của các thành viên tham gia thị trường Với cáchhiểu như vậy, luật kinh tế là khái niệm có nội dung rất rộng "Luật kinh tế baotrùm lên cả công pháp và tư pháp" [26, tr 223]
1.2.1.2 Quan niệm về pháp luật kinh tế ở nước ta hiện nay